Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

8 hoạt động thường ngày dễ gây SẢY THAI mà mẹ bầu ít ngờ tới

Khi mang thai, người phụ nữ không những phải kiêng khem đủ thứ mà còn phải cẩn thận chú ý từng hành động nhỏ của mình. Bởi bất cứ sự bất cẩn nào của mẹ cũng có thể dẫn tới hậu quả xấu, thậm chí là sảy thai.

Kiễng ngón chân

Khi tay và chân không đủ dài để lấy những vật nằm quá cao, con người thường có thói quen kiễng ngón chân lên. Khi đó, thân thể phải dùng gấp đôi sức lực để giữ cân bằng, đồng thời những món đồ kia khi bị chạm vào rất dễ rơi xuống người chúng ta. Điều này đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.

Nếu không cẩn thận để trượt ngã, các mẹ không chỉ làm đau chính mình mà còn gây tổn thương đến thai nhi trong bụng. Hoặc đồ vật rơi trúng bụng bầu cũng vô cùng nguy hiểm.

Tốt nhất, nếu cần lấy đồ vật trên cao thai phụ nên đứng lên ghế hoặc chờ chồng về lấy giúp.

Trèo cao

Khi quét dọn nhà cửa, các mẹ thường có thói quen đứng lên ghế hoặc bắc thang để có thể leo lên cao. Những hành động đòi hỏi lên lên xuống xuống liên tục như thế rất nguy hiểm cho thai nhi nên thai phụ cần đặc biệt chú ý.

Ngồi vắt chéo hai chân

Đối với người bình thường, việc ngồi vắt chéo hai chân sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu, nhưng đối với phụ nữ mang thai, nó nghiêm trọng hơn rất nhiều. Thói quen này khiến thai phụ dễ bị phù thũng, đau lưng, mỏi eo. Do đó, thai phụ nên hạn chế ngồi vắt chéo chân.

Nhấc vật nặng, ôm trẻ con

Thai phụ từng bị sảy thai hoặc sắp sinh con không nên nhấc vật nặng một cách đột ngột và ôm trẻ con bởi dễ ảnh hưởng tới bụng, dễ sảy thai hoặc sinh non.

Ngoài ra, khi nhấc vật nặng hoặc ôm trẻ con, thai phụ sẽ phải ngửa ra sau để giữ thăng bằng, gây tổn thương đến vùng lưng và eo.

Ngồi lâu, đứng lâu

Phụ nữ mang thai rất dễ phụ phù thũng. Nguyên nhân do tử cung mở rộng, chèn ép việc tuần hoàn máu. Do đó, thai phụ phải ngồi hoặc đứng nhiều không cẩn thận sẽ dễ mắc chứng giãn tĩnh mạch và phù thũng

Khom lưng đột ngột

Bụng bầu ngày càng to, eo và lưng sẽ càng phải gánh thêm nhiều lực. Do đó, phụ nữ sẽ rất dễ bị đau lưng khi cúi người nhặt đồ vật, ảnh hưởng tới bụng.

Ngoài ra, đột ngột khom lưng rồi ngẩng đầu lên còn dễ dẫn đến hiện tượng chóng mặt, hoa mắt.

Luyện tập thể thao có độ khó cao hoặc yoga

Tuy phụ nữ có thai hoàn toàn có thể tập thể thao hoặc yoga tăng sức khỏe nhưng cần chú ý không nên thử sức với những động tác quá khó như: đứng một chân, uống cong lưng, trồng cây chuối, nhảy cao… bởi nó rất dễ khiến cơ thể mất thăng bằng và trượt ngã, ảnh hưởng tới thai nhi.

Ngồi xổm hoặc quỳ gối làm việc nhà

Nếu ngồi xổm hoặc quỳ gối quá lâu mà đột ngột đứng dậy, con người rất dễ bị đau đầu chóng mặt. Đối với phụ nữ mang thai, điều này còn nguy hiểm hơn rất nhiều vì có thể gây tổn thương đến thai nhi trong bụng.

Do đó, phụ nữ mang thai nên làm những việc nhẹ nhàng, tránh quỳ hoặc ngồi xổm trong thời gian dài.

 

Mách mẹ cách trị chứng thở khò khè, nghẹt mũi cho bé cực hiệu quả

Khi bé mắc phải các bệnh về đường hô hấp thì sẽ có triệu chứng là thở khò khè. Bởi vậy triệu chứng này thường khiến các mẹ lo lắng, bất an.

1. Nguyên nhân mắc chứng thở khò khè

Khò khè được định nghĩa là “sự di chuyển của không khí qua đoạn hẹp của đường thở, gây ra tiếng rít”. Khò khè là biểu hiện do co thắt đường hô hấp dưới, có nhiều nguyên nhân như viêm tiểu phế quản, hen phế quản…

thở khò khè
Khò khè, khó thở là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Theo các bác sĩ nhi khoa, các nguyên nhân gây khò khè thường gặp nhất là: suyễn (hen phế quản), viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Trong đó, ở trẻ dưới 6 tháng, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tiểu phế quản. Còn ở trẻ trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là suyễn.

Đặc biệt, khò khè hay gặp ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này, phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm (30 – 40% trẻ còn bú có triệu chứng này).

Ngoài ra còn các nguyên nhân hiếm gặp là: dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép (do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản…). Trong trường hợp này, trẻ có triệu chứng khò khè dai dẳng, kéo dài.

2. Một số đặc điểm của triệu chứng khò khè

Một số biểu hiện của triệu chứng khò khè:

  • Tiếng rít có thể được bác sĩ phát hiện bằng ống nghe, nhưng đôi khi cha mẹ cũng có thể nghe thấy bằng tai.
  • Cường độ tiếng rít phụ thuộc vào việc đường thở bị hẹp ở đoạn nào.
  • Tiếng rít thường xuất hiện khi bé thở ra, nhưng cũng có thể xuất hiện khi bé hít vào.

Có tới 50% trẻ nhỏ có đợt khò khè trong năm đầu đời nhưng hầu hết các bé này đều không bị hen. Nguy cơ phát triển thành bệnh hen tăng cao hơn ở những trẻ có ít nhất 3 đợt khò khè trong vòng 12 tháng đầu. Kèm theo đó là các yếu tố nguy cơ như: bố mẹ bị hen phế quản, bé có cơ địa chàm (eczema), bé dị ứng với các dị nguyên như bụi nhà, nấm mốc…

3. Cách xử lý khi trẻ thở khò khè

3.1. Cho trẻ bú đúng cách

Cho con bú mẹ đúng cách như nâng đầu bé cao lên một chút, bế bé áp bụng vào bụng mẹ, bé ngậm sâu quầng đen núm vú. Trong khi cho bú, mẹ một tay ôm giữ lưng và mông con, một tay thì đỡ lấy bầu ti, hai ngón tay trỏ và giữa kẹp nhẹ phía trên quầng đen núm vú để chặn bớt sữa khi sữa phun tia làm bé dễ sặc. Nếu bé vẫn không bú được, trong thời gian này bạn nên vắt sữa ra cốc rồi dùng thìa bón cho bé ít một. Nhưng nhớ cho con bú mẹ ngay khi có thể để tránh hiện tượng bé bỏ bú mẹ.

3.2. Không tự ý dùng thuốc

Không nên tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc kháng sinh, thuốc long đờm hay thuốc kháng viêm… vì có thể không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, dẫn đến bệnh nặng hơn. Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa nhi và tai – mũi – họng sớm để xác định rõ nguyên nhân nhằm can thiệp kịp thời cho bé.

3.3. Dùng tinh dầu bạc hà

Bố mẹ có thể sử dụng tinh dầu bạc hà để bé cảm thấy dễ chịu hơn khi bị nghẹt mũi. Chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào giường, chăn, gối hay quần áo là đã có hiệu quả rồi. Tuy vậy, các mẹ cũng không nên quá lạm dụng vì quá nhiều tinh dầu bạc hà có thể sẽ khiến trẻ bị bỏng.

3.4. Nhỏ nước muối sinh lý

Nếu bé khò khè với tiếng thở do tắc mũi vì cảm, ho, bạn có thể làm thông thoáng mũi trẻ bằng cách nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.

Đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn, giúp làm mềm vẩy cứng, loãng dịch nhầy đóng nghẹt trong mũi để dễ đào thải ra ngoài. Ngoài ra còn giúp thông thoáng mũi, giúp trẻ dễ thở, đào thải các mầm bệnh, cải thiện tình trạng sinh hoạt và vận động của trẻ.

Để giúp trẻ dễ chịu hơn khi bị ngạt mũi, cha mẹ nên bế trẻ ở tư thế thẳng, kê cao gối cho bé khi nằm, ngủ. Cần vệ sinh tai mũi họng thường xuyên cho trẻ.

3.5. Dùng ống hút mũi

Các mẹ nên chọn mua loại có kích cỡ vừa với lỗ mũi nhỏ xíu của bé. Đặt bé nằm ngửa, bóp bóng để đẩy hết không khí bên trong ra ngoài, nhẹ nhàng đặt đầu ống hút vào trong lỗ mũi bé (hãy chắc là bạn không đẩy vào quá sâu nhé). Thả bóng để hút nước mũi của bé vào ống, lấy ống ra và lại bóp bóng để xả nước mũi trong ống vào khăn. Làm lại với bên lỗ mũi còn lại.

3.6. Chạy máy làm ẩm không khí

Thời tiết khô hanh vào các tháng mùa đông, và tác dụng của máy sưởi càng làm khô không khí gây khô mũi, đóng gỉ và làm nghẹt mũi của bé. Để máy làm ẩm không khí chạy trong lúc bé ngủ có thể giúp phòng ngừa và giảm nghẹt mũi cho bé.

4. Chế độ ăn uống của bé lúc này cũng nên được chú trọng

Khi bé bị nghẹt mũi thì thường phải thở bằng miệng, nên có thể làm bé bị mất nước. Cha mẹ hãy đảm bảo bé uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây hoặc các loại nước khác giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước của bé.

4.1. Lá hẹ

Hẹ là một vị thuốc lưu truyền trong dân gian. Theo tài liệu cổ, hẹ có tác dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối; dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, di mộng tinh, đặc biệt dùng lá hẹ để trị ho cho trẻ rất hiệu quả. Cho lá hẹ và đường phèn vào bát, hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Mỗi lần cho bé uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.

4.2. Hạt chanh

Dùng hạt chanh giã nhuyễn, trộn với đường phèn và nước lọc, rồi đem hấp cách thủy (hoặc hấp trong nồi cơm vừa cạn nước). Hấp cho đến khi nước sôi hoặc cơm chín là dùng được. Dùng nước hỗn hợp đã hấp nóng này cho bé uống 1-2 thìa cafe/ lần, ngày uống 4-6 lần, bé sẽ rất nhanh giảm ho và tiêu đờm, giúp giảm chứng khò khè.

5. Một số lưu ý khi trẻ mắc chứng thở khò khè

Cha mẹ phải theo dõi sát sao biểu hiện bệnh của bé, để nhận biết trường hợp nặng hơn, còn đưa bé đi khám để điều trị kịp thời:

  • Trẻ thở khò khè lần đầu tiên; khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã – bứt rứt, hay li bì ); khò khè tái phát.
  • Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.
  • Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng (3- 4 tuần), cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp…).

Những cách chữa trị bên trên có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên nếu trẻ bị nặng, bị lâu ngày không khỏi thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kịp thời khám và chữa bệnh.

trẻ bị côn trùng đốt sưng đỏ

Thay đổi theo cách này, bé sẽ tự ngủ ngoan không cần mẹ bế trên tay

Các mẹ thường than phiền rằng: “Bé nhà em hư lắm, chỉ bế trên tay mới ngủ thôi.” Hoặc “Chẳng có cách nào khác để bé ngủ sâu ngoài cách bế bé trên tay.” Hoặc là “bé ngủ cả ngày rất ngoan, nhưng cứ đến đêm lại thức đến 3, 4 giờ sáng, chẳng có cách nào dỗ cho ngủ”…

1. Lỗi của bé hay của ông bà, bố mẹ?

Bố mẹ gần như không biết cách nào để vừa chăm sóc được bé từ sơ sinh, vừa giúp bé có những thói quen tốt lâu dài. Cứ thấy bé thức thì bế để dỗ ngủ mặc dù nhiều mẹ đã biết đó là sai lầm và khó để khắc phục.

Thói quen xấu về giấc ngủ của bé là do cách chăm sóc sai
Thói quen xấu về giấc ngủ của bé là do cách chăm sóc sai

Bởi vậy, câu hỏi các ông bà, bố mẹ cần đặt ra ở đây là “Người lớn cần làm gì với thói quen của mình, để bé có thói quen tốt” chứ không phải “Làm cách nào để bé thay đổi”.

Thế nên sau khi nghiên cứu về đề tài này, cần phải đổi tựa đề của bài viết thành: “Thay đổi tư duy, cách chăm sóng của ông bà, bố mẹ đã tạo nên thói quen ngủ không đúng ở trẻ”.

2. 5 nguyên tắc thay đổi tư duy người lớn trước khi áp dụng cách khắc phục

Những nguyên tắc này không chỉ áp dụng đúng cho việc tạo thói quen ăn ngủ đúng cách cho bé, mà còn áp dụng được trong việc nuôi dạy giáo dưỡng con cái nói chung.

2.1. Thói quen lâu dài quan trọng hơn kết quả tức thì

Rèn luyện hay sửa chửa một thói quen đòi hỏi thời gian và sự kiên trì của mọi người trong nhà. Tuy nhiên trách nhiệm chính vẫn là bố mẹ.

2.2. Chỉ rõ các các lựa chọn khả thi

Phải xác định rõ có bao nhiêu cách để rèn thói quen ngủ mới cho bé, làm cách nào để loại bỏ hẳn lựa chọn ru ngủ và bế ngủ.

2.3. Quan tâm nhưng không cưng chiều

Khi bé khóc mẹ nên quan tâm bé theo một cách tích cực và cho bé hiểu được quan tâm không có nghĩa là được cưng chiều.

2.4. Khi bé ăn đủ, sẽ không ăn nữa! Khi bé ngủ đủ, sẽ không ngủ nữa

Có nghĩa là nếu bé ăn tốt ban ngày, bé sẽ không cần bú cữ đêm và có thể ngủ suốt đêm. Còn nếu bé đã ngủ đủ cả ngày, thì buổi đêm sẽ thức và đòi bế. Do đó, để bé ngủ đêm tốt, các mẹ cần biết cách giúp con thức và tương tác với con khi thức ban ngày và áp dụng các phương pháp tăng sữa giúp bé bú mẹ hiệu quả hơn.

2.5. Thái độ của mẹ quyết định thái độ của con

Khi các mẹ đã nắm rõ 5 nguyên tắc này, các mẹ phải tự tin và kiên nhẫn. Thái độ của mẹ phải nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, mẹ phải luôn luôn ở “cơ trên”, khi con cảm được cái “uy” nghiêm khắc của mẹ, thì con sẽ hợp tác nhanh hơn. Nếu mẹ chưa làm đã lo lắng, không tự tin, không đủ kiên nhẫn, không dứt khoát, con cũng sẽ cảm nhận được và sẽ không hợp tác tốt.

3. 5 cách khắc phục để cải thiện thói quen về giấc ngủ của bé

Phương pháp cải thiện thói quen ngủ của bé
Phương pháp cải thiện thói quen ngủ của bé

3.1. Bỏ mặc cho bé khóc

Điều này có nghĩa là để cho bé khóc rồi mệt tự ngủ thường 3 ngày thì vào nề nếp. Tuy nhiên, cách này có thể không tốt với các bé nhạy cảm, và không khả thi trong gia đình 3 thế hệ có sự can thiệp của ông bà. Vì tình hình sẽ càng tệ hơn, nếu bố mẹ bỏ cuộc giữa chừng.

3.2. Cho bé những lựa chọn

Bố mẹ chọn 3 vị trí ngủ mà bé có thể ngủ được thật sự, ví dụ nôi cũi, giường bố mẹ, ghế nằm của bé… Khi đặt bé xuống vị trí đầu tiên, bé khóc, mẹ bế lên vỗ về vài giây rồi đặt bé xuống vị trí thứ 2. Nếu bé khóc, mẹ lại vỗ về vài giây và đặt vào vị trí thứ 3… Mẹ phải hết sức kiên trì, cứ như không còn lựa chọn nào khác (bế dỗ trên tay không còn là một lựa chọn). Cứ làm liên tục việc xoay chuyển khoảng 15 – 30 phút tuỳ bé. Bé sẽ hiểu và không khóc nữa ở 1 trong 3 vị trí đó. Áp dụng liên tục cách này trong 1 tuần cho đến khi mẹ nhận ra vị trí lựa chọn của bé.

3.3. Bế lên đặt xuống

Có thể do điều kiện kinh tế, cả nhà chỉ có một cái gường ngủ chung và không có lựa chọn nào khác. Cứ mỗi khi đặt xuống mà bé khóc, mẹ lại bế lên vỗ về vài giây rồi đặt xuống giường… liên tục khoảng 15 – 30 phút bé sẽ chịu nằm yên cho mẹ vỗ ngủ. Áp dụng cách này liên tục 1 tuần cho đến khi bé thành thói quen, không khóc đòi bế khi đặt xuống giường khi còn thức nữa.

Các mẹ đã áp dụng cách 2 và 3, nhưng chưa có tác dụng, thì cần xem xét những điểm sau:

Mẹ tuyệt đối không than phiền “mẹ chán con quá rồi nhé!”. Không tuyên bố “thôi, mẹ thua con!” hay xin lỗi bé “nín đi nào, mẹ xin lỗi nhé!” trong thời gian luyện tập.

Luôn ở thế chủ động bế lên vài giây và đặt bé xuống ngay một cách dứt khoát. Biết rằng bé sẽ khóc, nhưng chỉ khóc ngắn, không bị bỏ khóc như cách 1. Nên cho dù bé khóc đến 30 phút mẹ phải bình tĩnh đến cùng – thường mẹ chỉ làm được khoảng 5 phút, thì tuyên bố “thua”!

Không tự lừa mình bằng cách bế trên tay lâu hơn trước khi đặt xuống, cố dỗ cho bé lim dim rồi len lén đật bé xuống. Thường mẹ nghĩ có thể “lừa” bé, rồi phát hiện rằng mình không lừa bé được. Vì lừa bé đã là tự nhận là mình thua bé rồi!

3.4. Bế bé gián tiếp

Cách này có thể áp dụng cho bé quá bám mẹ, hoặc bé bị trào ngược thực quản. Bé thường đòi ti mẹ để ngủ và ngủ trên người mẹ không đặt xuống được. Mẹ luôn luôn lót gối khi bế con, cho con bú (đối với bé bị trào ngược là gối nghiên 30 độ. Khi bé bú xong, vẫn để bé ngủ tiếp trên gối 30 phút. Sau đó cho bé vào giường hay củi và chèn bé chắc chắn cho bé ngủ luôn trên gối lót. Hoặc nghiêng gối dần dần để chuyển bé từ gối xuống giường.

3.5. Bú bình hoặc ngậm ti giả để ngủ

Cách này áp dụng cho bé nghiện ti mẹ để ngủ. Nhưng chỉ áp dụng cho bé hơn 6 tuần tuổi và khi không có mẹ ở trong phòng hoặc trong nhà, bố hoặc ông bà bế bé, đặt bé vào củi phối hợp với 1 trong 4 cách trên. Đồng thời cho bé bú bình hoặc ngậm ti giả, lấy bình ngay khi hết sữa và lấy ti giả đi khi bé vừa chớm ngủ.

Ngoài ra, có thể còn có nhiều cách khác nữa mà các mẹ đã áp dụng trong thực tế thành công. Các mẹ có thể chia sẻ để chúng ta bổ sung và tổng hợp vào bài để có thêm nhiều giải pháp phong phú hơn cho các mẹ tham khảo.

4. Môi trường thay đổi hỗ trợ hiệu quả

Dĩ nhiên, khi môi trường trong gia đình khiến không tập được cho bé từ sớm, thì việc khắc phục lại càng khó hơn. Do đó, nếu có thể thì nên thay đổi môi trường trong quá trình khắc phục này. Ví dụ, bố mẹ con đi du lịch 3 ngày, để chỉ có bố mẹ dễ thống nhất cách áp dụng và áp dụng triệt để. Hoặc nếu đang ở với ông bà Ngoại, thì sang nhà Nội tập, hoặc ngược lại.

Mỗi bé mỗi khác, đặc biệt, các mẹ nên hãnh diện con mình rất thông minh. Do đó bé hiểu được là sẽ được người lớn chiều chuộng, khi biết sức mạnh và áp lực của việc gào khóc. Tuy nhiên, chính vì bé thông minh, nên các mẹ đối xử với bé hợp lý và giải thích với bé (dù chưa biết nói, bé nghe hiểu và cảm nhận được nhiều), kêu gọi sự hợp tác của bé. Giải thích lý do thay đổi để cải thiện sức khoẻ cho mẹ và bé nếu cả hai có những giấc ngủ đêm tốt.

Các mẹ sẽ ngạc nhiên vì khả năng hiểu và tinh thần hợp tác của bé khi bé được đối xử như một đối tác quan trọng và được khuyến khích, quan tâm và khen ngợi mỗi khi bé hợp tác tốt.

Em bầu tăng 9kg, con sinh ra dài 53cm nặng 3,5 nhờ uống 5 loại nước này suốt thai kỳ

Khi em bầu tới tuần 39, cân nặng em chỉ tăng 9kg trong khi chuẩn của bà bầu tăng từ 11 – 13kg. Trộm vía vậy nhưng con trai em vẫn phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ, chiều căn cân nặng lúc sinh ra đạt chuẩn luôn nhé các mẹ, dài 53cm, nặng 3,5kg.

Chưa kể, trong thai kỳ em rất khỏe không bệnh vặt gì hết nhé. Cảm cúm không này, táo bón không này, nghén không này, chân tay phù nề không này. Bầu đến tuần 36 mà em vẫn phăm phăm đi làm, chạy sự kiện cho đến lúc đẻ luôn í.

Bí quyết bầu khỏe mạnh – ít tăng cân – con sinh ra chiều cao cân nặng đạt chuẩn của em gói gọn trong các loại nước không chỉ giúp bà bầu giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng mà còn cung cấp nhiều vitamin quan trọng giúp thai nhi phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não dưới đây:

(*) Một chút lưu ý nè: Khi mang bầu em uống nhiều hơn ăn đấy ạ. Khầu phần ăn của em vẫn giữ như lúc chưa có bầu, em chú ý ăn nhiều rau xanh, hải sản, trái cây, các thực phẩm như thít – cá – trứng, hạn chế tinh bột, ăn ngọt, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.

3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ

Nước cam, chanh

– Lượng vitamin và khoáng chất trong nước cam: Nước cam tươi dồi dào canxi, kali, axit folic, vitamin C…

– Lợi ích của nước cam, chanh đối với bà bầu: Nước cam chứa nhiều vitamin C giúp bà bầu trăng sức đề kháng; axit folic giúp sản xuất các tế bào khỏe mạnh, ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi; giàu canxi giúp xương và răng chắc khỏe… Ngoài ra, nước cam còn giàu kali giúp điều hòa và ổn định huyết áp cho bà bầu cao huyết áp.

Lưu ý khi uống nước cam: Nên uống sau khi ăn từ 1-2 tiếng, khi cơ thể không quá no cũng như quá đói, không nên uống nước cam vào buổi tối, không nên uống quá nhiều nước cam trong ngày; không nên uống nước cam khi bị tiêu chảy; ưu tiên uống nước cam tươi thay vì nước cam đóng hộp…

-> 1 tuần em uống 3 – 4 lần nước cam, mỗi lần uống 1 cốc khoảng 150ml

-> Em uống bắt đầu từ khi mang thai cho đến hết thai kỳ

Nước mía

– Các vitamin và khoáng chất trong nước mía: Đường tự nhiên chiếm 70%, ngoài ra nước mía còn giàu canxi, đồng, kali, sắt, magie, các loại vitamin A, B, C và 30 axit hữu cơ khác cần thiết cho sự phát triển của thai nhi

– Lợi ích của nước mía đối với bà bầu: tăng cường hệ miễn dịch chống các bệnh vặt, tốt cho hệ tiêu hóa ngừa táo bón, giúp da luôn căng mịn ngừa mụn, giảm tình trạng ốm nghén hiệu quả…

Với những bà bầu ốm nghén nặng, có thể giảm tình trạng này bằng nước mía như sau: Lấy một bát con nước mía khoảng 150ml, trộn thêm chút nước cốt gừng vào (khoảng 5ml) uống 2 – 3 lần trong ngày sẽ đỡ buồn nôn và ăn ngon miệng hơn.

Lưu ý cho bà bầu khi uống nước mía: Vì chứa lượng đường tự nhiên khá cao do đó bà bầu không nên uống quá nhiều nước mía, lượng tối đa nên là 1 ly nhỏ/ngày, với những bà bầu tăng cân quá nhanh hay có biểu hiện của bệnh đái tháo đường không nên uống nhiều loại nước này.

-> Em uống tuần ít nhất 1 lần, 1 lần 1 ly cối.

-> Uống tứ khi mang bầu cho đến khi sinh

-> Lúc mới mang thai nghén em đã uống mía gừng thấy bớt nghén hẳn đấy ạ!

3 THÁNG GIỮA THAI KỲ

Ngoài nước cam, nước mía em còn uống thêm nước dừa

Nước dừa

– Các vitamin và khoáng chất trong nước dừa: canxi, kali, vitamin A, E, axit uric…

– Lợi ích của nước dừa đối với bà bầu: tốt cho đường ruột, ngăn ngừa táo bón; tránh viêm đường tiết niệu giảm nguy cơ sỏi thận; bổ sung lượng chất lỏng cho cơ thể; tốt cho nước ối; tăng cường hệ miễn dịch…

Là loại thức uống tự nhiên tốt cho cơ thể nên nước dừa được các bác sĩ sản khoa khuyên bà bầu nên uống 2 – 3 lần/tuần. Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ cho các bà bầu mang thai 3 tháng đầu là nên hạn chế uống thức uống này nhé, nhất là những mẹ có tiền sử sảy thai, thai yếu hay ốm nghén nặng… Thêm nữa là không nên uống nước dừa khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi!

-> Em bắt đầu uống khi bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, tuần uống 2 – 3 lần. 1 lần một trái dừa xiêm nho nhỏ. Các mẹ lưu ý mua dừa vỏ còn xanh, không lấy dừa đã gọt vỏ trắng hếu nhé!

-> Em uống từ tháng 4 cho đến khi gần sinh

3 THÁNG CUỐI THAI KỲ

Ngoài nước cam, mía, dừa em còn uống thêm nước bí đao hoặc ăn canh đều tốt ạ. Vì những tháng cuối thai to dễ gây chèn ép các mạch máu khiến chân tay hay phù nề. Em uống nước bí đao + ăn canh nên không thấy hiện tượng này xảy ra. Cũng có thể do cơ địa em ạ!

Nước bí đao

– Lượng vitamin và khoáng chất trong bí đao: canxi, photpho, sắt và nhiều loại vitamin như caroten, B1, B2, B3, C…

– Lợi ích của bí đao với bà bầu: Bí đao tính mát giúp bà bầu thanh nhiệt, giải độc cơ thể, nhuận tràng… Đặc biệt, những mẹ bị phù chân ăn bí đao sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng này.

-> Em bắt đầu uống khi bước sang tháng thứ 7 của thai kỳ. Uống nước bí đao không chỉ giúp lợi tiểu, hạn chế phù nề mà còn giúp giữ cân nặng ổn định

-> 1 tháng em uống 1 – 2 lần thôi ạ, 1 lần khoảng 1 cốc nhỏ

Ngoài các loại nước trái cây tự nhiên trên, một loại nước mà em ưu tiên uống nhiều hơn hẳn và ngày nào cũng uống một lượng nhất định đó là nước lọc. Khi mang thai, nếu không bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, bà bầu có thể gặp tình trạng nguy hiểm như đau đầu, buồn nôn, táo bón, chuột rút, chóng mặt, ngất… Đặc biệt trong 3 tháng cuối mẹ bầu có thể bị sinh non nếu cơ thể thiếu nước đó là lý do em uống nước nhiều hơn ăn đấy ạ.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI UỐNG NƯỚC

Lượng nước đủ bà bầu nên uống mỗi ngày khoảng 3 lít nước (bao gồm nước trái cây, canh, sữa, nước lọc…), tương đương 10 – 12 ly nước. Tuyệt đối tránh trà, cà phê, nước có ga vì chúng sẽ khiến cơ thể mất nước nhiều hơn.

Để biết lượng nước nạp vào cơ thể có đủ không, các mẹ nên kiểm tra màu nước tiểu nhé, nếu thiếu nước nước tiểu sẽ có màu sậm, tối ngược lại nước tiểu trong là lượng nước mẹ đã cung cấp đủ.

Vài chia sẻ cùng các mẹ!