Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

chàm sữa

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt là do đâu?

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt là biểu hiện của rất nhiều vấn đề trên da hoặc do dị ứng gây nên. Bài viết này sẽ phân tích một số nguyên nhân thường gặp của tình trạng nổi mẩn này.

Rôm sảy

Da bé sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương. Theo thống kê có hơn 90% các bệnh về da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Chính vì vậy, thời tiết ở vùng nhiệt đới rất dễ khiến da trẻ sơ sinh nổi rôm sảy. Ngoài ra, một số thói quen không tốt của người lớn như ủ bé quá chặt vì sợ bé lạnh, bé giật mình cũng khiến bé dễ lên rôm sảy ở mặt, đầu và lưng. Khi đó, các tuyến hồ hôi của bé bị tắc khiến rôm sảy mọc lên. Mẩn đỏ nổi lên do rôm sảy thường lên từng mảng đỏ và khiến bé ngứa ngáy khó chịu.

Do vậy khi trẻ nổi rôm sảy trên mặt bố mẹ cần biết cách chăm sóc da bé đúng cách, và đi thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị đúng cách

Phát ban

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt là do đâu?
Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt là do đâu?

Khi bị phát ban, da trẻ sơ sinh thường có những vết đỏ như muỗi đốt kèm đẩu mủ li ti trắng hoặc vàng trên da mặt.

Mụn sữa

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất dễ gặp trong khoảng 3 tuần đầu. Nguyên nhân là do thay đổi môi trường sống và các tuyến bã nhờn trên da bé đang học cách bài tiết. Mẩn đỏ do mụn sữa có thể xuất hiện li ti ở mặt, ở trên cổ, lan ra cả tay chân và lưng vài tuần đến nhiều nhất là 3 tháng rồi sẽ tự biến mất mà bố mẹ không cần can thiệp gì.

Chàm sữa

Chàm sữa còn gọi là lác sữa, thường xuất hiện ở các bé có cơ địa dị ứng, hoặc ở những  gia đình có cha mẹ có tiền sử dị ứng, bé sẽ dễ bị chàm sữa. Đây là bệnh viêm da mãn tính thường gặp ở bé từ 2 tháng đến 2 tuổi. Chàm sữa khiến cho da bé khô, bong tróc, nổi mẩn đỏ và nứt gây đau.

Hăm da

Trẻ bị nổi mụn đỏ trên mặt có thể là do hăm da
Trẻ bị nổi mụn đỏ trên mặt có thể là do hăm da

Nhiều bé có da dị ứng rất dễ bị hăm và mẩn đỏ do thời tiết nóng và mặc quần áo nóng bí. Mẩn đỏ do hăm thường đỏ nổi thành mảng và căng bóng. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, vùng da này dễ bị trầy và tạo mủ khiến bé ngứa, đau, và thường xuyên quấy khóc.

Dị ứng

Trong các loại dị ứng ở trẻ nhỏ, dị ứng thời tiết là một dạng phổ biến nhất. Dị ứng thời tiết xảy ra khi thời tiết chuyển mùa . Bé cũng có thể bị di ứng khi tiếp xúc với các tác nhân ngoại khác như tiếp xúc với phấn hoa, khói thuốc cũng khiến da bé ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ. Một số em bé lại dị ứng với đạm có trong sữa bò và một số loại thức ăn khác. Dấu hiệu dễ thấy là trẻ nổi nốt đỏ quanh miệng sau đó lan ra khắp mặt.

Mụn nhọt

Mụn nhọt ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết cho mụn xuất hiện riêng lẻ từng cái và sưng to, thậm chí có thể bị mưng mủ. Với những trẻ bị mụn nhọt, mẹ không nên tự ý nặn mụn cho trẻ. Nếu mụn lên nhiều và có mủ, các phụ huynh cần đưa trẻ đi đến bác sĩ để khám, không tự ý mua thuốc bôi có thể gây nhiễm trùng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt. Nếu xuất hiện tình trạng này, các mẹ nên cho bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám, từ đó có hướng điều trị thích hợp.

côn trùng đốt bôi thuốc gì

Tổng hợp các cách điều trị côn trùng đốt cho bé theo độ tuổi

Bé bị các loại côn trùng đốt sưng tấy là hiện tượng khó tránh khỏi dù mẹ đã cố gắng phòng tránh cho con. Vậy mẹ hãy trang bị các cách điều trị côn trùng đốt cho bé sau để không bị lúng túng khi gặp trường hợp này mẹ nhé!

Xem thêm:

điểu tri côn trùng đốt cho con thế nào?

Mẹ nhớ lưu ý điều này khi chọn cách điều trị côn trùng đốt cho bé

Các loại kem bôi, thuốc xịt muỗi hiện nay được các ông bố bà mẹ dùng khá tùy tiện mỗi khi con bị côn trùng đốt mà không có sự tìm hiểu thực sự kỹ càng. Điều này thực sự không nên vì các loại kem bôi da chống muỗi, thuốc chống muỗi đốt dạng xịt đang tràn lan trên thị trường có nhiều thành phần hóa học gây hại đối với hệ hô hấp cũng như làn da non nớt của trẻ, đặc biệt với những trẻ dưới 6 tháng tuổi thì cách điều trị côn trùng đốt này gần như là cấm kỵ.

Do đó mẹ hãy trở thành người tiêu dùng thông thái bằng cách chú ý đến các thành phần của thuốc trị côn trùng đốt khi lựa chọn  một loại thuốc phù hợp cho con. Cụ thể hơn về cách lựa chọn loại kem bôi, thuốc xịt phù hợp, mình xin bật mí ở bên dưới.

Mách mẹ một số cách điều trị côn trùng đốt cho bé tùy theo độ tuổi

Đối với làn da cực kỳ nhạy cảm của các bé sơ sinh (dưới 3 tháng tuổi) thì sử dụng sữa mẹ chính là cách điều trị côn trùng đốt cho bé an toàn và hiệu quả nhất. Cách làm rất đơn giản như sau: Vắt sữa mẹ bôi lên vùng bị tổn thương. Các tinh chất kháng viêm trong sữa mẹ sẽ giúp da bé không bị sưng tấy, không để lại vết thâm, lại rất tốt và lành tính cho các bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi đấy.

Đối với các em bé trên 3 tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo một số cách trị côn trùng đốt sau đây:

Cách 1 – Dúng nước muối sinh lý.

Cách điều trị côn trùng đốt cho bé bằng nước muối sinh lý rất đơn giản như sau: Dùng nước lọ muối sinh lý 0,9% bôi lên nốt muỗi đốt ngay khi bé bị đốt. Sau đó cắt 1 lát khoai tây sống đắp vào vết thương cho trẻ để nốt muối không bị đau, bị sưng và lành lại nhanh hơn.

Cách 2 – Sử dụng các loại kem (thuốc) bôi côn trùng đốt cho bé.

Đây là cách điều trị côn trùng đốt cho bé hiệu quả và tiện dụng nhất. Tuy nhiên như mình đã khuyến cáo ở trên, mẹ cần hết sức tỉnh táo để lựa chọn loại thuốc trị côn trùng đốt phù hợp:

Nhất định phải kiểm tra kỹ tất cả các thành phần của thuốc xem có chất nào gây hại cho con không, có chất nào quá mạnh, không thích hợp với làn da non nớt của con không hay có chất nào con bị dị ứng không. Tốt nhất là ưu tiên các loại thuốc bôi côn trùng đốt cho bé có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên.

Lấy ví dụ về việc kiểm tra các thành phần có trong thuốc đối với sản phẩm KemEmbe để mẹ hiểu hơn cách chọn thuốc trị côn trùng đốt cho con nhé!

Thành phần của KemEmbe bao gồm:

  • Nano curcumin & tinh chất Cúc La Mã: giúp làm dịu nhanh tổn thương trên da, thúc đẩy quá trình tái tạo tế, phục hồi vùng da tổn thương, chống thâm và sẹo cho làn da bé.
  • Kẽm Oxyd: Giúp  làm săn da, kháng khuẩn nhẹ, tạo nên lớp bảo vệ cho làn dao bị tổn thương trong thời gian chữa lành.
  • D-panthenol & Allatonin, Vitamin E: Giúp tái tạp tế bào da, làm mềm da, tạo điều kiện tối đa cho làn da bé có thời gian hồi phục.
  • Lanolin, dầu hạnh nhân: Làm mềm và bảo vệ làn da bé, không nhờn dính, không bít lỗ chân lông.

Tất cả các thành phần kể trên đều có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, Không corticoid, không paraben. Như vậy là mẹ đã hoàn thành bước kiểm tra các thành phần thuốc và có thể yên tâm áp dụng cách điều trị côn trùng đốt này cho con rồi đấy!

bé bị nẻ má bôi gì

Rôm sảy là gì – Nguyên nhân và cách chữa trị thế nào?

Là hiện tượng da liễu phổ biến khiến bé khó chịu, nhất là trong những ngày hè nóng bức, thế nhưng bố mẹ liệu đã thực sự hiểu rôm sảy là gì, nguyên nhân gây ra rôm sảy và các cách phòng tránh chưa?

Xem thêm: 

rôm sáy là gì?

Nguyên nhân gây ra rôm sảy là gì?

Rôm sảy rất phổ biến ở trẻ em trong mùa hè, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi nhưng không thực sự nhiều phụ huynh hiểu tận gốc nguyên nhân dẫn đến rôm sảy là gì. Mà phòng bệnh hay chữa bệnh đều phải xuất phát từ việc hiểu nguyên nhân nên bố mẹ hãy tìm hiểu kỹ để chọn cách trị rôm sảy cho bé tận gốc nhé!

Nguyên nhân chính gây ra rôm sảy là do điều kiện thời tiết nóng ẩm ở nước ta. Thời tiết nóng bức sẽ khiến cơ thể chúng ta điều nhiệt bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi hơn nhằm thực hiện nhiệm vụ giảm thân nhiệt. Thế nhưng khi mồ hôi tiết ra quá nhiều, cộng hưởng với việc các lỗ chân lông bị tắc do bụi bẩn, do nhiễm khuẩn sẽ khiến mồ hôi bị ứ đọng trong ống tuyến bài tiết mồ hôi ở da hoặc ống tuyến bị vỡ gây rôm ở bé.

Cách phòng tránh và chữa trị rôm sảy là gì?

  1. Cách phòng tránh và chữa trị rôm sảy là gì? – Mẹ phải chú ý đến chế độ chăm sóc bé.

Cụ thể:

  • Hãy hạn chế ra nắng từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều.

Điều này sẽ giúp tránh tác hại của hai loại tia UVA và UVB cực độc từ mặt trời giúp cho da bé không bị cháy nắng, bỏng rá,  bảo vệ sức đề kháng của da.

  • Che chắn kỹ càng cho bé mỗi khi ra ngoài để phòng và trị rôm sảy.

Nếu không thể không đưa con ra ngoài khi trời nắng, bố mẹ hãy che chắn cẩn thận, kỹ càng cho con trước khi ra ngoài. Cụ thể: cho bé áo dày, dài tay, đeo kính râm đạt, thoa kem chống nắng cho trẻ để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng xấu từ ánh nắng mặt trời.

  • Vệ sinh da cho bé khoa học, đúng cách:
  1. Tắm thường xuyên cho trẻ vào những ngày hè, ít nhất 1 lần/ngày; tuy nhiên mỗi lần tắm không nên quá 30 phút sẽ khiến mất lớp dầu tự nhiên  bảo vệ trên da con làm da con bị khô, dễ dẫn đến các bệnh lý về da.
  2. Cho các cháu mặc quần áo vải mỏng, rộng, nhạt màu cũng là câu trả lời chính xác cho câu hỏi cách phòng và trị rôm sảy là gì. Mẹ hãy chú ý chọn loại sợi tự nhiên, thấm mồ hôi, tránh dùng những loại vải dày, vải nylon bí mồ hôi.
  3. Ngoài ra các bậc cha mẹ nên dành cho con những gian phòng rộng rãi, thoáng mát nhất; tránh đưa trẻ đến những nơi hội họp đông người, không khí nóng ngột ngạt, hoặc chen chúc trong những phương tiện giao thông công cộng.
  • Chế độ ăn ít đường, chất béo cũng giúp phòng và trị rôm sảy rất hiệu quả.

Hạn chế các thức ăn quá ngọt như chocolate, kẹo, cho uống đủ nước. Không dùng kháng sinh hoặc bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ sẽ giúp hạn chế tình trạng rôm sảy đến mức thấp nhất đấy bố mẹ nhé.

Vậy là qua bài viết này, bô mẹ đã hiểu được rôm sảy là gì, nguyên nhân gây ra hiện tượng da liễu này và chắc hẳn cũng đã chọn được cho mình cách phòng và trị rôm sảy hiệu quả cho bé nhà mình nhỉ? Chúc các bố mẹ thành công!

kem_embe__khong_the_thieu_trong_nha

Kinh nghiệm trị rôm sảy tại nhà an toàn và hiệu quả

Lắng nghe xem những kinh nghiệm trị rôm sảy ngay tại nhà sau là gì để có biện pháp phòng và trị bệnh cho con thật đúng cách mẹ nhé!

Xem thêm: 

kinh nghiệm trị rôm sảy cho bé

Kinh nghiệm trị rôm sảy cho bé trong vệ sinh – tắm rửa

Tắm rửa là phần vô cùng quan trọng trong chế độ chăm sóc hằng ngày để đảm bảo bé không mắc các hiện tuơngj da liễu, gây ngữa ngáy, khó chịu cho con. Nhưng tắm làm sao cho khoa học và đúng cách nhất, hãy lắng nghe những kinh nghiệm trị rôm sảy sau mẹ nhé!

  • Khi con bị rôm sảy, mẹ nhớ tắm nước mát (không dùng nước ấm hay nóng). Ngoài ra, tại vùng da khu trú của hiện tượng rôm sảy có thể đắp thêm khăn ướt cho da con được “mát” nhất có thể.
  • Thận trọng trong việc sử dụng các loại sữa tắm nếu con đang bị rôm sảy: Tốt nhất chỉ dùng loại dịu nhẹ có độ pH trung tính hay acid nhẹ (pH= 4,5-6,5) hoặc nếu tình trạng da con quá tệ, chỉ sử dụng nước sạch để tắm chi bé.
  • Sau khi tắm, đừng quên lau khô trẻ bằng khăn tắm mềm, mịn, chất liệu cotton thấm hút tốt và không chà mạnh lên da bé. Điều này nghe thì có vẻ đơn giản nhưng nhiều khi bố mẹ vội vàng, lau chưa kỹ mà đã mặc quần áo cho con. Đơn giản chỉ là hành động vô ý một chút có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng vì vốn da của con vấn còn rất nhạy cảm.

Kinh nghiệm trị rôm sảy cho bé trong lựa chon các loại áo quần

Lựa chọn quần áo cũng là một trong những lưu ý quan trọng khi bé đã và đang bị rôm sảy. Cụ thể:

  • Mặc quần áo bằng chất liệu 100% cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da bé thông thoáng, “dễ thở”.
  • Kinh nghiệm trị rôm sảy cho thấy mẹ tuyệt đối không nên dùng vải len, sợi tổng hợp vì không thấm tốt mồ hôi và dễ gây kích ứng da.
  • Quần áo nên chọn màu sáng, vải mỏng, rộng rãi không bó sát người.

Kinh nghiệm trị rôm sảy cho bé trong sinh hoạt hằng ngày

Phần này cũng không có gì lưu ý nhiều, chỉ có 3 điểm khá đơn giản như sau:

  • Hạn chế chơi đùa ngoài nắng, nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
  • Ra nắng nên dùng nón rộng vành.
  • Không gian sinh hoạt:

Phòng ở phải thông thoáng, có thể dùng quạt nhẹ cho bé. Nếu có điều kiện cho bé nằm máy điều hòa nhiệt độ ở 27- 28 độ C cho da được “mát”, không nên để nhiệt độ lạnh hơn vì có thể gây viêm đường hô hấp của bé.

Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm trị rôm sảy hiệu quả tại nhà

Kinh nghiệm trị rôm sảy cho bé trong ăn uống

  • Chế độ ăn cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng nếu bố mẹ muốn điều trị dứt điểm tình trạng rôm sảy tái đi tái lại nhiều lần ở con. Cụ thể mẹ nên lưu ý một số điểm như sau:
  • Cho con uống đủ nước.
  • Với các trẻ lớn hơn không nên uống nước chứa nhiều đường, cà phê, cồn như rượu bia vì có thể làm tình trạng rôm sảy nặng hơn.
  • Tránh cào, gãi
  • Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi làm nhiễm trùng da.
  • Nếu trẻ cào, gãi nhiều, nên mang vớ chân, găng tay cho trẻ để ngăn ngừa da bị trầy, nhiễm trùng.