Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

bé bị muỗi đốt

Mách mẹ cách trị rôm sảy tận gốc: Bắt đầu từ hiểu nguyên nhân

Trời nắng nóng khiến con bị rôm sảy mãi không khỏi làm mẹ vô cùng lo lắng, nhưng không biết nên dùng bài thuốc hay kem bôi gì để an toàn cho làn da nhạy cảm của con. Hãy để Kem Embe mách mẹ nguyên nhân và cách trị rôm sảy tận gốc cho bé nhé!

Xem thêm: 

cách trị rôm sảy cho bé yêu

Hiểu nguyên nhân để chọn cách trị rôm sảy hiệu quả cho con

Rôm sảy rất phổ biến ở trẻ em trong mùa hè, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chính là trong thời tiết nóng nực, mồ hôi trẻ tiết nhiều không thoát ra được hết, ứ đọng trong ống bài tiết. Miệng ống do đó dễ bị bụi, ghét bít kín khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng, mọc thành từng đám, có khi dày đặc.

Xem thêm: Cha mẹ cần làm gì khi bé bị rôm sảy?

Mách mẹ cách trị rôm sảy tận gốc cho bé

Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy thông thường, đến khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết không gây tác hại gì. Nhưng cũng có nhiều em ít được chú ý giữ da sạch sẽ, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.

Vậy cách phòng và cách trị rôm sảy hiệu quả nhất chắc chắn phải bắt đầu từ việc bố mẹ cố gắng thay đổi chế độ chăm sóc con hắng ngày sao cho khoa chọ và hiệu quả nhất. Cụ thể:

  1. Hạn chế ra nắng từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều để phòng và trị rôm sảy cho trẻ

Từ 10h sáng đến 4h chiều là khoảng thời gian các tia UVA và UVB cực độc từ mặt trời hoạt động mạnh nhất, rất dễ khiến cho da bé bị cháy nắng, bỏng rát thậm chí ung thư da. Bởi vậy bố mẹ hãy tránh hết sức việc đưa con ra nắng vào những thời điểm này không chỉ để phòng và trị rôm sảy mà còn để tránh những bệnh lý về da nguy hiểm khác.

  1. Che chắn kỹ càng cho bé mỗi khi ra ngoài để phòng và trị rôm sảy.

Nếu không thể không đưa con ra ngoài khi trời nắng, bố mẹ hãy che chắn cẩn thận, kỹ càng cho con trước khi ra ngoài. Cụ thể: cho bé áo dày, dài tay, đeo kính râm đạt, thoa kem chống nắng cho trẻ để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng xấu từ ánh nắng mặt trời.

  1. Vệ sinh da cho bé khoa học, đúng cách.

Đây là yếu tố quan trọng nhất trong cách trị rôm sảy cho con mẹ cần biết và hầu như mẹ nào cũng biết. Thế nhưng chăm sóc như thế nào mới khoa học và đúng cách thì đôi khi mẹ chưa hiểu thực sự đúng.

  • Để vệ sinh da sạch sẽ, bạn nên tắm thường xuyên cho trẻ vào những ngày hè, ít nhất 1 lần/ngày. Nên vắt thêm 1 quả chanh vào nước tắm của trẻ để phòng và trị rôm sảy hiệu quả.
  • Cho các cháu mặc quần áo vải mỏng, rộng, nhạt màu cũng là cách trị rôm sảy vô cùng hiệu quả. Mẹ hãy chú ý chọn loại sợi tự nhiên, thấm mồ hôi, tránh dùng những loại vải dày, vải nylon bí mồ hôi.
  • Cách trị rôm sảy cho bé trong những ngày hè oi bức còn có: các bậc cha mẹ nên dành cho con những gian phòng rộng rãi, thoáng mát nhất; tránh đưa trẻ đến những nơi hội họp đông người, không khí nóng ngột ngạt, hoặc chen chúc trong những phương tiện giao thông công cộng.
  • Hạn chế các thức ăn quá ngọt như chocolate, kẹo, cho uống đủ nước. Không dùng kháng sinh hoặc bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.
bé bị khô da phải làm sao

Mẹ có biết 4 cách trị rôm sảy cho con hiệu quả từ thiên nhiên?

Rôm sảy là hiện tượng luôn khiến mẹ lúng túng vì không biết có nên dùng các loại thuốc, kem bôi có thực sự an toàn làn da mỏng manh của các bé. Nếu vậy thì 5 cách trị rôm sảy từ thiên nhiên sau chắc chắn sẽ là vị cứu tinh của mẹ đấy!

Xem thêm:

cách trị rôm sảy

Cách trị rôm sảy cho bé bằng lá trà xanh

Trà xanh vốn là loại lá có tính hàn (mát), lại dịu nhẹ nên được ứng dụng vào việc giải độc, thanh nhiệt, làm mát, giảm mụn nhọt, trị mẩn ngứa cho cả người lớn và trẻ con.

Cách trị rôm sảy cho bé bằng lá trà xanh thực ra khá đơn giản. Trà xanh mua 200-300 gram, cho vào nước muổi ngân rửa sạch,  vẩy khô rồi cho vào 5- 10 lít nước sạch đun sôi, sau đó để nguội đến nhiệt độ vừa đủ. Dùng nước này lau khắp người, đặc biệt là vùng da bị tổn thương sẽ có tác dụng hồi phục cho da con rất tốt.

Cách trị rôm sảy cho bé bằng gừng tươi

Tương tự như lá trà xanh, gừng tươi cũng là một “vị thuốc” thần đến từ thiên nhiên, được ứng dụng như một cách trị rôm sảy rất hiệu quả.

Gừng tươi 70g (để cả vỏ) rửa sạch, giã nát, dùng bông thấm nước gừng, bôi thấm lên những chỗ da nổi rôm, ngứa ngáy. Ngày bôi 2-3 lần. Bôi trong 5 ngày. Gừng tươi cũng có thể được dụng để đun lấy nước, để nguội đến nhiệt độ thích hợp dùng để tắm cho bé rất tốt.

Cách trị rôm sảy cho bé bằng lá dâu tằm

Lá dâu tằm 200 gram, rửa sạch cho vào túi vải, nấu với khoảng 5 lít nước, đun sôi, chờ đến nước ấm thì dùng tắm cho bé. Sau khi tắm xong lau khô người, mẹ có thể rắc bột đậu xanh lên vùng da tổn thương của con hoặc sử dụng các loại kem bôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên cũng rất tốt cho bé.

Nên áp dụng từ 3-5 ngày để đạt hiệu quả tối ưu nhất

Cách trị rôm sảy cho bé bằng lá khế

Là khế là một loại lá cây rất sẵn trong vườn, có mùi thơm nhẹ và cũng dịu mát cho làn da nhạy cảm của con.

Lá khế mẹ chỉ cần rửa sạch bằng nước muỗi loãng, cho vào nồi nấu lên tắm cho bé. Ngoài ra cũng có thể vò trực tiếp rồi lọc lấy nước tắm cho bé. Tuy nhiên, không nên tắm nước lá khế tươi cho trẻ sơ sinh, nên nấu chín hãy tắm đề phòng lá khế có nhiều bọ nẹt làm ngứa bé.

Nhược điểm: Cách này cũng không nên dùng nhiều, chỉ dùng khi bé bị nhiều rôm, một tuần tắm khoảng 3 lần thôi bởi tắm thường xuyên sẽ làm da bé bị xỉn do nhựa của lá khế

Ngoài ra, các mẹ cũng nên vắt khoảng 1/2 trái chanh vào nước ấm và tắm cho trẻ. Với những trẻ da bị trầy xước không nên tắm nước chanh vì làm cho trẻ dễ bị xót, rất khó chịu.

Bên cạnh việc áp dụng các cách trị rôm sảy từ thiên nhiên, mẹ cũng chú ý nhiều đến chế độ ăn: chú ý tăng cường bổ sung các loại hoa quả có nhiều vitamin C như cam, chanh… Uống nước giải khát thanh nhiệt như: rau má, nước chanh, nước chanh muối, mía lau, atisô…

Để thanh nhiệt mẹ cũng có thể cho trẻ ăn xen kẽ các loại cháo hoặc chè nấu bằng các loại đậu như đậu xanh nguyên vỏ, đậu đỏ, đậu đen, bột sắn dây… cũng là cách trị rôm sảy rất tốt . Tuy nhiên, không nên cho đường hoặc cho rất ít đường nhé! Chúc các mẹ thành công!

Bé bị nẻ má – Nguyên nhân, cách phòng tránh và chữa trị

Cùng lắng nghe chia sẻ về nguyên nhân, cách phòng và chữa trị hiện tượng bé bị nẻ má hiệu quả nhất các mẹ nhé!

bé bị nẻ má làm thế nào

Nguyên nhân bé bị nẻ má là gì?

Nẻ má là hiện tượng vô cùng phổ biến đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng bé bị nẻ má:

  1. Thời tiết mùa đông ở nước ta quá khắc nghiệt, không khí lạnh và độ ẩm ít, chưa kể đến những hiện tượng thời tiết cực đoan như sương muối, khiến ngay cả da người lớn cũng dễ khô, nứt.
  2. Bản chất da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất mỏng, chưa có lớp bã nhờn nên dễ mất nước, nứt nẻ khi bị ảnh hưởng bởi tác động môi trường, thời tiết.
  3. Ngoài ra, trong những ngày lạnh, nhiều gia đình hay sử dụng quạt sưởi, điều hòa nóng… càng khiến da bé thêm khô. Nhiều bà mẹ sợ con lạnh, dùng nước nóng rửa mặt, tắm cho bé cũng là nguyên nhân khiến bé bị nẻ má.

Cách phòng và chữa trị hiện tượng bé bị nẻ má

Đối với các bé bị nẻ má nhẹ

Nếu tình trạng bé bị nẻ má không quá nặng các mẹ có thể phòng và chữa cho con bằng cách rất đơn giản: Dùng một chút sữa mẹ vắt vào cục bông, xoa nhẹ lên má con. Chú ý trước khi thoa sữa mẹ lên mặt bé mẹ nhớ lau sạch mặt bằng nước ấm cho con trước. Cách này tuy đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả vì sữa mẹ có đặc tính lành, mát, lại chữa nhiều chất kháng thể và vitamin tự nhiên rất tốt cho da bé bị nẻ má.

Theo bác sĩ, để chữa trị cho bé bị nẻ má, bố mẹ cũng có thể bôi lớp mỏng các sản phẩm chứa cetafin lên da để tạo thành lớp màng mỏng ngăn da trẻ bị mất nước hoặc chọn những loại kem giữ ẩm dành riêng cho trẻ em. Tuy nhiên nên lựa chọn các loại kem có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, lành tính. Nên tránh các sản phẩm có mùi thơm, chứa cồn vì có thể làm da thêm khô và có nguy cơ dị ứng.

Cách chăm sóc đúng cách cho làn da bé bị nẻ má

Chăm sóc da bé một cách khoa học, đúng cách lúc nào cũng là biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất giảm thiểu tối đa tình trạng làn da khô của bé. Thế nhưng bố mẹ thường gặp một số sai lầm khá đơn giản trong quá trình chăm sóc cho con. Cùng xem những sai lầm thường gặp khiến bé bị nẻ má mãi không khỏi để sửa ngay hôm nay nhé:

– Dù lạnh cũng nên mặc quần quần áo thoáng, mềm mại, dễ thở cho con, không để bé quá nóng vì có thể gây phát ban.

– Với những bé hay chảy dãi, liếm môi có thể làm môi khô nẻ, mẹ có thể sử dụng các sản phẩm kem bôi dành riêng cho bé: rất lành tính và hiệu quả rất tốt.

– Nên tắm gội cho bé thường xuyên, không dùng nước quá nóng, không dùng các loại dầu gội sữa tắm chứa nước hoa và cồn. Sau khi tắm cho con có thể bôi một lớp kem dưỡng dành cho bé.

Lưu ý: Nhiều bà mẹ khi thấy bé bị nẻ má tự ý mua thuốc về bôi cho con, thấy nhanh khỏi nên dùng thường xuyên mà không biết đó là những thuốc chứa corticoid – có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ thậm chí cả người lớn nếu dùng lâu dài như teo da, giãn mạch… nên tuyệt đối không dùng cho con nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

da trẻ sơ sinh bị khô

Mách mẹ 4 “thần dược” đặc trị cho bé bị nẻ má an toàn hiệu quả

Sử dụng các bài thuốc từ tự nhiên là một trong những cách chữa trị và hạn chế tình trạng bé bị nẻ má hàng đầu cho các mẹ có con nhỏ vì rất an toàn cho làn da nhạy cảm của con. Sau đây là 4 “thần dược” mẹ nên dùng cho con nhé!

1. Bột yến mạch cho bé bị nẻ má

Từ trước đến giờ, bột yến mạch vẫn được sử dụng để làm mặt nạ dưỡng ẩm cho chính các mẹ. Bây giờ, mẹ có thể áp dụng ngay bài thuốc làm đẹp này để phòng và trị bé bị nẻ má đấy. Cụ thể công thức như sau. Dùng ½ thìa bột yến mạch sống trộn đều với mật ong, nhau sau đó dùng hỗn hợp này bôi nhẹ nhàng lên phần da bị khô và nứt nẻ của bé. Để khoảng 10 phút rửa sạch mặt trẻ lại bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện đều đặn 1 tuần/lần sẽ giúp da bé không bị khô.

bé bị nẻ má phải làm sao

2. Dầu ô liu cho bé bị nẻ má

Dầu oliu không vốn đã “có tiếng” vì tốt cho sức khỏe nay còn được ứng dụng trong ngành công nghiệp làm đẹp vì. Dầu này có tác dụng dưỡng ẩm, bảo vệ da không bị khô và nứt nẻ vào mùa hanh khô.

Mẹ có thể dùng dầu oliu để chữa da khô và nứt nẻ cho trẻ bằng cách: Tắm sạch cho bé bằng nước ấm, dùng khăn lau khô người cho trẻ. Sau đó hãy đổ 1 ít dầu oliu ra tay và xoa đều hai lòng bàn tay. Nhẹ nhàng massege lên vùng da bị tổn thương của bé. Ngoài ra mẹ có thể dùng dầu oliu hòa vào nước để tắm cho bé bị nẻ mặt. Như vậy sẽ có tác dụng dưỡng ẩm rất tốt cho làn da nhay cảm của con đấy.

3. Sữa mẹ cho bé bị nẻ má

Để Kem Embe mách nhỏ các bạn một điều nhé! Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ mà còn có công dụng điều trị một số bệnh nhẹ ở em bé. Bẻ bị nẻ má là một ví dụ điển hình. Khi trẻ bị khô, nứt nẻ da má mẹ có thể dùng 1 vài giọt sữa mẹ bôi lên vùng da bị khô. Để 15 phút rồi lau mặt bằng khăn ấm là trẻ sẽ thấy dễ chịu, thoải mái hơn rất nhiều rồi đấy.

Nhưng mà mẹ ơi. Đừng quên trước khi bôi mẹ nên dùng khăn ấm lau khô, rửa thật sạch mặt cho con mẹ nhé!

4. Dầu dừa cho bé bị nẻ má

Không cần dài dòng thì các mẹ có lẽ cũng  biết rõ dầu dừa là một trong những dưỡng chất tự nhiên tốt nhất cho da và tóc. Thế nên vào mùa đông, để phòng tránh bé bị nẻ má mẹ nên dùng dầu dừa dưỡng ẩm cho con. Có thể sử dụng mỗi ngày cho da bé luôn mềm mại và mịn màng các mẹ nhé!

Tuy nhiên các bài thuốc từ thiên nhiên chữa trị cho bé bị nẻ má thường chỉ có tác dụng tốt nhất đối với các trường hợp nhẹ. Nếu tình trạng khô da của bé quá tệ, mẹ hãy tìm mua các sản phẩm kem bôi chống và trị nẻ có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên. Sản phẩm sẽ vừa lành tính, lại cho hiệu quả cao vì được tích hợp nhiều vị thuốc thiên nhiên quý giá.

Chúc các mẹ thành công!