Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

be bi con trung dot

Bé bị côn trùng đốt sưng đỏ – 3 điều mẹ nhất định phải biết

Trẻ nhỏ bị côn trùng đốt sưng đỏ là hiện tượng khá phổ biến với đặc trưng khí hậu và tự nhiên của nước ta. Tuy nhiên, nhiều mẹ không phân biệt được vết côn trùng đốt và cắn, chủ quan khi thấy con bị côn trùng đốt sưng đỏ có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân trẻ hay bị côn trùng đốt sưng đỏ

Do đặc điểm khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều cùng điều kiện tự nhiên phong phú của nước ta đã tạo điều kiện cho nhiều loài côn trùng sinh sôi; trẻ nhỏ lại hiếu động, mải chơi, không để ý đến xung quanh nên thường trở thành đối tượng tấn công của côn trùng. Đây chính là những nguyên nhân chính khiến trẻ hay bị côn trùng đốt sưng đỏ.

trẻ bị côn trùng đốt sưng đỏ
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị côn trùng sưng đỏ

2. Con bị côn trùng đốt sưng đỏ, mẹ cần phân biệt vết cắn và vết đốt

Nhiều mẹ cho rằng, vết đốt và vết cắn của côn trùng là giống nhau. Bởi những vết côn trùng đốt sưng đỏ, tấy lên mang lại cảm giác khó chịu như ngứa, bỏng rát đau nhức gần như nhau. Tuy nhiên, mẹ hãy cẩn thận vì vết cắn và đốt có sự khác biệt cơ bản về phản ứng của cơ thể. Cụ thể:

– Vết đốt:

Nguyên nhân: Thường do các loài có nọc độc như kiến lửa, ong bắp cày, ong vàng,… tấn công bằng cách chích và truyền nọc độc vào cơ thể người thông qua ngòi. Vết côn trùng đốt sưng đỏ, tấy lên, gây cảm giác rát, đau dữ dội ngay sau khi bị tấn công rồi giảm dần vài giờ sau đó. Nguy hiểm hơn, nếu bé có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với nọc độc côn trùng thì sẽ chóng mặt và ngất xỉu, thậm chí bé có biểu hiện sốc phản vệ như không bắt được mạch, tụt huyết áp gây trụy tim mạch, suy hô hấp, có thể gây tử vong nếu không được sơ cứu, cấp cứu kịp thời.

– Vết cắn: Do các loài không có nọc độc như muỗi, rận, bọ chét, chấy, ghẻ, bọ ve… gây ra. Chúng cắn và tiêm nước bọt chống đông máu vào cơ thể người, sau đó rút máu để có thể tồn tại. Vết cắn côn trùng  sưng đỏ và ngứa, thường sẽ hết trong khoảng 24h và không nguy hiểm như vết đốt. Tuy nhiên hãy chú ý vì một số côn trùng sẽ truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm não Nhật Bản sốt xuất huyết, sốt rét,…

3. Con bị côn trùng đốt sưng đỏ, mẹ cần sơ cứu như thế nào cho đúng cách

Khi bị côn trùng đốt sưng đỏ, điều trước tiên mẹ làm là nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra (nếu có) và làm sạch vùng da bằng xà phòng hay chất sát trùng.

Sau đó mẹ hãy chườm đá cho bé để giảm cảm giác ngứa, đau và sưng đỏ. Tránh để bé gãi làm độc tố phát tán rộng hơn. Thậm chí nếu cào gãi mạnh, da trầy xước, vết cắn sẽ bị nhiễm trùng, để lại sẹo nên mẹ hãy hết sức chú ý với vết côn trùng đốt sưng đỏ này của con. Cuối cùng, mẹ nên thoa thuốc tại chỗ cho bé với thành phần kháng viêm và giảm ngứa tự nhiên an toàn cho bé.

Lưu ý:

Trường hợp da phù nề nặng, đau rát nhiều, tổn thương kéo dài; bé có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao bất thường, chớm xuất huyết; hoặc bé có biểu hiện sốc phản vệ như lạnh chi, khó thở, mạch không bắt được, tím tái… mẹ cần phải sơ cứu ngay và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

bebimuoidotmeboithuocgi

3 sai lầm “chết người” khi con bị côn trùng đốt sưng đỏ

Con bị côn trùng đốt sưng đỏ về cơ bản không phải là hiện tượng quá nguy hiểm. Tuy nhiên một số nhận định sai lầm của mẹ có thể gây ra những biến chứng không thể ngờ tới!

Xem thêm: 

  1. Chủ quan với vết côn trùng đốt sưng đỏ

Nếu mẹ vẫn nghĩ rằng vết cắn hay đốt của côn trùng trên người con là quá bình thường và không có gì nguy hiểm thì hãy lắng nghe quan điểm của các bác sĩ trong trường hợp dưới đây! Trẻ em, đặc biệt là các bé sơ sinh có hệ miễn dịch còn non yếu nên các vết côn trùng đốt sưng đỏ có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao đặc biệt khi bé gãi, hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, khiến vi khuẩn càng dễ dàng tấn công.

  1. Lạm dụng mật ong, nước chanh, dầu xanh…khi con bị côn trùng đốt sưng đỏ

Khi con bị côn trùng đốt sưng đỏ, thường bố mẹ không tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có cách chữa trị hợp lý mà thường áp dụng ngay các biện pháp truyền thống như nước cốt chanh, mật ong hay khoai tây. Những phương pháp này rất lành tính nhưng chỉ có tác dụng giảm ngữa chứ không hề có chức  năng diệt khuẩn. Đôi khi còn gây kích ứng cho làn da vốn đã bị tổn thương vì dư lượng thuốc trừ sâu, hoặc không hợp vệ sinh chẳng hạn.

Thế nên bố mẹ hãy lưu ý đừng quá lạm dụng các sản phẩm gần gũi này khi phát hiện vết côn trùng đốt sưng đỏ trên người con. Thay vào đó, mẹ nên dùng các loại thuốc bôi chứa hoạt chất kháng viêm giảm ngứa an toàn và hiệu quả, chuyên biệt dành cho làn da bé, khắc phục tình trạng ngứa, viêm da và chống dị ứng.

  1. Sử dụng sản phẩm thuốc bôi như thế nào khi bé bị côn trùng đốt sưng đỏ cho an toàn và hiệu quả?

Trước hết, ngay khi phát hiện ra vết côn trùng đốt sung đỏ trên người con, mẹ hãy sơ cứu bằng cách lấy nọc độc ra (nếu có) rồi rửa vết thương bằng sản phẩm sát khuẩn dịu nhẹ. Sau đó sử dụng tiếp các loại thốc bôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, dịu nhẹ với da bé nhưng chứa hoạt chất kháng viêm giảm ngứa, giúp cải thiện tình trạng trẻ bị sưng đỏ tốt nhất.

Kem EmBé là sản phẩm được hội đồng khoa học Việt Nam nghiên cứu. Với tinh chất Cúc La Mã, tinh Nghệ nano giúp giảm ngứa, sưng nhanh chóng ở da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (chỉ sau khoảng 5 phút).

Không chỉ thế, Kem Embe còn chứa một hàm lượng vừa đủ kẽm oxit, vitaminE và allantoin giúp kháng khuẩn nhẹ, làm săn da, hiệu quả trong việc làm lành các vùng bị côn trùng đốt sưng đỏ. Đồng thời, làm mềm da, giữ độ ẩm, giảm các kích ứng trên da và kích thích sự phát triển các tế bào da, mau chóng giúp da phục hồi như ban đầu.

Về tính kháng viêm, Kem EmBé có chứa nano Curcumin – tinh nghệ nano thế hệ mới được ví như chất kháng sinh tự nhiên, có tính kháng viêm mạnh, làm giảm phản ứng viêm, sưng tấy, ức chế và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn tại các vùng da bị trầy xước, tổn thương nên rất phù hợp điều trị cho các vết côn trùng đốt sưng đỏ của bé. Thật tuyệt với phải không nào? Chúc các mẹ điều trị các vết côn trùng đốt sưng đỏ thật hiệu quả cho con nhé!

côn trùng đốt sưng đỏ

 

xoakemchobe (1)

Hăm da ở trẻ sơ sinh và cách phòng tránh hiệu quả nhất.

Hăm da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến, có đến 50% trẻ ở độ tuổi sơ sinh gặp vấn đề hăm da. Vậy thực ra hăm da là gì, cách phòng tránh như thế nào nhỉ?

hăm da ở trẻ sơ sinh phải làm sao

  1. Hăm da ở trẻ sơ sinh là gì?

Khái niệm: hăm da được hiểu là tình trạng viêm nhiễm tại các nếp gấp da trên cơ thể như nách, cổ, háng, kẽ ngón tay, chân khi các bộ phận ấy không được chăm sóc và vệ sinh hợp lý.

Hai dạng hăm da ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất là hăm cổ và hăm tã vì bé sơ sinh thường mũm mũm, vùng cổ vì vậy hay có các ngấn dễ dàng tạo điều kiện để hăm cổ tấn công; còn hăm tã là do việc sử dụng tã không đúng cách của mẹ dẫn đến làn da tiếp xúc với vũng tã của con bị tổn thương và hăm tã.

  1. Nguyên nhân hăm da ở trẻ sơ sinh.

Hăm da là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Đôi khi bạn rửa ráy, vệ sinh cho bé bình thường rồi hốt hoảng khi phát hiện ra vết hăm da ở trẻ sơ sinh không biết xuất hiện từ bao giờ! Vậy nguyên nhân gây ra hăm da và cách chữa hăm da cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Có 3 nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng hăm da ở bé:

  • Do bản chất da bé vốn rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị tổn thương.
  • Do trẻ sơ sinh gần như mặc tã 24/24. Vùng da mông vì vậy thường xuyên phải tiếp xúc với phân và nước tiểu gây kích ứng da và hăm tã. Loại bỉm không phù hợp cũng có thể khiến da bé bị tổn thương.
  • Ngoài ra bé bị hăm da còn có thể do mẹ mặc đồ quá chật, đồ làm bằng chất liệu quá cứng.
  1. Cách chữa hăm da ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Như đã phân tích ở trên, cách chữa hăm da ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất chính là thay đổi thói quen vệ sinh cho bé sao cho đúng:

  1. Luôn để làn da con được khô thoáng

Khi bé bị hăm tã, hãy cố  gắng để mông trần cho con, không cho con mặc tã giấy hay tã vải, để vùng da bị hăm của con được sạch sẽ, khô thoáng nhất.

Mẹ cũng nên sử dụng các loại ga trải giường bằng chất liệu có thể giặt sạch.

Nếu thời tiết ấm áp, mẹ nên đưa con ra ngoài và cho con phơi nắng! Vitamin D là một liều thuốc tự nhiên rất công hiệu cho tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh đấy.

  1. Nhớ làm dịu vùng da bị tổn thương cho con.

Khi xảy ra tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh, dám chắc phần da bị hăm của con sẽ rất đau. Mẹ hãy cố gắng làm dịu vùng da này bằng cách làm giảm sự cọ xát giữa da và tã (ví dụ sử dụng phấn bột thảo dược cho trẻ em để xức cho con chẳng hạn).

Nhớ lưu ý sử dụng sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, đặc biệt lành tính và dịu nhẹ cho làn da nhạy cảm của con. Mẹ có thể tham khảo thêm sản phâme Kem Embe đang được các mẹ rất tin dùng.

  1. Chuyển hướng điều trị

Nếu những vết hăm đỏ không biến mất khi mẹ đã sử dụng tất cả các cách trên, các mẹ hãy lập tức đưa con đến bác sĩ để có các biện pháp kịp thời nhằm không để xảy ra những biến chứng đáng tiếc nhé.

Lưu ý:

Chỉ còn một vài lưu ý nho nhỏ cuối cùng cho mẹ:

– Mẹ cần chắc chắn về loại bỉm mình đang dùng: có bị bí không? Có nhiều nylon quá không? Có gây kích ứng cho da con không?

  • Và chú ý thay bỉm cho con sau 2-4h dù bỉm đã đầy hay chưa. Đừng vì tiết kiệm mà chưa thay cho con khi bỉm chưa đầy có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn hoành hành và làm hại làn da nhạy cảm của con đấy!
sử dụng bỉm cho trẻ

Mách mẹ 3 “thần dược” chữa hăm da ở trẻ sơ sinh an toàn

Sử dụng các loại lá cây, bài thuốc dân gian truyền thống để chữa hăm da ở trẻ sơ sinh như thế nào? Chúng có ưu và nhược điểm là gì và trường hợp nào thì nên áp dụng? Lắng nghe những lời khuyên từ các chuyên gia ngay bây giờ mẹ nhé!

hăm da ở trẻ sơ sinh

Ưu điểm của cách chữa hăm da ở trẻ sơ sinh bằng các bài thuốc dân gian

  • Đơn giản, dễ thực hiện. Nguyên liệu là các loại lá cây ngay trong vườn nhà.
  • An toàn, dịu nhẹ với tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh vì tất cả các nguyên liệu đều có nguồn gốc tự nhiên, lành tính, không chứa các chất hóa học, các chất gây dị ứng hay nguy hiểm cho làn da nhạy cảm của bé.
  • Hiệu quả, đáng tin vì đã được các bà, các mẹ kiểm chứng suốt chiều dài lịch sử nước ta.

Dùng chè chữa hăm da ở trẻ sơ sinh

Chè là một trong những thảo dược rất có giá trị đối với việc chữa hăm da ở trẻ sơ sinh vì vốn lành tính, lại mát nên được ứng dụng để chữa nhiều vấn đề về da cho bé; lại rất tiện dụng vì chè xanh hay trà túi các mẹ đều có thể sử dụng như một loại thuốc chữa hăm da ở trẻ sơ sinh không chỉ an toàn mà còn hiệu quả nữa đấy.

Cách làm: Đối với các túi trà, mẹ có thể đặt túi trà khô vào bên trong tã hoặc bỉm của con để tinh chất tannin có sãn trong trà tự nó giúp cho da bé thông thoáng, hồi phục làn da bị tổn thương.

Nếu dùng trà xanh để chữa hăm da ở trẻ sơ sinh thì có thể dùng nước trà xanh thật đặc phun trực tiếp vào cùng da tổn thương của bé. Một cách khác là mẹ dùng trà xanh để tắm hằng ngày cho bé. Tinh chất Lyzozym có sẵn trong trà có chức năng sát trùng và thổi bay những vi khuẩn gây hại trên da của bé.

Dùng dầu dầu oliu chữa hăm da ở trẻ sơ sinh

Các loại tinh dầu thực tế vốn thường được các mẹ sử dụng trong quá trình làm đẹp bằng thiên nhiên thực tế hoàn toàn có thể được ứng dụng một cách khéo léo để chữa hăm da ở trẻ sơ sinh nữa đấy mẹ à.

Cách dùng: Lấy trực tiếp dầu ôi liu bôi lên vùng da bị tổn thương của bé, mát xa trong khoảng 10-20 phút rồi rửa thật sạch lại cùng nước.

Dùng lá trầu không, lá khế chữa hăm da ở trẻ sơ sinh

Lá trầu không và lá khế là 2 loại lá có sẵn trong vườn nhà nhưng lại có tác dụng kỳ diệu mà có lẽ nhiều mẹ chưa biết, nhất là khi dùng để chữa hăm da ở trẻ sơ sinh.

Cách dùng:

Lấy 1 ít lá trầu không hay lá khế, rửa sạch rồi đun sôi. Để nước nguội bớt rồi dùng khăn sạch nhúng vào nước và lau những vùng da bị hăm của trẻ. Cố gắng thực hiện 2-3 lần/ngày và làm hằng ngày sẽ cho hiệu quả chữa hăm da ở trẻ sơ sinh tốt nhất đấy các mẹ ạ!

Một chút lưu ý cho các mẹ muốn áp dụng các bài thuốc thiên nhiên chữa hăm da ở trẻ sơ sinh là nếu áp dụng một thời gian tương đối dài mà tình trạng da của bé vẫn không cải thiện thì cần đưa bé đến bệnh viện để khám và chữa trị thật kịp thời nhé!