Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Da mặt bé bị khô sần: Bắt bệnh nhanh để chọn cách chữa phù hợp

Da mặt bé bị khô sần, đỏ ửng từng mảng hay nổi những nốt trắng như mụn sữa nhưng mãi không khỏi? Có thể do rất nhiều nguyên nhân nhưng có 4 nhóm bệnh chính sau đây mẹ cần biết để có phương pháp chữa trị phù hợp nhất cho con.

1. Da mặt bé bị khô sần là biểu hiện của việc da bé bị mụn

1.1. Biểu hiện

Các mẹ đừng quá lo lắng, bởi thực ra nổi mụn trứng cá là một hiện tượng khá phổ biến đối với da mặt của trẻ sơ sinh. Các nốt mụn thường nhỏ, màu hồng, nổi trên mặt hoặc trên người.

1.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân của việc da mặt bé bị khô sần do mụn là do lượng hormone bé nhận được từ mẹ trong thời gian cuối thai kỳ. Loại mụn trứng cá này thường xuất hiện khi bé mới sinh và sẽ tự lặn dần cũng như hết hẳn theo thời gian.

1.3. Cách chữa trị

Đối với trường hợp da mặt bé bị khô sần do mụn sữa thì mẹ không cần và không nên sử dụng bất kỳ một loại thuốc trị mụn nào cho bé để tránh gây tổn thương cho da con. Cứ để một thời gian kết hợp với vệ sinh sạch sẽ, thích hợp cho bé là được.

2. Da mặt bé bị khô sần do da bé bị trầy xước

Hiện tượng này dễ xảy ra khi bé mặc quần áo có chất liệu quá cứng, quá dầy dẫn đến cọ xát mạnh giữa da bé và quần áo trong quá trình hoạt động cũng như chơi đùa. Để tránh da con trầy xước, các mẹ nên chú ý mặc quần áo mềm mại, mỏng nhẹ cho con.

Đối với các vết xước lớn, có thể dùng kem bôi lành tính, có nguồn gốc từ thiên nhiên để bôi cho con. Đặc biệt chú ý không tùy tiện bôi các loại kem dưỡng của người lớn cho da mặt bé bị khô sần!

3. Da mặt bé bị khô sần do phát ban

  • Biểu hiện: Các nốt nhỏ màu hồng nổi khắp cơ thể bé.
  • Nguyên nhân: Nhiệt độ quá ẩm hay quá nóng, thời tiết thay đổi thất thường.
  • Cách phòng tránh: Các mẹ nhớ mặc quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ cho bé để tránh da bé khô sần do phát ban.

Lưu ý: Ngoài ra phát ban kèm theo sốt cũng là triệu chứng của mốt số căn bệnh nguy hiểm. Nếu bé bị phát ban nặng kèm theo ốm, sốt, quấy khóc thì các mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.

4. Da mặt bé bị khô sần do nứt nẻ vào mùa khô

4.1. Biểu hiện

Đây là tình trạng thường gặp nhất ở trẻ, biểu hiện là da mặt bé khô sần, ửng đỏ, khô rát, ngứa do nứt nẻ những ngày mùa đông trời hanh khô.

4.2. Nguyên nhân

Tình trạng da bé bị khô sần do nứt nẻ xảy ra một phần cho thời tiết mùa đông miền Bắc vốn khô hanh khiến làn da nhạy cảm của bé dễ bị tổn thương, một phần do thói quen chăm sóc, vệ sinh hằng ngày cho bé không phù hợp.

4.3. Cách khắc phục

Các mẹ nên thay đổi thói quen chăm sóc, vệ sinh cho bé:

  • Không tắm cho bé quá lâu với nước quá nóng.
  • Không dùng quần áo có chất liệu hầm bí, khiến da mặt bé bị khô sần.
  • Không lạm dụng quạt sưởi vào mùa đông vì càng làm do tình trạng da mặt bé bị khô sần trở nên trầm trọng.
  • Sử dụng các loại kem bôi chống khô nẻ cho da bé.

Chú ý phải chọn loại dành cho trẻ sơ sinh, có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên. Tuyệt đối không dùng chung các sản phẩm dưỡng ẩm cho người lớn dùng cho con.

da trẻ sơ sinh bị khô

Da mặt bé bị khô sần nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào?

Da mặt bé bị khô sần, ngứa rát vô cùng khó chịu, nhất là vào những ngày mùa đông hanh khô khiến mẹ không khỏi xót xa. Các mẹ hãy cùng nghe bác sĩ phân tích nguyên nhân và đề xuất cách đơn giản nhất để khắc phục hiện tượng này nhé!

Nguyên nhân khiến da mặt bé bị khô sần?

Có thể liệt kê rất nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan dấn đến hiện tượng khô sần da mặt ở trẻ sơ sinh. Nhưng hầu hết các nguyên nhân đều được phân loại thành 2 nhóm nguyên nhân chính:

  • Nhóm nguyên nhân do thời tiết:

Các mẹ cũng biết nước ta là một trong những nước điển hình của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Sự thay đổi nhanh chóng và thất thường của thời tiết vào những ngày giao mùa khiến cho làn da, nhất là làn da non nớt của bé không thích ứng kịp. Bởi vậy rất dễ dẫn đến hiện tượng da mặt bé bị khô sần nhất là vào mùa đông khi thời tiết vốn khô hanh sẵn.

  • Nhóm nguyên nhân xuất phát từ sự chăm sóc hằng ngày của mẹ:

Việc chăm sóc con hằng ngày của mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn làn da khỏe mạnh cho bé vì đó là quá trình iiên tục thường xuyên và mẹ chính là người than thiết và hiểu làn da nhạy cảm của bé nhất. Bởi vậy nếu có bất kỳ sự sai sót nào trong quá trình này sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn. Ví dụ như mẹ tắm quá nhiều lần cho bé, cho bé sử dụng các loại thuốc bôi da không phù hợp, dành cho người lớn; mẹ cho bé mặc những quần áo khô cứng, chứa quá nhiều nilon hay sử dụng nguồn nước có quá nhiều clo để tắm cho bé cũng góp phần gây ra tình trạng khô da mặt.

Mách mẹ phương pháp đơn giản nhất phòng ngừa và chữa trị nếu da mặt bé bị khô sần

  • Trước hết và quan trọng nhất, mẹ cần điều chỉnh chế độ chăm sóc bé hàng ngày cho phù hợp để hạn chế hiện tượng da mặt bé bị khô sần:
  • Cắt giảm thời gian tắm cho bé bởi khi tắm quá lâu khiến lớp dầu tự nhiên trên da bé trôi mất vô hình chung mẹ đã tước đi một lớp màn bảo vệ cho con. Mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài tối đa 10 phút là tốt nhất.
  • Dùng nước âm ấm, tuyệt đối không dùng nước quá nóng để tắm cho con. Hạn chế dùng xà phòng và các loại hóa chất tắm gội sẽ khiến tình da mặt bé bị khô sần ngày càng tệ.
  • Chọn nguồn nước máy đảm bảo để tắm rửa cho con.
  • Vào mùa đông nên hạn chế sử dụng máy sưởi nhất có thể vì sẽ gây tình trạng da mặt bé bị khô sần càng tệ làm con khó chịu.
  • Chú ý giữ ấm cho trẻ khi ra đường vào mùa đông vì gió lạnh, hanh, khô cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến da mặt bé bị khô sần.
  • Lựa chọn cho con một sản phẩm bôi da hiệu quả, an toàn, đáng tin cậy.https://kemembe.com/tre-sinh-bi-kho-da-nhung-bien-phap-xu-ly-hieu-qua-nhat.html
  • Cách lựa chọn kem bôi da cho trẻ có làn da khô sần:

Thực tế có rất nhiều bà mẹ bài xích việc sử dụng các loại kem bôi cho con vì lo sợ làn da mỏng manh của con sẽ bị kích ứng. Thế nhưng quan điểm này thực sự không chính xác vì nếu mẹ lựa chọn một cách “thông thái”, mẹ hoàn toàn có thể tìm được một sản phẩm vừa mang lại hiệu quả thần kỳ lại vừa an toàn cho làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.Hiện tượng kích ứng nặng chỉ xảy ra nếu mẹ sử dụng thuốc bôi bừa bãi, dùng thuốc bôi của người lớn cho con hay lạm dụng thuốc bôi tràn lan.

Vậy để lựa chọn được một loại thuốc an toàn cho da mặt bé bị khô sần, mẹ cần tuân thủ 2 nguyên tắc chính: sản phẩm phải có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và tất cả các thành phàn trong kem bôi đều an toàn, con của bạn không bị kích ứng đối với thành phần ấy. Để đả bảo 2 nguyên tắc này mẹ cần đọc rất kỹ tất cả các thành phần ghi trên vỏ tuýp kem và kiểm tra nó trên google xem có hại gì không, có gây ra kích ứng gì không, có tác dụng phụ gì không! Hãy trở thành một bà mẹ thông thái khi lựa chọn kem bôi để chấm dứt tình trạng da mặt bé bị khô sần hiệu quà và an toàn nhất nhé!

cách trị hăm da ở trẻ sơ sinh

Truy tìm bí ẩn 3 cách trị hăm cho bé hoàn toàn từ thiên nhiên

Các bài thuốc dân gian có lẽ luôn là lựa chọn hàng đầu khi các mẹ tìm cách trị hăm cho trẻ sơ sinh vì con còn quá nhỏ để sử dụng kháng sinh. Làn da con thì non nớt và mỏng manh. Chính vì vậy bé bị hăm tưởng là vẫn đề nhỏ mà luôn khiến các mẹ phải đau đầu và lo lắng. Khi bị hăm bé khó chịu, đau rát nên quấy khóc mà mẹ cũng tìm mọi cách tình trạng vẫn không thuyên giảm. Mẹ có thể tham khảo mẹo chữa hăm cho bé sơ sinh nhanh và an toàn dưới đây nhé.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không dễ dàng ngay tại nhà

cách trị hăm cho bé từ thiên nhiên

  • Cơ sở khoa học:

Lá trầu không chứa thành phần các chất có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, … và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm nên dùng nước lá trầu không được coi là cách trị hăm cho trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả.

  • Cách làm:

Lấy một nắm lá trầu không khoảng 3 – 4 lá to, rửa sạch bằng nước muối loãng. Cho vào nồi cùng với 2 – 3 lít nước đun sôi khoảng 5 phút rồi bắc ra. Để nguội.

Sau đó lấy khăn sạch thấm nước trầu không đã đun để nguội thấm vào vùng da bị hăm của bé khoảng 3 – 4 lần, kiên trì khoảng 3 – 4 ngày là bé sẽ đỡ. Các mẹ nhớ giữ gìn vệ sinh cho bé trong thời gian bị hăm để vùng hăm khỏi lây lan và nặng lên nhé.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế

 

  • Cơ sở khoa học:

Lá khế có tính mát và sát khuẩn, là loại cây lành tính có thể dùng để tắm hoặc đun nước uống khi bị nóng. Lá khế còn được dùng trong việc điều chế các bài thuốc bắc có tính mát nhằm điều trị các bệnh rôm sảy, dị ứng, mẩn ngứa. Vì vậy dùng lá khế cũng là một cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả, nên thử đấy các mẹ ạ!

  • Cách làm 1:

Lấy một  nắm  lá khế rửa sạch, ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 phút cho hết bụi bẩn. Cho vào cối giã nát cùng vài hạt muối rồi cho khoảng 1 lít nước vào khuấy đều lên. Dùng dụng cụ lọc thực phẩm lọc lấy nước sau đó lấy khăn xô mỏng lọc lại lần nữa. Bạn nhớ là dụng cụ làm phải đều được khử trùng sạch sẽ.

Cho vào chiếc chậu nhỏ sạch đã được khử trùng. Cho phần mông, phần bẹn bị hăm của bé vào rửa nhẹ nhàng, bạn nhớ xoa nhẹ nhàng để bé khỏi bị đau vùng da bị hăm nhé. Rửa xong rửa lại bằng nước sạch và lau khô cho bé. Một ngày rửa 3 – 4 lần sẽ giảm thiểu vùng da bị hăm trông thấy.

  • Cách làm 2:

Hoặc bạn có thể giã nhiều lá rồi vắt lấy nước cốt cho vào tủ lạnh, lúc nào dùng thì cho ra pha với nước ấm. Dùng được 1 ngày các bạn nhé. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh này thật đơn giản phải không?

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng trà xanh

cách trị hăm cho bé từ thiên nhiên

  • Cơ sở khoa học:

Trà xanh chứa nhiều vitamin C và các kháng thể tốt cho da vì vậy dùng trà xanh chữa hăm cho bé sẽ yên tâm về độ an toàn nhé. Bạn chỉ cần dùng trà xanh vài ngày, tình trạng hăm của bé sẽ giảm đáng kể.

  • Cách làm:

Dùng một nắm trà xanh rửa sạch rồi cho vào nồi đun lấy nước. Đun khoảng 3 lít nước rồi để nguội. Nồi đun trà xanh cũng phải sạch sẽ và dụng cụ rửa cho bé cũng phải sạchj

Cho nước trà xanh ra chậu nhỏ rồi dùng khăn mềm sạch rửa cho bé. Rửa nhẹ nhàng vùng da bị hăm của bé. Sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi lau khô giữ thoáng mát, khô ráo cho bé. Bạn có thể rửa 3 – 4 lần 1 ngày để hiệu quả nhanh hơn nhé.

Trên đây là 3 cách trị hăm cho bé cực kỳ hiệu quả mà lại an toàn vì có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên. Như vậy mẹ đã yên tâm phần nào rồi chứ. Tuy nhiên có một lưu ý nho nhỏ là những mẹo trên chỉ áp dụng khi vùng da hăm chưa có hiện tượng nhiễm trùng nhé. Chúc các mẹ thành công trong việc tìm được cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả và phù hợp nhất. Chúc các con hay ăn chóng lớn!

bé sơ sinh bị khô da

Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da mặt- để khô da không còn là nỗi lo

Trẻ sơ sinh bị khô da mặt phần nhiều nguyên bởi cách chăm sóc, vệ sinh hằng ngày cho bé chưa hợp lý. Bởi thế phương pháp trị tận gốc hiện tượng này chính là thay đổi thói quen chăm sóc da cho bé sao cho hợp lý và khoa học nhất!

Việc nên và không nên làm khi trẻ sơ sinh bị khô da mặt

  • Tránh tắm cho bé quá nhiều hoặc quá lâutrẻ sơ sinh bị khô da mặt

Có thể các mẹ chưa biết, tắm nhiều cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị khô da mặt ngày càng tệ hơn. Với trẻ sơ sinh, việc tắm rửa hằng ngày là không cần thiết, tần suất thích hợp để tắm cho bé là2-3 lần/ tuần. Mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài khoảng 10 phtú, không nên tắm ít hay nhiều hơn đều không tốt cho trẻ sơ sinh bị khô da mặt.

  • Chú ý về nước tắm cho trẻ sơ sinh bị khô da mặt

Các mẹ cũng không nên dùng nước quá nóng để tắm cho con. Nước quá nóng dễ làm trôi lớp dầu tự nhiên trên da bé. Khiến làn da vốn đã mỏng manh nhạy cảm lại càng phản ứng mạnh với hiện tượng mất cân bằng độ ẩm trên da.

Nước tắm chứa quá nhiều clo cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khô da mặt ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy mẹ phải đảm bảo nguồn nước tắm tinh khiết cho con. Tốt nhất là sử dụng nước đun sôi, để nguội đến nhiệt độ thích hợp để tắm, tránh pha nước lã để tắm cho bé.

  • Chú ý về việc giữ ấm cho trẻ trong mùa đông

Vào mùa đông trời lạnh, các mẹ thường sử dụng quạt sưởi vì lo con bị lạnh, quạt sưởi cũng rất tiện dụng. Tuy nhiên khuyến cáo của các bác sĩ là nếu không thức sự cần thiết thì các mẹ không nên sử dụng quạt sưởi sẽ khiến trẻ sơ sinh bị khô da mặt càng nặng. Cùng không tốt cho sự phát triển bình thường của bé.

  • Dùng hay không kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh bị khô da mặt?trẻ sơ sinh bị khô da mặt

Một số mẹ quan niệm rằng không nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm khi trẻ sơ sinh bị khô da mặt vì các thành phần không đảm bảo. Cũng có rất nhiều các mẹ phản ánh lại trên các trang mạng xã hôi. Tuy nhiên hiện tượng kích ứng ở da bé khi sử dụng các loại kem dưỡng ẩm thường do mẹ thiếu sự tìm hiểu kỹ lưỡng nên dùng các loại kem không đảm bảo. Đôi khi còn sủ dụng luôn các loại kem dưỡng ẩm của ngừời lớn cho con.

Thế nên việc dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh bị khô da mặt là hoàn toàn NÊN và cần thiết. Tuy nhiên các mẹ hãy có sự lựa chọn thông minh: nên dùng kem ẩm có nguồn gốc tự nhiên 100%, có tác dụng giữ nước cho da mà vẫn thông thoáng. Khi lựa chọn loại kem bôi da cho con không được qua loa mà cân kiểm tra tất cả các thành phần có trong đó.