Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

3 sai lầm phổ biến khi chữa côn trùng đốt cho con khiến vết thương ngày càng tệ

Bị các loại côn trùng thông thường như muỗi, kiến,… đến những loài độc hơn: ong, vò vẽ, … là vấn đề thường xuyên xảy ra đối với các em bé ở nước ta. Tuy nhiên phổ biến không có nghĩa là không nguy hiểm, mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức về chữa côn trùng đốt để có biện pháp sơ cứu cho con kịp thời.

Xem thêm: 

1. Sơ cứu kịp thời khi phát hiện vết đốt trên cơ thể cho bé

chua con trung dot cho con
Sơ cứu các vết cắn cho bé

Ngay lập tức khi nhận thấy con bị các vết đốt do côn trùng, dù ở mức độ nhẹ hay rất nghiêm trọng thì việc mẹ cần làm đầu tiên vẫn là sơ cứu ngay cho con. Đừng bao giờ cho rằng: “Ôi dào, chuyện ngày thường ở huyện, có gì đâu mà phải sơ cứu, vẽ chuyện!”. Bởi có những vết thương nhỏ nhưng do không sơ cứu kịp thời mà dẫn đến nhiễm trùng, biến chứng, nhất là đối với làn da nhạy cảm của các bé thì việc sơ cứu lại càng quan trọng.

Vậy sơ cứu cho bé bị côn trùng đốt như thế nào mới đúng?

Đầu tiên, mẹ hãy nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra (nếu có) và làm sạch vùng da bằng xà phòng hay chất sát trùng.

Sau đó nhớ lập tức chườm đá cho bé để giảm cảm giác ngứa, đau và sưng đỏ. Tránh để bé bị côn trùng đốt sưng to gãi làm độc tố phát tán rộng hơn. Thậm chí nếu gãi quá mạnh khiến da trầy xước sẽ làm vết bị nhiễm trùng.

2. Chữa côn trùng đốt cho bé – Phân biệt được vết cắn và vết đốt

Sau khi đã sơ cứu xong, mẹ hãy bình tĩnh phân tích nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của vết thương để lựa chọn phương pháp chữa côn trùng đốt cho bé phù hợp nhất nhé.

Nhiều mẹ cho rằng, vết đốt và vết cắn của côn trùng là giống nhau. Tuy nhiên thực tế có nhiều khác biệt lớn giữa 2 loại vết thương naỳ mẹ cần lưu ý. Cụ thể như sau:

– Vết đốt:

Nguyên nhân: Do các loài có nọc độc như kiến lửa, ong bắp cày, ong vàng,… tấn công bằng cách chích và truyền nọc độc vào cơ thể người thông qua ngòi.

Biểu hiện: Vết côn trùng đốt sưng to, tấy lên, gây cảm giác rát, đau dữ dội ngay sau khi bị tấn công rồi giảm dần vài giờ sau đó. Nếu bé có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với nọc độc côn trùng thì sẽ chóng mặt và ngất xỉu, thậm chí bé có biểu hiện sốc phản vệ như không bắt được mạch, tụt huyết áp gây trụy tim mạch, suy hô hấp, có thể gây tử vong nếu không được sơ cứu, cấp cứu kịp thời nên trong trường hợp này mẹ không nên chọn cách chữa côn trùng đốt cho bé tại nhà mà nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất.

– Vết cắn:

Nguyên nhân: Do các loài không có nọc độc như muỗi, rận, bọ chét, chấy, ghẻ, bọ ve… gây ra. Chúng cắn và tiêm nước bọt chống đông máu vào cơ thể người, sau đó rút máu để có thể tồn tại.

Biểu hiện: Vết cắn côn trùng  sưng to và ngứa, thường sẽ hết trong khoảng 24h và không nguy hiểm như vết đốt. Tuy nhiên hãy chú ý vì một số côn trùng sẽ truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm não Nhật Bản sốt xuất huyết, sốt rét,…

3. Lựa chọn cách chữa côn trùng đốt cho bé phù hợp.

Sau khi đã xác định vết côn trùng đốt sưng to trên cơ thể con là vết đốt hay vết cắn, mẹ hãy lựa chọn phương pháp chữa côn trùng đốt cho con phù hợp nhất: Đối với vết đốt nghiêm trọng, mẹ hãy đưa con ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Còn đối với các vết cắn không quá nghiêm trọng, mẹ có thể điều trị tại nhà, sử dụng các loại kem bôi tiêu viêm, chống sưng và ngứa cho bé nhé. Hãy lựa chọn loại kem có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, không chứa các chất độc hại cho làn da mỏng manh của bé mẹ nhé!

phong-tranh-ham-da

Các loại thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả mẹ cần biết

Làn da trẻ sơ sinh vốn nhạy cảm, nhất là trong thời tiết nắng nóng rất dễ bị hăm da. Vậy bài thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh nào vừa hiệu quả, vừa phù hợp với làn da non nớt của con?

1. Thuốc dân gian từ thiên nhiên trị hăm cho trẻ sơ sinh

Sử dụng ngay các loại lá có trong vườn, nguyên liệu từ thiên nhiên nên lành tính. Lại có thể áp dụng hằng ngày là những ưu điểm vượt trội của loại thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh này.

các loại thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Cụ thể, mẹ có thể sử dụng một số loại lá cây có đặc tính mát, dịu nhẹ với da bé như: lá trà xanh, mướp đắng, lá khế, lá trầu không… Sau đó đun sôi với nước rồi đem tắm cho bé hằng ngày. Kết hợp với vệ sinh sạch sẽ cho bé là trong khoảng từ 7-10 ngày tình trạng hăm da sẽ được cải thiện rất rõ rệt đấy nhé.

Tuy nhiên, có một hạn chế không hề nhỏ khi mẹ sử dụng loại thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh này là mẹ cần tuyệt đối lưu ý lựa chọn các loại lá. Nên chọn các nguyên liệu từ thiên nhiên có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo, không bị dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón. Nếu không có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

2. Các loại kem bôi da trị hăm cho bé

2.1. Các loại kem trên thị trường hiện nay

Các loại kem bôi da trị hăm cho trẻ sơ sinh tràn lan trên thị trường như hiện nay vừa là thuận lợi. Vừa là khó khăn cho bố mẹ trong việc lựa chọn loại thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh. Thuận lời vì có nhiều lựa chọn, vì sự sẵn có của các loại thuốc. Thế nhưng nó cũng là cái hại khi vấn đề kiểm soát các loại thuốc ở nước ta chưa thực sự chặt chẽ và hiệu quả.

Nếu không sáng suốt bố mẹ dễ rơi vào tình trạng lựa chọn các loại thuốc có thành phần không rõ ràng. Như vậy có thể có chất gây tổn thương nghiêm trọng cho làn da nhạy cảm của con.

2.2. Lưu ý khi chọn kem bôi

Để tránh những rủi ro đã kể bên trên, khi sử dụng thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cần lưu ý tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm kem bôi da của người lớn để dùng cho con.
  • Nên sử dụng các loại kem trị hăm có nguồn gốc từ thiên nhiên (không hóa chất, không có chất phụ gia). Đảm bảo cho kem thẩm thấu sâu vào da bé thì bố mẹ nên bôi cho bé ngay sau những lần vệ sinh cơ thể.
  • Nước hoa hay paraben là hai chất không tốt cho làn da bé. Do đó hãy kiểm tra kỹ trên nhãn mác sản phẩm xem có 2 loại chất này không.
  • Chọn địa chỉ mua hàng uy tín, cung cấp sản phẩm chính hãng.
  • Một số lưu ý để lựa chọn cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh phù hợp.

Cách chữa trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh đơn giản, không có gì phức tạp nhưng cần thời gian và sự kiên trì đều đặn. Nên các mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn và đồng hành cùng con nhé! Chúc các mẹ tìm được loại thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh phù hợp và hiệu quả nhất!

Giải pháp trị hăm cho bé hiệu quả với 3 bài thuốc đơn giản từ thiên nhiên

Sử dụng các bài thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh từ thiên nhiên là biện pháp tuyệt vời cho mẹ vì các bài thuốc này vừa hiệu quả lại vừa đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của con.

Mách mẹ bài thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh từ thiên nhiên

Bài thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Có thể mẹ  chưa biết: Ngoài công dụng làm đẹp da và tóc như các mẹ vẫn hay dùng, dầu dừa còn là thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu nghiệm. Cùng tìm hiểu ngay xem làm thế nào dùng dầu dừa để trị hăm cho con hiệu quả nhất cùng Kem Embe ngay bây giờ nhé!

Bước 1: Chuẩn bị.

  • Khăn vải xô sạch (tốt nhất mẹ nên luộc khăn hoặc giặt khăn với nước khử trùng mua tại các nhà thuốc)
  • Dầu dừa (nhớ chọn loại oganic, có xuất xứ rõ ràng, uy tín nhé)
  • À, mẹ nhớ rửa tay thật sạch với xà phòng diệt khuẩn trước khi tiến hành trị hăm cho bé nữa.

Bước 2: Cách điều chế thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh từ dầu dừa thiên nhiên.

  • Đầu tiên, mẹ mẹ dùng khăn vải xô mềm đã chuẩn bị từ trước rửa thật sạch bộ phận bị hăm cho con.
  • Đổ 1 chút dầu dừa ra tay rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị tổn thương cho con. Massage thật nhẹ nhàng sau đó để khoảng 15-20 phút cho dầu dừa ngấm vào da con.
  • Cuối cùng rửa thật sạch lại với nước để đảm bảo da con không bị nhờn rít.
  • Chú ý khi trị hăm cho bé bằng dầu dừa: Sau khi tiến hành xong các bước trị hăm cho bé bằng dầu dừa, mẹ hày lưu ý không sử dụng bỉm tã cho con ít nhất trong 3 tiếng đảm bảo cho da con hoàn toàn thông thoáng, không nhờn rít.

Bài thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh từ trà xanh hoặc trầu không.

Bước 1: Mẹ chuẩn bị

  • 200 gram lá chè xanh hay lá trầu không
  • 1 lít nước lọc
  • Mẹ cũng nhớ rửa sạch tay trước khi tiến hành chữa hăm cho con nhé!

Bước 2: Tiến hành trị hăm cho bé bằng lá trà xanh hoặc trầu không.

  • Đầu tiên, mẹ rửa sạch lá chè xanh hoặc lá trầu không rồi để ráo
  • Sau đó đun 1 lít nước sôi rồi cho lá chè xanh hoặc lá trầu không đã rửa sạch đun cùng trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
  • Để nước nguội còn ấm thì dội rửa nước lá vào vùng hăm háng cho con. Lau khô vùng vừa rửa rồi để con không đóng bỉm trong ít nhất 3 tiếng nhé.
  • Làm hằng ngày tình trạng hăm của bé sẽ được cải thiện đáng kể chỉ sau chưa đến một tuần đấy các mẹ ạ.

Bài thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh từ lá khế

Bước 1: Chuẩn bị

Mẹ hãy chuẩn bị 1 nắm lớn lá khế (có thể mua tại các cửa hàng bán lá thuốc)

Một ít nước sôi để nguội sạch

Bước 2: Cách điều chế thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế

  • Đầu tiên mẹ rửa sạch lá khế cho hết đất cát rồi đem đi vẩy thật khô ráo
  • Sau đó cho lá khế vào cối, dùng chầy giã nát, cho thêm một chút muối hạt sạch vào giã tiếp
  • Cho khoảng 150-200ml nước sôi để nguội đã chuẩn bị để trộn đều với phần lá khế vừa giã ta được dung dịch màu xanh thẫm.
  • Mẹ dùng khăn xô sạch chấm vào dung dịch rồi thấm vào chỗ con bị hăm đỏ da.
  • Đợi dung dịch khô rồi mặc quần áo cho con mà không lau lại với nước sạch.

Phòng ngừa và trị rôm sảy cho trẻ trong mùa hè

Thời tiết nắng nóng khiến con bị rôm sảy mãi không hết làm bố mẹ vô cùng sốt ruột. Mẹ hãy đọc ngay những bí kíp phòng ngừa và trị rôm sảy cho trẻ sau đây để rôm sảy không còn là nỗi ám ảnh của mẹ.

Để phòng ngừa và trị rôm sảy cho trẻ trong mùa hè, điều cốt yếu nhất mẹ phải làm được là thay đổi chế độ chăm sóc con sao cho khoc họa nhất! Chế độ chăm sóc ở đây bao gồm cả chế độ ăn, chế độ tắm rửa, chơi đùa của con trong những ngày hè nóng bức.

Xem thêm:

Cách trị rôm sảy cho trẻ hiệu quả

1.Chế độ ăn uống khoa học – Chìa khóa vàng trong việc phòng và trị rôm sảy cho trẻ.

Để chống mệt mỏi và giải nhiệt cho cơ thể, khi bị rôm sảy các mẹ nên cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi như bơ, cam, chanh, quýt… Ngoài ra các món chè đậu xanh, đậu đỏ cho ít đường, ăn bột sắn dây chín và uống thêm nước rau má sẽ làm mát cho cơ thể của bé.

Tuyệt đối không cho bé uống đá hoặc những trái cây để ở ngắn đá quá lạnh có thể làm bé bị viêm họng. Duy trì chế độ ăn uống như trên là mẹ đã đang thực hiện các biện pháp phòng và trị rôm sảy cho trẻ rồi đấy!

2. Mẹ đã nắm chắc chế độ sinh hoạt, tắm rửa giúp phòng và trị rôm sảy cho con?

Bác sĩ Nguyễn Duy Hưng đã chia sẻ trên trang web của Bệnh viện Da liễu Trung ương, nguyên tắc trị rôm sảy cho trẻ là luôn để cho cơ thể bé mát mẻ, thoáng khí, hạn chế mồ hôi tiết ra, chống viêm da.

Cụ thể:

  • Cho trẻ ở nơi thoáng mát, thông gió. Tránh những nơi đông đúc, ngột ngạt, nơi nóng bí gió.
  • Mặc quần áo thoáng mát cho con, tránh các loại vải quá nhiều sợi tổng hợp, không thoát được mồ hôi.
  • Tắm thường xuyên cho trẻ giúp cho cơ thể mát, da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bịt kín cũng là cách trị rôm sảy mụn nhọt cho bé rất hiệu quả. Ngoài ra mẹ có thể tắm bằng thuốc tím pha loãng, sữa tắm cho trẻ, không sử dụng loại xà phòng hay sữa tắm có độ pH không phù hợp với da.
  • Sử dụng các loại kem bôi hoặc phấn rôm có tác dụng trị rôm sảy mụn nhọt cho bé.
  • Đảm bảo con uống đủ nước, có thể uống nước sắn dây, đỗ đen, quả cam, chanh… Hạn chế các loại nước có nhiều đường để giữ cơ thể con luôn mát mẻ.

3. Một số cách dân gian chữa trị rôm sảy cho trẻ

Để Kem Embe mách mẹ một số bài thuốc dân gian dùng để tắm thường xuyên sẽ phòng va trị rôm sảy cho trẻ rất hiệu quả:

  • Mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) cho vào máy sinh tố xay nhỏ, cho bã vào miếng vải buộc chặt, nấu lấy nước cho bé tắm. Làm như vậy đều đặn trong một tuần, các nốt rôm sảy ở trẻ sẽ lặn hết. Liều lượng là 2 quả mướp/lần tắm.
  • Lá chè xanh, rửa sạch, bóp nát nấu với nước, dùng tắm cho bé có tác dụng kháng khuẩn và làm mát da.
  • Lá kinh giới, cây sài đất, lá đậu ván nấu với lượng nước vừa đủ, đun lên tắm cho bé. Liều lượng là 2-3 mớ kinh giới/lần tắm.

Xem thêm: Top 20 loại lá giúp mẹ giải đáp: ” Trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm lá gì ?”

Trên đây  là một số chia sẻ về cách phòng và trị rôm sảy cho trẻ để mẹ tham khảo. Chúc các mẹ tìm được bài thuốc hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bé yêu nhé!