Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Trẻ bị muỗi đốt nên bôi gì?

Bé bị muỗi đốt sưng to bôi gì? Đó là thắc mắc rất phổ biến của các bậc phụ huynh, đặc biệt là khi vào mùa muỗi. Để biết được câu trả lời, hãy tham khảo bài viết sau đây.

Xem thêm:

1. Bé bị muỗi đốt là hiện tượng bệnh lý diễn ra phổ biến

Hầu hết mọi đứa trẻ đều từng bị muỗi đốt ít nhất vài lần trong cuộc đời, đặc biệt là ở nơi khí hậu nhiệt đới ẩm như Việt Nam.

Đa số các trường hợp muỗi đốt là nhẹ, vết muỗi cắn chỉ bị sưng đỏ và ngứa da trong khoảng vài giờ, một vài ngày sau đó, chúng sẽ dần trở nên thâm lại. May mắn là các vết thâm này sẽ tự dần mờ đi khi các bé lớn lên.

Chỉ một ít trường hợp, trẻ bị dị ứng với vết cắn của muỗi, một số phản ứng có thể nghiêm trọng cần phải được điều trị y tế ngay lập tức.

Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp muỗi là trung gian truyền bệnh, gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não,…

Khả năng nhiễm bệnh phụ thuộc chủ yếu vào nơi mà bạn sinh sống. Môi trường sống càng bẩn thì càng tạo điều kiện cho vi khuẩn, virut sinh sôi hơn và cả loài muỗi cũng vậy. Vậy bé bị muỗi đốt sưng to bôi gì? Phần lớn các trường hợp là không cần phải bôi gì cả, vết đốt sẽ tự hết sưng và làn da bé sẽ trở lại như cũ.

bé bị muỗi đốt

Bé bị muỗi đốt là hiện tượng diễn ra phổ biến ở trẻ

2. Mẹo dân gian trị muỗi đốt cho trẻ cực hiệu quả

2.1. Bột yến mạch

Bột yến mạch có nhiều hợp chất chống kích ứng, giúp giảm ngứa và giảm sưng hiệu quả, lại cực kì an toàn với da trẻ sơ sinh.

Có nhiều cách sử dụng bột yến mạch trị vết muỗi đốt. Cho bột yến mạch vào nước tắm ấm, khi tắm rửa thì xát một ít bột lên vùng da vị muỗi đốt. Sau đó, mẹ nên trộn bột yến mạch với một nước ấm đến khi nó nhão ra, đắp lên vết đốt khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch là được.

2.2. Đá lạnh

Đây là một trong những cách trị các vết sưng do muỗi cắn. Nhiệt độ lạnh vừa có thể giảm viêm vừa làm tê da, giảm ngứa ngứa và đau khi bị muỗi đốt. Bạn chỉ cần đặt một viên đá lên da trong khoảng 1-2 phút là được. Tránh để lâu quá sẽ làm da trẻ sơ sinh bị tổn thương.

2.3. Mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn và kháng viêm, vì thế rất hữu ích để trị muỗi đốt và các bệnh về da khác nữa. Chỉ cần nhỏ 1-2 giọt mật ong nguyên chất lên vết muỗi đốt, sau đó rửa lại với nước là được. Cách trị muỗi cắn này rất hiệu quả, các mẹ hãy lưu ngay vào cẩm nang chăm sóc bé nhé.

2.4. Lô hội (nha đam)

Lô hội có tính chống viêm, làm dịu da và làm các vết thương nhanh lành hơn; vì thế nó rất tốt để trị muỗi đốt. Bạn chỉ cần cắt một lá lô hội sau đó xoa lên da em bé, vài phút sau rửa lại với nước là được. Ngoài ra, lô hội cũng hay được sử dụng để trị bệnh vẩy nến, chứng mụn rộp, táo bón, cháy nắng,…

cách trị muỗi đốt

Sử dụng lô hội trị muỗi đốt vô cùng hiệu quả

2.5. Lá húng quế

Chất eugenol trong lá húng quế có thể làm giảm ngứa ở da, từ đó em bé bớt gãi ngứa, kết quả là da bớt sưng đỏ hơn. Sử dụng bằng cách lấy một lá húng quế, vò nát nó ra, sau đó chà xát lên da; để khoảng vài phút rồi rửa lại với nước sạch.

3. Sử dụng kem trị muỗi đốt cho bé

Để loại bỏ hoàn toàn cảm giác ngứa của các vết côn trùng đốt sưng tấy, điển hình là muỗi mà không để lại sẹo hoặc vết thâm trên da bé, các mẹ có thể sử dụng kem EmBé – sản phẩm chống viêm thảo dược dành riêng cho bé

Kem EmBé – Sản phẩm đầu tiên chứa tinh nghệ Nano siêu hấp thu giúp giảm ngứa, ngăn ngừa sẹo thâm mà vẫn dịu nhẹ với làn da của trẻ. Kem EmBé là kem trị côn trùng đốt cho bé được hàng ngàn mẹ Việt đã tin dùng.
Không những thế, sản phẩm còn hiệu quả trong các trường hợp: Rôm sảy, Hăm tã, Chàm sữa…

Hầu hết các vết muỗi đốt đều vô hại, chúng chỉ hơi sưng ngứa trong một thời gian và để lại vết thâm mờ mà thôi. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã biết được bé bị muỗi đốt sưng to bôi gì là tốt nhất và từ đó có cách chăm sóc bé phù hợp.

 

Mẹ nên làm gì và không nên làm gì khi bé bị rôm sảy

Bệnh rôm sảy nếu kéo dài không được chữa sớm hoặc điều trị không đúng cách sẽ dẫn tới viêm nhiễm, nhiễm trùng da, thậm chí là gây sốc do nóng, đe dọa tới tính mạng của trẻ. Vậy khi trẻ bị rôm sảy, mẹ nên làm những gì và không nên làm những gì? Tham khảo ngay những chia sẻ trong bài viết dưới đây để có câu trả lời rõ nhất.

Xem thêm:

1. Có rất nhiều cách trị rôm sảy khác nhau

Thực tế hiện nay có rất nhiều cách chữa rôm sảy khác nhau, điển hình như dùng kem bôi, dùng phấn rôm, dùng các bài thuốc đông y, tắm các loại lá thảo dược, sử dụng thực phẩm, vệ sinh thân thế bé….Có bé áp dụng cách này hiệu quả nhưng cũng có bé lại hợp với cách khác, chính vì thế khó có thể đưa ra dược cách chữa nào hiệu quả nhất. Mà theo các chuyên gia, cách chữa rôm sảy hiệu quả nhất đó là biết cách kết hợp các yếu tố, các biện pháp lại với nhau, như vậy sẽ giúp trị bệnh dứt điểm và ngăn ngừa tái phát.

Tuy nhiên, nhiều mẹ không tìm hiểu rõ về căn bệnh rôm sảy, chỉ nghĩ là bệnh thông thường và sẽ tự hết nên không chú ý trong công tác điều trị. Tuy nhiên nếu như trẻ mà bị rôm sảy kéo dài, nhất là trẻ sơ sinh thì sẽ dễ gây viêm da, các mụn mủ sẽ bị vỡ loét và nhiễm trùng, thậm chí còn bị sốc do nóng, trẻ thường xuyên quấy khóc, ăn ngủ không ngon giấc, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

rôm sảy

Rôm sảy là bệnh lý về da rất nhiều trẻ gặp phải

2. Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy

2.1. Những điều mẹ nên làm khi bé bị rôm sảy

– Khi bé bị rôm sảy ở thể nhẹ, bạn chỉ cần tắm rửa và vệ sinh da cho con thường xuyên. Lau kĩ những vùng da bé có thể bị rôm sảy (bẹn, đùi, nách).

– Mỗi khi thay bỉm hoặc tắm rửa thay quần áo, hãy bôi trị rôm sảy (loại dành cho trẻ em) để da của bé lúc nào cũng khô ráo

– Quần áo của bé lúc nào cũng cần sạch sẽ và khô thoáng

– Khi vùng da bị rôm có đầu mủ và tình trạng không khả quan, hãy cho trẻ đi khám bác sĩ

– Không tự ý mua thuốc trị cho con (vì bạn không biết liều lượng và tác dụng phụ, nếu có)

– Nâng cao sức đề kháng cho con bằng cách duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng. Bạn có thể cho bé uống nước cam hoặc chanh để vitamin C tái tạo tế bào da một cách dễ dàng.

– Chịu khó lau lưng mồ hôi cho con (bằng khăn sạch và khô) thường xuyên khi trời vào mùa hè hoặc con có cơ địa dễ bị đổ mồ hôi thường xuyên và cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày

– Sử dụng kem dưỡng da chuyên dụng cho bé. Kem EmBé là gợi ý tuyệt vời trong việc chăm sóc làn da của bé. Sản phẩm có chứa nano curcumin – tinh nghệ nano siêu hấp thu cùng các thành phần tự nhiên như: tinh chất cúc la mã, vitamin E, dầu hạnh nhân… cung cấp dưỡng chất giúp dưỡng ẩm da và thúc đẩy quá trình tái tạo vùng da tổn thương do rôm sảy gây ra một cách nhanh chóng. Đồng thời, duy trì độ ẩm và sự mềm mại của da, tạo điều kiện tối ưu để làn da mỏng manh của trẻ hồi phục mà không làm khô da hay bong vẩy.

bé bị rôm sảy

Vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày cho bé

2.2. Những điều không nên làm

– Bôi phấn rôm (dành cho em bé) khi vùng da của con đang bị thương tổn vì điều này sẽ gây nghẽn sự bài tiết của lỗ chân lông

– Bạn cho một ít chanh vào bồn tắm của trẻ có thể làm nhiễm trùng da của con nặng hơn

– Tùy tiện dùng lá cây để làm nước tắm cho con vì bạn không biết lá có những hóa chất gì và chúng có sạch thật sự hay không

– Dùng xà phòng của người lớn

– Tự ý bôi thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu

– Dùng thực phẩm chứa nhiều đường

– Mặc bỉm và quần áo cho con không đúng kích thước của con

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy là tình trạng không hiếm gặp, nhưng vẫn có trường hợp các bậc cha mẹ không hiểu rõ về nó và áp dụng cách điều trị không phù hợp với da của con. Sau khi đọc bài chia sẻ này, chúng tôi hy vọng bạn sẽ hoàn toàn giúp con vượt qua được giai đoạn khó chịu này.

TS.BS Nguyễn Như Lan hướng dẫn 3 bước trị hăm mông cho trẻ

Trẻ bị hăm ở mông phải làm gì ? Thuốc trị hăm mông nào tốt cho bé ? Cách chăm sóc khi bé bị hăm ở mông ? Bé đi ngoài nhiều bị hăm mông phải làm gì ?… Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây, được tư vấn bởi TS.BS Nguyễn Như Lan (Nguyên BS Viện da liễu TW)

Giới thiệu TS.BS Nguyễn Như Lan

  • Nguyên Trưởng khoa Laser phẫu thuật – Chăm sóc da thẩm mĩ, Viện Da liễu Trung ương
  • Chứng chỉ về thực hành Công nghệ Laser – Kỹ thuật cao tại Thái Lan
  • Tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa II Chuyên ngành Da liễu, Đại học Y Hà Nội (2000)

Quá trình đào tạo

  • Tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa Da liễu, Đại học Y Hà Nội (1985)
  • Tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa II Chuyên ngành Da liễu, Đại học Y Hà Nội (2000)

Chứng chỉ nước ngoài

  • Chứng chỉ khóa học Chuyên ngành Da liễu tại Thái Lan
  • Chứng chỉ về thực hành Công nghệ Laser – Kỹ thuật cao tại Thái Lan
  • Thường xuyên tham gia các hội thảo chuyên ngành tại Mỹ, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc.

Quá trình công tác

  • Viện Da liễu Trung Ương (1985 – 2015)
  • Nguyên Trưởng khoa Laser phẫu thuật – Chăm sóc da thẩm mĩ, Viện Da liễu Trung ương

TS.BS Nguyễn Như Lan là chuyên gia đầu ngành về da liễu

1. Loại trừ nguyên nhân là bước đầu tiên để giảm hăm tã ở mông

TS.BS Nguyễn Như Lan cho biết, mông là vùng da tiếp xúc thường xuyên với bỉm nên rất dễ bị hăm, do vậy loại trừ nguyên nhân khiến trẻ bị hăm mông cũng sẽ hạn chế được rất nhiều việc trẻ bị hăm.

  • Do sử dụng bỉm tã chất lượng kém, do dùng tã bỉm sai cách -> Thay loại bỉm khác. TS.BS Nguyễn Như Lan khuyên mẹ bé nên dùng bỉm Moony hoặc Merries vì 2 loại bỉm này khá mỏng, thấm hút tốt và thoáng mát.
  • Do quá lạm dụng phấn rôm -> không dùng phấn rôm cho trẻ vì dễ gây bí da
  • Chế độ ăn uống của mẹ: Nếu mẹ cho trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm giàu tính axit cũng sẽ làm tăng nguy cơ khiến mông em bé bị hăm, nhất là trẻ sơ sinh.
  • Vệ sinh không sạch sẽ: Thông thường mỗi lần bé đi nặng nhiều mẹ chỉ dùng khăn ướt để lau, vì vậy mẹ nên dùng nước ấm rửa sạch và thấm khô mông sau mỗi lần đi vệ sinh. Trẻ sơ sinh nếu đi ngoài nhiều lần, thì cứ 2-3 lần đi nặng mẹ nên rửa cho bé 1 lần. Nếu thấy dấu hiệu bé hơi hăm nhẹ thì dùng nước lá trầu không hoặc trà xanh để rửa.

hăm tã

Sử dụng bỉm kém chất lượng khiến trẻ bị hăm tã

2. TS.BS Nguyễn Như Lan hướng dẫn các bước trị hăm mông

Việc trẻ bị hăm da ở mông sẽ không ảnh hưởng gì nếu phát hiện sớm và xử lý ngay thì vùng da hăm sẽ nhanh chóng lành lặn.

Sau đây là 3 bước chăm sóc khi trẻ bị hăm mông do TS Nguyễn Như Lan hướng dẫn: (Lưu ý: Làm đúng theo hướng dẫn vùng da bị hăm sẽ giảm nhanh đau rát sau 12h)

Bước 1: Cần phải rửa mông cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới (hoặc tốt nhất là không dùng bỉm trong thời gian trẻ bị hăm). Tốt hơn, nếu mẹ sử dụng nước lá trà xanh hoặc trầu không.

Bước 2: Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm.

Bước 3: Lau khô bằng khăn mềm sạch, sau đó bôi Kem chống hăm (Kem EmBé – đây là sản phẩm kem chống hăm có chứa Nghệ Nano không những giúp giảm đau rát mà còn  giúp vùng da bị hăm nhanh chóng se lại. Theo kinh nghiệm điều trị, khoáng sau 12h, vết hăm sẽ giảm nhanh đỏ rát).

Các bà mẹ lưu ý: tuyệt đối khi bị hăm không nên dùng phấn rôm vì phấn rôm gây bí da và có thể làm tình trạng hăm nặng thêm. Không dùng các loại thuốc chứa corticoid vì có hại cho da bé. Dùng khăn ướt có thể làm khô da bé, mẹ nên chọn loại không cồn và không mùi.

+ Bên cạnh đó các mẹ cũng cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé và nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt.

Về việc lựa chọn kem chống hăm, TS.BS Nguyễn Như Lan cho biết, “hiện nay nhiều bậc phụ huynh lựa chọn các thuốc trị hăm chỉ theo công dụng được quảng cáo của người bán hàng mà không quan tâm đến thành phần, công dụng. Thực tế, trên thị trường có khá nhiều các sản phẩm được bán ồ ạt với công dụng trị hăm nhưng thành phần lại chứa những chất mà trên thế giới hiện đang cấm dùng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Với kinh nghiệm điều trị các vấn đề về da ở trẻ nhỏ, tôi khuyên các bà mẹ nên lựa chọn sử dụng Kem EmBé để trị hăm cho con với những ưu điểm nổi trội sau. Một là, sản phẩm này được chiết xuất hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên như: cúc la mã, dầu hạnh nhân… kết hợp với các thành phần tá dược dịu nhẹ, và hoàn toàn không chứa những hoạt chất gây tranh cãi như Corticoid hay Paraben. Hai là, Kem Em Bé có chứa Nano Curcumin tức Nghệ Nano hấp thu nhanh giúp lành nhanh vết loét, đau rát khó chịu cho bé khi bị hăm tã. Ba là, sản phẩm được chịu trách nhiệm về chất lượng bởi công ty có uy tín và đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. 

Xem danh sách nhà thuốc bán sản phẩm Kem EmBé chính hãng TẠI ĐÂY

Click VÀO ĐÂY để đặt mua Kem EmBé chính hãng giao tận nhà hoặc gọi tổng đài miễn cước 1800.8179

Sử dụng kem bôi để trị viêm da đầu ở trẻ em
Kem Em Bé trị hăm mông hiệu quả cho bé

3. Những lưu ý khi chăm sóc

Để giúp con sở hữu làn da mềm mại, khỏe mạnh và không bị hăm tã, mẹ nên lưu ý các vấn đề sau khi chăm sóc bé:

  • Đầu tiên, mẹ phải luôn để da bé được khô ráo, thoáng mát, thường xuyên để bé trong tình trạng nude, không nhất thiết phải quấn tã cho trẻ.
  • Đối với trẻ thường xuyên mặc tã, mẹ nên vệ sinh vùng kín cho bé trong quá trình thay tã một cách nhẹ nhàng tránh chà xát lên da bé.
  • Đảm bảo rằng mẹ luôn quấn tã vừa với cơ thể của bé, không quá chật, nên lựa chọn loại tã thoáng khí, mềm mại, không kích ứng.
  • Bên cạnh đó, mẹ cần cho bé uống đủ nước, tập ăn nhiều rau xanh, trái cây khi trẻ biết ăn, cung cấp dinh dưỡng, vitamin thiết yếu cho trẻ. Trong quá trình ăn dặm mẹ nên cho bé thử trong thời gian cố định 3-4 ngày để cơ thế có thể làm quen hoặc theo dõi xem bé có bị dị ứng không, nếu không có vấn đề gì có thể tiếp tục ăn đồ ăn mới.

4. Tham khảo thêm – Thông tin sản phẩm Kem Em Bé

4.1 Thành phần

Kem EmBé chứa thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, được kiểm nghiệm chặt chẽ, không gây kích ứng và không chứa những hoạt chất gây tranh cãi như paraben, corticoid.

Thành phần:

  • Nano curcumin
  • Tinh chất Cúc La Mã
  • Kẽm Oxyd
  • D-panthenol & Allatonin, Vitamin E
  • Lanolin, dầu hạnh nhân

4.2 Công dụng

– Chống viêm, kháng khuẩn

– Giảm sưng đỏ, mẩn ngứa

– Dưỡng ẩm, làm mềm da

– Tạo màng bảo vệ da

– Tái tạo tế bào da, ngăn ngừa thâm sẹo.

4.3 Đối tượng sử dụng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp các vấn đề về da như: chàm sữa, mụn sữa, hăm da, rôm sảy, mẩn ngứa, muỗi đốt, côn trùng cắn…

4.4 Một số câu hỏi về sản phẩm Kem Em Bé

  • Kem Em Bé giá bao nhiêu ? Bán ở đâu?: Kem Em Bé có giá bán lẻ 80.000 đồng / tuýp 20gr. Sản phẩm được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
  • Kem Em Bé có tốt không ? Kem Em Bé với thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên tuyệt đối an toàn đối với trẻ sơ sinh. Đặc biệt, thành phần Nano Curcumin (Nghệ Nano) siêu hấp thu giúp nhanh chóng lành các tổn thương trên da của trẻ. Kem EmBé dùng rất tốt cho các vấn đề về da ở trẻ nhỏ. Sản phẩm được đánh giá cao và được hàng nghìn bà mẹ tin tưởng sử dụng cho con mình.
  • Kem Em Bé trị hăm có tốt không ? Kem Em Bé được đánh giá rất tốt bởi các chuyên gia đối với vấn đề hăm da ở trẻ. Thông thường, vết hăm sẽ dịu ngay sau 24h sử dụng Kem Em Bé. Do những tác dụng hiệp đồng dưới đây :

+ Tinh chất nghệ vàng (Nano curcumin): chất kháng viêm tự nhiên giúp giảm viêm ngứa giúp làm lành những tổn thương trên da, ngăn ngừa thâm sẹo.

+ Tinh chất Cúc la mã: làm dịu nhanh ngứa ngáy, sưng đỏ, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi vùng da bị thương tổn.

+ Vitamin E: Duy trì độ ẩm, sự mềm mại của làn da, giảm ngứa đau rát do hăm tã gây ra

+ Kẽm Oxyd: Thẩm thấu nhanh, giữ được độ mềm mịn của làn da. Kháng khuẩn nhẹ, làm săn da, tạo lớp màng bảo vệ da.

+ D-panthenol, Allantoin, tinh dầu hạnh nhân: thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, duy trì độ ẩm cho da tạo điều kiện giúp da bé nhanh phục hồi.

Do vậy, nếu con bị hăm hoặc bất kỳ vấn đề gì về da, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm dùng cho trẻ.

Continue reading

Chữa hăm cho trẻ sơ sinh như thế nào là hiệu quả

Bệnh hăm da là bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt với xu hướng sử dụng tã bỉm cao như hiện nay, tỉ lệ trẻ bị hăm đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên chữa hăm cho trẻ sơ sinh như thế nào cho hiệu quả, đồng thời đảm bảo an toàn cho trẻ thì không phải bậc cha mẹ nào cũng nắm rõ.

1. “Vạch trần” thủ phạm gây bệnh hăm da ở trẻ

Bệnh hăm da được hiểu đơn giản là tình trạng viêm, dị ứng xảy ra tại các nếp gấp trên cơ thể của trẻ như vùng cổ, bẹn, háng, mông hoặc cơ quan sinh dục. Triệu chứng đặc trưng của bệnh hăm da là sự xuất hiện của các mẩn đỏ giống như bị phát ban, số lượng mọc ngày càng nhiều, vùng da hăm bị nóng đỏ, trẻ thường xuyên quấy khóc do đau rát từ vùng hăm, đặc biệt khi bệnh nặng còn xuất hiện tình trạng lở loét, mụn mủ…

Bệnh hăm da do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do cha mẹ lơ là trong việc vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, do vùng da luôn ẩm ướt bí bách và do sử dụng tã bỉm sai cách, chất lượng tã bỉm không tốt…Tuy nhiên dù là vì nguyên nhân gì thì cha mẹ cũng cần can thiệp kịp thời, nếu không sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Đặc biệt người mẹ cũng sẽ bị tác động lớn do việc chăm con khó khăn hơn, dễ bị trầm cảm hơn.

hăm tã

Hăm da là hiện tượng rất nhiều trẻ gặp phải

2. Chữa hăm cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả?

Cha mẹ nên biết rằng làn da của trẻ sơ sinh cực kỳ mỏng manh và nhạy cảm, cộng thêm sức đề kháng kém, vì thế cần biết cách xử lý tốt sao cho đảm bảo an toàn cho trẻ. Theo đó các mẹ có thể áp dụng một số cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh đơn giản sau đây:

2.1. Chữa hăm cho trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc

Cách này thực hiện khá đơn giản, cha mẹ chỉ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm của trẻ hàng ngày bằng nước ấm, nếu thời tiết mùa hè thì nên rửa 2-3 lần, như vậy sẽ giúp vết thương dịu và sớm khỏi hơn. Đặc biệt sau khi vệ sinh xong thì phải dùng khăn mềm khô để lau, tránh để ẩm ướt.

Tiếp đó, nên lưu ý đến chất lượng loại tã bỉm mẹ đang sử dụng cho con xem có tốt không, bởi nếu tã bỉm không tốt cũng dễ gây ra bệnh hăm da. Thay đổi loại tã, bỉm chất lượng cũng là cách để mẹ hạn chế tình trạng hăm da cho bé.

Bên cạnh đó, mẹ cần sử dụng tã bỉm đúng cách, chú ý thay tã bỉm thường xuyên. Với trẻ đeo bỉm thì sau 3-4 tiếng phải thay một lần dù đã đầy hay chưa. Còn với trẻ sơ sinh thường xuyên đi tiểu nhiều thì cứ 30 phút đến 1 tiếng kiểm tra 1 lần và thay, tránh để lâu sẽ càng khiến cho bệnh nặng hơn.

2.2. Chống hăm da trẻ sơ sinh bằng thuốc bôi

Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh này vừa tiện lợi vừa mang lại hiệu quả nhanh nên được rất nhiều các mẹ ưa dùng. Theo đó, chỉ cần dùng tuýp thuốc bôi vào vùng hăm là tổn thương nhanh khỏi. Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này mẹ cần tìm mua sản phẩm của các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc thảo dược tự nhiên để đảm bảo an toàn. Ngoài ra mẹ cũng không nên quá lạm dụng thuốc bôi, cần bôi đúng liều lượng và thời gian bởi trong thuốc có chất bảo quản, chất tạo màu và mùi, có hóa chất nên cũng dễ gây kích ứng da.

chữa hăm cho trẻ sơ sinh

Chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng thuốc bôi được rất nhiều mẹ áp dụng

2.3. Sử dụng dầu dừa chữa hăm cho trẻ sơ sinh

Cách chữa này cũng khá đơn giản, các mẹ có thể dùng dầu dừa để massage vào vùng bị hăm của trẻ, với tính chất diệt khuẩn cộng thêm tạo độ ẩm thì dầu dừa sẽ giúp xoa dịu các tổn thương do hăm gây ra, giúp bệnh nhanh khỏi. Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng bởi dùng nhiều liên tục sẽ gây bí bách lỗ chân lông.

2.4. Cách trị hăm da bằng các bài thuốc dân gian

Bài thuốc dân gian được nhiều người ưa chuộng để điều trị hăm da cho trẻ sơ sinh, như dùng nước lá khê, lá trà xanh, lá cây mã đề, búp ổi non…nấu nước tắm cho trẻ sẽ giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ cũng cần kết hợp giữ vùng hăm luôn khô thoáng, sạch sẽ để bệnh sớm khỏi hơn.

3. Chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng Kem EmBé

Kem EmBé là sản phẩm chăm sóc da chuyên dụng dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm được chiết xuất từ nano curcumin – tinh nghệ siêu phân tử và các thành phần thảo dược tự nhiên, đã được chứng minh về mặt lâm sàng có thể giúp làm dịu, tái tạo và bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ em. Kem EmBé chứa các hoạt chất thiên nhiên, an toàn, dịu nhẹ, tạo thành một màng bảo vệ trên da bé, do đó giúp ngăn chặn các tác nhân gây kích ứng (nước tiểu và phân) tiếp xúc với da. Ngoài khả năng chống hăm vượt trội, kem em bé còn có thể giúp làm dịu da, trị vết thâm, không để lại sẹo, giúp xử lí các vết côn trùng đốt và các tổn thương do khô da, viêm da, mẩn ngứa…

4. Tham khảo thêm – Thông tin sản phẩm Kem Em Bé

4.1 Thành phần

Kem EmBé chứa thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, được kiểm nghiệm chặt chẽ, không gây kích ứng và không chứa những hoạt chất gây tranh cãi như paraben, corticoid.

Thành phần:

  • Nano curcumin
  • Tinh chất Cúc La Mã
  • Kẽm Oxyd
  • D-panthenol & Allatonin, Vitamin E
  • Lanolin, dầu hạnh nhân

4.2 Công dụng

– Chống viêm, kháng khuẩn

– Giảm sưng đỏ, mẩn ngứa

– Dưỡng ẩm, làm mềm da

– Tạo màng bảo vệ da

– Tái tạo tế bào da, ngăn ngừa thâm sẹo.

4.3 Đối tượng sử dụng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp các vấn đề về da như: chàm sữa, mụn sữa, hăm da, rôm sảy, mẩn ngứa, muỗi đốt, côn trùng cắn…

4.4 Một số câu hỏi về sản phẩm Kem Em Bé

  • Kem Em Bé giá bao nhiêu ? Bán ở đâu?: Kem Em Bé có giá bán lẻ 80.000 đồng / tuýp 20gr. Sản phẩm được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
  • Kem Em Bé có tốt không ? Kem Em Bé với thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên tuyệt đối an toàn đối với trẻ sơ sinh. Đặc biệt, thành phần Nano Curcumin (Nghệ Nano) siêu hấp thu giúp nhanh chóng lành các tổn thương trên da của trẻ. Kem EmBé dùng rất tốt cho các vấn đề về da ở trẻ nhỏ. Sản phẩm được đánh giá cao và được hàng nghìn bà mẹ tin tưởng sử dụng cho con mình.
  • Kem Em Bé trị hăm có tốt không ? Kem Em Bé được đánh giá rất tốt bởi các chuyên gia đối với vấn đề hăm tã ở trẻ. Thông thường, vết hăm sẽ dịu ngay sau 24h sử dụng Kem Em Bé. Do những tác dụng hiệp đồng dưới đây :

+ Tinh chất nghệ vàng (Nano curcumin): chất kháng viêm tự nhiên giúp giảm viêm ngứa giúp làm lành những tổn thương trên da, ngăn ngừa thâm sẹo.

+ Tinh chất Cúc la mã: làm dịu nhanh ngứa ngáy, sưng đỏ, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi vùng da bị thương tổn.

+ Vitamin E: Duy trì độ ẩm, sự mềm mại của làn da, giảm ngứa đau rát do hăm tã gây ra

+ Kẽm Oxyd: Thẩm thấu nhanh, giữ được độ mềm mịn của làn da. Kháng khuẩn nhẹ, làm săn da, tạo lớp màng bảo vệ da.

+ D-panthenol, Allantoin, tinh dầu hạnh nhân: thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, duy trì độ ẩm cho da tạo điều kiện giúp da bé nhanh phục hồi.

Do vậy, nếu con bị hăm hoặc bất kỳ vấn đề gì về da, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm dùng cho trẻ.

Continue reading