Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

cách trị hăm cho trẻ sơ sinh

Khám phá cách trị hăm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

Trẻ bị hăm tã cần phải xử lý kịp thời và đúng cách, nếu không sẽ khiến cho tình trạng hăm trở nên nghiêm trọng hơn, lâu khỏi hơn và dễ gây nhiễm trùng da. Tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng nắm rõ được cách trị hăm cho trẻ sơ sinh, chính vì thế bài viết dưới đây sẽ là những gợi ý hoàn hảo để cha mẹ dễ dàng thực hiện cho con.

1. Hăm tã là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh

Thực tế hiện nay có rất nhiều cách chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh khác nhau, tuy nhiên để mang lại hiệu quả nhanh và tốt nhất thì các mẹ cần phải biết cách phối hợp nhiều biện pháp lại với nhau. Nhiều bà mẹ chỉ chăm chăm dùng thuốc nhưng không chú ý đến khâu vệ sinh cũng sẽ không thể khỏi bệnh, thậm chí lạm dụng thuốc bôi nhiều cũng không tốt cho trẻ. Đó cũng là lý do giải thích vì sao hăm tã rất dễ chữa khỏi với các mẹ dùng đúng cách, nhưng cũng có người phải vật lộn chữa trị hăm tã cho con.

cách trị hăm tã cho bé

Bé có thể bị hăm bất cứ lúc nào mẹ hết sức cẩn thận

2. Các cách trị hăm cho trẻ sơ sinh đơn giản mà hiệu quả

2.1. Dùng bột yến mạch trị hăm tã

Sở dĩ bột yến mạch có tác dụng chữa hăm tốt là do trong bột yến mạch có hàm lượng protein có khả năng làm dịu làn da nhạy cảm, đồng thời làm tăng hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. Hơn nữa bột yến mạch còn chứa saponin – là chất hóa học có tác dụng loại bỏ bụi bẩn từ lỗ chân lông trên da, giúp con nhanh hết hăm. Theo đó các mẹ chỉ cần cho một muỗng canh bột yến mạch vào nước tắm cho bé, ngâm bé trong nước tầm 10-15 phút rồi tắm lại bằng nước sạch, ngày tắm 2 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

2.2. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Dầu dừa nguyên chất rất tốt cho làn da của bé, nhất là trẻ sơ sinh. Thành phần dầu dừa có nhiều đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn tốt, hàm lượng chất béo cao giúp diệt khuẩn và chống viêm, làm dịu và chữa lành vết hăm trên da bé. Đồng thời dầu dừa còn có lượng tinh dầu lớn giúp làm ẩm da, giúp da bé luôn mịn màng. Đặc biệt đây cũng được xem là cách trị hăm cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Vì thế để con hết hăm tã nhanh thì mẹ có thể bôi một ít dầu dừa lên vùng bị hăm rồi massage nhẹ nhàng. Hoặc cũng có thể cho dầu dừa vào nước tắm hàng ngày sẽ giúp tiêu diệt các loại nấm men gây hăm tã.

trị hăm tã bằng dầu dừa

Dầu dừa là cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả

2.3. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ

Đây là cách trị hăm cho trẻ sơ sinh đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Sử dụng nguồn sữa mẹ tự nhiên là cách tốt nhất giúp bé nhanh chóng hết bị hăm. Trong sữa mẹ có chứa thành phần có khả năng chống nhiễm trùng và làm dịu da, cải thiện hiệu quả các triệu chứng đau rát do hăm tã gây ra. Đồng thời đây cũng là cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất, vừa đơn giản, ít tốn kém mà còn không lo bị dị ứng. Để thực hiện, các mẹ chỉ cần cho vài giọt sữa mẹ trên vùng da bị hăm để chà nhẹ và massage thường xuyên, sau đó để như vậy cho khô rồi mới mặc tã mới cho bé.

2.4. Cách chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng giấm

Giấm có tác dụng làm giảm độ kiềm trong nước tiểu, cân bằng độ pH trong nước tiểu, vì thế sẽ giúp ngăn chặn kích ứng với làn da trẻ, đặc biệt là kháng nấm tốt. Vì thế với trẻ bị hăm thì các mẹ có thể pha một ít giấm với nước, rồi dùng khăn mềm vắt nước, lau nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm của trẻ sẽ giúp cải thiện triệu chứng hăm. Hoặc đối với những mẹ dùng tã vải thì có thể ngâm tã vào trong dung dịch nước và giấm để ngăn ngừa xà phòng hay nước tiểu tích tụ vào tã.

3. Dùng sản phẩm thiên nhiên hỗ trợ trị hăm tã cho bé

Mẹ có thể lựa chọn sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như Kem EmBé. Với công thức kem dịu nhẹ được chiết xuất hoàn toàn từ nano curcumin – tinh nghệ siêu thẩm thấu và các thảo dược thiên nhiên được tinh chiết từ cúc la mã, dầu hạnh nhân, vitamin E… thẩm thấu nhanh vào từng lớp tế bào da,đẩy lùi các tổn thương trên da, giúp da bé giảm nhanh triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy, hết thâm sẹo mang đến làn da mịn màng cho bé. Sản phẩm không chỉ có tác dụng kháng viêm, chống hăm mà còn có thể sử dụng trong các trường hợp da trẻ bị mẩn ngứa do viêm hoặc côn trùng đốt…

trẻ khô da

Gợi ý cách điều trị và phòng bệnh khô da ở trẻ

Trẻ sơ sinh bị khô da là một hiện tượng rất phổ biến, xảy ra nhiều nhất là vào mùa đông lạnh và hanh khô. Dưới đây một số cách trị khô da ở trẻ sơ sinh cực kì hiệu quả, mẹ có thể tham khảo.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khô da

– Làn da của trẻ sơ sinh thường rất căng mịn, mềm mại tuy nhiên nó lại khá mỏng manh và rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài cơ thể.

– Cấu trúc làn da của trẻ sơ sinh khá mỏng, lớp thượng bì chưa được hình thành, tuyến mồ hôi chưa phát triển đầy đủ; do đó dễ bị mất nước và dễ bị tổn thương.

– Đa số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từng bị ít nhất một lần nẻ mặt, khô da; hiện tượng này khá bình thường và sẽ dần tự biến mất. Nó thường xảy ra chủ yếu vào mùa đông, lúc này thời tiết khá khô hanh (độ ẩm thấp) và rét lạnh, điều này khiến bé bị khô da, nứt nẻ và dễ bị nhiễm trùng.

– Ngoài nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết, còn có nhiều nguyên nhân khác nữa: tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều; tiếp xúc với khói bụi nhiều; vệ sinh kém; dị ứng với thực phẩm; với các thành phần trong quần áo, bột giặt, chất tẩy và di truyền…

khô da ở trẻ

Khô da là hiện tượng rất nhiều trẻ gặp phải

2. Các cách trị khô da ở trẻ sơ sinh.

2.1. Uống nước

Mất nước là một trong những điều kiện trực tiếp dẫn đến khô da, chính vì vậy cần phải cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, không nên cho uống nước mà chỉ cần bú sữa là đủ.

Bổ sung nước trái cây và hoa quả nghiền vào các bữa ăn vặt, tuy nhiên tránh uống quá nhiều vì dễ làm hỏng men răng hoặc rối loạn tiêu hóa. Đây vừa cách phòng tránh vừa là cách trị khô da ở trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả.

2.2. Tắm đúng cách

– Trẻ sơ sinh chỉ cần tắm 2-3 lần/ tuần và nên tắm nhanh, dưới 10 phút/ lần.

– Không nên tắm nước nóng mà chỉ tắm nước ấm. Nước nóng sẽ càng da bị khô hơn.

– Có thể thêm bột yến mạch vào nước tắm để giảm ngứa.

– Nên sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh; loại ít gây kích ứng da và không có mùi thơm, ít bọt.

– Tránh sử dụng bông tắm, sau khi tắm xong thì nên dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau ở vùng da bị nẻ, bị khô.

cách tắm khi trẻ khô da

Đối với trẻ sơ sinh nên tắm nhanh tránh khô da

2.3. Hạn chế tiếp xúc với nắng, gió lạnh, khói bụi

– Tránh cho da bé tiếp xúc nhiều hoặc trực tiếp với ánh nắng Mặt trời, gió lạnh và khói bụi vì chúng sẽ càng da bé bị khô da hơn, nứt nẻ hơn.

– Khi đi ra ngoài nên cho bé đội mũ, đội khăn mỏng và đeo găng tay, găng chân.

– Tuy nhiên cũng không nên mặc quần quá ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông bởi nó sẽ bé bị nóng, ra nhiều mồ hôi. Mồ hôi nếu không được lau khô sẽ thấm ngược trở lại vào trong khiến bé bị lạnh; ngoài ra mồ hôi còn làm da bị ngứa nhiều hơn.

2.4. Dùng kem dưỡng ẩm

Các mẹ có thể dùng Kem EmBé – kem dưỡng da có nguồn gốc từ tự nhiên. Đây là sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, được chiết xuất từ các thành phần dược liệu thiên nhiên như: tinh chất cúc la mã, tinh dầu hạnh nhân… Đặc biệt, đây là sản phẩm đầu tiên chứa nano curcumin – tinh nghệ nano siêu thẩm thấu được chiết xuất từ cây nghệ vàng giúp làm mát da, dưỡng ẩm, để da trẻ luôn mịn mát, ẩm mượt mà không bị bít lỗ chân lông đâu nhé. Ngoài ra, với công nghệ Nano hiện đại dễ dàng len lỏi sâu vào các tế bào da, đẩy lùi các tổn thương trên da, giúp da bé giảm nhanh triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy, giảm thâm sẹo khi bị côn trùng đốt, hăm da… mang đến làn da mịn màng cho bé.

2. 5. Tránh các loại hóa chất tẩy mạnh

– Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm chính vì vậy mẹ cần chọn các loại sữa tắm, dầu gội đầu hoặc các loại kem bôi da nhẹ dịu với em bé của mình.

– Mẹ nên lựa chọn quần áo có chất cotton, nước xả vải dành riêng cho trẻ. Bố mẹ cũng nên tránh dùng cả các loại nước hoa, mỹ phẩm khi ôm ấp, nựng nịu em bé vì điều này khiến trẻ rất dễ dị ứng gây mẩn đỏ.

Với những chia sẻ trên, hi vọng các mẹ có các mẹ tích lũy được cẩm nang chăm sóc làn da của bé hiệu quả. Chúc các mẹ thành công trong việc nuôi dưỡng bé hay ăn chóng lớn.

 

viêm da cơ địa ở trẻ em

Trẻ bị nổi mẩn đỏ là do đâu?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ là hiện tượng phổ biến khiến các bậc phụ huynh lúng túng, lo lắng và bất an suốt cả ngày. Trong tình huống này, các mẹ phải hết sức bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân khiến cho bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ ngứa, cách ly các tác nhân gây dị ứng và có biện pháp chăm sóc da bé hợp lý tại nhà để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ

Trẻ bị nổi mẩn đỏ do rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là các bệnh ngoài da dưới đây:

– Bệnh viêm da dị ứng: Rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh viêm da dị ứng, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh này là trẻ tiếp xúc với các yếu tố môi trường xung quanh như: ô nhiễm môi trường: khói, bụi bẩn, quần áo hay vật dụng cá nhân (giày, dép, nước hoa, phấn,…)

– Bệnh mề đay: Đây là một dạng dị ứng với các yếu tố như: Thời tiết, thực phẩm (tôm, cua, cá,…) trên cơ địa hay bị dị ứng của trẻ. Mề đay có hai dạng là cấp tính và mạn tính, biểu hiện đặc trưng là nổi các nốt sần to nhỏ khác nhau, kết thành mảng và ngứa ngáy rất khó chịu.

– Nấm trên da: đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ, các kí loại nấm kí sinh khiến trẻ dị ứng như: Nấm thân, nấm móng, nấm tóc, nấm kẽ,… Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ do mắc các bệnh: hắc lào, lang ben.

trẻ bị nổi mẩn đỏ

Trẻ bị nổi mẩn đỏ do rất nhiều nguyên nhân

2. Triệu chứng khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ

Biểu hiện ban đầu thường thấy khi trẻ bị bị nổi mẩn đỏ là sự xuất hiện của các vết ửng đỏ ở nhiều vùng da nhạy cảm, sau đó từ vết ửng đỏ có thể xuất hiện những nốt mẩn ngứa li ti hoặc nốt to trên bề mặt da tùy theo các nguyên nhân gây mẩn ngứa như dị ứng với môi trường, do ăn uống hay do cơ địa…

Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy, quấy khóc và liên tục dùng tay gãi gây ra hiện tượng trầy xước da, tạo điều kiện tốt cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào và sinh sôi nảy nở. Chính vì vậy, nếu các bậc phụ huynh không có cách xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sâu vào các lớp dưới da gây bội nhiễm dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

3. Các cách điều trị khi trẻ bị nổi mẩn đỏ

3.1. Vệ sinh, tắm rửa

Dừng ngay việc tắm cho bé bằng các loại sữa tắm, dầu gội,… vì nó có chứa một số thành phần hoá học làm trầm trọng tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ. Tắm rửa cho bé bằng nước ấm vừa phải hoặc kết hợp với các loại lá tắm hoặc sử dụng các loại bột tắm thảo dược thiên nhiên để vệ sinh cho da trẻ hàng ngày, giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh. Sau đó, sử dụng các loại khăn bông bằng chất liệu cotton thấm hút tốt, mềm mịn để không phải chà xát da bé.

3.2. Quần áo của bé

Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ cần cho trẻ mặc các loại quần áo sáng màu, rộng rãi, khô thoáng, có chất liệu bằng bông vải tự nhiên. Không cho bé mặc đồ quá chật, bằng vải len, sợi tổng hợp vì nó làm cho da bé bị bí, không thấm hút mồ hôi tốt và rất dễ làm kích ứng da bé.

trẻ bị nổi mẩn đỏ

Cần mặc quần áo thoáng mát khi trẻ bị nổi mẩn đỏ

3.3. Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày

Giữ bé trong điều kiện sạch sẽ, khô thoáng sẽ phòng ngừa hiện tượng trẻ bị nổi mẩn đỏ hiệu quả:

– Cần cho bé sinh hoạt trong một không gian thông thoáng, nhiệt độ phòng giữ ở mức 27-28 độ C để da được co giãn tốt, không để nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho bé dễ bị bệnh về hô hấp. Không cho trẻ chơi đùa ở nơi có nhiều nắng và gió, nếu có ra ngoài thì tránh khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, mặc quần áo dài tay và che chắn kín cho trẻ.

– Cắt gọn gàng móng tay móng chân của trẻ, mang bao tay chân để tránh cào/gãi lên các vị trí bị tổn thương gây nhiễm trùng vết thương. Vệ sinh sạch sẽ các loại đồ chơi của trẻ và các vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày tránh khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ

– Chủ động đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm hay xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường như: sốt cao, co giật,… Không sử dụng bất kì loại thuốc uống nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ, chỉ tắm trẻ bằng nước ấm

chàm sữa ở bé

Trẻ bị chàm sữa – Mẹ nên và không nên ăn gì?

Trẻ bị chàm sữa là một bệnh khá phổ biến khi mới sinh. Thông thường bị bệnh này hoàn toàn không đáng lo và vết chàm sữa thường tự mất khi trẻ được 1 tuổi. Tuy nhiên, nếu tái diễn nhiều lần, bệnh sẽ trở thành chàm thể tạng nên người ta còn gọi chàm sữa là giai đoạn đầu của chàm thể tạng

1. Nguyên nhân chàm sữa ở bé

Có nhiều nguyên nhân khiến bé mắc bệnh chàm sữa. Tuy nhiên, vì chàm sữa là bệnh có liên quan tới cơ địa dị ứng và các yếu tố dị ứng nên “thủ phạm” chính được cho là:

– Do yếu tố thể trạng, cơ địa: Những bé sở hữu làn da khô, hệ miễn dịch, sức đề kháng kém có nguy cơ dễ mắc bệnh chàm sữa hơn là những trẻ khác

– Do di truyền: Nếu cha/ mẹ mắc các bệnh dị ứng như mề đay, hen suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc các bệnh tự miễn khác thì khả năng con bị chàm sữa rất cao

– Do các chất gây dị ứng tại chỗ: Hóa chất, mỹ phẩm, thuốc bôi ngoài da, quần áo từ len/ vải sợi, lông chó/ mèo, gián, bọ… Khi trẻ tiếp túc với những thứ nói trên rất dễ gây ra các phản ứng dị ứng. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm sữa.

– Do thực phẩm: gồm các loại thực phẩm như sữa bò, trứng, các loại đồ biển,…

– Do yếu tố dị ứng hô hấp, môi trường, thời tiết: Bụi nhà, phấn hoa, bụi giao thông, khói thuốc lá, nấm mốc, vi khuẩn, nguồn nước và không khí cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa. Ngoài ra, thời tiết quá hanh khô, hoặc quá ẩm hoặc quá nóng cũng sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh này.

chàm sữa

Chàm sữa ở trẻ khiến bố mẹ vô cùng lo lắng

2. Thực phẩm không nên ăn khi con bị chàm sữa

Như đã nói, bệnh chàm sữa có liên quan đến hai yếu tố cơ bản là cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Vì thế, mẹ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để loại trừ yếu tố dị nguyên gây dị ứng từ thức ăn được truyền sang sữa khi cho con bú bằng cách hạn chế:

 2.1. Mỡ động vật

Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về việc này. Tuy nhiên theo quan sát ghi nhận rằng, những trường hợp mẹ ăn nhiều mỡ động vật, bé có nguy cơ dị ứng thức ăn cao hơn so với những bé mà mẹ không ăn hoặc ăn ít.

2.2. Đậu phộng

Dị ứng đậu phộng là hiện tượng thường thấy khắp thế giới. Vấn đề này liên quan đến tính chất cơ địa của từng người. Thông thường, dị ứng đậu phộng thường gặp ở người da trắng. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn cho con, mẹ cũng nên hạn chế dùng đậu phộng.

2.3. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật có hàm lượng chất béo bão hòa và lượng cholesterol cao hơn thịt. Nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu, có hại cho tim mạch. Chưa hết, các thực phẩm này thường không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người, gây nên phản ứng dị ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ, làm giải phóng các hóa chất trung gian hóa học như histamin và gây ra dị ứng.

2.4. Các loại hải sản và thịt bò

Nguyên nhân khiến hải sản và thịt bò dễ gây dị ứng là do thành phần chất đạm. Chất đạm khi ăn vào phải được tiêu hóa thành acid amin trước khi hấp thu vào máu. Tuy acid amin không gây dị ứng, nhưng nếu quá trình tiêu hóa không triệt để, chất hấp thu không phải là acid amin mà là các chuỗi peptid, gồm nhiều acid amin còn gắn với nhau. Chính các chuỗi peptid này là tác nhân gây dị ứng, thành phần này sẽ kích thích hệ thống phòng thủ trong cơ thể dẫn đến dị ứng.

chàm sữa

Mẹ không nên ăn thịt bò khi bé bị chàm sữa

3. Vậy, mẹ nên ăn gì để bé hết chàm sữa?

Tất nhiên, không phải là chế độ ăn chay, mẹ hoàn toàn có thể tiêu thụ các loại thực phẩm như: Thịt lợn nạc, thịt gà, cá trắng, đậu đỗ là những thực phẩm có hàm lượng đạm tropomyosin cao, ít gây dị ứng. Khi trẻ còn bú mẹ, mẹ nên ăn cá biển để tăng chất ARA, là một axit béo omega-6, chất này giúp bé chống lại dị ứng.

Sau khi đã thay đổi chế độ ăn mà chàm sữa ở trẻ vẫn không ngừng nặng hơn và tái phát nhiều lần, lúc này mẹ nên chú ý đặc biệt tới vấn đề vệ sinh da bé. Tuyệt đối không cho bé tắm bằng các loại xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh hoặc các loại lá tắm theo kinh nghiệm dân gian sẽ khiến tình trạng kích ứng, viêm nhiễm thêm nặng.