Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

dạy bé ngoan

Cách dạy con ngoan từ việc nói chuyện với bé

Giao tiếp thường xuyên với trẻ là một trong những việc làm cần thiết mỗi ngày của cha mẹ. Việc cha mẹ giao tiếp, nói chuyện với bé hàng ngày không chỉ giúp rèn kỹ năng nói, tư duy ngôn ngữ cho con mà còn là một trong những phương pháp giáo dục trẻ mang lại nhiều hiệu quả bất ngờ.

Dưới đây là một số cách dạy con ngoan từ việc nói chuyện với bé mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo.

dạy con ngoan
Giao tiếp thường xuyên với bé là một trong những bí quyết dạy con ngoan của cha mẹ hiện đại

Đặt mình vào vị trí của con để hiểu con hơn

Trẻ nhỏ thường chưa suy nghĩ được nhiều, tưu duy của các con còn rất đơn gản và non nớt. Những gì con có được là do sự rèn dũa của cha mẹ. Muốn con ngoan, cha mẹ phải là người trực tiếp chỉ dạy. Ví như việc đơn giản mà các bậc phụ huynh thường làm khi thấy các con bày biện đồ chơi vương vãi khắp nhà là nạt nộ, quát mắng bé và đưa ra những thông điệp như “ra lệnh” khiến bé hoảng sợ, lâu dần cũng sẽ hình thành thói quen nóng giận trong tâm trí của bé. Thay vào đó, cha mẹ có thể xoa dịu cơn giận dữ và rèn được tính tự giác cho con thông qua việc đưa ra nững câu cầu khiến như: “Con nhặt đồ chơi lên giúp mẹ nhé”, hay : “mẹ con mình cùng dọn đồ chơi nhé”…

Hình thành thói quen cho trẻ

Mọi việc làm tốt của trẻ đều được hình thành từ thói quen. Tạo cho bé một thói quen tốt là bạn đang “nhàn hóa” việc chăm con. Thay vì phải lôi kéo, nịnh nọt, thậm chí quát mắng để con ngồi vào bàn ăn mỗi bữa, hãy cùng bé ghi nhớ những điều cần làm bằng cách lặp đi lặp lại những câu nói như: “Phải rửa tay trước khi ăn”, “Phải đeo dép, đội mũ khi đi ra ngoài” , “Thắt dây an toàn khi ngồi trên xe”…Bạn hãy làm và từ từ cảm nhận thành quả “hạnh phúc” này nhé.

Tỏ thái độ dứt khoát với bé

Hãy cố gắng tỏ thái độ dứt khoát với mọi đòi hỏi của bé, không chiều ý bé thái quá. Bởi điều này về lâu dài có thể sẽ khiến bé dần hình thành tính cách kiêu căng và bướng bỉnh. Hãy kết thúc cuộc tranh cãi bằng cách dứt khoát: “Mẹ sẽ không thay đổi quyết định của mình”. Nhưng cũng đừng nên dừng lại ở đấy nhé, hãy lựa chọn thời điểm khi bé đã bình tĩnh lại để giải thích cho bé hiểu tại sao bạn làm thế.

dạy bé ngoan
Cùng chơi với bé cũng là cách để cha mẹ kết nối với con và dạy con khôn lớn

Nói những điều bé chấp nhận

Nhiều khi bé nhất quyết đòi đi chơi, trong khi cả bạn và bé chưa ăn cơm, hãy nói: “Khi nào con ăn xong thì chúng ta đi chơi”, hay “ Chúng ta ăn cơm trước rồi sẽ đi chơi”…Hãy để bé hiểu đó là việc mà bé cần hoàn thành trước khi làm những việc khác. Hãy khuyên bé về những điều bạn lo lắng, như : “Con đừng chơi gần hồ, mẹ lo lắm đấy, nguy hiểm lắm”…

Thông báo trước: Thay vì bắt con phải dừng chơi gì đó ngay, hãy thử nói: “Sắp đến giờ về rồi. Con chuẩn bị chào tạm biệt các bạn nhé”.

Gọi tên bé: Khi đề nghị bé điều gì, bạn hãy gọi tên bé, ví như: “Bin, lấy giúp mẹ cốc nước”.

Yêu cầu ngắn gọn

Hãy yêu cầu bé làm từng việc một, vì khi bạn nói càng nhiều, bé càng nhanh quên hoặc cố tình lảng đi. Nếu muốn bé nghe lời, tốt hơn bạn nên để bé nhắc lại yêu cầu của mình, bé nhắc được có nghĩa là bé đã hiểu những gì bạn nói.

thói quen của trẻ
Được vui chơi với cha mẹ luôn khiến trẻ thấy thoải mái và tự do phát triển

Hãy nói “mẹ muốn” thay vì ra lệnh

Đừng nói kiểu ra lệnh cho bé như “Không được nghịch dao”, hay “Rửa tay ngay”, mà hãy thay bằng “mẹ muốn con cất dao vào kệ”, “mẹ muốn con rửa tay trước”… Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.

Tạo cho bé cách giải quyết vấn đề

Thay vì: “Đừng để đồ chơi trên ghế”, bạn có thể thử: “Bin, con cất đồ chơi vào chỗ mẹ cất hôm trước ấy nhé” để bé nhớ lại và tìm cách giải quyết vấn đề tốt hơn và tạo tư duy lâu dài cho bé.

Nguyên tắc lặp lại

Ở trường học, các cô giáo thường dạy bé học thuộc một bài hát bằng cách hát từng câu một và lặp lại nhiều lần. Đó là cách để bé ghi nhớ. Mặc dù nếu thấy bé có thể ghi nhớ tốt những điều mẹ dặn, bạn vẫn cần nhắc nhở bé
Với những cách dạy con ngoan từ việc nói chuyện với bé, chúc các ông bố bà mẹ sẽ thành công trong việc nuôi dạy trẻ ngoan ngoãn, nghe lời.

Những điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ tiêm phòng

Tiêm phòng hay tiêm chủng định kỳ là việc làm cần thiết mà bất cứ cha mẹ nào cũng phải ghi nhớ và thực hiện cho con. Việc tiêm phòng không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho bé mà còn góp phần quan trọng giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm 12 căn bệnh nguy hiểm ở bé như: viêm gan A – B, sởi, quai bị, viêm não nhật bản… Tuy nhiên, việc thực hiện tiêm phòng như thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ thì chưa hẳn cha mẹ nào cũng biết. Hãy cùng kemembe.vn điều lại một vài lưu ý cần thiết khi đưa trẻ đi tiêm phòng mẹ nhé.

tiêm phòng ở trẻ
Tiêm phòng là việc làm hữu ích để bảo vệ sức khỏe con yêu

Kiểm tra sức khỏe của bé trước khi tiêm

Trước khi đưa bé đi tiêm phòng, cha mẹ cần kiểm tra sức khỏe của con mình để chắc chắn rằng con đủ thể lực để thực hiện mũi tiêm. Hãy chú ý xem 3 ngày gần nhất con bạn có sốt hay không. Nếu là bé sơ sinh thì cân nặng phải đủ 2,5kg và không mắc bệnh. Trong trường hợp trẻ dưới 2,5kg hoặc đang mắc bệnh hay bị sốt thì bạn cần báo với các nhân viên y tế và bác sĩ để được tư vấn xem có nên tiêm cho con ở thời điểm đó hay không.

Mang theo tất cả sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng của bé

Khi đưa bé đi tiêm mẹ cần nhớ mang đầy đủ sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng. Bởi đây là căn cứ chính xác nhất giúp bác sỹ xác định được các mũi tiêm mà bé đã được thực hiện trước đây. Điều này giúp rất nhiều cho bác sĩ khi tham vấn để hỗ trợ phụ huynh lựa chọn phương án tiêm tối ưu cho bé như tiêm nhắc, tiêm bù các mũi bỏ sót, tiêm thêm những mũi còn thiếu.

trẻ đi tiêm phòng
Mẹ cần trao đổi với bác sỹ các thông tin liên quan đến sức khỏe của con trước khi tiêm phòng

Ghi chú và khai báo tất cả các loại thuốc của bé

Để đảm bảo an toàn cho con và phát huuy tối đa tác dụng của việc tiêm chủng, trước khi đưa bé đi tiêm phòng, mẹ cần thống kê lại tất cả các loại thuốc mà bé đang sử dụng hoặc đã sử dụng trong thời gian gần đây và khai báo với bác sĩ. Bởi có những loại thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của vaccine hoặc gây ra rủi ro khi tiêm chủng.

Ghi chú về các loại vaccine, thuốc, thức ăn mà bé từng bị dị ứng

Việc ghi chú và ghi nhớ về những loại thuốc, vaccine và thức ăn mà bé đã từng bị dị ứng khi sử dụng là vô cùng cần thiết. Đây là một thông tin hết sức quan trọng nhằm hạn chế tối đa các phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau tiêm. Đặc biệt, nếu bé đã từng dị ứng với một loại vaccine đã được tiêm trước đây thì ba mẹ bắt buộc phải báo ngay cho bác sĩ biết. Các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương án xử lý trong từng trường hợp cụ thể.

tiêm phòng cho trẻ
Và có biện pháp chăm sóc bé sau tiêm hợp lí để đảm bảo sức khỏe con yêu

Chườm khăn thấm nước lạnh sạch vào vị trí tiêm

Da của trẻ rất mỏng và rất dễ bị sưng đau sau khi tiêm. Để giúp con giảm đau và để vết tiêm không bị sưng tấy, mẹ nên dùng khăn sạch có thấm nước lạnh chườm vào vị trí tiêm của bé. Tuyệt đối không dùng thuốc aspirin để hạ sốt cho trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên xát chanh, đắp khoai tây hoặc tắm cho bé sau tiêm vì việc làm này có thể gây nhiễm trùng vết tiêm, nguy hiểm cho trẻ.

Chăm sóc bé sau tiêm

Sau tiêm phòng, việc chăm sóc bé là khâu quan trọng. Mẹ nên tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc uống thêm nước, uống thuốc hạ sốt – giảm đau paracetamol nếu bé sốt hay quấy khóc với liều thuốc là 10 – 15mg/kg cân nặng của trẻ.
Cần theo dõi chặt chẽ các phản ứng của bé sau khi tiêm vaccine. Thông thường bé có thể sốt, sưng, nóng, đỏ hoặc đau ở vị trí tiêm. Đó là biểu hiện cho thấy cơ thể đang tìm cách thích nghi với vaccine và bố mẹ chỉ cần chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu con có những biểu hiện như sốt cao trên 38,5 độ C, nổi ban, các triệu chứng sốt, sưng đau tại chỗ, sốt quấy, bú kém, biểu hiện nặng hơn sau 24 tiếng, co giật, tím tái… bố mẹ hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.

bệnh mùa lạnh trẻ em

Nhận biết và xử lí 5 bệnh thường gặp ở trẻ khi chuyển mùa

Những ngày này, thời tiết miền Bắc đang có sự thay đổi rõ rệt. Khí hậu lạnh và khô hơn với những đợt gió mùa liên tục. Sự thay đổi về thời tiết này thường làm cho sức đề kháng của bé suy giảm nên rất dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Do đó cha mẹ cần chủ động trang bị kiến thức để biết cách xử trí khi con bị bệnh. Dưới đây là thông tin nhận biết và xử lí 5 bệnh thường gặp ở trẻ khi chuyển mùa mà cha mẹ cần biết để dự phòng.

bệnh trẻ em
Vào mùa lạnh, bé rất dễ bị mắc các bệnh về tiêu hóa

1. Viêm phổi

Viêm phổi là bệnh dễ gặp ở trẻ vào mùa lạnh và rất nguy hiểm với sức khỏe của bé. Mẹ có thể nhận biết được tình trạng bệnh của bé thông qua việc lưu ý đến nhịp thở của bé mỗi ngày. Bởi, nhịp thở nhanh và gấp là những dấu hiệu quan trọng và dễ nhận biết bệnh này ở trẻ. Cụ thể, trường hợp được cho là thở nhanh nếu bé dưới 2 tháng tuổi có nhịp thở từ 60 lần trong một phút trở lên, bé từ 2 tháng đến một tuổi nhịp thở từ 50 lần trong một phút, bé từ một đến 5 tuổi thở từ 40 lần trong một phút, bé từ 5 tuổi trở lên nhịp thở từ 30 lần mỗi phút.
Nếu bé bị viêm phổi, cha mẹ cần chú ý giữ ấm, tránh để bé bị lạnh, ẩm hay gió lùa. Nếu chỉ sốt, ho do cảm cúm thông thường không cần nhập viện. Trẻ có biểu hiện ho, sốt, kèm theo thở nhanh, rút lõm lồng ngực, mệt mỏi, suy hô hấp, biến chứng phổi, cần đưa đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời. Lưu ý: không nên tùy tiện dùng thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ.

2. Viêm phế quản

Đây là bệnh hô hấp cấp tính, thường gặp ở bé do viêm tắc các tiểu phế quản. Bệnh xuất hiện quanh năm, cao nhất vào mùa đông và đầu xuân. Nhiều trường hợp bé mắc bệnh này chỉ có triệu chứng sổ mũi trong, ho nhẹ.
Bé bị viêm tiểu phế quản nhẹ có thể điều trị ở nhà bằng cách cho uống đủ nước để làm loãng đờm, dịu ho, sát khuẩn mũi, họng bằng dung dịch nước muối 0,9%, uống thuốc hạ sốt nếu có dấu hiệu sốt. Thấy bé không thể hạ sốt, bỏ bú, nôn trớ, thở nhanh, khó thở, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, da tím tái phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện điều trị.

bệnh mùa lạnh trẻ em
Cha mẹ cần chú ý theo dõi và có phương pháp chăm sóc sức khỏe của trẻ tốt nhất

3. Cảm cúm

Biểu hiện thường gặp là sốt, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, nghẹt mũi, chán ăn, hắt hơi thường xuyên và chảy nước mũi trong. Tùy theo sức đề kháng của cơ thể mà thời gian bệnh kéo dài hay ngắn, giảm nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn.

Chăm sóc khi bé bị cảm tưởng chừng đơn giản, song nếu không cẩn thận bệnh nhi dễ mắc thêm các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi. Ngay khi thấy bé có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho cơ thể bé. Nên dùng khăn giấy hoặc khăn sữa khô sạch thấm nhẹ nước mũi chảy ra. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý loại dùng cho bé cũng giúp vệ sinh vùng mũi họng, giảm triệu chứng nghẹt mũi để bé có giấc ngủ tốt hơn.

4. Dị ứng da

Trời lạnh, hanh khô rất dễ khiến bé mắc phải những bệnh ngoài da do sự tấn công của vi khuẩn, nấm như: mề đay, chàm, nứt gót chân, da mẩn đỏ. Bệnh khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, gãi không kiểm soát, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần chú ý bổ sung nước đầy đủ cho bé, không nên tắm nước quá nóng. Trong trường hợp cần thiết, có thể bôi kem chống dị ứng theo chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng các loại kem bôi dưỡng da chuyên dụng dành cho bé được chiết xuất từ nano curcumin và các tinh chất dưỡng da thiên nhiên. Nếu tình trạng này kéo dài, nên đưa bé đi bệnh viện khám để biết chính xác nguyên nhân mới có thể điều trị khỏi. Không nên xem nhẹ bệnh này vì khi da bị tổn thương, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây nhiễm trùng nặng.

bệnh trẻ nhỏ
Nên sớm đưa trẻ tới gặp bác sỹ nếu nghi ngờ có biểu hiện bất thường

5. Rối loạn tiêu hóa

Bé có thể mặc rối loạn tiêu hóa nếu ăn thực phẩm nhiễm khuẩn, thức ăn nguội, mặc quần áo chưa đủ ấm khiến vùng bụng hoặc bàn chân bị lạnh.Khi mắc bệnh này, bé thường bị trướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón. Trong trường hợp này, mẹ cần xem lại khẩu phần ăn trong ngày để cân đối dinh dưỡng, tránh cho bé ăn thực phẩm quá lạnh hoặc để qua đêm. Sau mỗi lần bé đi ngoài, nên cho bé uống oresol pha đúng tỷ lệ để bù nước và chất điện giải. Hãy cho bé ăn đồ mềm, dễ tiêu hóa, tiếp tục bú mẹ hoặc uống sữa ít béo. Trong trường hợp bé bị táo bón, nên xem lại khẩu phần ăn, cho bé uống đủ nước, tăng lượng chất xơ để kích thích niêm mạc đại tràng. Nếu bé đi ngoài phân xanh, lỏng là dấu hiệu của viêm dạ dày ruột, còn gọi nhiễm trùng đường tiêu hóa, cần đưa bé đến khám bác sĩ ngay.

Trên đây là một vài lưu ý nhỏ mà kemembe.vn tổng hợp và gửi đến các mẹ để góp thêm “hành trang” vào việc nuôi dạy con tốt nhất. Các mẹ có thể đóng góp thêm những kinh nghiệm nuôi dạy con hữu ích của mình với kem em bé để cùng nhau nuôi dạy con thật tốt nhé.

trẻ uống thuốc

6 sai lầm mẹ thường gặp khi cho con uống thuốc

Ngày nay, với tâm lí ngại đưa con đến bệnh viện vì sợ mất thời gian, lây nhiễm chéo…, không ít ông bố, bà mẹ thường dựa vào kinh nghiệm đã có trước đây hoặc nghe theo lời khuyên của người thân quen để tự mình mua thuốc cho con uống. Việc này rất có thể khiến cho tình trạng sức khỏe của bé tồi tệ hơn. Thế nhưng, không chỉ tự ý cho con uống thuốc mà nhiều bố/ mẹ còn mắc phải những sai lầm tai hại hơn thế. Dưới đây là một vài sai lầm thường gặp mà cha mẹ cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho con yêu.

cho trẻ uống thuốc
Rất nhiều ông bố, bà mẹ vẫn thường cho con uống thuốc theo cảm tính hoặc theo kinh nghiệm tự có mà vô tình gây hại cho trẻ

1. Không đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng

Đây là lỗi khá phổ biến mà rất nhiều gia đình mắc phải. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy có tới 13% cha mẹ cho con uống thuốc mà không cần biết tờ hướng dẫn sử dụng ở đâu; 25% cha mẹ thỉnh thoảng đọc nhưng chỉ đọc những lưu ý quan trọng chẳng hạn như những gì không nên ăn cùng thuốc; và 38% phụ huynh sau khi cho con uống thuốc mới đọc hướng dẫn sử dụng và quan sát phản ứng phụ của con sau đó. Lỗi chủ quan này của cha mẹ đôi khi gây tai hại rất lớn cho sức khỏe của con. Bởi mỗi loại thuốc đều có rất nhiều điểm đặc biệt cần lưu ý để thuốc phát huy tác dụng đúng nhất và không làm ảnh hưởng đến người uống thuốc mà đặc biệt là trẻ em. Do đó, để đảm bảo tốt cho con và phát huy tốt nhất công dụng của thuốc cha mẹ nên làm theo chỉ định của bác sỹ và đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi cho con uống thuốc..

2. Không hiểu các thành phần chính của thuốc

Hầu hết các bà mẹ khi đi siêu thị để mua thức ăn đều sẽ chú ý đến danh sách thành phần có trong thực phẩm. Vậy nhưng đối với những đứa bé trước khi điều trị, nhiều bậc cha mẹ lại không chú ý đến thành phần của thuốc. Thuốc cảm lạnh và thuốc hạ sốt là hai loại thuốc mà thành phần của nó dễ dàng bị bỏ qua nhất.
Các thành phần chính của thuốc hạ sốt chủ yếu là ibuprofen, acetaminophen và các thuốc kháng viêm không steroid khác, và nhiều loại thuốc cảm lạnh cũng có chứa những thành phần này. Nếu bé bị sốt, mẹ không cần thiết phải dùng cùng lúc cả 2 loại thuốc bơi gan và thận có thể bị rối loạn chức năng do quá tải. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

3. Không biết cách xác định liều hượng thuốc dựa trên cân nặng của bé

Để xác định liều lượng thuốc cho bé cần dựa vào cả 2 yếu tố: Độ tuổi và Cân nặng. Thế nhưng trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ có xu hướng bỏ qua các tác động của trọng lượng cơ thể đến liều lượng thuốc cho bé. Mẹ không biết rằng, việc dùng thuốc quá nhiều và không đúng liều lượng có thể khiến gan và thận của bé sẽ dễ bị rối loạn. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa hoặc dược sĩ để chọn liều lượng thích hợp cho con trong từng trường hợp cụ thể.

trẻ uống thuốc
Mẹ ước lượng thuốc bằng mắt có thể khiến con uống thuốc sai liều lượng, ảnh hưởng tới quá trình điều trị

4. Ước lượng lượng thuốc nước bằng mắt

Khi cho con uống thuốc dạng nước, đa phần các mẹ đều có thói quen ước lượng tương đối bằng mắt thường mà không sử dụng cốc đo lường. Việc này có thể dẫn đến tình trạng bé uống thiếu hoặc thừa liều lượng thuốc quy định. Việc làm này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc và làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị. Vì thế, khi cho con uống thuốc dạng nước mẹ nên sử dụng cốc đo lường để cho bé uống đúng và đủ.

5. Chưa hiểu mối liên hệ thực phẩm và thuốc

Trong những trường hợp nhất định khi sử dụng thuốc, có một số lợi thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày có thể gây ức chế sự hấp thu của thuốc hoặc gây phản ứng phụ khi sử dụng chung với thuốc mà mẹ không để ý. Chẳng hạn như cho con uống sữa, các loại nước ép quả cùng thuốc. Một số loại thuốc sẽ bị lượng canxi trong sữa khiến không hòa tan được, ảnh hưởng đến sự hấp thụ, do đó làm giảm hiệu quả. Bởi vậy, nếu chưa hiểu mẹ cần nhờ tới sự tư vấn của bác sỹ để có thể cho con uống thuốc đúng cách và hiệu quả.

6. Không thực hiện ‘3 Kiểm tra’ trước khi cho con uống thuốc

Các chuyên gia cũng gợi ý rằng cha mẹ nên thực hiện “3 Kiểm tra” khi cho con uống thuốc:
– Khi mua, kiểm tra bao bì thuốc nguyên vẹn, không có dấu hiệu bị mở hoặc nhãn không rõ ràng. Nếu bao bì thuốc phồng, có thể hết hạn và không nên được sử dụng lại.
– Sau khi trở về nhà, kiểm tra kỹ các hướng dẫn bên trong hộp một lần nữa.
– Mở lọ thuốc, kiểm tra màu sắc, hình dạng, kích thước và vị giác. Nếu mẹ cảm thấy trước và khác nhau, nên hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ xác nhận trước khi cho con dùng.