Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

bebimuoidotmeboithuocgi

Để con chịu ngứa vì muỗi đốt, mẹ có nên không?

Là mẹ, ai chẳng xót khi nhìn con gãi, khó chịu vì những nốt muỗi đốt, mẩn ngứa trên da rồi sau vài ngày lại thâm đen thành sẹo xấu xí. Tìm mọi cách để giúp con hết ngứa nhưng chính mẹ lại lạc trong “ma trận” đó, khiến mẹ mất nhiều thời gian và đau đầu trong việc tìm sản phẩm tốt cho con.

Xem thêm:

Muỗi châm, con ngứa

Nếu người lớn bị ngứa nhưng vẫn không thể ngăn mình đưa tay lên “gãi cho thỏa” thì đối với con trẻ, ý thức về việc gãi khi bị muỗi đốt là không thể. Trong khi đó, làn da của con vốn rất mỏng manh và non nớt, mỗi lần con đưa tay lên gãi lại là một lần con tự làm tổn thương da mình.

Bé bị mẩn ngứa vì muỗi đốt
Dùng rất nhiều loại nhưng không ăn thua, chỉ khi dùng Kem EmBé, cu con nhà chị Phúc mới không bị ngứa nữa.

Chị Hoàng Kim Phúc (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Cu nhà mình da dữ lắm, muỗi, kiến đốt cái là biết liền. Ngày còn ẵm ngửa thì không gãi gì, bôi cho con cái gì con biết cái ý chứ lớn thêm chút nữa, khi bé biết nhận thức, theo phản xạ, cứ hơi ngứa con lại gãi, có khi gãi tóe máu mới thôi”.

Mọi khi đi làm về, chỉ cần nghe tiếng xe máy là bé Bi đã chạy ra ngoài reo hò đón mẹ nhưng mấy hôm nay, không còn thấy bé hiếu động như mọi ngày nữa mà chỉ ngồi yên trên ghế xem ti vi và chờ mẹ bước vào. Nguyên nhân bởi tay con đang “bận” gãi ngứa khắp người, từ tay đến chân rồi cả cổ,… chi chít vết muỗi. Thấy con như vậy, chị Linh sốt ruột và tỏ ra khó chịu khi cô giúp việc không trông con cẩn thận nhưng rồi cũng chính chị nhận thấy do bản thân đã lơ là, không để ý đến con nhiều. “Đi làm từ sáng đến tối, mọi việc trông con, cho con ăn đều do một tay cô giúp việc. Ngay cả tối ngủ mình cũng để con ngủ riêng. Mình chỉ dành cho con thời gian mấy tiếng đồng hồ vào buổi tối và những ngày cuối tuần. Nghĩ nhà thoáng mát  sẽ không có muỗi nhưng nào ngờ, Bi ra ban công chơi, nhiều cây cối nên bị muỗi đốt tịt chân tay. Mình cũng đã mua cho con sản phẩm nước ngoài để bôi da nhưng nghe cô giúp việc nói giờ thuốc đó không hiệu quả, bôi vào con chỉ đỡ ngứa một lú, sau lại gãi trở lại” – chị Phạm Linh (Quận 1, TP HCM) kể.

Mẹ có “độc chiêu”, con hết ngứa

Để hóa giải nỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều mẹ khi con bị muỗi đốt, và từ sự chuyển giao đề tài khoa học ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI đã nghiên cứu kết hợp nhiều thành phần thiên nhiên để tạo ra Kem EmBé, sản phẩm bôi da đầu tiên chuyên biệt cho làn da bé có chứa bộ đôi kháng viêm kháng khuẩn, giảm ngứa tự nhiên tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất Cúc La Mã làm dịu nhanh tổn thương da, ngăn ngừa thâm sẹo, giúp bé hết sưng đỏ, ngứa ngáy khó chịu khi bị muỗi cắn.

bé bị mẩn ngứa vì muỗi đốt
Bé Sóc cầm nghịch tuýp Kem EmBé

Chị Nguyễn Bích Liên (Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Mình biết đến Kem EmBé do tình cờ Sóc nhà mình bị muỗi đốt, cô bạn thấy vậy cho mình dùng thử tuýp kem. Lúc đầu cũng không tin nhưng cứ bôi thử cho Sóc xem thế nào. Kết quả thật bất ngờ và công hiệu, vết muỗi đốt đỡ hẳn mà không để lại sẹo thâm gì cả . Chưa kể đến việc Sóc nhà mình hay bị rôm sảy, mẩn ngứa ở cổ và nhiều khi đóng bỉm hay bị hăm, những lúc bị như vậy mình liền bôi Kem EmBé cho Sóc và thấy đỡ hẳn, kem không những làm dịu mát mà còn an toàn cho da của trẻ nhỏ”.

bé bị mẩn ngứa vì muỗi đốt 3
Bé Tin được mẹ Ngọc Thúy cho dùng Kem EmBé  khi mới vài tháng tuổi

Chị Lê Thị Ngọc Thuý (TP.Thanh Hoá) hào hứng khi phản hồi về Kem EmBé: “Mình ở miền Trung, dịp này đang đến mùa mưa, thời tiết ẩm thấp nên rất nhiều muỗi, dù cố gắng dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ nhưng vẫn không tránh được tình trạng muỗi nhiều. Tin nhà mình lại thường xuyên bị muỗi đốt, mỗi lần thấy con gãi đỏ tấy cả lên mà mình đau lòng. Thế rồi một lần tình cờ được nhà thuốc giới thiệu sản phẩm Kem EmBé, mình mua ngay về dùng cho Tin, và mình thấy hiệu quả rõ rệt luôn, chỉ cần xoa một chút kem vết muỗi đã giảm ngay sưng đỏ, dịu đi cơn ngứa lập tức nên Tin cũng không còn phải gãi nữa”.

Không chỉ được lòng các bà mẹ mà ngay cả với trẻ nhỏ, Kem EmBé cũng tạo được thiệt cảm và ấn tượng tốt. “Trong một lần đi sự kiện Mẹ và Bé, thấy có gian hàng màu hồng nổi bật của Kem EmBé con đã reo lên thích thú và nói “Kem EmBé của con này mẹ, mẹ mua nữa cho con đi” thế là dù ở nhà còn 1 tuýp nhưng vẫn phải chiều ý con mua thêm. Bé cầm suốt buổi, không chịu rời tay hay đưa mẹ cầm hộ” – chị Quỳnh Anh (Hoàng Mai. Hà Nội) chia sẻ.

cách trị rôm sảy

Vì sao da trẻ sơ sinh bị khô – Lời khuyên từ bác sĩ

Làn da mòng manh của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh luôn nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài, nhất là vấn đề thời tiết. Bởi thế nên da trẻ sơ sinh bị khô luôn là vấn đề khiến các bà mẹ nhức đầu. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân khiến da bé bị khô và nghe lời khuyên từ bác sĩ các mẹ nhé!

da trẻ sơ sinh bị khô, mẩn ngứa khiến con khó chịu

Hai nguyên nhân chính khiến da trẻ sơ sinh bị khô

Làn da con trẻ bị khô nứt, dù nặng hay nhẹ cũng thường xuất phát từ 2 nguyên nhân chính sau:

  • Cấu trúc da của trẻ

Làn da trẻ sơ sinh vốn mỏng manh, nhạy cảm hơn bình thường. Cấu trúc da chưa hoàn thiện, đặc biệt lớp thượng bì chưa hình thành, da không có cơ chê phục hồi khi mất nước. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô.

  • Thời tiết

Việt Nam là đất nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nên mỗi khi giao mùa thời tiết thường biến đổi mạnh khiến làn da, nhất là làn da non nớt của bé chưa thích ứng kịp. Từ đó thường xuyên dẫn đến tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô.

  • Các bước chăm sóc con hằng ngày của mẹ:

Ngoài ra, việc chăm sóc con hằng ngày của mẹ nếu không đúng cách cũng rất dễ khiến tình da trạng trẻ sơ sinh bị khô ngày càng nặng khiến con vô cùng khó chịu, quấy khóc. Ví dụ như mẹ tắm quá nhiều lần cho bé, cho bé sử dụng các loại thuốc bôi da không phù hợp, dành cho người lớn; mẹ cho bé mặc những quần áo khô cứng, chứa quá nhiều nilon hay sử dụng nguồn nước có quá nhiều clo để tắm cho bé cũng góp phần gây ra tình trạng khô da mặt.

Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị khô

Da trẻ sơ sinh bị khô đôi khi khiến  mẹ đau đầu vì đã tìm mọi cách mà tình hình vẫn không thuyên giảm. Làn da con lại mỏng manh làm mẹ không dám lạm dụng các loại thuốc, sợ sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể phòng và trị khô da cho con chỉ bằng những bước đơn giản sau đây:

  1. Giảm số lần tắm

Với các bé, việc tắm hằng ngày là hoàn toàn không cần thiết, thậm chí còn là nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh bị khô ngày càng trầm trọng. Lý do là khi tắm sẽ làm mất đi chất dầu tự nhiên trên da của bé. Với trẻ sơ sinh bạn chỉ nên tắm cho bé 2-3 lần/tuần, mỗi lần tối đa chỉ 15 phút. Các ngày còn lại mặc dù mẹ không tắm cho bé nhưng vẫn lau người và giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé đặc biệt là vùng kín và những nếp gấp cánh tay, chân.

Các mẹ lưu ý, để giữ cho da bé được mịn màng mẹ có thể sử dụng dầu dừa hoặc dầu ô liu trong nước tắm cho bé.

  1. Dưỡng ẩm da cho bé

Nhiều mẹ vì lo lắng các loại kem bôi dưỡng ẩm không phù hợp với làn da nhạy cảm của con nên hạn chế sử dụng các loại kem này, dù tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô rất nặng. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm!

Vấn đề dị ứng với các loại kem bôi chỉ xảy ra khi mẹ không tìm hiểu kỹ lưỡng khi lựa chọn kem bôi cho con, dẫn đến dùng các loại kem cho người lớn cho làn da bé sẽ không phù hợp, xảy ra những phản ứng không mong muốn.

Bởi vậy sử dụng một loại kem dưỡng ẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, không chứa các chất có hại cho da bé để thoa nhẹ nhàng lên da bé sau khi tắm là cách tuyệt vời nhất để mẹ đối phó với làn da trẻ sơ sinh bị khô.

Dấu hiệu da trẻ sơ sinh bị khô mẹ nên đưa đi bác sĩ

Da trẻ sơ sinh bị khô bình thường thì không có vấn đề gì, mẹ chỉ cần áp dụng cách chăm sóc ở trên. Tuy nhiên, nếu xuất hiện với những dấu hiệu dưới đây thì mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

Da bé bị khô kèm theo ngứa và xuất hiện những mảng đỏ. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng chàm bội nhiễm ở da bé.

Một vài chứng khô da ở bé có thể chuyển thành bệnh vảy cá, chứng bệnh này được biểu hiện với những lớp vảy cá xếp thành từng lớp trên da của bé. Chính vì vậy, nếu phát hiện sớm có thể điều trị kịp thời giúp bé thoát khỏi bệnh về da nghiêm trọng này.

Trên đây là một vài kiến thức về việc da trẻ sơ sinh bị khô. Hi vọng qua bài viết này, các mẹ có con bị khô da sẽ phần nào tìm được cách chữa trị phù hợp nhất. Chúc các mẹ thành công!

cach tri ham cho be

Mách mẹ nguyên nhân và cách trị hăm cho bé

Hăm là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một thống kê mới đây đã chỉ ra rằng có trên 50% các em bé trong độ tuổi dưới 12 tháng tuổi gặp các vấn đề về hăm tã. Vậy nguyên nhân và cách trị hăm cho bé như thế nào? Nếu mẹ quan tâm hãy lắng nghe những thông tin thật hữu ích sau nhé!cach tri ham cho be

Hiểu nguyên nhân để tìm cách trị hăm cho bé phù hợp nhất!

Có 4 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hăm da ở con:

  • Da bé bị ẩm ướt:

Các bậc cha mẹ luôn tin tưởng tuyệt đối vào khả năng hút ẩm của những chiếc bỉm khi dùng cho bé như những quảng cáo về nó, điều này hoàn toàn sai lầm, bởi vì, ngay cả những chiếc bỉm có khả năng hút ẩm cao cũng có thể gây ra ẩm ướt cho vùng da của bé. Nếu trẻ bị ẩm ướt trong thời gian dài, nó sẽ là cơ hội cho vi khuẩn trong phân kết hợp với nước tiểu sẽ gây nên tình trạng hăm tã ở bé. Thay đổi nhận thức về vấn đề này là một trong những cách trị hăm cho bé hiệu quả.

  • Phản ứng với hóa chất

Chứng hăm tã ở bé có thể là kết quả của việc da bé bị chà xát vào bề mặt của tã; đặc biệt, loại tã này được sản xuất kèm những loại hóa chất nhạy cảm với da của bé.

  • Đồ ăn lạ

Nghe có vẻ không liên quan nhưng rất nhiều bé bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bị hăm khi bước vào quá trình ăn dặm, nhất là sau khoảng thời gian bé thử một món ăn mới. Thức ăn mới có khả năng làm thay đổi tần suất, thành phần nước tiểu hoặc phân của bé dẫn đến tình trạng hăm tã.

  • Lạm dụng phấn rôm

Hầu hết các mẹ có thói quen thoa một lượt phấn rôm cho bé sau khi bé tắm xong. Cảm giác bé thơm tho, mát mẻ khiến mẹ lầm tưởng rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy và chống hăm. Thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện. Ngưng lạm dụng phấn rôm là một cách trị hăm tã cho bé tưởng vô lý nhưng lại rất hiệu quả đấy.

Ngoài ra, tưa lưỡi cũng là một trong những hình thức nhiễm khuẩn đường miệng ở bé. Một số bé xuất hiện chứng tưa lưỡi cùng lúc với dấu hiệu bị hăm tã.

Mách mẹ vài cách cơ bản trị hăm cho bé tại nhàcách trị hăm cho bé

Chủ yếu cách trị hăm cho bé này tập trung vào việc cải thiện chế độ chăm sóc, sinh hoạt hằng ngày của con:

  • Thay tã thường xuyên là cách trị hăm cho bé tại nhà hiệu quả.

Thay tã thường xuyên để da bé không phải tiếp xúc với các enzyme gây kích ứng có trong phân, nước tiểu trong thời gian quá lâu. Điều này có nghĩa là cha mẹ nên chú ý kiểm tra tã của trẻ để thay ngay cả ngày lẫn đêm.

  • Không lạm dụng phấn rôm.

Như đã phân tích ở trên, dùng phấn rôm không những không phải cách trị hăm cho bé mà ngược lại còn gây hầm bí da khiến tình trạng da ngày càng tệ. Cha mẹ nên cẩn thận khi dùng phấn rôm, thoa vào vùng da phía mông hoặc những nếp gấp quanh mông cho bé.

Bạn không nên đóng tã cho bé quá chật đến nỗi không khí khó có cơ hội lưu thông quanh vùng da mông của bé. Việc nới lỏng tã còn khiến bé dễ thở hơn. Ngoài ra, bạn nên tránh loại tã ít có khả năng thấm hút tốt, an toàn, mềm mại.

  • Cho bé bú mẹ càng lâu càng tốt.

Sữa mẹ có khả năng củng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể bé đương đầu với các loại vi khuẩn gây bệnh. Bé bú mẹ cũng ít phải dùng kháng sinh, bởi vậy cho bé bú mẹ càng lâu càng tốt được các chuyên gia tin tưởng như một cách trị hăm cho bé rất hiệu quả.

  • Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay tã, bố mẹ nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô và bôi thuốc mỡ cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục bé và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy.

Chú ý:

– Phòng ngủ, giường nằm của bé phải sạch sẽ, thoáng mát.

– Cố gắng để bé được “nuy” mỗi ngày vài lần giúp cho da được khô thoáng.

Ngoài ra mẹ bé cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé và nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt. Đây là điểm quan trọng trong cách trị hăm cho bé ngay tại nhà đấy. Cuối cùng, chúc các mẹ sớm tìm được cách trị hăm cho bé hiệu quả nhất!

trị hăm da cho bé

Mách mẹ cách trị hăm cho bé tận gốc

Làn da non nớt, nhạy cảm của bé, nhất là các bé sơ sinh rất dễ bị dị ứng, hăm tã… Vậy phải làm thế nào để trị hăm cho bé tận gốc cũng như chăm sóc bé thế nào để phòng tránh hăm tã. Hãy khám phá ngay bây giờ nhé!

1. Tầm quan trọng của việc trị hăm cho bé

Trẻ sơ sinh có làn da đặc biệt mỏng manh và nhạy cảm. Tuy nhiên nó lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Làn da đem đến cho trẻ cảm nhận, giúp trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh. Thông qua làn da non nớt ấy, bé có thể giao tiếp, tiếp nhận tình yêu thương của bố mẹ thông qua những cái vuốt ve. Làn da cũng bảo vệ trẻ trước các tác nhân có hại của môi trường. Bởi vậy nó cần sự chăm sóc và bảo vệ đặc biệt kỹ lưỡng từ những người thân yêu.

trị hăm cho bé

Chứng hăm da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Cụ thể có hơn 50% trẻ trong độ từ 4 đến 15 tháng tuổi bị hăm da ít nhất một lần trong chu kỳ hai tháng.Tuy cách trị hăm da khá đơn giản nhưng cũng không thể lơ là, dễ dẫn đến những biến chứng khó lường đối với làn da nhạy cảm của bé.

2. Cách trị hăm cho bé tận gốc – Xuất phát từ phòng ngừa!

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bởi vậy có thể nói cách trị hăm cho bé tốt nhất chính là phòng ngừa hăm da bằng việc vệ sinh hằng ngày cho bé thật tốt.

2.1. Giúp da bé luôn khô sạch

Để phòng và trị hăm cho bé, mẹ luôn lưu ý giữ cho da bé sạch và khô. Nên dùng nước hơi ấm rửa sạch toàn bộ vùng mông, bẹn và những phần da bị tổn thương. Có thể dùng khăn xô nhúng vào nước ấm rồi vắt nước nhè nhẹ lên vùng da bị tổn thương chứ đừng xát mạnh khăn vào da bé khiến vùng da càng bị tổn thương nặng. Mẹ cũng nên chú ý tới nhiệt độ nước, không để quá nóng.

2.2. Hạn chế dùng tã

Nếu con đã bị hăm, để trị hăm cho bé các mẹ nên ngưng cho con dùng tã cho con trừ lúc bé ngủ. Các mẹ có thể thấy khá bất tiện thế nhưng để đảm bảo tình trạng hăm tã của con được cải thiện nhanh nhất, nên để con không tiếp xúc với tã trong khoảng 1-2 ngày cho đến khi da con hồi phục hẳn.

2.3. Thay bỉm đúng cách

Thay bỉm cho con đúng cách cũng là một cách trị hăm cho bé hiệu quả. Qua khảo sát cho thấy có rất nhiều mẹ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề quan trọng này. Nhiều mẹ thậm chí không biết mình đang đóng bỉm sai cách cho con.

trị hăm cho bé

Để trị hăm cho bé hiệu quả, mình xin nhắc lại, hãy chú ý:

  • Chắc chắn về loại bỉm đang dùng cho con: cân nhắc liệu con có bị bí không? Có nhiều nylon quá không? Có gây kích ứng cho da con không?
  • Đặc biệt cần thay bỉm cho con sau khi sử dụng từ 2 đến 4 giờ dù bỉm đã đầy hay chưa!

2.4. Sử dụng loại kem phòng và trị hăm cho bé

Sai lầm của các mẹ là không tìm hiểu kỹ mà đã bài xích việc sự dụng các loại kem bôi trị hăm cho trẻ vì quan niệm đó là hóa chất. Tuy nhiên mẹ hoàn toàn có thể khắc phục nhược điểm này bằng việc lựa chọn loại kem bôi có thành phần 100% từ thiên nhiên, có các thành phần lành tính và an toàn cho bé. Sự thật là nếu sử dụng đúng cách thì đây là bước vô cùng quan trọng hằng ngày để mẹ phòng và cả trị hăm da cho bé đấy.