Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

xoakemchobe (1)

Rôm sảy là gì? nguyên nhân và cách trị hiệu quả nhất

Mùa hè nóng nực đúng là “thảm họa” khiến các bé liên tục bị rôm sảy khiến bố mẹ vô cùng sốt ruột. Muốn tìm được cách phòng và trị rôm sảy hiệu quả, trước hết bố mẹ phải hiểu thật rõ rôm sảy là gì và nguyên nhân gây ra hiện tượng da liễu này.

Xem thêm:

rôm sảy là gì?

Rôm sảy là gì và nguyên nhân

  • Hiện tượng rôm xảy ra thường xuyên, nhất là trong những ngày hè nóng bức, Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do con ra mồ hôi nhiều khiến các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn làm ứ đọng các loại bụi bẩn gây nên các bệnh lý về da liễu cho làn da nhạy cảm của con Đặc biệt tình trạng rôm sảy sẽ càng tệ nếu mẹ cho bé mặc quần áo quá bí; trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cộng với khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm dẫn đến một vài vi khuẩn thường trú ngoài da bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.
  • Vây thực sự tác động của thời tiết mùa hè đến hiện tượng rôm sảy là gì?

Thời tiết nóng bức sẽ khiến cơ thể chúng ta điều nhiệt bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi hơn nhằm thực hiện nhiệm vụ giảm thân nhiệt. Thế nhưng khi mồ hôi tiết ra quá nhiều, cộng hưởng với việc các lỗ chân lông bị tắc do bụi bẩn, do nhiễm khuẩn sẽ khiến mồ hôi bị ứ đọng trong ống tuyến bài tiết mồ hôi ở da hoặc ống tuyến bị vỡ gây rôm ở bé.

Như vậy, mẹ đã có được câu trả lời rõ ràng rằng hiện tượng rôm sảy là gì và nguyên nhân như thế nào? Vậy phương thức hiệu quả nhất phòng và trị rôm sảy như thế nào?

Cách phòng và trị hiệu quả nhất hiện tượng rôm sảy là gì?

Thay đổi chế độ chăm sóc bé khoa học

Nguyên tắc phòng và trị rôm sảy cho bé thực ra khá đơn giản, hầu như mẹ nào cũng biết: luôn để cho cơ thể bé mát mẻ, thoáng khí, hạn chế mồ hôi tiết ra, chống viêm da. Thế nhưng thực hiện thế nào thì vẫn là bài toán khó, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm lại mưa nhiều ở nước ta. Thử nghe xem Kem Embe mách mẹ cách điều trị rôm sảy là gì nhé!

– Cho trẻ ở nơi thoáng mát, thông gió. Tránh những nơi đông đúc, ngột ngạt, nơi nóng bí gió.

– Mặc quần áo thoáng mát cho con, tránh các loại vải quá nhiều sợi tổng hợp, không thoát được mồ hôi.

– Tắm thường xuyên cho trẻ giúp cho cơ thể mát, da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bịt kín cũng là câu trả lời chuẩn cho câu hỏi điều nên làm khi bé bị rôm sảy là gì. Ngoài ra mẹ có thể tắm bằng thuốc tím pha loãng, sữa tắm cho trẻ, không sử dụng loại xà phòng hay sữa tắm có độ pH không phù hợp với da.

– Đảm bảo con uống đủ nước, có thể uống nước sắn dây, đỗ đen, quả cam, chanh… Hạn chế các loại nước có nhiều đường để giữ cơ thể con luôn mát mẻ.

Xem thêm: Tại sao kem EmBé trị rôm sảy hiệu quả

Sử dụng các loại kem bôi chống rôm

Mình tin rằng không ít các ông bố bà mẹ vẫn còn rất e ngại khi sử dụng bất kỳ loại kem bôi nào cho con. Cũng bởi tính đa dạng, phức tạp của các loại kem bôi da; bố mẹ lại lo sợ trong các loại kem bôi này có thành phần không tốt cho làn da nhạy cảm của bé. Tuy nhiên đây là phương pháp hiệu quả nhất nếu bố mẹ vẫn đang lúng túng với câu hỏi cách phòng và trị hiệu quả nhất hiện tượng rôm sảy là gì. Chỉ cần bố mẹ cẩn thận trong quá trình chọn lựa, chọn cho con loại kem bôi lành tính, 100% thành phần từ thiên nhiên là được bố mẹ nhé!

5 điều mẹ cần biết con bị hăm da ở háng

Bé bị hăm da ở háng và những điều mẹ nhất định phải biết

Bệnh hăm da ở háng (hay còn gọi là hăm tã) là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh khi các bé phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng các loại tã. Mẹ cần trang bị những kiến thức sau đây để đối phó hiệu quả nhất với hiện tượng da liễu này.

5 điều mẹ cần biết con bị hăm da ở háng
5 điều mẹ cần biết con bị hăm da ở háng

1. Nguyên nhân khiến con bị hăm da ở háng?

Có 2 nhóm nguyên nhân chính khiến trẻ bị hăm da ở háng:

  • Do bản chất da bé mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị tổn thương.
  • Vùng da mông của trẻ sơ sinh thường xuyên phải tiếp xúc với phân và nước tiểu gây kích ứng do trẻ sơ sinh gần như phải mặc tã 24/24.

Ngoài ra, vẫn còn một số yếu tố khác khiến trẻ bị hăm da ở háng mãi không khỏi liên quan đến quá trình chăm sóc trẻ hằng ngày của mẹ như sau: Mẹ sử dụng loại tã gây kích ứng cho vùng da mông của bé, mẹ tắm cho bé quá nhiều hoặc sau khi tắm xong, khi trẻ bị đổ mồ hôi, da của trẻ lại không được mẹ lau khô, nhất là những phần có nếp gấp. Đây cũng là một trường hợp trẻ bị hăm da ở háng.

2. Các loại hăm da ở háng và biểu hiện

Hăm da ở háng có thể biểu hiện thành những mảng da khô, sáng bóng và một số khác lại ẩm ướt kèm theo những chấm li ti giống như mụn. Những vết này thường xuất hiện ở phần mông của bé và cũng có khi nó “len lỏi” đến 2 bên bẹn,háng và bộ phận sinh dục của bé.

Tùy theo loại hăm da ở háng mà bé đang mặc phải, biểu hiện ra bên ngoài có thể khác biệt nhau. Cụ thể:

  • Nếu bị hăm tã do nhiễm khuẩn, bé sẽ có mảng hăm màu vàng và mảng hăm chứa nước, vết loét có mủ hay bị đóng vảy như sáp ong trên mông bé.
  • Nếu bé bị hăm da ở háng do nấm, nơi mảng hăm sẽ có màu đỏ tươi, với những mụn nhỏ màu đỏ lan tỏa từ rìa vết hăm. Mẹ cũng sẽ thấy những mẩn đỏ nổi lên ở những vùng bẹn,cổ hay nếp gấp trên da bé. Da bé cũng có thể bị kích ứng do dính nước tiểu, phân… nhưng đối với dạng hăm tã này, mẹ chỉ thấy những mảng hăm xuất hiện ở vùng mặc tã.

3. Cách phòng và trị hiệu quả hiện tượng hăm da ở háng

Có thêt thấy rằng có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng hăm da ở háng của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, chỉ có một nguyên nhân có thể can thiệp được bằng ý chí chủ quan của bố mẹ, đó là thay đổi chế độ chăm sóc các bé sao cho khoa học nhất. Trong thực tế, đây cũng là cách phòng và trị hăm da ở háng hiệu quả nhất, dù cho có sử dụng loại thuốc trị hăm nào đi nữa, bố mẹ vẫn phải kết hợp với việc thay đổi chế độ chăm sóc bé mới có tác dụng.Cụ thể:

  • Thường xuyên lau rửa cho bé
    Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng hăm tã tái phát ở trẻ là luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé.Thường xuyên rửa ráy cho bé bằng nước ấm pha với một ít thuốc tím là cách làm dịu dàng đối với làn da của bé. Những loại giấy ướt để vệ sinh cho bélà chưa đủ. Ngoài ra, bạn cũng cần  lau khô vùng mông của bé.
  • Cho bé “nude” 
    Vì tã bẩn là thủ phạm chính gây ra hăm tã ở trẻ nên cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này là hạn chế mặc tã cho bébất cứ khi nào có thể, nhất là khi bé ở nhà.Bé sẽ được tận hưởng cảm giác thoáng mát và thoải mái khi không mặc tã. Thêm vào đó, để tránh bé tè dầm, bạn có thể đặt một tấm khăn mềm trên một tấm thảm/nệm cao su vừa vặn rồi lót cho bé trong lúc bé vui chơi mà không đeo tã.

Đối với các trường hợp hăm da ở háng nặng, bố mẹ vẫn nên kết hợp với việc sử dụng một loại kem trị hăm tin dùng, có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên bố mẹ nhé!

Cẩm nang các bài thuốc từ thiên nhiên cho trẻ sơ sinh bị khô da đầu

Trẻ sơ sinh bị khô da đầu, ngứa đầu, gãi liên tục và khó chịu khiến mẹ không biết phải làm sao. Tham khảo ngay cẩm nang các bài thuốc gội đầu từ thiên nhiên sau để thay dầu gội đầu hóa học cho bé mẹ nhé!

trẻ sơ sinh bị khô da đầu

Cách dùng bồ kết cho trẻ sơ sinh bị khô da đầu

Thành phần chính trong quả bồ kết là saponin, là một hỗn hợp có chứa chất màu vàng tạo bọt có công dụng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, tẩy sạch. Ngoài ra, bồ kết còn chứa hợp chất flavonozit, trong đó có saponaretin là một trong những hỗn hợp giảm rụng tóc và ngăn ngừa gàu, trị bệnh viêm da tiết bã rất hiệu quả cho tóc. Chính vì vậy, để phòng tránh hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô da đầu, mẹ hoàn toàn có thể áp dụng bồ kết để gội đầu cho con thay vì các loại dầu gội hóa học khiến làn da nhạy cảm của con bị dị ứng.

Cách dùng nước cốt chanh + muối cho trẻ sơ sinh bị khô da đầu

Chanh có tác dụng kháng khuẩn và chữa viêm rất tốt nên khi trẻ sơ sinh bị khô da đầu, bị ngứa da đầu bạn có thể dùng chanh pha với muối để gội cho bé. Lưu ý mẹ phải pha loãng thật loãng để bé không bị xót da.

Cách dùng hương nhu cho trẻ sơ sinh bị khô da đầu

Lá hương nhu có tính ấm, vị cay nên rất tốt để dùng trong điều trị các bệnh như sốt nóng, cảm nắng hay sợ rét. Llá hương nhu có công dụng rất tốt trong việc điều trị chứng rụng tóc và ngứa da đầu nên rất hay được ứng dụng để điều trị hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô da đầu.

Cách làm:

Bạn chỉ cần đun sôi nước rồi thả lá hương nhu vào đun khoảng 5 phút, để nguội và dùng làm nước gội đầu. Công thức này giúp chăm sóc tóc rụng hiệu quả ở người lớn và trị được chứng ngứa da đầu ở trẻ sơ sinh.

Cách dùng hoa cúc dại cho trẻ sơ sinh bị khô da đầu

Hoa cúc dại có vị đắng, tính mát đi vào kinh can, phế, vị có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, an thần, phòng ngừa cách bệnh mỡ máu, tim mạch, huyết áp… rất tốt. Vị thuốc này thường được ứng dụng để trị bệnh nấm da đầu rất hiệu quả với các công dụng như giúp làm dịu da đầu, giảm tình trạng dị ứng, cắt cơn ngứa, làm sạch da đầu, trị gầu, trị lành các vết thương do viêm loét, trầy xước và làm mềm da đầu.

Cách làm: Mẹ chỉ cần sử dụng hoa cúc dại đã sấy khô, đun sôi lấy nước gội đầu cho con thay thế cho các loại dầu gội đầu là được đấy. Kiên trì áp dụng trong thời gian dài sẽ thấy tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da đầu được cải thiện rõ rệt đấy.

Cách dùng dấm táo cho trẻ sơ sinh bị khô da đầu

Dấm táo có chứa thành phần chính là acid acetic, sẽ giúp loại bỏ các bã nhờn và các tác nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da đầu và ngứa, bong tróc.

Cách làm:

Mẹ chỉ cần pha loãng 1/3 cốc dấm táo trong 4 cốc nước rồi xả đều lên tóc cho bé, đồng thời kết hợp massage nhẹ nhàng cho bé đỡ bị ngứa da đầu sau đó xả sạch một lần nữa với nước lạnh, hoặc bạn cũng có thể pha loãng 1 phần dấm táo với 3 phần nước ấm trong một chai xịt rồi xịt đều lên da đầu và chân tóc, dung dịch tự chế này sẽ giúp cân bằng độ pH cho da đầu và giảm ngứa da đầu rất hiệu quả.

bé bị hăm tã

Mách mẹ 4 loại kem chống hăm cho bé từ thiên nhiên

Các bài thuốc dân gian được sử dụng như các loại kem chống hăm cho bé rất được ưa chuộng vì vừa đơn giản, dễ làm, vừa đảm bảo an toàn cho bé vì sử dụng các loại lá cây lành tình từ thiên nhiên. Mẹ hãy tham khảo 4 bài thuốc sau nhé!

tìm kiếm kem chống hăm cho bé

Cây mã đề làm kem chống hăm cho bé

Cách làm: Hái một ít mã đề, rửa sạch bằng nước muối, để ráo rồi giã nát, lọc lấy nước. Sau đó đem phần nước lọc được bôi lên vùng da bị hăm của trẻ. Nhờ có đặc tính thanh mát, nươc cốt mã đề sẽ giúp làn da bé dịu đi, chữa lành các vết thương. Áp dụng hằng ngày như loại kem chống hăm cho bé sẽ giúp các mẹ không phải lo lắng về việc con bị hăm da nữa đấy!

Chè làm kem chống hăm cho bé thế nào?

Chè là một trong những thảo dược rất có giá trị đối với việc chữa hăm da cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Chè xanh hay trà túi các mẹ đều có thể sử dụng như một loại thuốc chữa hăm cho bé an toàn và hiệu quả.

Cách làm: Đối với các túi trà, mẹ có thể đặt túi trà khô vào bên trong tã hoặc bỉm của con để tinh chất tannin có sãn trong trà tự nó giúp cho da bé thông thoáng, hồi phục làn da bị tổn thương.

Nếu dùng trà xanh để chữa hăm da cho trẻ sơ sinh thì có thể dùng nước trà xanh thật đặc phun trực tiếp vào cùng da tổn thương của bé. Một cách khác là mẹ dùng trà xanh để tắm hằng ngày cho bé. Tinh chất Lyzozym có sẵn trong trà có chức năng sát trùng và thổi bay những vi khuẩn gây hại trên da của bé.

Dầu oliu làm kem chống hăm cho bé như thế nào?

Các loại tinh dầu thực tế vốn thường được các mẹ sử dụng trong quá trình làm đẹp bằng thiên nhiên, nay lại có thêm công dụng chữa hăm da cho trẻ sơ sinh thật tiện lợi.

Cách dùng: Lấy trực tiếp dầu ôi liu bôi lên vùng da bị tổn thương của bé, mát xa trong khoảng 10-20 phút rồi rửa thật sạch lại cùng nước.

Lá trầu không, lá khế khi làm kem chống hăm cho bé

Lá trầu không và lá khế là 2 loại lá có sẵn trong vườn nhà nhưng lại có tác dụng kỳ diệu mà có lẽ nhiều mẹ chưa biết, nhất là khi dùng như một loại kem chống hăm cho bé!

Cách dùng:

Lấy 1 ít lá trầu không hay lá khế, rửa sạch rồi đun sôi. Để nước nguội bớt rồi dùng khăn sạch nhúng vào nước và lau những vùng da bị hăm của trẻ. Cố gắng thực hiện 2-3 lần/ngày và làm hằng ngày sẽ cho hiệu quả chữa hăm da cho trẻ sơ sinh tốt nhất đấy các mẹ ạ!

Lưu ý:

Nếu áp dụng một thời gian tương đối dài các bài thuốc chống hăm da cho bé từ thiên nhiên mà tình trạng da của bé vẫn không cải thiện thì cần đưa bé đến bệnh viện để khám và chữa trị thật kịp thời.

Các bài thuốc từ thiên nhiên được sử dụng như các loại kem chống hăm cho bé tuy lành tính nhưng vẫn có trường hợp da bé không hợp với các loại lá, bởi vậy mẹ phải lưu ý và ngưng sử dụng ngay khi da bé có các biểu hiện bất thường.

Chúc các mẹ thành công trong việc trị hăm cho bé nhé!