Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Cách điều trị trẻ sơ sinh bị nẻ mặt mà mẹ nên biết

Trẻ sơ sinh bị nẻ mặt là một hiện tượng rất phổ biến, xảy ra nhiều nhất là vào mùa đông lạnh và hanh khô. Dưới đây là 6 cách trị nẻ mặt ở trẻ sơ sinh cực kì hiệu quả, bạn có thể tham khảo.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nẻ mặt

– Làn da của trẻ sơ sinh thường rất căng mịn, mềm mại tuy nhiên nó lại khá mỏng manh và rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài cơ thể.

– Cấu trúc làn da của trẻ sơ sinh khá mỏng, lớp thượng bì chưa được hình thành, tuyến mồ hôi chưa phát triển đầy đủ; do đó dễ bị mất nước và dễ bị tổn thương.

– Đa số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từng bị ít nhất một lần nẻ mặt, khô mặt; hiện tượng này khá bình thường và sẽ dần tự biến mất.

– Nẻ mặt có biểu hiện là da bị khô, sần sùi, ửng đỏ, ngứa và nếu gãi nhiều sẽ có thể chảy máu.

– Nó thường xảy ra chủ yếu vào mùa đông, lúc này thời tiết khá khô hanh (độ ẩm thấp) và rét lạnh, điều kiện này làm cho làn da của bé bị khô, nứt nẻ và dễ bị nhiễm trùng.

– Ngoài nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết, còn có nhiều nguyên nhân khác gây nên hiện tượng trẻ sơ sinh bị nẻ: tiếp xúc với ánh nắng Mặt trời nhiều; tiếp xúc với khói bụi nhiều; dị ứng với thực phẩm; với các thành phần trong quần áo, bột giặt, chất tẩy….

 

2. Các cách trị trẻ sơ sinh bị nẻ mặt

2.1. Uống nước

– Mất nước là một trong những điều kiện trực tiếp dẫn đến khô da, chính vì vậy cần phải cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.

– Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, không nên cho uống nước mà chỉ cần bú sữa là đủ.

– Bổ sung nước trái cây và hoa quả nghiền vào các bữa ăn vặt, tuy nhiên tránh uống quá nhiều vì dễ làm hỏng men răng hoặc rối loạn tiêu hóa. Đây vừa cách phòng tránh vừa là cách trị khi trẻ sơ sinh bị nẻ mặt đơn giản và hiệu quả.

2.2. Tắm đúng cách

– Trẻ sơ sinh chỉ cần tắm 2-3 lần/ tuần và nên tắm nhanh, dưới 10 phút/ lần.

– Không nên tắm nước nóng mà chỉ tắm nước ấm. Nước nóng sẽ càng da bị khô hơn.

– Có thể thêm bột yến mạch vào nước tắm để giảm ngứa.

– Nên sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh; loại ít gây kích ứng da và không có mùi thơm, ít bọt.

– Tránh sử dụng bông tắm, sau khi tắm xong thì nên dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau vùng da khi trẻ sơ sinh bị nẻ mặt

2.3. Hạn chế tiếp xúc với nắng, gió lạnh, khói bụi

– Tránh cho da bé tiếp xúc nhiều hoặc trực tiếp với ánh nắng Mặt trời, gió lạnh và khói bụi vì chúng sẽ càng da bé bị khô hơn, nứt nẻ hơn.

– Khi đi ra ngoài nên cho bé đội mũ, đội khăn mỏng và đeo găng tay, găng chân.

– Tuy nhiên cũng tránh mặc quá ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông vì sẽ bé bị nóng, ra nhiều mồ hôi. Mồ hôi nếu không được lau khô sẽ thấm ngược trở lại vào trong khiến bé bị lạnh; ngoài ra mồ hôi còn làm da bị ngứa nhiều hơn.

2.4. Dùng kem dưỡng ẩm

– Sau khi tắm xong nên thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh, cách này sẽ giúp da bé bớt bị khô và đỡ ngứa hơn.

– Nên dùng kem dưỡng ẩm 2 lần/ ngày.

– Bạn có thể thay thế các loại kem dưỡng ẩm bán sẵn trên thị trường bằng các loại dầu tự nhiên như dầu oliu, dầu dừa, dầu hạnh nhân, bơ hạt mỡ,… Khi trẻ sơ sinh bị nẻ mặt được đa số phụ huynh áp dụng cách này.

2.5. Tránh các loại hóa chất tẩy mạnh

– Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm chính vì vậy bạn cần chọn các loại sữa tắm, dầu gội đầu hoặc các loại kem bôi da nhẹ dịu với em bé của mình.

– Các loại nước giặt, xả vải quần áo không nên chọn loại thông thường mà nên chọn loại dành cho trẻ sơ sinh.

– Bố mẹ cũng nên tránh dùng cả các loại nước hoa, mỹ phẩm khi ôm ấp, nựng nịu em bé.

2.6. Giảm gãi ngứa và vệ sinh tay bé

– Ngứa là một trong những biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị nẻ mặt, nó khiến trẻ tự động gãi, chà xát lên mặt thường xuyên.

– Càng gãi ngứa thì sẽ càng nẻ mặt, tức là vùng da bị nẻ sẽ càng lan rộng, sần sùi hơn và thậm chí dễ bị chảy máu hoặc nhiễm trùng.

– Vì vậy, để tránh tình trạng nứt nẻ càng trầm trọng hơn, bạn cần: Cắt móng tay và lau tay cho bé thường xuyên; Đeo bao tay vải cho bé. Khi thấy bé gãi thì bỏ tay của bé xuống và đánh lạc hướng bằng đồ chơi hoặc các hoạt động khác.

Kem EmBé là sản phẩm được rất nhiều mẹ tin dùng chứa thành phần tinh nghệ nano được ví như một chất kháng sinh tự nhiên làm giảm sưng tấy, đồng thời ức chế và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn tại các vùng da bị nẻ và trầy xước. Đồng thời, tinh nghệ nano này còn kích thích tái tạo tế bào da, ngừa vết thâm, nhanh liền sẹo phù hợp với các trường hợp do côn trùng đốt. Ngoài ra, Kem EmBé hoàn toàn không chứa corticoid và chất bảo quản paraben, đảm bảo an toàn, dịu nhẹ với làn da bé, giúp trị nhanh khô da, hăm da, mẩn ngứa cho da bé luôn mềm mịn và mát.

6 sai lầm trong cách trị hăm tã cho bé mẹ cần tránh

Lo lắng, chủ quan và đôi khi là thiếu hiểu biết… là những lý do khiến các ông bố bà mẹ mắc phải những sai lầm đáng tiếc trong cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh.  Trên thực tế, những sai lầm do thiếu hiểu biết của cha mẹ đã vô tình khiến tình trạng hăm tã của trẻ sơ sinh trở nên trầm trọng hơn, khó chữa hơn, ảnh hưởng không ít đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ.

Xem thêm:

1. Lạm dụng phấn rôm

Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng phấn rôm được rất nhiều bà mẹ áp dụng, bởi họ nghĩ rằng phấn rôm có tác dụng làm mát da, khô thoáng, giúp giảm nhanh chứng hăm tã ở trẻ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, chính phấn rôm là nguyên nhân khiến trẻ bị bít lỗ chân lông, gây dị ứng cho da và gây nguy hiểm khi bé hít phải (khiến bé thở khò khè, viêm phổi). Sử dụng phấn rôm còn tăng nguy cơ ung thư buồng trứng ở trẻ em.

cách trị hăm tã từ phấn rôm
Cách trị hăm tã bằng phấn rôm là sai lầm của cha mẹ

2. Vẫn dùng sữa tắm khi trẻ bị hăm tã

Cách trị hăm tã bằng sữa tắm được xem là một sai lầm phổ biến của rất nhiều phụ huynh. Cần nhớ rằng, khi trẻ bị hăm là lúc làn da trẻ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, lúc này nếu tiếp tục dùng sữa tắm, tắm cho trẻ không khác nào “đổ thêm dầu vào lửa” vì sữa tắm vốn chứa chất tạo bọt, chất bảo quản, chất tạo mùi, sẽ khiến tình trạng hăm tã nghiêm trọng hơn. Chưa kể, việc tắm quá sạch, quá kỹ cũng sẽ rửa trôi lớp bảo vệ tự nhiên và độ ẩm trên da bé, làm giảm khả năng tự bảo vệ của làn da.

3. Sử dụng sản phẩm trị hăm có tác dụng nhanh

Với tâm lý muốn điều trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng mọi giá, nhiều cha mẹ đã tìm mua kem bôi là cách trị hăm tã được rất nhiều mẹ sử dụng bởi nó có tác dụng nhanh mà không biết vô hình chung lại gây bệnh nặng hơn.

Đó là chưa kể, những sản phẩm trị hăm này có thể chứa corticoid và paraben làm tăng nguy cơ gây kích ứng da của trẻ. Do đó, cần thật cẩn trọng trong việc lựa chọn sản phẩm kem bôi trị hăm cho bé, cha mẹ chỉ nên sử dụng những sản phẩm của công ty uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tuyệt đối tránh xa các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có tem bảo hành nhưng vẫn được quảng cáo với tác dụng trị hăm trên trời.

4. Quá tin tưởng biện pháp chữa hăm từ dân gian

Tuy rất lành tính và thân thiện với làn da trẻ nhỏ nhưng cách trị hăm tã từ thiên nhiên như nha đam, trà xanh, lá khế,… vẫn tiềm ẩn những nguy cơ nhất định. Đó là chúng có thể chứa một lượng dư lớn thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, tạp chất, sâu bọ và đôi khi là cả vi khuẩn.

Những tác nhân này nếu không được làm sạch sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con trẻ. Cha mẹ cần chắc chắn rằng, các loại lá này phải được trồng theo tiêu chuẩn sạch, được rửa kỹ lưỡng trước khi đun tắm cho trẻ.

cách trị hăm tã bằng tắm các loại lá
Quá tin tưởng vào cách trị hăm tã từ các loại lá

5. Sử dụng bỉm thường xuyên không tốt cho trẻ nhỏ

Không ít các mẹ cho rằng, chỉ cần lựa chọn bỉm có chất lượng tốt, khả năng thấm hút cao, mềm mại sẽ giúp bé tránh được hăm tã. Song đây lại là một sai lầm nữa của mẹ bỉm sữa. Theo các chuyên gia, bỉm là một trong những nguyên nhân gây hăm tã cho trẻ, lý do là việc mặc bỉm quá nhiều sẽ khiến làn da mỏng manh của trẻ bí bách, trẻ sẽ phải tiếp xúc với chất thải trong thời gian dài, càng dễ dẫn tới hiện tượng hăm tã. Vì vậy, một trong những cách trị hăm tã hiệu quả nhất là ít hoặc không sử dụng bỉm cho bé. Sau đó, cần rửa sạch khu vực đóng bỉm và lau khô cho bé trước khi đóng bỉm mới.

6. Không cần kiêng ăn uống khi bé bị hăm tã

Một kết luận của giới khoa học mới đây đã gây không ít bất ngờ cho nhiều cha mẹ, đó là chế độ ăn của mẹ có thể ảnh hưởng đến việc hăm tã của bé. Nghiên cứu chỉ ra, các loại quả giàu axit như cam, cà chua, chanh sẽ làm thành phần sữa mẹ thay đổi, từ đó tính chất phân của bé cũng bị thay đổi và dẫn đến việc hăm tã ở trẻ. Tuy khá khó tin, nhưng không phải không có cơ sở, bởi vậy khi con đang bị hăm tã, mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm này.

Như vậy, 6 điều vừa nêu trên được xem là những sai lầm phổ biến nhất của nhiều cha mẹ trong cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh. Mong rằng với những kiến thức vừa được cập nhật sẽ giúp cha mẹ sẽ có thêm được nhiều kinh nghiệm bổ ích, từ đó lựa chọn cho mình cách trị hăm tã cho bé thật an toàn và hiệu quả.

cách trị hăm háng

Cách trị hăm háng bằng bài thuốc dân gian cho bé

Hiện tượng hăm da ở trẻ là ám ảnh của các bà mẹ bỉm sữa. Vậy phải làm sao để điều trị hăm dứt điểm cho bé. Bài viết sau sẽ chia sẻ những cách trị hăm háng an toàn tại nhà từ các nguyên liệu tự nhiên cũng như cách phòng bệnh hăm da ở trẻ

1. Cách trị hăm háng từ dầu dừa

Chuẩn bị:

– Khăn vải xô sạch

– Dầu dừa

Các bước thực hiện cách trị hăm háng từ dầu dừa:

Bước 1: Cởi bỏ tã của bé con ra và mẹ rửa sạch tay với xà phòng

Bước 2: Dùng khăn mềm sạch và thấm hút tốt rửa nhẹ nhàng mông, bẹn và bộ phận sinh dục cho con rồi lau khô bằng khăn xô mềm khác.

Bước 3: Mẹ rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn một lần nữa rồi lau sạch tay (bước này để chắc chắn rằng tay mẹ ít vi trùng nhất khi sờ vào vùng da đang tổn thương của con).

Bước 4: Đổ dầu dừa lên tay mẹ rồi nhẹ nhàng massage lên vùng da mà bé con bị hăm đỏ khoảng 15-20 phút để dầu dừa thấm vào da của con

Bước 5: Để con được “nói không” với bỉm tã  trong một thời gian để con được thông thoáng nhất có thể. Chỉ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi cho con.

cách trị hăm háng từ dầu dừa

Cách trị hăm háng từ dầu dừa được rất nhiều mẹ áp dụng

2. Cách trị hăm háng từ chè xanh hoặc trầu không

Chuẩn bị:

– 200 gram lá chè xanh hoặc lá trầu không

– 1 lít nước lọc

Các bước thực hiện cách trị hăm háng từ chè xanh hoặc trầu không

Bước 1: Rửa sạch lá trầu không hoặc lá trà xanh rồi để ráo

Bước 2: Đun nước sôi rồi cho lá chè xanh hoặc lá trầu không vào đun cùng

Bước 3: Đun trong khoảng 10 – 15 phút thấy nước sôi thì tắt bếp

Bước 4: Để nước nguội còn ấm rồi lấy khăn xô mềm lau rửa nước lá vào vùng hăm háng cho con

Bước 5: Dùng khăn mềm lau khô vùng da vừa rửa rồi mặc quần áo thoáng mát cho bé.

3. Cách trị hăm háng từ lá khế

Chuẩn bị:

– 1 nắm lớn lá khế (có thể mua tại các cửa hàng bán lá thuốc)

– Nước sôi để nguội sạch

Các bước thực hiện cách trị hăm háng từ từ lá khế:

Bước 1: Tương tự như với lá chè và lá trầu không mẹ rửa sạch lá khế và để ráo nước

Bước 2: Dùng chày hoặc máy sinh xay nát, cho thêm một chút muối hạt vào lúc giã hoặc xay

Bước 3: Cho thêm 100-150ml nước sôi để nguội trộn đều với phần lá khế vừa giã

Bước 4: Đổ ra chậu tắm và dùng khăn xô chấm vào chỗ con bị hăm đỏ da.

Bước 5: Sau đó lau khô người bằng khăn mềm rồi mặc quần áo thoáng mát cho con.

cách trị hăm háng

Mẹ có thể dùng lá khế để tắm cho bé

4. Lưu ý sau khi áp dụng cách trị hăm háng từ tự nhiên

– Da của con còn rất yếu, mỏng nên cha mẹ nên tránh sử dụng các loại khăn ướt để lau mông, bẹn cho con. Các mẹ nên ưu tiên các phương pháp tự nhiên như dầu dừa, trà xanh, lá khế để trị hăm háng cho con

– Không đóng bỉm cả ngày, nên cho con thoáng mát vài giờ và mặc quần áo thoáng mát

– Lựa chọn tã đúng kích cỡ, tuyệt đối không được mua nhầm tã bé hơn kích cỡ của con tiếc rẻ mà cho con mặc tiếp.

– Hãy giữ vùng kín của bé sạch sẽ và khô thoáng. Rửa vùng kín cho bé bằng nước ấm sạch là tốt nhất. Các mẹ chỉ nên dùng thêm chút xà phòng loại nhẹ dành cho bé khi nào bé quá bẩn.

– Không nên lạm dụng xà bông với làn da bé, dù đó có là xà bông cho trẻ. Để khô vùng kín của bé trước khi đóng bỉm, tã mới.

– Có 1 điều các mẹ cần chú ý thêm đó là sau khi tắm cho bé xong thì các mẹ không nên lau vùng kín của bé bằng khăn tắm. Các mẹ nhẹ nhàng vỗ và xoa vào khu vực đó để da bé khô mau. Khi sử dụng khăn tắm để lau khô da cho bé các mẹ có thể khiến làn da nhạy cảm của bé bị kích ứng, vi khuẩn dễ xâm nhập vào.

Ngoài ra, các mẹ có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như Kem EmBé. Với chiết xuất hoàn toàn từ nano curcumin – tinh nghệ siêu thẩm thấu và các thảo dược thiên nhiên được tinh chiết từ cúc la mã, dầu hạnh nhân, vitamin E… Kem EmBé thẩm thấu nhanh vào từng lớp tế bào da, mang đến tác dụng tuyệt vời cho làn da của trẻ khắc phục hoàn toàn tình trạng hăm da ở trẻ lại vừa an toàn cho da. Kem EmBé là giải pháp hoàn hảo để chữa hăm da cho trẻ sơ sinh và bảo vệ làn da bé toàn diện.

 

muỗi đốt

Cách điều trị và phòng bệnh muỗi đốt hiệu quả cho bé

Muỗi là một trong những loại côn trùng khá phổ biến ở những quốc gia nhiệt đới ẩm trong đó có Việt Nam. Đối tượng bị muỗi đốt nhiều nhất là trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các cách trị muỗi đốt cho trẻ nhanh chóng và hiệu quả mà mẹ nên biết.

Xem thêm:

1. Muỗi đốt là gì?

– Vết muỗi đốt gây nên hiện tượng sưng đỏ và ngứa khiến bé vô cùng khó chịu. Muỗi sẽ dùng vòi (miệng) của mình đâm thủng bề mặt da và hút máu ở mạch máu dưới da.

– Thông thường, người bị muỗi đốt không bị ảnh hưởng gì nghiêm trọng; chỉ gây ngứa, sưng đỏ ở chỗ bị đốt và sau một lúc là biến mất.

– Tuy nhiên một số loại muỗi có mang virus và ký sinh trùng có hại, làm lây nhiễm sang cho người qua vết cắn, vết đốt. Tác hại việc muỗi đốt gây ra một số bệnh như như viêm da, sốt rét, viêm não,…

– Tiếp xúc với muỗi trung bình sau 6 giây mới xảy ra phản ứng (tức là bạn mới biết mình bị muỗi đốt).

– Một số ít trường hợp bị dị ứng nặng, khá hiếm gặp và phải được điều trị ngay lập tức. Chẳng hạn như sốc phản vệ.

muỗi đốt

Muỗi cắn bé gây ra hiện tượng mẩn ngứa và vết đỏ

2. Hướng dẫn xử lý vết muỗi đốt cho trẻ

– Phát hiện sớm và xử lý đúng cách các vết muỗi đốt sớm và đúng cách sẽ giúp giảm xuất hiện vết thâm, vết sẹo và phòng ngừa các biến chứng khác

– Khi trẻ bị muỗi đốt, bạn nên thực hiện các bước sau :

– Làm sạch khu vực bị muỗi đốt bằng nước ấm và xà phòng. Nó sẽ giúp làm sạch chỗ vết cắn và làm dịu em bé.

– Các mẹ có thể rửa nước lạnh hoặc dùng đá đặt lên vùng da bị muỗi đốt để giảm sưng ngứa

– Cắt móng tay cho trẻ để tránh làm xước da đồng thời cũng nhắc nhở trẻ không gãi. Vì càng gãi ngứa, vết thương sẽ mở rộng, những vi khuẩn ở móng tay sẽ xâm nhập vào và dễ bị sẹo, bị thâm da hơn.

– Giám sát vết cắn và tình hình của bé trong ít nhất 24 giờ.

– Nếu có dấu hiệu tiếp tục sưng đỏ, ngứa thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

3. Các cách trị muỗi đốt cho trẻ hiệu quả

Để trị muỗi đốt nhanh nhất và hiệu quả nhất, cũng như trị vết thâm hoặc làm mờ vết muỗi đốt; bạn có dùng các loại kem bôi, thuốc bôi da trị muỗi đốt trên thị trường. Hoặc sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong nhà như:

– Lô hội: Lô hội (nha đam) có tính chất giảm sưng đỏ, sưng tấy và giúp chữa lành cho da rất tốt. Mẹ có thể bôi hoặc đắp một gel lô hội lên chỗ vết cắn rồi rửa lại với nước.

– Mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn rất cao. Nó giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus ở vết cắn; đồng thời cũng giúp giảm sưng ngứa.

– Giấm: Các axit trong giấm cũng có tính sát khuẩn và khá nhẹ dịu với làn da. Trong đó dấm rượu táo một sự lựa chọn lý tưởng.

– Baking soda: Pha baking soda với nước, tạo một lớp miếng dán dày rồi dán lên da. Nó sẽ giúp giảm ngứa và kích ứng da.

– Tinh dầu: Một số loại tinh dầu như hương thảo, hoa oải hương hoặc cây trà cũng hỗ trợ trị muỗi đốt cho bé hiệu quả.

– Muối: Muối có tính sát trùng và giảm cảm giác ngứa ngáy nhanh chóng.

trị muỗi đốt bằng nha đam

Trị muỗi cắn bằng nha đam vô cùng hiệu quả

4. Phòng ngừa trẻ bị muỗi đốt

– Tránh cho trẻ đứng ở vùng nước vào lúc hoàng hôn và bình minh, đó khi muỗi hoạt động mạnh nhất.

– Vệ sinh nhà cửa, quần áo sạch sẽ. Tránh để những chum, vại, đồ hộp đựng nước bẩn vì muỗi sẽ đẻ trứng ở đó.

– Loại bỏ những vùng nước đọng xung quanh nhà. Bể nước được đậy kín, kênh rạch được làm thông thoáng.

– Sửa chữa những lỗ, hang hốc trên tường, trên cửa sổ, cửa ra vào.

– Sử dụng sả để tránh muỗi.

– Mắc màn khi ngủ.

– Nên mặc quần áo sáng màu và quần áo dài tay cho trẻ.

– Mẹ cũng cũng có thể dùng vợt bắt muỗi bằng điện.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng Kem EmBé là một trong những lựa chọn hàng đầu trong việc trị các vết muỗi cắn. Với chiết xuất từ thành phần nguyên liệu thiên nhiên: tinh chất cúc la mã và tinh nghệ nano giúp giảm mẩn ngứa ở da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa một hàm lượng vừa đủ kẽm oxit, vitaminE và allantoin giúp kháng khuẩn nhẹ, làm săn da, hiệu quả trong việc ngừa khuẩn tại các vết trầy xước. Đồng thời, làm mềm da, dưỡng da, chống oxy hóa, giữ độ ẩm, giảm các kích ứng trên da và kích thích sự phát triển các tế bào da, mau chóng giúp da phục hồi như ban đầu.