Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

bé sơ sinh bị khô da

Bé sơ sinh bị khô da – cách đơn giản để phòng tránh

Bé sơ sinh bị khô da, dù nặng hay nhẹ nếu mẹ hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ thì việc phòng tránh cực kỳ đơn giản luôn mẹ nhé!

  1. Vì sao bé sơ sinh bị khô da?

Có 3 nguyên nhân chính như sau:

Da của thai nhi khi nằm trong bụng mẹ có một lớp bao phủ có màu vàng và hơi trơn, đặc giống phô mai gọi là chất gây (vernix caseosa). Khi bé ra đời, lớp bảo vệ này sẽ dần được gột rửa sạch và bong ra, lớp da không còn màng bảo vệ thường dễ bị khô, bong tróc khi tiếp xúc với không khí, nước, nhiệt độ, quần áo và khăn bông…

Cấu trúc da trẻ sơ sinh vốn rất mỏng manh, chưa hoàn thiện, chưa có lớp thượng bì, không có cơ chế bảo vệ khi mất nước, bởi vậy các bé sơ sinh bị khô da là hiện tượng vô cùng phổ biến.

Ngoài ra, hiện tượng bé sơ sinh bị khô da có khuynh hướng tăng lên trong mùa đông, khi nhiệt độ giảm đi và không khí trở nên ít độ ẩm hơn. Vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng lên, bé cũng dễ bị mất cân bằng độ ẩm trên da dẫn đến da khô. Như vậy thời tiêt cũng là một nhân tố quan trọng khiến tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da ngày càng trầm trọng.

  1. Chăm sóc bé sơ sinh bị khô da như thế nào?

    bé sơ sinh bị khô da

Hiểu rõ các nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị khô da, có lẽ phần nào mẹ đã hiểu chế độ chăm sóc chiếm phần quan trọng trong việc bảo vệ làn da trẻ khỏi sự mất cân bằng về độ ẩm.

  • Cần tắm rửa em bé bằng nước ấm trong hầu hết mọi trường hợp. Xà bông có thể làm khô da. Cho thêm một ít sữa tắm không mùi vào bồn tắm sẽ giúp cho da em bé mềm mại.
  • Nếu mẹ chưa biết, hãy để con tránh xa các loại xà bông tạo bọt bong bóng vì chất liệu này làm trôi đi chất dầu tự nhiên trên da.
  • Có thể dùng một ít kem dưỡng ẩm như sorbolene hay kem bào chế với nước để lau sạch nơi mang tã. Những kem này cũng có thể thoa cho em bé sau khi tắm để giúp cho da được mềm. Nếu em bé có làn da khô hay bị dị ứng da eczema ở trẻ sơ sinh, điều quan trọng là hoàn toàn tránh dùng xà bông nhưng cho thêm kem làm mềm da vào nước khi tắm và thoa kem lên da thường xuyên.

Đặc biệt vào mùa đông, mẹ hãy chú ý một số điều sau cho bé sơ sinh bị khô da:

  • Không nên tắm bé quá nhiều hoặc quá lâu. Tắm 2-3 lần/tuần với thời gian tối đa 15 phút cho mỗi lần tắm.
  • Cho dù vào mùa đông cũng không dùng nước quá nóng để tắm cho con. Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây là cách chữa trị rất hiệu quả cho bé sơ sinh bị khô da. VÌ nước nóng sẽ làm mất độ ẩm tự nhiên trên da của trẻ. Với làn da mỏng manh của bé, mẹ nên dùng nước đã đun sôi để nguội pha với nước sôi để tắm cho con để hạn chế thành phần clo có trong nước làm da bé bị khô.
  • Tránh lạm dụng quạt sưởi. Vì sự chênh lệch nhiệt độ sẽ chỉ làm tình trạng da con tệ hơn.
  • Mẹ hãy đảm bảo cho bé bú mẹ thường xuyên giúp cơ thể bé được cung cấp đủ chất lỏng cần thiết, làn da cũng sẽ được nuôi dưỡng tốt hơn mẹ nhé!

Tuân thủ những nguyên tắc trên là bạn đã tự thiết lập cho mình bộ quy tắc chăm sóc để phòng tránh bé sơ sinh bị khô da khoa học nhất rồi đấy. Chúc các mẹ thành công!

bé bị khô da ở chân

Bé bị khô da ở chân – nguyên nhân và cách chữa trị

Bé bị khô da ở chân mãi không biến chuyển khiến mẹ lo lắng không biết lý do vì sao? Có phải vì thiếu vitamin C không hay vì các bệnh lý da liễu khác. Đừng bỏ qua những kiến thức cực kỳ bổ ích sau các mẹ nhé!

1. Bé bị khô da ở chân do thiếu vitamin

Một số loại Vitamin rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ, khi thiếu chúng cơ thể có một số biểu hiện bất thường. Trong đó có hiện tượng bé bị khô da ở chân, thậm chí là bong da. Các loại vitamin bé thường thiếu là:

1.1. Thiếu Vitamin A

Biểu hiện cụ thể có thể là da khô, ngứa ngáy khó chịu, móng tay nổi lên các vệt trắng, bong tróc da tay, chân, tóc khô xác… Lúc này nếu cơ thể không được bổ sung Vitamin A hợp lý có thể dẫn tới trí nhớ giảm sút, tính tình bất thường, mất ngủ, sỏi đường tiết niệu.

Mẹ có thể xử lý bằng cách bổ sung ngay các loại thực phẩm giàu vitamin A giúp thông minh mắt sáng như: gan cá, dầu gan cá, trứng gà và một số hoa quả có màu đỏ, cam, vàng,…

Các mẹ cũng có thể bổ sung các loại thuốc vitamin A

1.2. Do thiếu Vitamin B1

Biểu hiện của thiếu Vitamin B1 là viêm da, bé bị khô da ở chân, dị ứng âm thanh, thi thoảng bị nhức mỏi chân, phù chân… Mẹ hãy cho trẻ ăn nhiều ngũ cốc, các loại quả rắn, rau xanh và sữa tươi… để bổ sung thêm loại vitamin quan trọng này nhé!

1.3. Thiếu Vitamin C

Đây là loại vitamin thường được nhắc đến nhất khi bé bị khô da ở chân. Biểu hiện ban đầu của thiếu Vitamin C là bong da ở đầu ngón tay, chân, nẻ môi…

Đừng quá lo lắng, cha mẹ có thể chú ý bổ sung ngay Vitamin C cho con bằng cách cho con ăn nhiều cam, quýt, bưởi…

bé bị khô da ở chân

Tóm lại, để đề phòng bé bị khô da ở chân, tay, mặt… hoặc làm chậm sự phát triển của trẻ, bố mẹ nên chú ý bổ sung vitamin cho bé trong từng giai đoạn phát triển. Cho bé ăn đầy đủ các nhóm thức ăn để đảm bảo bé có thể phát triển toàn diện nhất!

2. Bé bị khô da ở chân do viêm da cơ địa

Bố mẹ đã chú ý bổ sung đầy đủ tất cả các loại vitamin nhưng tình trạng bé bị khô da ở chân vẫn không hề thuyên giảm mà ngày càng tệ hơn và có xu hướng lan cả sang các vùng khác. Nếu thế thì nhiều khả năng bé bị khô da ở chân do viêm da cơ địa đấy mẹ ạ!

2.1. Viêm da cơ địa là gì? Nguyên nhân do đâu?

Viêm da cơ địa được hiểu là tình trạng cơ thể bé mẫn cảm với một số hóa chất có trong sữa tắm, nước gội đầu, xà phòng rửa tay; mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết dẫn đến các phản ứng: bé bị khô da ở chân, tay, đầu hay khắp cơ thể; nhìn bề ngoài giống như như lớp sừng trên bề mặt da làm da bị bong đi. Lớp biểu bì trên ngón tay bé còn non nên dễ bị tổn thương nhất. Dễ hiểu khi hiện tượng bong da chỉ xuất hiện trên đầu ngón tay của bé.

Viêm da cơ địa cũng chịu ảnh hường của yếu tố di truyền, thường là do gen của bố mẹ đã có chứa mã quy định tính trạng viêm da cơ địa nên khi bé được sinh ra cũng mang gen này.

2.2. Cách chữa trị khi bé bị khô da ở chân do viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa rất khó điều trị dứt điểm, các loại thuốc chỉ có tác dụng điều trị tạm thời. Vì vậy, bố mẹ có thể:

  • Nếu không cần thiết, tránh cho con sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào. Các loại xà phòng, sữa tắm sẽ chỉ khiến tình trạng da của con tệ hơn thôi.
  • Chế độ ăn uông nên kiêng khem được là tốt nhất. Bao gồm các chất tanh, đồ hải sản, đồ nóng như tương ớt, mực, tôm, trứng gà…
  • Khi tình trạng da của bé quá tệ những lúc thời tiết thay đổi. hãy dùng các loại thuốc bôi và uống để điều trị tạm thời theo đơn thuốc của các bác sĩ có uy tín.

3. Giới thiệu phiên bản cao cấp Kem Em Bé New

3.1 Thành phần

Kem Em Bé New được bổ sung thêm 2 thành phần mới tạo nên bộ tứ thảo dược:

  • Nano THC (Tinh chất Nghệ trắng): Chất kháng viêm tự nhiên giúp giảm sưng đỏ, mẩn ngứa, kích thích tái tạo tế bào da, nhanh lành vết thương và ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Chiết xuất Rau má:  Dịu mát da, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da, đồng thời kích thích sản sinh collagen, tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Chiết xuất Cúc La Mã: Làm dịu nhanh ngứa ngáy, sưng đỏ, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi vùng da bị thương tổn.
  • Dầu quả Bơ: Duy trì độ ẩm, sự mềm mại của làn da, tạo điều kiện giúp da bé nhanh phục hồi.

Kem EmBé New chứa thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, được kiểm nghiệm chặt chẽ, không gây kích ứng và không chứa những hoạt chất gây tranh cãi như paraben, corticoid.

3.2 Công dụng

  • Chống viêm, kháng khuẩn
  • Giảm sưng đỏ, mẩn ngứa
  • Dưỡng ẩm, làm mềm da
  • Tạo màng bảo vệ da
  • Tái tạo tế bào da, ngăn ngừa thâm sẹo.

3.3 Đối tượng sử dụng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp các vấn đề về da như: chàm sữa, mụn sữa, hăm da, rôm sảy, mẩn ngứa, muỗi đốt, côn trùng cắn…

3.4 Một số câu hỏi về sản phẩm Kem Em Bé New

  • Kem Em Bé New giá bao nhiêu? Bán ở đâu? Kem Em Bé New có giá bán lẻ 80.000 đồng / tuýp 20gr. Sản phẩm được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
  • Kem Em Bé New có tốt không? Kem Em Bé New với thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên tuyệt đối an toàn đối với trẻ sơ sinh. Đặc biệt, thành phần Nano THC (Tinh chất Nghệ trắng) siêu hấp thu giúp nhanh chóng lành các tổn thương trên da của trẻ. Kem EmBé New dùng rất tốt cho các vấn đề về da ở trẻ nhỏ. Sản phẩm được đánh giá cao và được hàng nghìn bà mẹ tin tưởng sử dụng cho con mình.
  • Kem Em Bé New trị hăm tã có tốt không ? Kem Em Bé New được đánh giá rất tốt bởi các chuyên gia đối với vấn đề giải quyết hăm tã ở trẻ. Thông thường, các vết hăm sẽ dịu ngay sau khi sử dụng Kem Em Bé New do những tác dụng toàn diện dưới đây:

+ Làm mát da, dịu nhanh triệu chứng sưng đỏ, mẩn ngứa cho bé cảm giác thoải mái dễ chịu sau khi bôi kem.

+ Kích thích tái tạo các tế bào da mới giúp phục hồi tổn thương nhanh chóng và ngăn ngừa thâm sẹo.

+ Cung cấp dưỡng chất giúp dưỡng ẩm, làm mềm da cho da bé luôn mềm mại, mịn màng.

Kem Em Bé New chiết xuất 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn (kể cả da nhạy cảm). Hiệu quả và chất lượng của sản phẩm đã được kiểm nghiệm bởi chính sự tin dùng của hàng nghìn bà mẹ Việt.

CAM KẾT TỪ NHÃN HÀNG

Kem Em Bé New là sản phẩm được đặc chế dành riêng cho các vấn đề về da ở trẻ nhỏ, kể cả trẻ sơ sinh. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tâm sức vào các chương trình nghiên cứu về da để tạo nên sản phẩm chăm sóc đột phá dành cho mọi loại da (kể cả da nhạy cảm). Đối với chúng tôi, tính an toàn trong sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu.

Kem Em Bé New không gây kích ứng, và phải trải qua những chuỗi kiểm định nghiêm ngặt, để đảm bảo an toàn 100%. Đồng thời, không bao giờ chứa những hợp chất đáng nghi ngại như parabens, hay corticoid.

Kem Em Bé New cam kết đem lại cho bé một làn da khỏe mạnh, sản phẩm sử dụng hiệu quả và an toàn với thành phần 100% từ thiên nhiên.

Đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi, vì Kem Em Bé New chính là giải pháp mà mẹ đang tìm kiếm !

  • Click TẠI ĐÂY để xem danh sách nhà thuốc bán Kem EmBé New chính hãng
  • Click TẠI ĐÂY để đặt mua Kem EmBé New chính hãng giao tận nhà.
bé bị khô da ở chân

Mách mẹ bài thuốc từ mật ong cho bé bị khô da ở chân

Bé bị khô da ở chân tưởng là vấn đề nhỏ nhưng mãi không khỏi cũng khiến mẹ không khỏi lo lắng, sốt ruột. Con còn nhỏ, da nhạy cảm nên cũng không thể dùng các loại thuốc bôi bừa bãi nên các bài thuốc từ thiên nhiên là lựa chọn số một của mẹ.

bé bị khô da ở chân

Vì sao mật ong thích hợp cho bé bị khô da ở chân

Vì trong mật ong chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho làn da bẻ khỏe mạnh. Chúng cũng giúp bảo vệ các bé chống lại tia UV có hại trong ánh nắng mặt trời. Bởi vậy, có thể nói đây là lựa chọn số 1 cho mẹ khi bé bị khô da ở chân, mà không những ở chân mà hầu như tất cả các bộ phận trên cơ thể đều có hiệu quả tốt.

2 công thức tuyệt vời cho bé bị khô da ở chân kết hợp với mật ong

Công thức số 1: – Mật ong và sữa tươi

Mẹ có thể lấy khoảng 3 thìa sữa tươi không đường và 1 thìa mật ong hòa đều rồi bôi vào vùng da bị tổn thương của bé, để trong 15-20 phút, sau đó rửa sạch. Mật ong sẽ phục hồi và dưỡng ẩm cho làn da khô của bé, trong khi axit lactic trong sữa như một loại kem tẩy tế bào chết mà không gây kích ứng cho bé, giúp hồi sinh da mới. Sữa cũng giúp làn da của bé giữ lại được các loại dầu và độ ẩm tự nhiên của nó. Bởi vậy đây chính là bài thuốc tuyệt vời cho bé bị khô da ở chân đấy.

Mẹ có thể lấy khoảng 3 thìa sữa tươi không đường và 1 thìa mật ong hòa đều rồi bôi vào má bé trong 15-20 phút, sau đó rửa sạch.

Mẹ cũng có thể áp dụng cách này để tắm cho con: Nguyên liệu bao gồm 1 cốc sữa nguyên chất và 2 muỗng canh mật ong. Đổ cả 2 loại vào bồn tắm có nước ấm và để bé ngâm mình trong khoảng 15-20 phút. Mẹ dùng khăn mềm chà lên cơ thể bé một cách nhẹ nhàng. Điều này không chỉ giúp bé bị khô da ở chân cải thiện tình trạng khô của da mà da bé cũng sẽ càng ngày càng trắng hồng mịn màng đấy!

Công thức só 2: – Mật ong và bột yến mạch:

Bột yến mạch là một biện pháp khắc phục hiệu quả cho những bé bị khô da ở chân trầm trọng vì nó giúp nhẹ nhàng tẩy tế bào chết và chữa lành các mô da.

Mẹ có thể kết hợp 2-3 thìa canh mật ong trộn, 2 thìa nước hoa hồng với ½ cốc bột yến mạch chưa nấu chín vào trong một cái bát. Sau đó cho hỗn hợp này bôi nhẹ nhàng lên hai chân bé. Đợi 10 phút rồi nhẹ nhàng rửa sạch lại chân bé bằng nước ấm.

Mẹ nên thực hiện cách này 1 tuần 1 lần để phục hồi da khô nẻ cho bé.

Nếu bé bị khô da quá nặng, mẹ cũng có thể sử dụng một số loại thuốc bôi da trẻ em có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, không chứa corticoid, không chứa chất độc hại cho da bé. Kem bôi da sẽ giúp cải thiện tình hình tối ưu hơn các công thức thuần thiên nhiên vì nó là tổng hợp các loại dược liệu quý.

Mong rằng với các kiến thức trên, mẹ đã có thể “chiến đấu” với tình trạng bé bị khô da ở chân thật dễ dàng. Chúc các mẹ thành công nhé!

trebihamco

Hăm da là gì và cách chữa trị dứt điểm như thế nào?

Bệnh hăm da khá phổ biến, nhất là ở đất nước có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nóng ẩm mưa nhiều như Việt Nam. Nhưng thực sự hăm da là gì? Có lây không và cách chữa trị hiệu quả như thế nào thì không hẳn ai cũng biết!

Xem thêm:

1. Bệnh hăm da là gì?

Khái niệm: hăm da được hiểu là tình trạng viêm nhiễm tại các nếp gấp da trên cơ thể như nách, cổ, hang, kẽ ngón tay, chân khi các bộ phận ấy không được chăm sóc và vệ sinh hợp lý.

hăm da là gì
Không nên sử dụng thuốc bôi có sẵn trong nhà để bôi vùng cổ bị hăm của bé

1.1. Hăm da có lây không?

Bệnh hăm da phổ biến như vậy nhưng không phải là căn bệnh truyền nhiễm đâu. Thực tế, hăm da không hề lây lan qua bất kỳ con đường nào cả.

1.2. Triệu chứng bệnh hăm da là gì?

Ở người lớn và trẻ bị bệnh hăm da đều có triệu chứng xuất hiện một vùng bị mẩn đỏ, phồng nhẹ, bong vẩy và ngứa, xót. Vết hăm có cảm giác nóng hơn so với các vùng da khác trên cơ thể. Trường hợp nặng xuát hiện vết loét, ứ dịch gây đau đớn. Bệnh hăm da thường kinh niên với khởi phát âm ỉ, gây ngứa, cảm giác bỏng rát và đau nhức tại các nếp da.

1.3. Đối tượng dễ bị hăm da là gì?

Mọi người đều có thể là đối tượng tấn công của hăm da. Tuy nhiên có 2 nhóm đối tượng thường xuyên mắc phải nhất là: trẻ sơ sinh và người trưởng thành nhưng có cơ địa suy giảm miễn dịch, đái đường hay béo phì.

2. Cách chữa trị dứt điểm hăm da

Phòng và chữa trị hăm da nên dựa trên nền tảng là điều chỉnh chế độ vệ sinh cơ thể hằng ngày sao cho khoa học nhất. Làm vậy để không tạo điều kiện, cơ hội cho các vi nấm, vi khuẩn tấn công vùng da nhạy cảm của chúng ta.

2.1. Cách chữa đối với người lớn

Người lớn có cấu trúc da đã phát triển đầy đủ, có thể sử dụng một số loại thuốc như:

  • Clotrimazole 1% thoa 2-3 lần/ngày trong 2-4 tuần.
  • Miconazole 2% thoa 2-3 lần/ngày trong 2-4 tuần.

Trường hợp lở loét nên sử dụng thuốc mỡ tra làm liền vết thương, lấp đầy ổ loét như thuốc chứa Acid linoleic (dùng 2-3 lần/ngày).

2.2. Chữa hăm da cho trẻ em

Đối với các bé, đặc biệt là các bé sơ sinh, do cấu trúc da đặc biệt nhạy cảm hơn người lớn nên cần thận trọng khi dùng các loại thuốc. Tránh sử dụng bừa bãi, tránh các thành phần có tác động quá mạnh, các thành phần gây dị ứng, tuyệt đối không sử dụng loại kem bôi của bố mẹ cho con. Thay vào đó mẹ có thể tìm mua các sản phẩm kem bôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, lành tính cho bé. Có thể tham khảo sản phẩm của Kem EmBé đang được rất nhiều bà mẹ khác tin tưởng hiện nay.

Hoặc mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian: sử dụng lá trầu không, lá trà xanh, lá mã đề… kết hợp với chăm sóc, vệ sinh hằng ngày cho con thật hợp lý cũng có thể đẩy lùi căn bệnh này rất dễ dàng.

Lưu ý: với các bé bị hăm tã, trong thời gian điều trị mẹ nên hạn chế tối đa việc dùng bỉm để đảm bảo da con luôn được thông thoáng nhé!