Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

cách trị hăm cho trẻ sơ sinh

Mách mẹ loại thuốc trị rôm sảy cho bé hiệu quả nhất

Thời tiết nắng nóng vào những ngày hè khiến tình trạng rôm sảy ở da bé ngày càng tệ. Để Kem Embe mách mẹ loại thuốc trị rôm sảy cho bé hiệu quả nhất giúp mẹ không còn lo lắng cho làn da nhạy cảm của con nhé!

Xem thêm:

bé bị rôm sảy có nên dùng phán rôm?

Hiểu tận gốc nguyên nhân để chọn loại thuốc trị rôm sảy cho bé phù hợp

Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng rôm sảy ngày càng tệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ cần biết:

  • Về phía khách quan: Thời tiết nóng bức, khó chịu là nguyên nhân trực tiếp khiến rôm sảy nổi lên. Thật vậy, vào những ngày hè oi bức, mồ hôi trẻ tiết ra nhiều, không thoát hết sẽ ứ đọng trong các ống bài tiết trên da, nếu bị bụi bịt kín sẽ làm xuất hiện các nốt viêm trên da khiến bé vô cùng khó chịu.
  • Về nguyên nhân chủ quan: Chế độ chăm sóc bé hằng ngày của mẹ chưa được khoa học, tạo điều kiện cho mồ hôi kết hợp với bụi bít kiến lỗ chân lông. Thậm chí khi trẻ đã bị rôm sảy rồi mà chế độ chăm sóc vẫn không được điều chỉnh thì tình trạng rôm sảy sẽ ngày càng nặng, đe dọa sức khỏe của con. Bởi vậy, trước khi đi tìm một loại thuốc trị rôm sảy cho bé, trước hết mẹ nên đảm bảo chế độ  tắm rửa, chăm sóc hàng ngày đang làm là hoàn toàn khoa học và thoải mái cho bé.

Mách mẹ loại thuốc trị rôm sảy cho bé hiệu quả

Thay đổi chế độ chăm sóc sao cho khoa học

Đây là phương thuốc trị rôm sảy cho bé hiệu quả nhất đấy!

Vì các bé bị rôm sảy chủ yếu là do cơ thể nóng bên trong nên mẹ cần chú ý làm mát cho con bằng cách thay đổi điều kiện sống – luôn đảm bảo con có một không gian thoáng mát, nhiệt độ vừa phải không nóng quá, không lạnh quá.

Về chế độ tắm hằng ngày: Lưu ý tắm mát cho con vào giờ nhất định với nhiệt độ thích hợp và ở nơi kín gió để tránh trẻ bị cảm lạnh đột ngột.

Khẩu phần ăn hằng ngày cũng cần được lưu ý. Hãy đặc biệt tăng cường bổ sung các loại hoa quả có nhiều vitamin C như cam, chanh… trong khẩu phần ăn hay uống nước giải khát thanh nhiệt như: rau má, nước chanh, nước chanh muối, mía lau, artisô…Đây cũng là phươn thuốc trị rôm sảy cho bé thần kỳ đấy!

Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì?

Các loại thuốc trị rôm sảy cho bé thường được dùng là:

  • Dung dịch calamine

Dung dich có tác dụng làm dịu ngứa rất nhanh.

Tuy nhiên, đi liền với hiệu quả nhanh là thuốc có những tác dụng không mong muốn, cần cẩn trọng khi sử dụng, chỉ dùng khi thật cần thiết và phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Kem bôi anhydrous lanolin

Đây là loại thuốc trị rôm sảy cho bé hiệu quả vì nó ngăn ngừa hiện tượng bít các ống tuyến mồ hôi nhờ đó các đám rôm được kiểm soát, ngừng lây lan.

  • Sử dụng sản phẩm Kem Embe

Điểm mạnh nhất của thuốc trị rôm sảy cho bé Kem Embe chính là 100% thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên, là tổng hợp của rất nhiều vị thuốc quý trong dân gian nên có hiệu quả rất nhanh, an toàn và được các bà mẹ tin dùng. Đặc biệt sản phẩm cũng không chứa corticoid và parapen nên hoàn toàn an toàn cho trẻ sơ sinh đấy!

Xem thêm: Cách trị rôm sảy cho bé an toàn, hiệu quả ngay tại nhà

DỪNG LẠI ĐI! Đừng dỗ con ăn bằng điện thoại nữa, có ngày teo não, liệt người

Chậm nói, chậm phát triển, liệt người…Những tác hại khôn lường từ việc cho bé dùng điện thoại mà nhiều mẹ vẫn “điếc không sợ súng”, vô tư cho con sử dụng

Con tôi mắc tật nháy mắt, nhíu mũi vì dụng điện thoại quá nhiều

Những ngày vừa qua, cộng đồng mạng, đặc biệt là các mẹ bỉm sữa xôn xao với chia sẻ của một bà mẹ có tài khoản Facebook là Y.K.P (Kiên Giang).

Trong câu chuyện, người mẹ này có một bé trai năm nay 4 tuổi, rất hiếu động và nghịch ngợm, thường xuyên chơi điện thoại được 2 năm nay. Mới 1 tháng gần đây, bé có biểu hiện giật cơ mặt, nháy mắt, nhíu mũi. Ban đầu, mọi người đều nghĩ bé chỉ đang đùa. Nhưng mỗi ngày, bé lại lặp lại những biểu hiện đó thường xuyên hơn.

Vì lo lắng cho con, người mẹ đã đưa bé đi khám tại chuyên khoa thần kinh BV Nhi Đồng 1. Tại đây, bác sĩ kết luận bé bị rối loạn TIC tạm thời.

Trên mạng xã hội, người mẹ này nhấn mạnh: “Bác sĩ bảo, có bé uống thuốc sẽ hết, có bé hết sẽ bị tái đi tái lại, nhưng cũng có bé sẽ vĩnh viễn bị nháy mắt và nhíu mũi như thế. Mình sinh con ra không có tật, tự dưng bây giờ thành như thế. Ai làm mẹ mà không lo”.

Chia sẻ của người mẹ có con bị rối loạn TIC gây xôn xao mạng xã hội. (Ảnh: Facebook Y.K.P)

Status của bà mẹ này nhanh chóng nhận được hơn 40.000 lượt chia sẻ kèm theo hàng nghìn bình luận. Nhiều bà mẹ khi đọc chia sẻ này đã tuyên bố “dẹp hết điện thoại, ipad”.

Dỗ con ăn bằng điện thoại chẳng khác nào đưa 1 gram ma túy

Các chuyên gia hàng đầu khẳng định, các thiết bị điện tử thông minh có thể trở thành một hoạt động có tính chất gây nghiện ở trẻ chẳng khác nào người ta nghiện ma túy và rượu.

Đặc biệt, ở Việt Nam, rất nhiều bậc cha mẹ thường xuyên cho con sử dụng điện thoại, nhất là trong bữa ăn. Chỉ bằng việc mở những clip ca nhạc trẻ em, video khám phá đồ chơi..là con đã tự động ngồi yên lặng, chăm chú xem và ăn ngoan ngoãn. Việc này đã hình thành một thói quen khó bỏ. Điện thoại, Ipad trở thành điều kiện bắt buộc để bé ăn hết bát.

ĐỪNG DỖ CON ĂN BẰNG ĐIỆN THOẠI! – Đó là lời khuyên của hàng nghìn bác sĩ sau những nghiên cứu về các tác hại khủng khiếp mà điện thoại gây ra đối với trẻ

1. Bé chậm nói, suy giảm thị giác

Các bé trong độ tuổi tập nói thường xuyên tiếp xúc với điện thoại thông minh sẽ khiến vốn từ và việc chủ động giao tiếp bằng miệng bị hạn chế. Bị hấp dẫn với những gì xuất hiện qua màn hình điện thoại nên nghiễm nhiên, lâu dần, bé sẽ ngại tiếp xúc nói chuyện với mọi người. Do đó, khả năng nói sẽ bị chậm so với những trẻ ít hoặc không tiếp xúc với điện thoại hơn. Ngoài ra, ánh sáng phát ra từ màn hình điện thoại gây ảnh hưởng không tốt tới mắt của trẻ

2. Teo nẽo, chậm phát triển

Đừng nghĩ “trẻ thông minh” khi biết tự bật điện thoại, mở youtube xem video. Thiếu đi sự tương tác với thế giới thực sẽ khiến trí tuệ trẻ bị trì trệ, não phản xạ kém với những tình huống khẩn cấp.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã xác nhận rằng bức xạ của ĐTDĐ có thể gây ra ung thư não cao gấp 4-5 lần so với những đứa trẻ khác không sử dụng

3. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Mẹ có biết, việc tiếp xúc với bức xạ điện từ ở mức độ thấp từ điện thoại đã làm giảm tính linh hoạt của tinh trùng tới 8% và khả năng sống của tinh trùng tới 9%. Trong khi đó, trẻ em có khả năng hấp thụ bức xạ cao gấp 10 lần so với người trưởng thành, và gấp 1.000 lần nếu tiếp xúc với điện thoại khi gần hết năng lượng

4. Biếng ăn trầm trọng

Việc dỗ con ăn bằng điện thoại sẽ khiến bé ăn thụ động. Đó không phải xuất phát từ việc thèm ăn tự nhiên, mà từ việc trẻ lơ đễnh khi đang xem chăm chú các thiết bị điện tử. Do vậy, lâu dần, trẻ sẽ mất cảm giác ăn ngon, ảnh hưởng tới vị giác, tình trạng biếng ăn sẽ càng ngày càng trầm trọng hơn

Các mẹ cần phải dạy để con biết đến sự quan trọng của bữa ăn. Không nên dỗ, thí con ăn bằng những điện thoại hay ti vi, đồ chơi,… Một trong những biện pháp đơn giản đó là cho con ngồi ghế ăn dặm ngay từ nhỏ, khi con chưa hoàn thành bữa ăn thì chưa được rời ghế. Ba mẹ cũng cần làm gương cho con, không sử dụng điện thoại, xem ti vi hay bất cứ việc nào khác trong bữa ăn nhé!

cách trị côn trùng đốt cho bé

Cẩm nang cách trị côn trùng đốt cho bé an toàn và hiệu quả

Con bị côn trùng đốt sưng tấy, mẩn ngứa khiến con vô cùng khó chịu, quấy khóc. Mẹ hãy bỏ túi ngay cẩm nang cách trị côn trùng đốt cho bé cực an toàn và hiệu quả sau đây nhé!

Xem thêm:

cách trị côn trùng đốt cho bé

Cách trị côn trùng đốt cho bé bằng kem bôi – tránh xa thành phần Corticoid

Một trong những cách trị côn trùng đốt cho bé phổ biến và hiệu quả nhất là dùng các loại kem bôi nốt muỗi đốt. Tuy nhiên, do hạn chế về hiểu biết, đôi khi mẹ lựa chọn các loại kem có thành phần không tốt cho làn da nhạy cảm của con. Điển hình là chất Corticoid.

Vậy corticoid là gì? Corticoid là hoạt chất chống viêm rất mạnh thường có trong các sản phẩm trị viêm da, chàm da, nấm da,… không nên dùng cho bé dưới 1 tuổi. Nếu có dùng cũng cần có sự chỉ định của bác sĩ và chỉ được dùng tối đa 3-5 ngày. Nếu quá lạm dụng ngay cả đối với làn da người lớn cũng sẽ gây ra viêm da, teo da. Điều này đủ cho thấy tác động tai hại của nó đến làn da mỏng manh của trẻ. Thế nhưng có nhiều mẹ không cần tìm hiểu mà mỗi khi con bị côn trùng cắn, ngứa nên gãi sung lên là lại vô tư dùng các sản phẩm kem bôi cho người lớn, kem mỡ bôi liên tục cho con. Hành động thiếu tìm hiểu này khi chọn kem trị côn trùng đốt cho bé tưởng như đơn giản nhưng vô cùng nguy hiểm đối với sự phát triển của con.

Cách trị côn trùng đốt cho bé an toàn và hiệu quả

Nếu mẹ vẫn còn ngần ngại khi sử dụng cách trị côn trùng đốt cho bé bằng các loại kem bôi thì có thể áp dụng các phương pháp dân gian sau:

Cách 1: Dùng sữa mẹ bôi lên vùng da bị tổn thương của trẻ. Nhờ các chất chống viêm lành tính có sẵn trong sữa mẹ mà da bé sẽ không bị sưng hay sẹo thâm.

Cách 2: Sử dụng mật ong  bôi lên vùng da bị tổn thương cho bé. Vì mật ong có tinh chất kháng khuẩn, chống viêm rất có lợi cho việc chữa lành vết muối đốt của con.

Đăc biệt lưu ý: Không sử dụng nước bọt để bôi lên vùng da muỗi đốt bị tổn thương ở con. Đây là phương pháp chữa trị vô cùng thiếu khoa học vì trong nước bọt có chứa nhiều vi khuẩn nhưng lại được ông bà bố mẹ rất hay dùng, thậm chí còn truyền bảo kinh nghiệm cho nhau. Bố mẹ nên đặc biệt lưu ý để không gây ra những biến chứng không đáng có đối với vết thương của con.

Thêm nữa, dù các cách trị côn trùng đốt cho bé từ dân gian trên rất an toàn. Tuy nhiên nó chỉ có tác dụng đối với trường hợp nhẹ và côn trụng không quá độc, còn đối với các trường hợp nặng hơn, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của các con thì việc lựa chọn một loại kem trị côn trùng đốt cho bé an toàn vẫn là cần thiết. Các tiêu chí để lựa chọn:

  • Không chứa Corticoid (như đã được giải thích ở phần trước).
  • Không dùng các loại kem chống viêm của bố mẹ bôi bừa bãi cho con.
  • Nên chú ý tránh các loại kem bôi có quá nhiều hương liệu, có mùi quá hắc có thể dễ gây dị ứng cho làn da nhạy cảm của bé.

Chúc các mẹ tìm được cách trị côn trùng đốt cho bé thật hiệu quả và an toàn để mẹ luôn yên tâm khi bé chơi đùa.

bé sơ sinh bị khô da

Hướng dẫn cách chăm sóc cho bé bị nẻ môi

Thời tiết hanh khô, nhất là vào mùa đông ở miền Bắc khiến môi bé bị nẻ môi rất khó chịu, mẹ ơi hãy bỏ túi ngay 5 bí kíp chăm sóc bé sau để nẻ môi không còn là nỗi lo mẹ nhé!

Nguyên nhân chính khiến bé bị nẻ môi

Tình trạng bé bị nẻ môi có thể xuất phát từ một trong những nguyên nhân rất đơn giản được liệt kê sau đây:

+ Do trẻ bị thiếu nước.

+ Do thời tiết quá lạnh hay hanh khô khiến cả người lớn lẫn trẻ con bị khô, nứt môi. Ngoài ra hiện tượng bé bị nẻ môi còn liên quan tới việc ra gió, độ ẩm thấp – đặc biệt trong những tháng lạnh và hanh, ba mẹ lại sử dụng máy điều hòa trong phòng và các bé lớn hơn thường xuyên liếm môi.

+ Ngoài ra, bé bị nẻ môi cũng có thể do thiếu vitamin B nữa nhé.

Đối với các bé sơ sinh còn đang bú sữa mẹ, việc bé bị nẻ môi, da môi liên tục bong tróc dù đã được cung cấp đủ nước hay thời tiết không quá thiếu độ ẩm có thể do cách bú của bé không đúng cách. Mẹ hãy lưu ý cả nguyên nhân này để có thể khắc phục cho con hiệu quả nhất nhé!

Hướng dẫn cách chăm sóc cho bé bị nẻ môi

  1. Hãy chú ý cho trẻ uống đủ nước 

  • Quá là hiển nhiên rồi đúng không các mẹ nhỉ? Tuy nhiên đôi khi mẹ không cho bé uống đủ nước không phải vì không biết mà là do không để ý, quá bận nên quên mất. Thế nên mẹ có thể note việc này lại trong một tờ giấy nhớ để cho con uống nước thường xuyên nhé.
  • Tuy nhiên, cũng có một chút lưu ý khi cho bé uống nước là mẹ nhớ cẩn thận đừng để nước dính vào môi, nếu bé đang bị nẻ môi sẵn thì việc nước bay hơi trên môi sẽ khiến cho tình trạng tệ hơn đấy!
  • Những ngày thời tiết hanh khô, đặc biệt khi sử dụng điều hòa, bố mẹ hãy sẵm một máy tạo hơi ẩm để trong phòng của bé để giữ ẩm từ bên ngoài nữa nhé!
  1. Hãy cho bé ăn đủ chất cần thiết

  •  Vì nguyên nhân bé bị nẻ môi có thể do thiếu vitamin B nên cũng chú ý bổ sung vitamin B vào khẩu phần ăn của con bằng các loại thực phẩm giàu vitamin B như: rau xanh lá, sữa, gan, trứng, cá, đậu nành, bắp cải, đậu phộng… nhé. Nếu trẻ sơ sinh đang bú mẹ thì mẹ hãy bổ sung những thực phẩm này cho chính mình nhé!
  • Ngoài ra, nhìn chung bữa ăn của con mẹ nên cân đối ăn đầy đủ các nhóm chất để con phát triển khỏe mạnh nhất nhé!
  1. Vệ sinh hằng ngày thật khoa học cho bé bị nẻ môi

    bé bị nẻ môi
    Mùa nóng là mùa rôm sảy được dịp hoành hành

Chú ý nước tắm cho bé phải là nước ấm vừa phải vì nước quá nóng cũng là nguyên nhân làm bé bị khô môi. Thời gian tắm cũng nên hợp lý, không quá nhiều, tối đa chỉ 20 phút cho một lần tắm và tắm một lần một ngày là hợp lý.

Khi tắm cho bé bị nẻ môi, mẹ cũng không nên lạm dụng xà phòng, vì hoạt chất tẩy rửa của chúng sẽ tẩy mất chất nhờn trên da của bé nhanh hơn và càng làm cho da thêm khô. Mẹ cũng có thể pha vài hạt muối vào nước ấm với độ muối thật loãng để  giúp da sạch sẽ và ngăn ngừa cho da của bé không bị nhiễm khuẩn.

Bên cạnh việc vệ sinh cơ thể hàng ngày, khi trẻ sơ sinh bị khô môi, các mẹ có thể sử dụng thêm những loại thuốc bôi chống khô da nhưng nên chú ý chọn những loại thuốc không chứa chất bảo quản hay chất tạo màu, chất tạo mùi để tránh tình trạng dị ứng cho da trẻ nhé!