Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

muỗi đốt

Trẻ bị muỗi đốt có nguy hiểm không?

Trẻ em có làn da rất nhạy cảm đồng thời có hệ miễn dịch yếu nên nếu bị muỗi đốt sẽ có nhiều vấn đề đáng lo ngại hơn so với người lớn. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ một vài cách trị muỗi đốt cho trẻ em và phòng ngừa muỗi đốt hiệu quả mà mẹ nên tham khảo.

Xem thêm:

1. Tổng quan về muỗi đốt

Hầu như tất cả mọi người đều từng bị muỗi đốt, bởi đây là một loài côn trùng cực kì phổ biến và có số lượng đông đảo trên Trái Đất. Muỗi cắn người chủ yếu là muỗi cái, nó hút máu người để sống. Nhưng muỗi đực thì khác, nó chỉ ăn mật ong và nước.

Khi muỗi tìm thấy một “bữa ăn” phù hợp, nó sẽ đưa vòi vào sâu dưới da đến mạch máu và bắt đầu hút máu. Phải mất ít nhất 6 giây, con người mới nhận biết được là mình vừa bị muỗi đốt, đó là bởi vì muỗi đã tiết ra một chất đặc biệt làm tê liệt dây thần kinh của con người.

Các vết sưng ngứa đỏ nổi lên sau khi bị muỗi cắn thực chất không phải do vết cắn gây ra mà là do hệ miễn dịch của cơ thể con người đang phản ứng với các protein có trong nước bọt của muỗi.

Không rõ nguyên nhân nhưng muỗi có xu hướng thích chọn nạn nhân là những người bị thừa cân béo phì, nam giới, nhóm máu O hoặc người mặc quần áo màu tối.

muỗi đốt

Muỗi đốt gây rất nhiều nguy hiểm cho bé

2. Những biến chứng khi bị muỗi đốt

Những vùng có điều kiện khí hậu ẩm ướt, nóng như Việt Nam cũng thường có nguy cơ lớn bị muỗi đốt hơn; do đây thời tiết này rất thích hợp để muỗi sinh sống và phát triển. Hầu hết các vết muỗi cắn xảy ra chủ yếu vào hoàng hôn, lúc này muỗi hoạt động mạnh nhất.

Khi muỗi đốt, nó sẽ mang theo vi khuẩn vào cơ thể con người, vì thế nó có thể truyền các bệnh nghiêm trọng như : Sốt rét; Sốt xuất huyết; Viêm não; Sốt vàng da; Viêm màng não và tủy sống; Bệnh teo não.

Tuy nhiên, việc bị muỗi cắn là rất phổ biến và đa số các trường hợp là nhẹ, không gây bất kì nguy hiểm gì đến sức khỏe Nguy cơ bị nhiễm bệnh do muỗi phụ thuộc chủ yếu vào môi trường sống xung quanh, nơi nào càng ô nhiễm thì càng dễ nhiễm bệnh.

3. Các biểu hiện khi bị muỗi đốt

Người nào càng bị muỗi cắn nhiều thì càng dễ bị mất cảm giác theo thời gian, nói cách khác người lớn thường ít phản ứng nghiêm trọng hơn so với trẻ em.

Triệu chứng phổ biến khi bị muỗi đốt đó là : có vết sưng hồng đỏ, ngứa xuất hiện trong vòng 48h sau khi bị cắn.

Dị ứng với muỗi đốt là hiếm gặp nhưng rất hiếm gặp, các biểu hiện bao gồm: Ngứa lan rộng; Da bị tổn thương; Vết bầm tím ở da; Viêm hệ bạch huyết; Phát ban ở da; Sốc phản vệ..

muỗi đốt bé

Muỗi cắn khiến bé khó chịu, ngứa ngáy và quấy khóc

4. Cách trị muỗi đốt cho trẻ em

Muỗi đốt thường không là một vấn đề đáng quan tâm, tuy nhiên với trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh thì phải hết sức lưu ý.

Để giảm bớt sưng và ngứa; bạn có thể chườm 1 viên đá lạnh lên vết đốt hoặc cho bé tắm trong một bồn tắm mát mẻ là được.

Ngoài ra, ban có thể áp dụng những cách trị muỗi đốt cho trẻ em theo dân gian như: Mật ong; Chanh; Lô hội; Húng quế.

Để loại bỏ hoàn toàn cảm giác ngứa của các vết muỗi đốt mà không để lại sẹo hoặc vết thâm trên da bé, các mẹ có thể sử dụng kem EmBé – sản phẩm chống viêm thảo dược, được bào chế dành riêng trong việc chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh. Kem EmBé – Sản phẩm đầu tiên chứa tinh nghệ Nano siêu hấp thu giúp giảm ngứa, ngăn ngừa sẹo thâm mà vẫn dịu nhẹ với làn da của trẻ. Kem EmBé là kem trị côn trùng đốt cho bé mà hàng ngàn mẹ Việt đã tin dùng.

5. Phòng ngừa muỗi đốt cho trẻ em

Bên cạnh các cách trị muỗi đốt cho trẻ em, việc phòng ngừa cắn  cũng rất được chú trọng. Phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ con của bạn khỏi những vấn đề liên quan đến muỗi đốt. Bằng cách áp dụng những mẹo sau đây:

– Không để những vùng nước đọng, vì muỗi thường đẻ trứng ở đó; ví dụ như rãnh nước, chum vại, chậu hoa, bể bơi…

– Luôn mắc màn khi đi ngủ.

– Đừng để trẻ em lại gần những nơi gần hồ ao vào lúc chiều tối.

– Mặc quần áo dài tay và sáng màu khi vào mùa muỗi.

– Vệ sinh nhà cửa định kì, vứt rác vào đúng nơi quy định.

Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng muỗi cắn, biết cách phòng ngừa và cách trị muỗi đốt cho trẻ em tại nhà. Nếu thấy bất kì dấu hiệu bất thường nào, bạn hãy cho bé đi khám ngay lập tức bạn nhé!

 

trẻ bị hăm

Trẻ bị hăm – mẹ phải làm gì?

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh có rất nhiều, thường là phải kết hợp nhiều cách với nhau để có thể chữa hăm cho bé dứt điểm và nhanh chóng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin rất bổ ích khi trẻ bị hăm, bố mẹ nên làm gì?

1. Dấu hiệu khiến trẻ bị hăm da

Khi trẻ bị hăm có các dấu hiệu như:

– Da ửng đỏ, màu hồng hoặc đỏ nâu.

– Da thô, ngứa, có nhiều mồ hôi và mùi hôi.

– Da bị nứt hoặc cứng hơn.

– Có thể có một vài mụn nước nhỏ li ti.

Hăm thường xuất hiện ở những vùng da sau :

– Dưới cổ.

– Trong nách.

– Trong háng và xung quanh bộ phận sinh dục.

– Giữa mép đùi bên trong.

– Giữa mông.

– Giữa ngón tay và ngón chân.

trẻ bị hăm

Trẻ bị hăm là hiện tượng diễn ra phổ biến

2. Nguyên nhân trẻ bị hăm

Hăm là tình trạng viêm da rất phổ biến, nguyên nhân là do :

– Độ ẩm cao.

– Nhiệt độ cao.

– Thiếu lưu thông không khí ở các nếp gấp da.

– Ma sát giữa các nếp gấp ở da.

Ngoài ra sữa, bụi bẩn, nước tiểu và phân bị dính vào cũng góp phần làm cho tình trạng viêm da này trở nên tồi tệ hơn.

4. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh

Nguyên tắc chung khi chữa trị hăm cho trẻ sơ sinh đó là giữ cho trẻ mát mẻ và các vùng da được khô thoáng, sạch sẽ. Dưới đây là một vài cách trị hăm cho trẻ sơ sinh khá đơn giản và hiệu quả :

4.1. Làm mát phòng

Dùng máy lạnh để điều chỉnh nhiệt độ không khí xung quanh trong phòng khi trời quá nóng bức. Nên chỉnh nhiệt độ ở mức 22-25 độ C là tốt nhất. Để phòng ngừa khô da, bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm trong phòng hoặc đặt khăn ẩm ngay cạnh giường em bé.

Quạt là phương tiện được ưa chuộng hơn, nó vừa làm mát phòng vừa làm em bé dễ ngủ hơn. Không gây khô da và tiết kiệm chi phí hơn.

Bạn có thể dùng quạt mini thổi trực tiếp vào vùng da bị hăm, cách này sẽ giúp da bớt mồ hôi hơn và lưu thông không khí tốt hơn tránh hiện tượng khi trẻ bị hăm

4.2. Lau khô da thường xuyên

Để phòng ngừa và trị hăm da cho bé sơ sinh, đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất. Mẹ cần thường xuyên lau khô và sạch lau mồ hôi cho bé. Đặc biệt nếu sữa, thức ăn, nước trái cây, nước bọt, nước tiểu hay bất kì thứ gì khác bị dính vào da, bạn cần phải lau sạch luôn.

Đôi khi bạn có thể lau mát cho bé mỗi ngày một lần, để giảm bớt nóng và ra mồ hôi tránh trẻ bị hăm

4.3. Dùng bột bắp hoặc phấn rôm

Đây cũng là cách trị hăm cho trẻ sơ sinh khá phổ biến, bột bắp hoặc phấn rôm sẽ giúp hấp thụ độ ẩm, làm da khô thoáng hơn.

4.4. Thay đổi quần áo.

Nên cho bé mặc quần áo ngắn, rộng rãi và thoáng mát. Chọn vải có chất liệu cotton là tốt nhất, nó thấm mồ hôi rất tốt. Điều này giúp toàn bộ cơ thể trẻ nói chung được mát mẻ hơn.

Thay quần áo cho bé thường xuyên mỗi khi ra nhiều mồ hôi. Lựa chọn bột giặt ít gây dị ứng và tính tẩy không mạnh để tránh làm da bé bị dị ứng.

trẻ bị hăm

Thay tã và quần áo thường xuyên cho bé tránh trẻ bị hăm

4.5. Sử dụng kem chống hăm cho bé

Mẹ có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như Kem EmBé trị hăm hiệu quả cho bé. Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ nano curcumin – tinh nghệ siêu thẩm thấu và các thảo dược thiên nhiên được tinh chiết từ cúc la mã, dầu hạnh nhân, vitamin E… tăng khả năng đẩy lùi các tổn thương trên da, giúp da bé giảm nhanh triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy. Đồng thời, với các hoạt chất thiên nhiên sẵn có trong Kem EmBé, làn da của trẻ không chỉ hết thâm sẹo mà còn được nuôi dưỡng, tái tạo và bảo vệ tối ưu, tạo điều kiện cho làn da bé luôn khỏe mạnh, hồng hào.

5. Phòng ngừa hăm ở trẻ sơ sinh

– Vào mùa hè, hãy tắm rửa sạch sẽ cho bé mỗi ngày và lau khô các vùng da trước khi mặc quần áo.

– Hạn chế đóng bỉm, tã cho bé hoặc thay tã, bỉm thường xuyên. Nên dùng tã vải thay cho tã giấy.

– Cắt tỉa móng tay em bé định kì để phòng ngừa bé gãi ngứa.

– Tránh dùng kem dưỡng ẩm, dầu thơm hay các nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, lô hội; vì chúng càng làm da ẩm hơn, dễ bị kích ứng hơn.

– Luôn lau khô mồ hôi, đặc biệt là những vùng da nhiều nếp gấp.

– Luôn kiểm tra thân nhiệt của em bé bằng cách chạm tay vào da bé. Nếu thấy vừa nóng vừa ẩm thì lau khô hoặc lau mát cho bé.

 

trẻ bị hăm ở vùng kín

Phải làm gì khi trẻ bị hăm ở vùng kín

Hăm là tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh (độ tuổi dao động từ 0-24 tháng tuổi). Và vị trí thường dễ bị hăm nhất phải kể đến là vùng kín (cơ quan sinh dục) của bé, trong đó tỷ lệ bé gái bị hăm vùng kín thường cao hơn so với bé trai. Vậy làm thế nào khi trẻ bị hăm ở vùng kín? Để nắm được điều này, các mẹ nên tham khảo bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm ở vùng kín

– Các chuyên gia cho rằng làn da của trẻ rất mỏng và non nớt, nên nếu như thường xuyên phải tiếp xúc với các enzyme có trong phân và nước tiểu do không thay bỉm tã thường xuyên sẽ dễ dàng khiến cho da trẻ, nhất là bộ phận sinh dục bị nổi mẩn đỏ và đau rát.

– Theo nghiên cứu có khoảng 30% trẻ bị viêm da là do hăm tã, đặc biệt có khoảng 80% các bà mẹ mắc sai lầm khi dùng tã cho con, bao gồm cả tã giấy tã vải). Đặc biệt vùng kín của các bé lại là nơi tiếp xúc nhiều nhất với nước tiểu và phân, do đó rất dễ bị viêm nhiễm. Nhất là với bé gái do vùng kín giáp với hậu môn nên dễ bị vi khuẩn lây lan từ hậu môn lên nếu không chú ý vệ sinh tốt.

trẻ bị hăm ở vùng kín

Trẻ bị hăm ở vùng kín là bệnh lý rất nhiều trẻ gặp phải

2. Các triệu chứng khi trẻ bị hăm ở vùng kín

Trẻ bị hăm ở vùng kín thường có triệu chứng như cơ quan sinh dục đỏ ửng, bé thường xuyên quấy khóc và khó chịu, bé lớn hơn có thể đưa tay sờ bứt vùng kín, vùng kín mọc nhiều các mụn đỏ nhỏ liti…Nếu như vùng kín của trẻ mà bị hăm kéo dài sẽ gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng, thậm chí còn gây viêm đường tiết niệu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau của trẻ. Chính vì thế nếu nhận thấy các dấu hiệu trên thì chắc chắn bé đã bị hăm và bạn nên tiến hành can thiệp kịp thời.

3. Cách trị khi trẻ bị hăm ở vùng kín

– Đầu tiên khi phát hiện ra trẻ bị hăm ở vùng kín thì các mẹ cần chú ý vệ sinh tốt vùng kín cho trẻ, vệ sinh sạch sẽ vùng kín thường xuyên. Tuy nhiên bạn cũng cần biết cách vệ sinh nếu không sẽ khiến trẻ bị đau và trầy xước vùng kín, nhất là với các bé gái. Cụ thể:

+ Mẹ nên dùng khăn mềm sạch, vắt qua với nước ấm rồi lau nhẹ nhàng vùng kín của trẻ từ trước ra sau, không được lau từ sau về trước bởi như vậy sẽ dễ kéo vi khuẩn từ hậu môn lên khiến bệnh càng trở nên nặng hơn.

+ Trong khi vệ sinh thì mẹ chỉ cần lau nhẹ nhàng bên ngoài cơ quan sinh dục, không được thụt tay vào bên trong vùng kín trẻ, không được chà xát quá mạnh, chỉ lau ở vùng nhìn thấy bằng mắt thường nhằm tránh gây đau cho trẻ.

+ Nên chú ý lau như vậy ít nhất 3 lần/ngày, có thể dùng khăn mềm khô lau lại lần nữa để giúp vùng kín khô thoáng, với bé gái có thể vệ sinh nhiều hơn.

trẻ bị hăm ở vùng kín

Cần thay tã để tránh trẻ bị hăm ở vùng kín

– Bên cạnh đó các mẹ có thể sử dụng các loại lá thảo dược tự nhiên để tắm cho trẻ giúp trị hăm vùng kín như lá trà xanh, lá trầu không, búp ổi non, nụ vối, lá mã đề… nhằm mục đích diệt vi khuẩn. Sau khi tắm xong cũng cần phải lau thật khô người và vùng kín.

– Khi trẻ bị hăm vùng kín thì tuyệt đối không được phép sử dụng xà phòng hoặc các chất dung dịch vệ sinh để rửa ráy vùng kín bởi khi bị hăm thì bất cứ tác động nào cũng có thể khiến hăm nặng hơn, nhất là nếu xà phòng có chứa hóa chất.

– Đảm bảo vùng kín của bé luôn được khô thoáng, phải thay tã bỉm thường xuyên, đối với trẻ đi bỉm thì cứ 3-4 tiếng phải thay 1 lần dù đã đầy hay chưa, còn trẻ sơ sinh đi tã thì 30 phút đến 1 tiếng phải kiểm tra để thay kịp thời, tránh để nước tiểu thấm vào vùng kín.

– Không nên quấn tã quá chặt, đặc biệt nên chọn loại tã chất lượng tốt, mềm mại và có khả năng thấm hút tốt, tránh trào ngược.

– Ngoài ra nếu như vùng kín của trẻ mà bị hăm nặng, có dấu hiệu chảy nhiều mủ kèm theo mùi hôi khó chịu thì cần đưa trẻ tới gặp bác sỹ chuyên khoa để được điều trị hiệu quả.

 

khô da

Mách mẹ cách chăm sóc hiệu quả khi trẻ bị khô da

Da trẻ nhỏ còn non yếu và rất nhạy cảm, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, khi thời tiết thay đổi hoặc cách chăm sóc không đúng sẽ khiến da trẻ sơ sinh bị khô, nứt nẻ và mẩn ngứa

1. Nguyên nhân khiến bé bị khô da

Khi độ ẩm ẩn sâu bên dưới làn da con người bị mất cân bằng, trên bề mặt da sẽ báo hiệu bằng cách da bị khô và có thể bong tróc từng mảng. Khi đó, thành phần dinh dưỡng trên da sẽ dễ dàng mất đi.

Với những bé bị khô da, các mẹ có thể dễ dàng thấy được các vùng da già yếu và bong tróc khi ánh nắng chiếu vào, hoặc khi con ở trong môi trường máy điều hòa.

Một điều nhỏ khác mà các bậc cha mẹ nên biết là làn da của con còn rất mỏng manh, nên tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da xảy ra là điều khó tránh khỏi, khi nhiệt độ môi trường chênh lệch nhau quá nhiều.

khô da

Tắm nước nóng quá lâu là nguyên nhân khiến bé bị khô da

2. Những vùng da trẻ sơ sinh bị khô thường xuyên

Mặc dù làn da ở trẻ sơ sinh khá nhạy cảm và dẫn đến khô da, nhưng không phải vùng da nào bé cũng bị tình trạng này.

  • Da mặt

Có thể nói, da mặt chính là vùng da mỏng nhất trên cơ thể. Điều này càng đúng với con trẻ khi bạn quan sát thấy da trẻ sơ sinh bị khô thường rơi vào vị trí này. Hai gò má của con rất dễ bị khô ráp, căng sần nên bé rất khó chịu và quấy khóc. Nếu tình trạng khô da này không được điều trị kịp thời, chàm sữa ở trẻ sơ sinh xảy ra là điều tất yếu.

  • Da vùng lưng

Vùng lưng sẽ là nơi tiếp xúc với nước nóng nhiều nhất khi bạn tắm cho con. Vì vậy, da của bé rất dễ bị khô và đây là điều ác mộng khi tiết trời lạnh. Khi thấy lạnh, mẹ càng dùng nước nóng để tắm cho con, nhưng mẹ lại vô tình không biết vùng lưng là vùng dễ bị khô da nhất bởi lúc này sẽ mất đi độ ẩm và gây khô ráp, nếu lưng bé tiếp xúc với nước nóng quá lâu.

  • Da chân

Có một điều hơi lạ là vùng da xung quanh gót chân lại rất dễ bị nứt nẻ và khô hơn là những nơi khác ở bàn chân. Các mẹ thường bỏ quên vùng da chân của con khi tắm rửa hoặc chăm sóc con hàng ngày. Tuy nhiên, đây lại là vùng da trẻ sơ sinh bị khô cũng khá phổ biến.

khô da

Khô da chân là hiện tượng rất nhiều bé gặp phải

3. Các chăm sóc em bé khi thấy trẻ sơ sinh bị khô da

  • Giảm số lần tắm khi thấy trời hanh khô

Tắm sẽ giúp da của con loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và nhiều chất cặn bã khác trên cơ thể con. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng nhiều (tắm trên 2 lần trong 1 ngày), da của con sẽ bị mất cân bằng độ ẩm tự nhiên gây khô da cho bé.

Đặc biệt hơn, khi thấy tiết trời hanh khô, hãy ngưng tắm cho con trong một thời gian ngắn. Thay vào đó, bạn hãy lấy khăn sạch nhúng với nước ấm và lau toàn thân cho con là đủ.

  • Thường xuyên dưỡng ẩm da cho con

Sau khi tắm xong, bạn hãy dùng chiếc khăn bông thật mềm mịn lau khô cho con và bôi ngay kem dưỡng da. Gần đây các mẹ truyền tai nhau sử dụng Kem EmBé, nguyên nhân bởi đây là sản phẩm đầu tiên có chứa Curcumin – tinh nghệ nano siêu hấp thu. Đồng thời, với sự kết hợp hài hòa giữa tinh nghệ nano cùng các tinh chất thảo dược thiên nhiên trong kem EmBé phát huy tối đa tác dụng trong việc kháng khuẩn, làm mềm da, thúc đẩy quá trình tái tạo vùng da tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo một cách nhanh chóng. Ngoài ra, các dưỡng chất tự nhiên khác vẫn duy trì độ ẩm và sự mềm mại của da, tạo điều kiện tối ưu để làn da mỏng manh của trẻ hồi phục mà không làm khô da hay bong vẩy

Ngoài chú ý đến kem dưỡng da, đừng quên môi trường sống của bé cũng rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức đề kháng của con. Khi thấy không gian trong phòng hanh khô, bạn nên sử dụng máy làm ẩm không khí trong phòng của con.

  • Đưa con đi khám nếu thấy tình trạng da bị khô trở nên nặng

Không chỉ khô bình thường, con còn bị ngứa liên tục và nổi nhiều mảng đỏ trên da, đó là lúc bạn nên đưa con đi thăm khám ngay. Vì nếu không, con có thể mắc phải chứng bội nhiễm chàm hoặc vảy cá/vảy nến, dày sừng nang lông. Các tình trạng bệnh này rất khó để chữa khỏi cho con về lâu dài.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da là tình trạng bệnh không hiếm gặp ở trẻ em. Chỉ cần bạn nhận biết sớm và biết cách chăm sóc da của con đúng, bé sẽ nhanh khỏi. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu về bệnh trạng vảy nến, dày sừng nang lông và chàm sữa ở trẻ sơ sinh, để có thể có những chẩn đoán sơ bộ trước khi đưa con lên viện khám.