Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

chuaseotham_1

Bé khô da thường xuyên mẹ phải làm sao để trị dứt điểm?

Chưa hoàn thiện và khá mỏng manh, làn da của trẻ sơ sinh rất dễ bị các yếu tố bên ngoài tác động. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là tình trạng bé khô da. Hiện tượng này tuy không quá nguy hiểm những cũng khiến con khó chịu, bố mẹ lo lắng.

bé bị khô da

Mách mẹ nguyên nhân bé khô da

Trong vòng 4 năm đầu đời, làn da của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện: chưa có tuyến mồ hôi và rất dễ bị tổn thương. Cộng với hệ miễn dịch chưa phát triển nên da con đặc biệt nhạy cảm với các tác động từ môi trường. Vậy đâu là 4 nguyên nhân chính khiến bé khô da?

  1. Cấu trúc làn da của bé rất mỏng manh, đặc biệt là lớp thượng bì chưa hình thành nên làn da bé chưa có sự vững chắc và không thể tự bảo vệ và hồi phục khi bị mất nước.
  2. Do đặc điểm khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, thời tiết thay đổi nhanh chóng, biên độ nhiệt lớn nên cũng dễ khiến bé khô da.
  3. Vào mùa đông, sự chênh lệnh nhiệt độ và thiếu ẩm trong không khí khiến làn da của bé thường xuyên bị khô.
  4. Các yếu tố bình thường như bột giặt quần áo mà chúng ta sử dụng hàng ngày trong gia đình, hay chất ny-lon trong quần áo bé mặc cũng có thể là kẻ thù khiến bé khô da.

Ngoài ra, kem và dầu massage cũng là một trong những nguyên nhân chính làm làn da con bị khô ráp. Bởi vậy bố mẹ hãy lưu ý không bao giờ sử dụng kem thoa của người lớn cho trẻ em và trẻ sơ sinh. Hãy đảm bảo dầu thoa cho bé có thành phần 100% thiên nhiên, không hóa chất và phù hợp với làn da của bé.

Chăm sóc như thế nào để hạn chế tối da tình trạng bé khô da?

Chế độ sinh hoạt hằng ngày của bé không khoa học: tắm quá nhiều hoặc quá ít, mặc quần áo quá cứng… là một trong những nguyên nhân hàng đấu khiến tình trạng bé khô da ngày càng tệ. Bởi vậy nếu muốn chữa trị dứt điểm tình trạng này, bố mẹ nên chú ý thay đổi từ thói quen chăm sóc bé hằng ngày. Chú ý một số điểm như sau:

  • Không tắm cho bé quá nhiều, tắm quá lâu, tắm với nước quá nóng và sử dụng bông tắm vì sẽ làm tình trạng bé khô da ngày càng tệ.

– Chỉ sử dụng sữa tắm organic dành cho bé, không SLES (Chất tẩy rửa) vì có thể gây kích ứng da bé.

– Sau khi tắm, nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm để thêm ẩm cho bé . Các sản phẩm này không chỉ làm dịu và thêm ẩm cho da mà còn giúp bé không còn bị ngứa ngáy khó chịu, rất thích hợp trị liệu các vết nứt nẻ vào mùa hanh lạnh.

Chú ý: Một số bố mẹ không dám sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cho con vì lo trong kem có các thành phần gây hại cho làn da mỏng manh của bé. Tuy nhiên nếu lựa chọn các sản phẩm một cách kỹ càng, có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, không chứa các chất tạo mùi, gây dị ứng thì bố mẹ sẽ không gặp phải tình trạng nêu trên, ngược lại làn da của con sẽ hồi phục rất nhanh vì các thành phần quý được tổng hợp trong kem bôi đấy.

Mong rằng với những kiến thức trên, bé khô da sẽ không còn là nỗi lo của mẹ!

tre-so-sinh-bi-rom-say-boi-thuoc-gi

Mách mẹ 3 bài thuốc trị rôm sảy cho bé tuyệt vời từ thiên nhiên

Thời tiết nắng nóng khiến tình trạng da con ngày càng tệ, thế nhưng bé bị rôm sảy bôi thuốc gì chưa bao giờ là một câu hỏi dễ trả lời vì sử dụng các loại thuốc không đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho làn da nhạy cảm của bé. Trong trường hợp này thì các bài thuốc từ thiên nhiên là câu trả lời hoàn hảo đấy!

Xem thêm:

Bài thuốc từ gừng tươi

Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì nhanh khỏi
Bài thuốc từ thiên nhiên gừng tươi rất được các mẹ tin dùng vì tính hiệu quả và an toàn!

Gừng tươi có đặc tính hàn, mát, lại rất phổ biến nên mẹ có thể sử dụng để trị rôm sảy cho con.

Cách dùng:

Gừng tươi để cả vỏ giã nát hoặc xay nhuyễn, sau đó mẹ dùng bông thấm nước gừng và chấm lên vùng bé bị rôm. Áp dụng trong vòng 5 ngày với tần suất 3-4 lần/ngày sẽ giúp bé đỡ hẳn tình trạng rôm sảy và hạn chế mọc lại.

Bài thuốc từ lá bọ mẩy và bạc hà!

Cách dùng:

Lá bọ mẩy đem sắc lấy nước đặc, thêm một ít lá bạc hà trước khi bắc ra rồi đun sôi lại. Dùng nước này để chấm lên vùng da bị rôm của bé hoặc dùng để rửa cho bé. Sau một vài ngày, rôm sẽ lặn đi và không để lại hậu quả gì trên da bé.

Bài thuốc từ lá dâu tằm.

Lá dâu tằm:

Lấy lá dâu tằm đựng vào một túi vải sạch, thêm nước và đun sôi, để nguội, dùng nước này tắm cho bé. Sau khi tắm cho bé bằng nước lá dâu tằm, bố mẹ bôi hoặc rắc bột đậu xanh (đậu xanh để cả vỏ xay thành bột) lên vùng da bị rôm cho bé. Vết rôm sẽ khỏi nhanh chóng khi bố mẹ áp dụng cách này.

Ngoài ra bố mẹ nên tham khảo thêm các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy từ những thảo dược dễ tìm dễ mua giúp giảm ngứa ngáy ở trẻ nhanh chóng.

Thay đổi chế độ chăm sóc sao cho khoa học

Các bé bị rôm sảy chủ yếu là do cơ thể nóng bên trong, do đó mẹ cũng hãy chú ý làm mát cho con bằng cách:

  1. Đảm bảo lúc nào con cũng có một không gian thoáng mát, nhiệt độ vừa phải không nóng quá, không lạnh quá để sinh hoạt và vui chơi.
  2. Lưu ý chuyện tắm rửa hằng ngày: tắm mát cho con vào giờ nhất định với nhiệt độ thích hợp và ở nơi kín gió để tránh trẻ bị cảm lạnh đột ngột.
  3. Khẩu phần ăn hằng ngày đặc biệt tăng cường bổ sung các loại hoa quả có nhiều vitamin C như cam, chanh…

Ngoài ra, bổ sung các loại uống nước giải khát thanh nhiệt như: rau má, nước chanh, nước chanh muối, mía lau, artisô…

Lưu ý: Một số bố mẹ cho rằng không nên sử dụng điều hòa nhiệt độ vì không tốt cho đường hô hấp của con. Bởi vậy một số gia đình vào những ngày nắng nóng vẫn không dám sử dụng điều hòa. Tuy nhiên nhận định đó hoàn toàn sai lầm. Nên sử dụng điều hòa nhiệt độ: máy lạnh, quạt thông khí, mặc áo quần thoáng mát và hạn chế vận động cho con vào những ngày nóng bức.

Xem thêm: Phương pháp trị rôm sảy cho bé đơn giản và hiệu quả mà mẹ nên biết

Khi da được làm mát, rôm sảy sẽ biến mất nhanh chóng, mẹ sẽ không phải bận tâm bé bị rôm sảy bôi thuốc gì nữa đấy. Chúc các mẹ thành công!

bé bị rôm sảy

Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì? những điều mẹ nên biết

Thời tiết khó chịu, nhất là vào mùa hè nắng nóng khiến rôm sảy trên người con ngày càng hoành hành làm bố mẹ đứng ngồi không yên. Vậy bé bị rôm sảy bôi thuốc gì cho an toàn và hiệu quả nhất?

Xem thêm:

Hiểu tận gốc nguyên nhân để biết bé bị rôm sảy bôi thuốc gì

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bé bị rôm sảy:

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan là thời tiết nóng bức, khó chịu. Thật vậy, vào những ngày hè oi bức, mồ hôi trẻ tiết ra nhiều, không thoát hết sẽ ứ đọng trong các ống bài tiết trên da, nếu bị bụi bịt kín sẽ làm xuất hiện các nốt viêm trên da khiến bé vô cùng khó chịu.

Thứ 2, nguyên nhân chủ quan là do chế độ chăm sóc bé hằng ngày của mẹ chưa được khoa học, tạo điều kiện cho mồ hôi kết hợp với bụi bít kiến lỗ chân lông. Thậm chí khi trẻ đã bị rôm sảy rồi mà chế độ chăm sóc vẫn không được điều chỉnh thì tình trạng rôm sảy sẽ ngày càng nặng, đe dọa sức khỏe của con. Bởi vậy, trước khi đi tìm câu trả lời cho vấn đề bé bị rôm sảy bôi thuốc gì, trước hết mẹ nên đảm bảo chế độ  tắm rửa, chăm sóc hàng ngày đang làm là hoàn toàn khoa học và thoải mái cho bé.

Xem thêm: Vì sao vào mùa hè, trẻ dễ bị rôm, mụn nhọt?

Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì?

Thay đổi chế độ chăm sóc sao cho khoa học

Các bé bị rôm sảy chủ yếu là do cơ thể nóng bên trong, do đó trước khi trả lời câu hỏi bé bị rôm sảy bôi thuốc gì, mẹ hãy chú ý làm mát cho con bằng cách thay đổi điều kiện sống. Nghĩa là luôn đảm bảo con có một không gian thoáng mát, nhiệt độ vừa phải không nóng quá, không lạnh quá.

Lưu ý tắm mát cho con vào giờ nhất định với nhiệt độ thích hợp và ở nơi kín gió để tránh trẻ bị cảm lạnh đột ngột.

Khẩu phần ăn hằng ngày đặc biệt tăng cường bổ sung các loại hoa quả có nhiều vitamin C như cam, chanh… trong khẩu phần ăn hay uống nước giải khát thanh nhiệt như: rau má, nước chanh, nước chanh muối, mía lau, artisô…

Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì?

Các loại thuốc bôi thường dùng điều trị rôm sảy là:

  1. Dung dịch calamine

Tác dụng làm dịu ngứa nhanh

Nhược điểm: Thuốc có những tác dụng không mong muốn nên khi sử dụng cần hết sức thận trọng, chỉ dùng khi thật cần thiết và phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

  1. Kem bôi anhydrous lanolin

Tác dụng: có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng bít các ống tuyến mồ hôi và ngưng phát sinh các đám rôm.

  1. Các bài thuốc tắm từ thiên nhiên

Trả lời cho câu hỏi bé bi rôm sảy bôi thuốc gì? – Đôi khi câu trả lời chỉ là các loại lá vô cùng quen thuộc trong vườn nhà mà các mẹ bỏ qua không biết.

Cụ thể là các mẹ có thể tắm cho trẻ bằng một số loại cây, quả như mướp đắng, chanh, lá tía tô, kinh giới…

Tuy nhiên các mẹ nhớ làm sạch thật sạch những loại lá, quả này trước khi sử dụng đun nước tắm cho con để loại bỏ tất cả các loại vi khuẩn ẩn nấp trên lá hay quả đó.

  1. Sử dụng sản phẩm Kem Embe

Điểm mạnh nhất của sản phẩm Kem Embe chính là 100% thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên, là tổng hợp của rất nhiều vị thuốc quý trong dân gian nên có hiệu quả rất nhanh, an toàn và được các bà mẹ tin dùng. Đặc biệt sản phẩm cũng không chứa corticoid và parapen nên hoàn toàn an toàn cho trẻ sơ sinh đấy!

bebiromsay_1
Nhiều phụ huynh đã tin dùng và hài lòng với chất lượng sản phẩm Kem EmBé

 

bé bị nẻ má bôi gì

3 món quà từ thiên nhiên cho bé khô da mẹ nên biết

Bé khô da khiến không ít ông bố bà mẹ lo lắng vì tìm mọi cách mà tình trạng vẫn không thuyên giảm. Bố mẹ ơi học lỏm ngay cách sử dụng 3 bài thuốc từ thiên nhiên để chữa trị cho con nhé!

Mật ong cho bé khô da

Vì sao mật ong có thể giúp hạn chế tình trạng khô da ở trẻ sơ sinh?

Nguyên do là trong mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho làn da con khỏe mạnh. Chúng cũng giúp bảo vệ các bé chống lại tia UV có hại trong ánh nắng mặt trời.

Cách dùng mật ong cho bé khô da?

Chuẩn bị 1 cốc sữa nguyên chất và 2 muỗng canh mật ong. Đổ cả 2 loại vào bồn tắm có nước ấm và để bé ngâm mình trong khoảng 15-20 phút. Mẹ dùng khăn mềm chà lên cơ thể bé một cách nhẹ nhàng. Điều này không chỉ giúp da bé không khô nẻ mà ngày càng trắng hồng mịn màng nữa đấy.

Dầu dừa cho bé khô da

Dầu dừa dường như đã quá quen thuộc với các mẹ nhờ những công dụng làm đẹp tuyệt vời: dưỡng da, ủ tóc, kích thích mi mắt mọc dài, tóc mọc dài nhanh hơn. Thế nhưng rất nhiều mẹ chưa biết rằng dầu dừa là một loại thuốc trị khô nẻ và ngứa da tuyệt vời cho bé. Không chỉ giúp làm dịu làn da bị kích thích mà cũng ngăn ngừa tình trạng làn da bị nhiễm khuẩn. Hơn nữa, dầu dừa sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông và có thể giúp dễ dàng thẩm thấu vào da.

Cách dùng dầu dừa cho bé khô da:

+ Đầu tiên, mẹ hãy rửa sạch lau khô mặt cho bé. Chú ý nhẹ nhàng, tránh cọ xát quá mạnh vào má bé sẽ khiên làn da bị nẻ càng bị tổn thương.

+ Thoa khoảng 3-5ml dầu dừa lên mặt (nếu dầu đông lại thì các bạn có thể lấy ra một miếng nhỏ bằng đầu ngón tay nhé)

+ Matxa tập trung vào các vùng: Hai bên cánh mũi dễ chai sần, hai bên mép, hai bên đuôi mắt vì đây là chỗ dễ bị nếp nhăn.

+ Giữ mặt với dầu như vậy trong khoảng 30 phút

+ Cuối cùng, mẹ hãy rửa sạch mặt với nước cho bé. Nếu cần có thể dùng các loại sửa rửa dịu nhẹ cho da bé như gamma phil hay ceta phil.

Lưu ý dùng khoảng 3-4 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất mẹ nhé!

Bột yến mạch cho bé khô da

Bột yến mạch là một biện pháp khắc phục hiệu quả cho những bé khô da trầm trọng vì nó giúp nhẹ nhàng làm tróc da chết và chữa lành các mô da.

– Mật ong và bột yến mạch: Mẹ có thể kết hợp 2-3 thìa canh mật ong trộn, 2 thìa nước hoa hồng với ½ cốc bột yến mạch chưa nấu chín vào trong một cái bát. Sau đó cho hỗn hợp này bôi nhẹ nhàng lên hai chân và hai tay bé. Nếu bé bị nẻ tay chân. Đợi 10 phút rồi nhẹ nhàng chà chân tay của bạn rồi rửa lại bằng nước ấm. Mẹ nên thực hiện cách này 1 tuần 1 lần để phục hồi tình trạng bé khô da.

Ngoài ta mẹ cũng có thể hòa trực tiếp bột yến mạch (đã nghiền nhỏ) vào nước tắm ấm cho bé. Dùng nước trong bồn tắm cho bé và ở những chỗ da khô nẻ, mẹ dùng một miếng vải hoặc khăn mặt mềm thấm nước tắm đắp lên. Đây là cách hiệu quả giúp làm dịu ngay làn da ngứa ngáy, khó chịu vì khô nẻ của con.