Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

muỗi đốt bé

6 cách trị muỗi đốt bé hiệu quả tại nhà

Mùa hè là mùa sinh sôi mạnh mẽ nhất của loài muỗi. Không những vậy, muỗi còn là động vật truyền nhiễm những căn bệnh vô cùng nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét, vi-rút zika… Với trẻ nhỏ, muỗi đốt còn làm làn da bé sưng tấy và cảm giác rất khó chịu.

1. Sử dụng tinh dầu từ thiên nhiên

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loài muỗi không thích mùi bạc hà, mùi vỏ quýt, hay mùi lá đinh hương…. Mẹ có thể lợi dụng những điều này và sử dụng những loại vỏ hay hoa này làm khô, cho vào túi lưới treo ở góc nhà sẽ giúp đuổi muỗi đốt rất hiệu quả.

Đặc biệt là tinh dầu và hoa oải hương khô. Đây là thành phần chính được sử dụng nhiều trong các sản phẩm đuổi muỗi, bởi chúng có tác dụng rất mạnh mẽ trong việc chống muỗi đốt cũng như có khả năng trong việc đuổi muỗi ra xa.

Không những vậy sử dụng tinh dầu oải hương hoặc hoa oải hương khô trong nhà còn giúp cho tinh thần thoải mái, thư giãn, tạo giấc ngủ ngon.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể sử dụng các loại tinh dầu chiết xuất từ các loại thực vật như chanh, cam, quýt hay sả… Những loại tinh dầu chiết xuất từ cây sả hay chanh là khắc tinh của loài muỗi, khiến cho chúng bị mất phương hướng và không thể xác định được mục tiêu để tấn công.

Mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu trên vào nước tắm hằng ngày cho con, hoặc dùng cách đốt tinh dầu hay nhỏ chúng vào nước mỗi khi lau nhà. Những cách này không những giúp chống muỗi đốt hiệu quả, khiến cho ngôi nhà của bạn có mùi hương rất dễ chịu mà lại rất an toàn với trẻ nhỏ.

cách trị muỗi đốt cho bé

Tinh dầu hoa oải hương trị muỗi đốt rất hiệu quả

2. Trồng một số cây thảo dược quanh nhà

Để con có thể tự do chạy nhảy khắp quanh nhà mà không cần lo lắng tay chân bị sưng tấy do muỗi đốt, mẹ nên tham khảo và trồng một số loại cây có tác dụng đuổi muỗi như cây húng thơm, cây sả, cây hương thảo… trong vườn nhà.

Mẹ cũng có thể bố trí các chậu cây nhỏ trên bàn ăn, bàn làm việc, bệ cửa sổ,..đặt cây trong nhà vừa làm cảnh, vừa có tác dụng trị muỗi đốt, mùi hương của nó có thể khuyếch tán trong phòng rộng đến 15m2.

3. Tắm cho bé mỗi ngày

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, loài muỗi rất nhạy cảm với mùi mồ hôi của cơ thể người. Vì vậy, việc vệ sinh hằng ngày cho bé, đặc biệt là vào mùa hè, là điều rất cần thiết. Mẹ nên chú ý nên giữ cho cơ thể bé khô thoáng, tránh dính mồ hôi bằng cách tắm cho bé hằng ngày và mặc quần áo sạch sẽ, thoáng mát tránh bị muỗi đốt

Quần áo của trẻ cần được làm từ những chất liệu mềm mại, không gây kích ứng da. Đặc biệt là vào buổi tối, mẹ cần mặc cho bé những bộ đồ có màu sắc tươi sáng, nhẹ nhàng như hồng, xanh nhạt, trắng… , bởi lẽ muỗi rất dễ bị thu hút bởi các màu sắc tối như nâu, đen…

4. Luôn mắc màn cho bé

Mỗi buổi trưa và tối khi bé ngủ, mẹ cần tạo thói quen mắc màn cho con để tránh muỗi đốt. Cần kiểm tra màn mỗi khi bé ngủ, màn phải lành lặn, được mắc cẩn thận, bao kín giường, nôi hoặc cũi để tránh muỗi và các loại côn trùng khác tiếp xúc với da bé.

Nếu có điều kiện, mẹ cũng có thể sử dụng những loại lưới chống muỗi trong nhà. Nên đóng cửa vào những khoảng thời gian muỗi hay xâm nhập vào nhà như lúc bình minh và chạng vạng tối.

trị muỗi đốt

Các mẹ cần lưu ý buông màn cho bé trước khi đi ngủ

5. Sử dụng bình xịt, lăn, kem chống muỗi đốt cho bé

Mẹ cũng có thể sử dụng các loại kem, xịt chống muỗi đốt cho bé, tuy nhiên chúng phải có chiết xuất từ thiên nhiên để tránh kích ứng da bé. Mẹ nên thử lên da mình trước khi bôi lên da bé. Tránh bôi vào mắt, miệng và những vùng có vết thương hở.

6. Vệ sinh nơi ở sạch sẽ

Muỗi đẻ trứng và sinh sôi ở những nơi có nước. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng xung quanh nhà ở không có những vũng nước đọng, phát quang bụi rậm, giữ cho ngôi nhà luôn sạch sẽ, gọn gàng và khô thoáng để muỗi không có cơ hội sinh sản để tránh muỗi đốt bé.

7. Cách xử lý khi bé bị muỗi đốt

Dù đã có những biện pháp chống muỗi đốt nhưng cũng không thể tránh khỏi những lúc bé bị loài côn trùng này tấn công. Vậy mẹ cần xử lý như thế nào?

Mẹ có thể pha loãng dấm, xoa lên nốt muỗi đốt, đắp một miếng gạc lên sẽ giúp nốt muỗi đốt không bị sưng và ngứa.

Sau khi bị muỗi đốt 5 phút, mẹ có thể giúp bé xoa lên đó 1 chút dầu khuynh diệp hoặc dùng bông có thấm nước muối đặc thoa khoảng 10 phút rồi rửa sạch bằng nước.

Lấy một viên đá lạnh chườm lên nốt muỗi đốt sẽ giúp nốt muỗi đốt không bị nổi cục và đỡ ngứa chi bé.

 

Mẹ đã biết: cách trị rôm sảy bằng các loại lá hiệu quả cho bé

Vào những mùa nắng nóng, da bé thường bị rôm sảy, nổi nhiều các nốt đỏ đỏ, gây ra ngữa ngái, khó chịu cho bé, ảnh hưởng không tốt đến cho sức khỏe của trẻ. Nhiều bà mẹ truyền tai nhau cách trị rôm sảy bằng các loại lá có thể trị được triệu chứng này. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả, bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Xem thêm:

1. Cách trị rôm sảy bằng các loại lá

Trên thực tế, một số loại lá, thực phẩm trong tự nhiên là cách trị rôm sảy hiệu quả cho bé vào mùa hè. Khi trẻ bị mụn kê người ta thường dùng lá chè, kinh giới để đắp vào. Trẻ bị mụn nhọt thì thường sử dụng cây nhọ nồi, hoa cứt lợn, chân vịt tắm cho trẻ. Và khi trẻ bị ngứa ngáy thì nên cho trẻ tắm bằng nước lá khế, nước lá chanh thì sẽ rất hiệu quả.

cách trị rôm sảy cho bé

Rôm sảy là bệnh rất nhiều trẻ mắc phải

2. Cách trị rôm sảy bằng lá khế

Chuẩn bị một nắm lá khế, rửa thật sạch bằng nước muối. Sau đó đun cho nước sôi, sau đó pha ấm rồi tắm cho trẻ. Lá khế không chỉ làm bay rôm sảy mà còn khiến bé đỡ ngứa ngáy, khó chịu.

Các mẹ cũng có thể vò nát lá khế tươi rồi lọc lấy nước tắm cho trẻ. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến cáo sử dụng cách này, vì lá khế có thể có chứa nhiều mủ gây ra ảnh hưởng cho da.

Khi dùng lá khế tắm cho trẻ, thì không nên quá lạm dụng nhiều lá khế. Trên lá có thể có chứa nhiều các thành phần khác, các loại tinh dầu, loại mủ. Do vậy, nên dùng với lượng vừa phải và phải rửa thật sạch. Và chỉ nên tắm 1 tuần 3 lần cho bé bằng nước khế.

3. Cách trị rôm sảy bằng lá kinh giới

Lá kinh giới cũng có những tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn khá hiệu quả. Vì vậy, có thể sử dụng lá kinh giới thay lá khế để chữa trị rôm sảy ở trẻ nhỏ. Thông thường, các bà mẹ dùng một nắm lá kinh giới tươi, sau đó vò nát rồi pha nước tắm cho trẻ. Cũng có thể sử dụng lá kinh giới khô để nấu nước tắm cho trẻ.

Thông thường, cách trị rôm sảy bằng lá kinh giới mẹ chỉ cần dùng một nắm lá tươi, rửa thật sạch rồi vò nát để pha nước tắm cho bé. Mẹ cũng có thể kết hợp lá kinh giới với mướp đắng (khổ qua) để tăng hiệu quả bằng cách: rửa sạch tất cả rồi đem cắt nhỏ, xay hoặc giã nhuyễn sau đó lọc lấy nước và pha vào nước tắm cho con.

cách trị rôm sảy bằng lá kinh giới

Cách trị rôm sảy bằng lá kinh giới rất hiệu quả

4. Dùng lá khổ qua

Khổ qua là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt khổ qua có tính hàn là cách trị rôm sảy, ngứa ngáy ở trẻ nhỏ hiệu quả. Các bà mẹ có thể thái lát quả khổ qua ra đắp trực tiếp lên cơ thể trẻ, hoặc có thể dùng khổ qua lọc lấy nước sau đó pha với nước ấm tắm cho trẻ. Hơn nữa, sự kết hợp giữa kinh giới và khổ qua để tắm cho trẻ rất hiệu quả, các bà mẹ nên áp dụng hỗn hợp này.

Xem thêm: Tổng hợp 4 loại kem trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh hiệu quả

5. Những điều không nên làm khi chăm sóc cách trị rôm sảy cho trẻ

Chanh có những tính chất diệt khuẩn, nhưng chanh cũng có hàm lượng acid khá cao. Vì vậy, không được dùng quá nhiều chanh để tắm cho trẻ nhỏ, dễ gây ra các hiện tượng kích ứng, tổn thương da ở trẻ.

Đối với tắm nước lá: bố mẹ cũng không được nấu quá đặc và cần phải rửa sạch lá trước khi nấu.

Nếu da bị trầy xước nhiều, có sưng mủ thì các bà mẹ không nên dùng các loại lá nấu nước để tắm cho trẻ và cũng không nên dùng lá để đắp trực tiếp lên những vùng bị sưng mủ

Hạn chế cho trẻ tắm bằng những sửa tắm của người lớn. Nên có sữa tắm riêng cho trẻ để tránh làm do cho trẻ bị khô, gia tăng tình trạng rôm sảy.

Các bà mẹ sử dụng các loại nước lá để điều trị cho trẻ, nếu vài ngày tình trạng vẫn vậy thì nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được khám và chữa trị

Không nên tự tiện sử dụng các loại thuốc uống, thuốc uống để sử dụng cho trẻ. Sử dụng các loại thuốc cần sử dụng theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ, và nên kiểm tra tình trạng của trẻ thường xuyên.

Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho nhiều bà mẹ về cách trị rôm sảy cho bé. Da con trẻ còn rất nhạy cảm, do vậy các bà mẹ cần đặc biệt lưu ý và chăm sóc chu đáo cho trẻ.

 

Hiện tượng nổi sảy ở trẻ: Nỗi lo của mẹ trong ngày nắng nóng

Mùa nắng nóng là thời điểm dễ gây những bệnh về da ở trẻ nhỏ. Một trong những bệnh đó là bệnh rôm sảy, bệnh này nếu không biết cách điều trị sẽ dễ dẫn đến những bệnh khác nặng hơn như viêm da, nhiễm trùng da, viêm nang lông, mụn nhọt… Tìm hiểu những kiến thức về bệnh nổi sảy để biết cách trị và phòng tránh cho con của mình nhé.

1. Nguyên nhân gây bệnh nổi sảy

Nguyên nhân của bệnh nổi sảy là do sự tắc nghẽn của tuyến mồ hôi. Khi mồ hôi tiết ra quá nhiều trong thời tiết nắng nóng, mà trẻ lại được mặc quần áo quá dày và kín sẽ làm mồ hôi không thoát ra được. Và một phần cũng là do làn da của trẻ còn quá mỏng và nhạy cảm nên trẻ mới dễ mắc bệnh rôm sảy.

nổi sảy ở trẻ

Nổi sảy ở trẻ em vào mùa nắng nóng rất phổ biến

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh rôm sảy

Trẻ em khi nổi sảy thường sẽ nổi nhiều ở da đầu, cổ, vai, ngực, lưng, bẹn nách hay vùng háng.

Khi nổi sảy, trên người bé sẽ nổi rất nhiều những mụn nước dưới da và đốm đỏ li ti. Bình thường khi thời tiết mát mẻ, thì rôm sảy sẽ tự động biến mất, nhưng nếu trong trường hợp thời tiết nắng nóng khó chịu, thì rất có khả năng rôm sẹ tạo mụn nhọt gây ngứa, trẻ gãi nhiều sẽ làm nhiễm trùng da.

3. Cách điều trị bệnh rôm sảy

Khi trẻ mắc bệnh nổi sảy thì bé sẽ rất khó chịu do thời tiết nóng bức và người thì ngứa, nên lúc này mẹ nên dọn phòng trẻ sao cho thật thoải mái, thoáng mát. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, thoáng cho trẻ.

Để đảm bảo da bé luôn sạch sẽ mẹ nên cho trẻ tắm một lần một ngày vì với thời tiết nóng thì mô hôi sẽ rất dễ ra. Mẹ có thể dùng mướp đắng, lá sài đất tươi giã nát hay lá trà xanh vắt lấy nước tắm cho bé. Sau khi tắm mẹ phải lau khô người bé và tuyệt đối không sử dụng phấn rôm để bôi lên chỗ rôm sảy.

Mẹ nên cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi như bơ, cam, chanh, quýt… để chống mệt mỏi và giải nhiệt cho cơ thể, khi bị rôm sảy. Ngoài ra các món chè đậu xanh, đậu đỏ cho ít đường, ăn bột sắn dây chín và uống thêm nước rau má sẽ làm mát cho cơ thể của bé. Tuyệt đối không được cho bé uống đá hoặc những trái cây để ở ngăn đá quá lạnh sẽ khiến bé bị viêm họng.

Nếu mẹ nhìn thấy trẻ có những dấu hiệu chuyển biến nặng hơn như da sưng đỏ, đau, có mủ chảy ra, sốt cao… thì lập tức đưa bé đến bệnh viện để khám ngay.

nổi sảy ở trẻ

Mẹ có thể cho bé tắm nước lá để mau khỏi

4. Những điều mẹ không nên làm

Khi nấu nước lá cho bé tắm, mẹ không nên nấu quá đặc vì có thể lượng tinh bột trong lá nhiều quá sẽ gây dị ứng hay nhiễm khuẩn da cho bé.

Nếu bé đang trong tình trạng có những dấu hiệu nặng hơn như sưng đỏ, đau, chảy mủ, sốt thì mẹ không nên cho bé tắm bằng nước lá. Việc này sẽ vô tình làm cho tình trạng nhiễm trùng da càng nặng hơn, gây ra những biến chứng vô cùng nguy hại.

Không nên cho bé dùng sữa tắm của người lớn hay các loai tinh dầu massage cho bé. Vì sữa tắm người lớn có chứa nồng độ kiềm rất cao sẽ làm tình trạng nhiễm trùng da nặng hơn.

Nếu mẹ muốn mua bất kỳ loại thuốc bôi rôm sảy nào cho bé thì cũng phải được sự tư vấn của bác sĩ. Không nên tùy tiện mua thuốc cho bé vì sẽ vô tình làm cho rôm sảy trên người bé nhiều hơn.

Hãy đưa bé đến bệnh viện để khám ngay nếu có những dấu hiệu nặng hơn

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng Kem EmBé được bào chế từ nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên, không corticoid, không paraben, không gây kích ứng da. Cùng Nano curcumin & tinh chất Cúc La Mã;Kẽm Oxyd; D-panthenol & Allatonin, Vitamin E làm dịu nhanh chóng những tổn thương trên da bé, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, phục hồi vùng da tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo; thẩm thấu nhanh và giữ được độ mềm mịn tốt hơn so với các sản phẩm khác và làm mềm và bảo vệ làn da bé, không nhờn dính, không bít lỗ chân lông.

 

rôm sảy

Chữa rôm sảy cho bé theo cách nào là hiệu quả?

Thời tiết nóng bức là môi trường thuận lợi cho rôm sảy phát triển. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng rất hay bị rôm sảy mà nguyên nhân là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Bài viết sau sẽ chia sẻ cách chữa rôm sảy cho bé an toàn và hiệu quả ngay tại nhà

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị sảy

Trước khi tìm hiểu cách chữa rôm sảy cho bé mẹ cần nắm rõ nguyên nhân khiến trẻ bị nổi rôm sảy như sau:

– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng rất hay bị rôm sảy mà nguyên nhân là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Bình thường các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên mồ hôi không có đường thoát ra ngoài nhất là khi thời tiết nóng nắng.

– Tuy nhiên cũng có những trường hợp do trẻ mặc quần áo không thấm hút mồ hôi hoặc thường xuyên mặc tã, hoặc mặc tã quá chật cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy.

– Khi trẻ hiếu động, vui chơi khiến cơ thể sẽ tăng cường hoạt động nên các tuyến mồ hôi và tuyến nhầy trong cơ thể cũng tăng hoạt động để thải nhiệt. Tuy nhiên, các chất bẩn trên da trong lúc vui chơi của bé làm cho tuyến mồ hôi của bé bị tắc, tạo ra những mụn rôm, sảy.

chữa rôm sảy cho bé

2. Cách chữa rôm sảy cho bé hiệu quả

Để chữa rôm sảy cho bé, mẹ nên để bé ở nơi thoáng mát, chọn cho con loại quần áo mỏng, dễ thấm mồ hôi và cho trẻ uống đủ nước. Ngoài ra, trẻ nhỏ thường có thân nhiệt cao hơn người lớn, nên trong những ngày nóng bức, các mẹ cần chú ý lau mồ hôi cho con nhiều lần để làn da luôn sạch.

Tắm rửa cho bé sạch sẽ mỗi ngày giúp làm sạch các lỗ chân lông là cách chữa rôm sảy hiệu quả cho bé, tuy nhiên, không nên tắm quá nhiều có thể làm bé cảm lạnh.

Mẹ cũng có thể sử dụng phấn rôm cho bé. Lưu ý, không nên thoa phấn khi trẻ đang đổ mồ hôi vì như vậy sẽ làm bít lỗ chân lông.

Khi bé bị nổi sảy, mẹ có thể chữa rôm sảy cho bé bằng cách tắm cho bé với thuốc tím, nước quả mướp đắng, thầu dầu tía, sài đất, lá dâu, lá khế… Bên cạnh đó, những loại nước uống như rau má, sắn dây, nước lá đinh lăng cũng có tác dụng làm mát cơ thể, giảm rôm sảy.

chữa rôm sảy cho bé

3. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy

Bên cạnh việc chữa rôm sảy cho bé, mẹ cũng cần chú ý đến cách chăm sóc khi trẻ bị rôm sảy như sau:

– Trước khi tắm bằng nước lá cho bé, phụ huynh nên tắm trước cho trẻ bằng sữa tắm theo cách tắm thông thường. Do nước lá không có khả năng hòa tan chất nhờn trên da, nên bố mẹ chỉ dùng nước lá để tắm tráng cho trẻ được thôi.

– Cẩn trọng khi dùng phấn rôm: phấn rôm có dùng để bôi trực tiếp lên vùng da bị rôm sảy. Vì vậy bố mẹ cần chọn lựa loại phấn có chất lượng và uy tín. Để tránh trường hợp “tác dụng ngược” bôi phấn rôm xong bị dị ứng.

– Giữ cho môi trường thoáng và mát để bé không bị ra mồ hôi thêm nữa. Bố mẹ có thể dùng quạt, điều hòa với nhiệt độ vừa phải để làm mát phòng của bé. Cho bé mặc loại quần áo có thể thấm mồ hôi, dọn dẹp nơi ở để phòng tránh cho bé bị nhiễm khuẩn da.

– Đối với tắm nước lá: cần phải rửa sạch sẽ và không nên nấu quá đặc. Bởi trong lá có thành phần của tinh bột, khi đun lên tinh bột sẽ hòa vào nước và khi tắm sẽ đọng lại trên da của trẻ gây nhiễm khuẩn viêm da, dị ứng.

– Khi thời tiết nắng nóng, bố mẹ nên hạn chế bớt thói quen massage cho bé. Điều này làm cho bé khó chịu, gây chàm và là một trong những nguyên nhân mọc rôm sảy ở trẻ.

– Bé cần được tắm bằng sữa tắm của riêng mình. Tuyệt đối không dùng sữa tắm của người lớn vì hàm lượng kiềm cao trong sữa tắm người lớn sẽ làm da bé bị khô, làm gia tăng tình trạng rôm sảy của bé.

– Nếu mẹ có ý định dùng thuốc bôi thì nên đưa bé đi khám và sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Cận trọng với các loại thuốc bôi. Dùng thuốc bôi kém chất lượng, không rõ nguồn gốc sẽ dẫn đến các biến chứng nặng