Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Mách mẹ cách bảo vệ làn da trong mùa hanh khô cho con

Vào mùa thu đông, thời tiết trở nên khô và hanh, việc chăm sóc da là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Nếu như thời tiết của mùa hè gây nóng nực, khiến trẻ bí bách, từ đó phát sinh rôm xảy, hăm tã thì mùa hanh khô sẽ càng đe dọa mạnh mẽ hơn đến làn da của trẻ. Làn da còn non nớt của con không đủ ẩm để chống lại áp lực to lớn đó sẽ nhanh chóng trở nên khô ráp, mẩn đỏ, dẫn đến sần sùi, bong tróc. Thâm chí còn xuất hiện nứt nẻ, chảy máu, gây đau đớn cho trẻ. Vì vậy, mẹ cần chú ý chăm con kỹ hơn trong những ngày thời tiết ẩm ương như thế này bằng những cách sau nhé!

Tránh tắm cho bé trong thời gian quá lâu

Bước vào chuyển giao mùa hay khi mùa đông tới, nhiệt độ miền Bắc thường xuống thấp vì thế các mẹ không cần thiết phải tắm cho bé hàng ngày. Thời gian tắm cho bé cũng cần rút ngắn vì nếu tắm quá lâu, lớp dầu tự nhiên trên da bé sẽ bị trôi mất, da bé dễ bị mất nước và trở nên khô ráp hơn.

Khi tắm cho bé, mẹ nên chọn nơi kín gió, nước tắm cũng cần phù hợp với nhiệt độ khoảng từ 32 – 34 độ C bởi nếu tắm trong nước quá nóng, càng làm da trẻ bị khô, nứt nẻ, đỏ rát.

Chọn quần áo có chất liệu mềm mại cho bé

Quần áo có chất liệu mềm luôn là ưu tiên hàng đầu khi bạn chọn mua cho bé. Trang phục mềm mại, dễ chịu sẽ giúp làn da của bé “dễ thở” hơn là phải mặc nhiều lớp quần áo vào mùa đông. Nhiều mẹ sợ trời lạnh nên có tâm lý mặc cho bé càng ấm càng tốt và hạn chế ra ngoài. Tuy nhiên, nếu giữ trẻ sơ sinh quá lâu trong nhà cộng với số quần áo dày cộp sẽ khiến các bé bị chảy mồ hôi, da đỏ rát và có thể sẽ bị nổi mụn.

Vì vậy, để hạn chế tất cả những tổn thương đối với da của trẻ sơ sinh các mẹ nên chọn những loại quần áo, tất tay, tất chân, mũ, khăn bằng chất liệu cotton mềm mại, vừa có khả năng giữ ấm vừa thấm mồ hôi tốt. Khi ở trong phòng ấm áp thì cần cởi bớt quần áo để bé không toát mồ hôi hay cảm thấy khó thở, ngứa ngáy…

Làm ẩm cho da bé

Không khí trở nên hanh khô, độ ẩm giảm sút ảnh hưởng trực tiếp tới làn da của bé. Bên cạnh việc hạn chế tắm, lựa chọn trang phục mềm, mịn, để việc chăm sóc da trẻ hiệu quả nhất, bố mẹ nên lựa chọn kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da của bé.

Loại kem dưỡng ẩm an toàn và tốt cho làn da của bé phải là thành phần gồm các nguyên liệu tự nhiên (không corticoid, không parabel). Cha mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé ngay khi tắm xong để ngăn ngừa khô da, bảo vệ các thành phần bên dưới da như collagen, elastin, độ ẩm…

Việc giữ ẩm làn da của bé còn giúp bé tránh bị ngứa ngáy, khó chịu. Vì con chưa ý thức được việc gãi ngứa sẽ gây chảy máu, từ đó dẫn tới viêm da, tổn thương da nặng hơn. Vì vậy mẹ nên massage cho con với một chút kem dưỡng ẩm có tinh chất thiên nhiên như Kem EmBé. Ngoài việc cung cấp độ ẩm tốt cho da nhờ thành phần vitamin E, giúp các mạch máu trong cơ thể bé được lưu thông. Kem EmBé còn chứa bộ đôi kháng viêm chống khuẩn hiệu quả Nano Curcumin và Cúc La Mã để tạo lớp hàng rào bảo vệ tự nhiên, phòng tránh hiện tượng da khô, nứt nẻ ở trẻ.

Mùi hương dịu nhẹ, chất kem mịn mát thẩm thấu nhanh cùng lớp vỏ ngoài ngộ nghĩnh, đáng yêu của Kem EmBé chắc chắn sẽ chiếm được cảm tình của cả mẹ và bé để cùng con giữ làn da hồng hào, khỏe mạnh trong mùa hanh khô này.

Hi vọng với những thông tin trên, các mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm để bảo vệ toàn diện cho làn da con trước những tác động của thời tiết.

Con bị chàm sữa, mẹ đừng vội đưa bé đi “gặp bác sĩ”

Đối với trẻ nhỏ, chàm sữa là bệnh phổ biến về da tuy dễ tái phát nhưng rất khó chữa dứt điểm. Thấy con khổ sở vì chàm sữa, mẹ cũng vất vả tìm cách chạy chữa cho con. Nhiều mẹ lo lắng đến mức thấy con có biểu hiện nhỏ của chàm sữa liền đưa con đến bệnh viện “gặp bác sĩ”. Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết này.

1. Mẹ lo lắng khi con mắc chàm sữa

Theo số liệu thống kê, khoảng 20% trẻ em trên thế giới từ 2 tháng đến 2 tuổi mắc bệnh chàm sữa, có nhiều trẻ bị chàm sữa quấy rầy liên tục trong những năm tháng đầu đời. Bên cạnh đó, chàm sữa còn được coi là bệnh lý thuộc “hạng cứng đầu” vì rất khó chữa trị dứt điểm.

Tham khảo thêm thông tin qua bài viết này để có đầy đủ thông tin về căn bệnh này. Xem thêm.

Dù mẹ đã nỗ lực tìm mọi cách trị chàm sữa cho con như tắm lá, thuốc bôi, bài thuốc dân gian,… song chàm sữa vẫn không chịu buông tha trả, khiến trẻ ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. Trước tình cảnh ấy, việc cha mẹ thường làm là đưa con đến gặp bác sĩ.

Đây được xem là một lựa chọn tối ưu mang lại sự an tâm cho cha mẹ bởi ở đó, trẻ sẽ được thăm khám và chữa trị theo đúng phác đồ, tình trạng chàm sữa cũng từ đó mà thuyên giảm.

chàm sữa xuất hiện ở mặt trẻ em

Chàm sữa xuất hiện ở mặt trẻ em

Tuy nhiên không phải cứ đưa con đến viện là chàm sữa được giải quyết. Không ít trường hợp mẹ đưa con đến các bệnh viện da liễu uy tín để khám nhưng vẫn bất lực than phiền chàm sữa vẫn khó dứt.

Nguyên nhân bởi dù được vệ sinh sạch sẽ nhưng phòng khám, bệnh viện lại là nơi ẩn chứa nhiều ổ vi khuẩn rất có thể lây truyền mầm bệnh. Do đó, với trẻ có sức đề kháng yếu, xuất hiện vết thương hở như chàm sữa sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm chéo hoặc nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn những trẻ bình thường.

Cùng với đó là việc ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Thực tế cho thấy, không đứa trẻ nào muốn gặp bác sĩ hoặc đến bệnh viện để bị kiểm tra sức khỏe hay tiêm, chích thuốc vào người. Vì vậy, chỉ cần nhắc đến việc đi bác sĩ, trẻ sẽ càng sợ hãi.

Việc chữa trị chàm sữa cho các bé được các mẹ lựa chọn chủ yếu phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Nhiều phụ huynh ở miền quê lựa chọn các phương pháp chữa dân gian như việc tắm bằng các loại lá cây … Còn ở thành phố việc sử dụng các sản phẩm bôi là ưu tiên số 1.

Trong tất cả các phương pháp chữa chàm sữa bằng phương pháp dân gian thì chữa chàm sữa bằng cây húng lùi được sử dụng phổ biến nhất. Chi tiết bài viết xem tại đây.

2. Bảo vệ môi trường sống cho con

Để tránh được việc cho trẻ đến gặp bác sĩ khi mắc bệnh chàm sữa, ngay lúc phát hiện bé bị chàm sữa, cha mẹ cần điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Việc can thiệp sớm sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa chàm sữa quay trở lại mẹ cần bảo vệ môi trường sống xung quanh con an toàn, lành mạnh, hợp vệ sinh.

Quan trọng hơn, mẹ cần lựa chọn được phương pháp phù hợp. Đây được xem là “chìa chóa” then chốt trong điều trị chàm sữa. Các phương pháp dân gian như tắm lá cũng có tác dụng giúp da con mát, giảm nhanh triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy của chàm sữa nhưng như vậy liệu đã đủ?.

Thuốc mỡ bôi kem em bé

Sản phẩm kem em bé

3. Trị chàm sữa “một phát ăn ngay” với Kem EmBé

Không ít mẹ tìm đến Kem Em Bé như “cứu cánh” cho bệnh chàm sữa của con và rồi kỳ tích xuất hiện sau bao ngày khổ sở. Lí do bởi, thành phần Kem Em Bé hoàn toàn thiên nhiên khi có sự kết hợp hoàn hảo của bộ đôi Nano Curcumin cùng tinh chất Cúc La Mã có tác dụng làm dịu nhanh tổn thương trên da bé, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, phục hồi vùng da tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo.

Kem EmBé còn chứa kẽm Oxyd thẩm thấu nhanh và giữ được độ mềm mịn tốt hơn so với các sản phẩm khác; đồng thời làm săn da, kháng khuẩn nhẹ, tạo lên lớp bảo vệ giúp làm dịu và chữa lành vùng da tổn thương. Vitamin E giúp duy trì độ ẩm và sự mềm mại của da, tạo điều kiện tối ưu để làn da mỏng manh của trẻ phục hồi.

Kiên trì sử dụng Kem EmBé cho con ngay từ khi mới mắc chàm, cha mẹ sẽ không còn cảnh “lều chõng” đưa con đến gặp bác sĩ nữa mà hoàn toàn có thể giúp con thoát khỏi chàm sữa ngay tại nhà một cách nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.

Việc một em bé 2 tháng tuổi bị chàm sữa liên tục được cha mẹ chăm sóc quá mức bằng việc đưa đi khám ở các bệnh viện làm bé dễ mắc các bệnh khác. Cho nên các bậc phụ huynh cần bình tĩnh xem xét kỹ lưỡng lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất.

 

Đã có hàng ngàn mẹ tin tưởng sử dụng kem EmBé khi con bị chàm sữa, còn mẹ thì sao???

Trời mưa dài ngày, cẩn thận các bệnh về da

Mưa nhiều, độ ẩm không khí cao là điều kiện thích hợp cho các loại vi khuẩn lây lan và phát triển, gây ra các bệnh về da như dị ứng da, ngứa da, nổi mẩn đỏ, viêm da, nhiễm trùng…

Thời tiết đang ở cường độ nắng nóng cao đột ngột mưa nhiều và mưa dài ngày sẽ khiến làn da con người dễ bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm, gây cảm giác khó chịu. Đặc biệt là trẻ nhỏ, khả năng thích nghi môi trường chưa cao, sức đề kháng còn non nớt nên dễ gặp phải một số bệnh lí về da.

Bên cạnh đó, mưa nhiều dễ tạo điều kiện cho các vi nấm phát triển khiến nhiều mảng da đỏ, sần sùi, đóng vảy vàng trên bề mặt. Các mảng da bệnh sẽ bị đỏ nhiều hơn, gây cảm giác châm chích khó chịu cho trẻ khiến trẻ biếng ăn, ngủ không sâu giấc. Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Để phòng chống bệnh về da, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên:

  • Giữ vệ sinh môi trường sống: Làm sạch và thông thoáng không gian trong nhà, xung quanh nhà để các vi khuẩn không có điều kiện phát triển
  • Làm khô không gian sống bằng cách sử dụng điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm, không phơi quần áo ướt trong nhà, dùng khăn khô để lau sàn.
  • Vệ sinh thân thể và đồ dùng cá nhân cho con cẩn thận.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, các vi chất, tăng cường vitamin cần thiết như B1, B12, C, kẽm, … để tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh. Cho trẻ ăn chín, uống sôi, hạn chế tối đa việc cho trẻ ăn bằng tay, ăn đồ sống
  • Da bé rất nhạy cảm nên cần thường xuyên chú ý chăm sóc, nếu thấy các biểu hiện bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng tìm các phương pháp phù hợp, an toàn để giảm thiểu tối da các tổn thương trên da của bé.

Trong trường hợp bé bị dị ứng da, ngứa da, nổi mẩn đỏ, viêm da, nhiễm trùng,… nhiều mẹ thường sử dụng sản phẩm có chứa corticoid để bôi lên da trẻ nhỏ với mục đích mau lành tổn thương. Song cha mẹ nên tìm hiểu kỹ, không nên sử dụng các sản phẩm chứa thành phần coticoid bởi sẽ làm nguy hại hơn đến làn da con. Vì corticoid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, đặc biệt khi dùng corticoid dài ngày có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến thượng thận, làm trẻ chậm phát triển, gây teo da…

Tuy nhiên, cũng không thể để trẻ phải chịu những cơn ngứa ngáy, khó chịu như vậy, cha mẹ cần tìm sản phẩm bôi chứa thành phần thảo dược lành tính  để vừa mang lại hiệu quả cao, vừa an toàn cho da con.

Không ít cha mẹ tìm đến các sản phẩm ngoại nhập nhưng thực tế, sản phẩm ngoại nhập thường có hạn chế khi không nắm hết được tính chất cũng như điều kiện của khí hậu, con người Việt Nam trong khi các sản phẩm nội địa hoàn toàn có khả năng đáp ứng và mang lại hiệu quả cao. Kem EmBé là một ví dụ. Được bào chế bằng công nghệ tiên tiến là Nano kết hợp thảo dược thiên nhiên truyền thống với hoạt chất Curcumin từ củ nghệ vàng tạo ra Nano Curcumin có khả năng siêu hấp thu gấp 7500 lần nghệ tươi, mang lại hiệu quả tối ưu trong việc điều trị các bệnh về da, đặc biệt an toàn với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó Kem EmBé còn có tinh chất Cúc La Mã – một trong những chế phẩm hàng đầu tại Đức được sử dụng để chữa trị các bệnh về da của trẻ. Sự hợp sức của hai thành phần này trong Kem EmBé đã được đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn cho làn da trẻ. Không chỉ giúp trẻ hết viêm ngứa mà còn ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả, trả lại làn da mịn màng, trơn láng cho bé.

98.000 mẹ đã tin dùng Kem Em Bé cho con, còn mẹ, mẹ đã sắm Kem Em Bé để bảo vệ da con chưa?

 

phấn rôm

Những lưu ý khi sử dụng phấn rôm cho bé

Dùng phấn rôm để trị rôm sảy cho trẻ là phương pháp được rất nhiều bà mẹ áp dụng hiện nay bởi nó mang lại hiệu quả nhanh và rất tiện dụng. Tuy nhiên nếu như mẹ không biết cách dùng phấn rôm sảy sẽ vô tình gây hại cho con.

Phấn rôm chính là sản phẩm được bào chế dưới dạng bột đóng trong hộp, khi con bị rôm sảy thì các mẹ sẽ dùng bột này thoa lên vùng rôm sảy nhằm mục đích thấm hút hết mồ hôi bám trên bề mặt da, giúp da khô thoáng và sớm khỏi bệnh.

1. Ảnh hưởng khi dùng phấn rôm trị rôm sảy sai cách

– Làm ảnh hưởng tới hô hấp trên của bé: bạn nên biết rằng rôm sảy có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể bé, ví dụ như trán, mặt, cổ, da đầu, lưng, ngực, nách… vì thế nếu như mẹ thoa phấn rôm không cẩn thận sẽ khiến bụi phấn bám vào mắt và mũi của bé, từ đó khiến trẻ bị ho, khó thở, hắt hơi và sổ mũi, thậm chí là bị phù phổi. Nếu kéo dài sẽ dẫn tới viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi hoặc là tràn khí màng phổi…

– Tăng nguy cơ bị ung thư: bạn sẽ giật mình nếu biết rằng bột talc có trong phấn rôm có thể gây ra các khối u ác tính trong buồng trứng và phổi ở người, mức độ ảnh hưởng do bột talc gây ra tương đương với amiăng. Vì thế nếu như mẹ lạm dụng cho bé dùng phấn trị bệnh rôm sảy sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe về sau của bé.

– Với những bé gái mà sử dụng nhiều phấn rôm trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao gấp 4 lần so với những trẻ không dùng phấn rôm. Đặc biệt theo thống kê thì cứ tấm 70 bé gái dùng phấn rôm sảy thì có một bé bị u ác tính ở buồng trứng về sau. Bởi khi thoa phấn rôm vào vùng bụng dưới của bé gái thì các hạt bụi phấn nhỏ li ti sẽ xâm nhập cơ thể và nhiễm vào vùng âm đạo của bé.

– Gây nhiễm trùng da, viêm nang lông: nhiều mẹ không vệ sinh vùng da rôm sảy cho con mà thoa trực tiếp khi da đang tiết mồ hôi. Chính điều đó đã gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó dễ gây ra viêm da, nhất là viêm nang lông.

phấn rôm

Nếu không sử dụng đúng cách phấn rôm gây nhiều tác hại cho bé

2. Hướng dẫn dùng phấn rôm trị rôm sảy cho bé đúng cách

– Trước khi thoa phấn rôm sảy cho con thì các mẹ cần đảm bảo tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ cơ thể cũng như vùng da bị rôm sảy cho bé. Như vậy sẽ giúp cho bề mặt da được sạch, đồng thời thấm khô rồi mới thoa phấn lên.

– Cho phấn rôm ra tay mẹ rồi sau đó mới thoa từ từ lên vùng da bị rôm sảy của bé, tránh đổ trực tiếp lên da bởi như vậy sẽ gây ra tình trạng chỗ nhiều phấn chỗ ít phấn, thoa không đều, đều không tốt cho trẻ.

– Nếu như trẻ bị rôm sảy ở mặt hay trán thì mẹ không nên dùng phấn rôm bởi các vị trí này gần với mắt và mũi, trẻ dễ hít vào và gây bệnh về sau.

– Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa trước khi cho bé dùng phấn rôm, với kinh nghiệm trong nghề thì bác sỹ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn có nên dùng phấn rôm sảy hay không, đồng thời hướng dẫn bạn một cách chi tiết nhất.

– Chọn đúng loại phấn rôm chất lượng tốt: trên thị trường hiện nay có rất nhiều phấn trị rôm sảy cho békhác nhau, hàng giả xen lẫn hàng thật, vì thế nếu không cẩn thận mẹ sẽ mua nhầm phải hàng kém chất lượng. Vì thế nên tham khảo ý kiến bác sỹ xem dùng loại nào tốt, và đến đúng địa chỉ bán uy tín để được đảm bảo chất lượng.

Ngoài ra nếu sau vài ngày sử dụng phấn rôm mà không có hiệu quả, mụn rôm càng mọc nhiều thì các mẹ cần phải dừng lại, đưa bé tới gặp bác sỹ và tìm giải pháp khác.

phấn rôm

Nếu sử dụng phấn rôm không hiệu quả mẹ cần dừng ngay

3. Mẹ nên dùng kem dưỡng ẩm chuyên dụng cho bé

Bên cạnh việc sử dụng phấn rôm cần kết hợp sử dụng Kem EmBé. Kem EmBé là sự kết hợp của bộ đôi Nano Curcumin cùng tinh chất Cúc La Mã đều có khả năng chống viêm ức chế vi khuẩn, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, phục hồi vùng da tổn thương, giảm ngừa thâm sẹo hiệu quả. Kem EmBé – giải pháp thiên nhiên an toàn đẩy lùi và bảo vệ làn da bé khỏi những tác nhân gây hại.