Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

trẻ bị hăm cổ

Trẻ bị hăm cổ tìm hiểu nguyên nhân và tuyệt chiêu phòng ngừa

Hăm cổ là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ bị hăm cổ nghe tưởng như đơn giản nhưng cần có biện pháp phòng ngừa và chưa trị đúng đắn xuất phát từ hiểu rõ nguyên nhăn gốc rễ của vấn đề, nếu không có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho sự phát triển bình thường của bé.

 

Nguyên nhân căn bản khiến trẻ bị hăm cổ

Làn da non nớt và mềm mại của trẻ em rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Tuy nhiên vùng cổ là nơi dễ bị hăm nhất. Có nhiều yếu tố dẫn đến việc trẻ bị hăm cổ,chia thành 4 nguyên nhân chính:

  • Trẻ bị hăm cổ ban nhiệt: Mùa hè, cái nóng bức dễ gây khiến da bé mẩn ngứa, đổ nhiều mồ hôi hơn rồi cuối cùng dẫn đến trẻ bị hăm cổ.
  • Da trẻ bị nhiễm khuẩn, nấm: Vùng cổ là vùng có nhiều nếp gấp, nhất là ở trẻ sơ sinh dễ làm nơi cư trú cho bụi bẩn cũng như các loại vi khuẩn, nấm, gây hại cho da trẻ.
  • Trẻ bị hăm cổ do ma sát: Do trẻ sơ sinh thường khá mũm mĩm, cổ còn hơi ngắn nên những nếp gấp tại vùng cổ sẽ chà xát với nhau liên tục gây kích ứng.
  • Yếu tố khác khiến trẻ bị hăm cổ: chủ yếu liên quan đến quá trình chăm sóc trẻ hằng ngày. Ví dụ: khi trẻ bú sữa, sữa có thể rơi xuống cổ của trẻ nhưng sau đó, mẹ không biết, không lau khô khiến trẻ bị hăm cổ. Hoặc sau khi tắm xong, khi trẻ bị đổ mồ hôi, da của trẻ không được lau khô, nhất là những phần có nếp gấp. Đây cũng là một trường hợp trẻ bị hăm cổ.

Ngoài ra, quá lạm dụng phấn rôm cũng có thể là nguyên nhân khiến cho da trẻ bị hăm. Vì bôi phấn rôm đồng nghĩa với gia tăng tình trạng bí bách cho da bé, nguy hiểm hơn, khi các phân tử phấn rôm rời rạc không tạo thành lớp màng bảo vệ sẽ tạo khoảng trống cho các enzyme trong chất thải xâm nhập vào da bé. Vì vậy các mẹ cần phải hết sức chú ý khi dùng phấn rôm, tránh lạm dụng làm cho tình trạng trẻ bị hăm cổ càng trở nên trầm trọng.

Cách phòng tránh trẻ bị hăm cổ

Hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị hăm cổ, ta sẽ dễ dàng nhận thấy phương pháp phòng tránh hữu hiệu nhất là vệ sinh hằng ngày cho trẻ thật cẩn thận và đúng cách:

– Sau khi tắm, cần lau khô người cho bé, nhất là những vùng da có nếp gấp.

– Dùng loại bột giặt dịu nhẹ cho da trẻ sơ sinh.

  • Quần áo của trẻ sơ sinh cần được làm bằng cotton và không nên chứa quá nhiều nilon.
  • Không bôi phấn rôm ngay sau khi tắm và trước khi quấn tã. Khi trẻ đã bị hăm thì tuyệt đối không bôi phấn rôm vào vùng da đã bị tổn thương.

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các loại thuốc chống hăm để phòng trẻ bị hăm cổ. Chú ý nên chọn loại không chứa chất tạo màu, tạo mùi và có nguồn gốc từ thiên nhiên để đảm bảo cho làn da nhạy cảm của bé. Mẹ có thể tham khảo các loại kem bôi dành riêng cho trẻ như kemembe, sản phẩm đã được kiểm nghiệm chặt chẽ về nguyên liệu và công nghệ phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ để phòng trẻ bị hăm cổ một cách hiệu quả nhất!

trẻ bị hăm

Trẻ bị hăm cổ – 3 tuyệt chiêu mẹ cần nhớ!

Trẻ bị hăm cổ có thể chữa trị nhanh nhất bằng phương pháp gì, trong quá trình chăm sóc trẻ cần lưu ý những điều gì để có thể chữa trị nhanh nhất, tránh các biến nguy hiểm?

1.  Phòng ngừa và chữa trị cho trẻ bị hăm cổ bằng các bài thuốc tự nhiên

–      Dùng dầu dừa

Sử dụng dầu dừa để chữa trị cho trẻ bị hăm cổ

Cách làm khá đơn giản: Sử dụng dầu dừa để mát xa vùng bị tổn thương của trẻ, sau khoảng 30 phút thì sửa sạch.

Dầu dừa có đặc tính chống khuẩn, chống viêm da nên mát xa vùng da bị hăm bằng dầu dừa có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan. Ngoài ra dầu dừa cũng giúp trẻ bị hăm cổ có làn da sạch sẽ, mềm mại hơn.  Tuy nhiên, nó cũng dễ gây bít lỗ chân lông nếu không được lau sạch sẽ.

  • Tắm/rửa vùng da tổn thương cho trẻ bị hăm cổ bằng các loại nước lá tự nhiên

Các loại lá thường được dùng: nước lá trà xanh, mướp đắng, lá trầu không, lá khế… Cách sử dụng rất đơn giản. Bạn chỉ cần rửa sạch các loại lá, đun lên lấy nước rồi rửa/tắm cho trẻ bị hăm cổ đều đặn mỗi ngày là được.

*Lưu ý: Hiện nay, việc gia tăng hàm lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong các loại lá có thể gây nguy hiểm cho làn da bé nếu mẹ không cẩn thận. Đã có nhiều bài báo cảnh báo trẻ bị viêm da hay thậm chí nhiễm trùng máu vì bị kích ứng khi tắm nước lá. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp này các mẹ cần chắc chắn về nguồn gốc cũng như chất lượng của các loại nguyên liệu từ thiên nhiên.

2. Sử dụng kem bôi để chữa trị cho trẻ bị hăm cổ

Ưu điểm của phương pháp này là tiện dụng, cho hiệu quả nhanh hơn phương pháp đã đề cập ở trên.

-Điển hình là những loại kem có chứa thành phần calamine lotion, hydro-đặc trị cho triệu chứng hăm cổ ở trẻ nhỏ.

-Đặc biệt chú ý thành phần và xuất xứ của thuốc. Tốt nhất nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, có nguồn gốc từ thiên nhiên, đã được chứng nhận và kiểm nghiệm lâm sàng như KemEmbe.

– Tuyệt đối không sử dụng các loại kem bôi của người lớn bôi bừa bãi cho trẻ bị hăm cổ vì làn da của các bé rất nhạy cảm, dùng bừa bãi có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

-Không bôi phấn rôm vào phần da bị hăm của trẻ.

Việc phòng ngừa và chữa trị cho trẻ bị hăm cổ rất đơn giản nhưng cần phải được thực hiện thường xuyên, đặc biệt quan trọng nhất vẫn là giữ gìn vệ sinh cho trẻ.

bebiromsay_1
Nhiều phụ huynh đã tin dùng và hài lòng với chất lượng sản phẩm Kem EmBé

3. Trẻ bị hăm cổ có cần đưa đi viện?

Dù tình trạng hăm da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung, hăm da có thể tự hết sau 7-10 ngày nếu được các mẹ chăm sóc cẩn thận, đúng cách. Thế nhưng nếu như lan da trẻ bị hăm cổ mãi không đỡ mà lại xuất hiện các dấu hiệu: sốt, phồng rộp hoặc mưng mủ vùng da, chảy máu, các mẹ cần đưa bé đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt!

bé sơ sinh bị khô da

3 bài thuốc trị hăm cho bé – Giải pháp hiệu quả cho mẹ

Các bài thuốc dân gian có lịch sử từ nghìn năm vốn được coi là tài sản quý báu trong kho tàng y học dân tộc. Áp dụng các bài thuốc cổ truyền này để trị hăm cho bé ngay tại nhà, nhiều mẹ đã nhận được những kết quả rất khả quan. Sau đây là tổng hợp 4 bài thuốc trị hăm cho bé tại nhà hiệu quả nhất.

1. Trị hăm cho bé từ dầu dừa

Bước 1: Chuẩn bị

  • Khăn vải xô sạch (tốt nhất mẹ nên luộc khăn hoặc giặt khăn với nước khử trùng mua tại các nhà thuốc)
  • Dầu dừa (nhớ chọn loại oganic, có xuất xứ rõ ràng, uy tín nhé)

À, mẹ nhớ rửa tay thật sạch với xà phòng diệt khuẩn trước khi tiến hành trị hăm cho bé nữa.

trị hăm cho bé từ dầu dừa

Bước 2: Cách tiến hành

  • Đầu tiên, mẹ mẹ dùng khăn vải xô mềm đã chuẩn bị từ trước rửa thật sạch bộ phận bị hăm cho con.
  • Đổ 1 chút dầu dừa ra tay rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị tổn thương cho con. Massage thật nhẹ nhàng sau đó để khoảng 15-20 phút cho dầu dừa ngấm vào da con.
  • Cuối cùng rửa thật sạch lại với nước để đảm bảo da con không bị nhờn rít.

Chú ý khi trị hăm cho bé bằng dầu dừa: Sau khi tiến hành xong các bước trị hăm cho bé bằng dầu dừa, mẹ hày lưu ý không sử dụng bỉm tã cho con ít nhất trong 3 tiếng đảm bảo cho da con hoàn toàn thông thoáng, không nhờn rít.

2. Trị hăm cho bé từ trà xanh hoặc trầu không

Bước 1: Chuẩn bị

  • 200 gram lá chè xanh hay lá trầu không.
  • 1 lít nước lọc.

Bài thuốc này mẹ cũng nhớ rửa sạch tay trước khi tiến hành chữa hăm cho con nhé!

Bước 2: Tiến hành thực hiện

  • Đầu tiên, mẹ rửa sạch lá chè xanh hoặc lá trầu không rồi để ráo.
  • Sau đó đun 1 lít nước sôi rồi cho lá chè xanh hoặc lá trầu không đã rửa sạch đun cùng trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
  • Để nước nguội còn ấm thì dội rửa nước lá vào vùng hăm háng cho con. Lau khô vùng vừa rửa rồi để con không đóng bỉm trong ít nhất 3 tiếng nhé.

Làm hằng ngày tình trạng hăm của bé sẽ được cải thiện đáng kể chỉ sau chưa đến một tuần đấy các mẹ ạ.

3. Trị hăm cho bé từ lá khế

Bước 1: Chuẩn bị

  • Mẹ hãy chuẩn bị 1 nắm lớn lá khế (có thể mua tại các cửa hàng bán lá thuốc).
  • Một ít nước sôi để nguội sạch.
trị hăm da cho bé
Mẹ lưu ý: Nếu dùng biện pháp thiên nhiên phải lựa chọn loại lá an toàn, không thuốc trừ sâu

Bước 2: Tiến hành trị hăm cho bé bằng lá khế

  • Đầu tiên mẹ rửa sạch lá khế cho hết đất cát rồi đem đi vẩy thật khô ráo.
  • Sau đó cho lá khế vào cối, dùng chầy giã nát, cho thêm một chút muối hạt sạch vào giã tiếp.
  • Cho khoảng 150-200ml nước sôi để nguội đã chuẩn bị để trộn đều với phần lá khế vừa giã ta được dung dịch màu xanh thẫm.
  • Mẹ dùng khăn xô sạch chấm vào dung dịch rồi thấm vào chỗ con bị hăm đỏ da.
  • Đợi dung dịch khô rồi mặc quần áo cho con mà không lau lại với nước sạch.
hăm da là gì

Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh mẹ thông thái cần biết

Mới đây, nghiên cứu của giáo sư Krafchick (Trưởng khoa da liễu trẻ em tại Đại học Toronto) đã khẳng định rằng 50% trẻ sơ sinh mắc phải tình huống hăm tã. Thực tế là hăm tã không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Nhưng nếu mẹ không biết cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh đúng cách thì có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng không đáng có. Lắng nghe những kiến thức sau đây để tìm được cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất các mẹ nhé!

1. Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây ra căn bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh thường xuất phát từ các công đoạn vệ sinh hằng ngày cho bé:

  • Do làn da của con nhỏ mỏng manh, nhạy cảm nên khi tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu, nhất là trong thời tiết nắng nóng sẽ gây ra hiện tượng hăm tã.
  • Bé bị hăm cũng có thể bắt nguồn từ việc mẹ quá lạm dụng phấn rôm. Lưu ý cho mẹ là hãy chỉ sử dụng một lượng vừa phấn rôm vừa đủ hoặc hạn chế không sử dụng sẽ tốt hơn cho làn da của bé.
  • Một số nguyên nhân khác: da bị kích ứng với chất liệu của tã lót, tã lót của bé không được sạch sẽ, quấn tã quá chặt, bé ăn thực phẩm mới, bị tiêu chảy kéo dài…

chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh

2. Cách phòng chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Phòng chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh không hề khó nếu các mẹ tuân theo những nguyên tắc sau đây:

2.1. Thay tã thường xuyên

Giai đoạn từ 0 đến 24 tháng tuổi, làn da của bé mỏng hơn đến 5 lần so với người lớn. Cấu trúc các sợi collagen lại nhỏ hơn, sợi protein đàn hồi phát triển chưa đầy đủ. Lá chắn trên bề mặt da bé bởi vậy vô cùng mỏng manh, mẫn cảm. Việc để bé mặc tã lâu mà không thay trong giai đoạn này đặc biệt nguy hiểm, có thể gây ra các bệnh ngoài da nghiêm trọng trong đó có hăm tã. Vì vậy thay tã thường xuyên là nguyên tắc hàng đầu để chữa hăm cho trẻ sơ sinh.

2.2. Chú ý loại tã khi sử dụng

Việc lựa chọn loại tã phù hợp, không gây hầm bí, khó chịu, kích ứng cho da bé cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chữa hăm cho trẻ sơ sinh. Trên thị trường có rất nhiều loại tã vải, tã giấy thấm hút. Tuy nhiên, cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh tốt nhất là chỉ sử dụng tã vải 100% cotton tự nhiên, mềm mại, thô khoáng, không hóa chất, đặc biệt an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.

2.3. Dùng thuốc chống và chữa hăm cho bé

Nhiều mẹ ngại dùng thuốc bôi da cho con vì sợ trong thuốc có chứa các thành phần độc hại không tốt cho làn da mỏng manh cho con. Tuy nhiên nếu mẹ có ý thức lựa chọn loại thuốc có thành  phần hoàn toàn từ thiên nhiên.

Tìm hiểu kỹ về các thành phần để đảm bảo tất cả các thành phần đều an toàn, con không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc thì đây là cách phòng và chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.

chữa hăm tã cho trẻ bằng kemembe

Tham khảo thêm: 8 mẹo chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

2.4. Lưu ý khi chăm sóc bé

  • Bạn không nên: quên hoặc có thói quen không thay tã trong nhiều giờ; quấn tã quá chặt; bôi phấn rôm (sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm tã); dùng chung kem chống hăm cho nhiều bé.
  • Đặc biệt nếu ngón tay mẹ đã chạm vào vùng da bé bị hăm thì bạn không dùng lại ngón tay đó để lấy kem trong hũ nữa mà dùng ngón tay khác để lấy thêm kem. Nếu trẻ bị hăm thì nên hạn chế sử dụng tã vào ban ngày để da bé thông thoáng mau lành vết hăm hơn. Vệ sinh tay sạch sẽ khi vệ sinh cho trẻ, thường xuyên kiểm tra tã lót giúp chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.