Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh – cách điều trị và phòng bệnh

Làn da trẻ vốn đã mỏng manh và nhạy cảm, vào mùa hè tuyến mồ hôi còn bị tắc nghẽn nên trẻ rất dễ bị rôm sảy. Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ nên cho bé ăn mặc quần áo thoáng mát, thường xuyên và lau mồ hôi cho bé, cho bé ăn những loại rau quả có tính mát. Bài viết sau sẽ chia sẻ những nguyên nhân và cách điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh các mẹ nhé!

Xem thêm:

1. Nguyên nhân và dấu hiệu rôm sảy ở trẻ sơ sinh

1.1. Dấu hiệu rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh là hiện tượng da xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ và có thể gây ngứa cho trẻ. Thông thường, trẻ sơ sinh thường bị rôm sảy ở vùng da đầu, cổ, vai, ngực và lưng hoặc có thể là ở kẽ nách, háng. Rôm sảy ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi nhưng cũng có một số trường hợp phải được điều trị.

rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp

1.2. Nguyên nhân khiến hiện tượng rôm sảy ở trẻ sơ sinh

– Do tắc nghẽn tuyến mồ hôi khiến cho mồ hôi không thoát ra ngoài được.

– Do mẹ mặc cho bé quần áo, tã lót bằng những chất liệu gây bí, nóng.

– Trẻ bị sốt cao hoặc trẻ ở trong lồng kính cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi.

– Do một vài vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.

– Thời tiết ảnh hưởng đến trẻ bị rôm sảy rất nhiều, khi thời tiết nắng nóng rôm sảy sẽ mọc lên còn khi thời tiết mát mẻ rôm tự lặn hết, không gây tác hại gì. Tuy nhiên, ở một số trường hợp do trẻ ngứa, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.

2. Cách xử lý rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy rất hay quấy khóc, khó chịu nên mẹ cần có những phương pháp xử lý tình trạng này như sau:

– Phòng của trẻ phải rộng rãi, thoáng mát, tránh đông người

– Cho bé mặc quần áo vải cotton mềm, thoáng, rộng

– Tắm cho trẻ ngày một lần để da sạch sẽ, mồ hôi được bài tiết dễ dàng, có thể tắm cho bé bằng mướp đắng, lá sài đất tươi giã nát, chè xanh vừa an toàn cho da bé, vừa đạt hiệu quả cao

– Quần áo của bé phải được giặt sạch và được phơi ở nơi không có bụi khói

– Thường xuyên cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ tránh để trẻ gãi lên vùng da bị rôm

– Cho bé uống nhiều nước, ăn các loại trái cây như: bơ, cam, chanh, quýt, chè đậu xanh, đậu đỏ, cho bé ăn bột sắn, uống thêm nước rau má.

– Không cho bé uống nước đá hoặc trái cây để quá lạnh có thể khiến bé bị viêm họng.

– Nếu trẻ bị rôm sảy kéo dài hoặc có một số biểu hiện bội nhiễm như: da sưng, nóng, đỏ, đau, có mủ, sốt, ớn lạnh… thì cần đưa trẻ đi khám ngay

3. Một số cách dân gian chữa trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Nên tắm rửa cho bé thường xuyên bằng một trong các thứ thuốc dân gian như:

– Mướp đắng là cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Mẹ chỉ cần rửa sạch 2 quả mướp đắng và cho vào máy say sinh tố, cho bã vào miếng vải buộc chặt, nấu lấy nước cho bé tắm. Kiên trì thực hiện trong một tuần, các nốt rôm sảy ở trẻ sẽ lặn hết.

– Rửa sạch lá trà xanh rồi vò nát cho vào nồi đun sôi để nước ấm, dùng tắm cho bé có tác dụng kháng khuẩn và làm mát da.

– Lá kinh giới, lá đậu ván nấu rửa sạch rồi cho với lượng nước vừa đủ, đun lên tắm cho bé. Chỉ cần thực hiện kiên trì 1 tuần sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ

– Hoặc mẹ có thể pha nước ấm rồi cho muối với liều lượng không quá mặn rồi vắt thêm vào đó một hoặc nửa quả chanh. Sau đó tắm cho bé sẽ cho cảm giác mát mẻ và triệt các nốt rôm sảy. Lưu ý các mẹ không nên cho muối và chanh quán nhiều nhé vì sẽ làm rát da bé.

Xem thêm: Tư vấn nguyên nhân và cách điều trị bệnh rôm sảy cho bé

rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Lá trà xanh trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả

4. Cách phòng tránh rôm sảy ở trẻ sơ sinh

– Không nên ủ bé quá kỹ hay mặc quá nhiều quần áo cho bé.

– Cần hạn chế để trẻ đi ra nắng, tắm nước mát, uống đủ nước.

– Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ – Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ là bệnh lý rất nhiều trẻ mắc phải khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, các mẹ không nên quá hoảng loạn bởi khi trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ, không đáng lo và nguy hiểm như bạn nghĩ. Bài viết sau sẽ chia sẻ nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ nổi mẩn đỏ như sau.

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ nhưng chủ yếu là do:

– Da trẻ mỏng nên dễ bị kích ứng với các tác nhân bên ngoài, vệ sinh kém, dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết hoặc do nóng sốt.

– Mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh cũng có thể xuất hiện khi bé bị kê, chàm sữa, rôm sảy, mụn nhọt, hăm tã, bị sởi hoặc sốt phát ban.

– Những nốt mẩn đỏ này có thể mọc ở mọi nơi trên cơ thể trẻ song thường gặp nhất là ở mặt, cổ, chân tay, lưng, mông khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc.

– Nếu là hiện tượng sinh lý bình thường thì những nốt mẩn đỏ này có thể lặn và biến mất sau một vài tuần mà không cần bất cứ can thiệp nào.

trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khiến phụ huynh vô cùng lo lắng

2. Các bệnh ngoài da đều có thể khiến trẻ bị mẩn ngứa

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ là chuyện hết sức bình thường và hầu hết mọi trẻ đều ít nhiều phải đối mặt 1 đến vài lần trong những năm tháng đầu đời, do đó, cha mẹ không nên quá lo lắng, bất an. Việc quan trọng nhất là tìm ra căn nguyên khiến trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ, từ đó, có những giải pháp trong việc xử lý và phòng ngừa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh kịp thời, đúng lúc.

Khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ là lúc hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ giảm sút nên việc quan tâm, chăm sóc bé lúc này đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt khi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng bệnh lý (viêm da) kèm theo những biểu hiện bất thường như sốt, bỏ bú, li bì thì mẹ cần phải lập tức đưa con đến các cơ sở y tế.

3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Nhiều người chia sẻ là họ không dám đụng chạm vào những nốt nổi mẩn đỏ trên người con vì sợ chúng lây lan hoặc vỡ. Tuy nhiên, đây là sự lo lắng thái quá. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh cần nắm rõ những yêu cầu sau:

– Việc tắm rửa, giữ gìn vệ sinh cho bé càng cần thiết bởi nếu kiêng khem quá mức sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

– Mẹ nên ăn cải thiện tình trạng khi trẻ bị mẩn đỏ bằng các món ăn mát như: mướp, rau sam, rau muống, đậu xanh, bách hợp, cá trạch tươi, bí xanh… có thể đem nấu canh hoặc nấu cháo, vừa tốt cho sức khỏe của mẹ, an toàn với hệ tiêu hóa của bé vừa giúp cải thiện tình trạng bệnh về da của con.

–  Dùng kem chữa trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ: Hằng ngày các mẹ nên dùng dưỡng da chuyên dụng cho bé, xoa đều khắp cơ thể để da bé không bị khô, rát. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi lựa chọn dùng kem dưỡng ẩm cho bé.

trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Cần tắm rửa sạch sẽ khi trẻ bị nổi mẩn đỏ

4. Những việc không nên làm khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

– Không nên tắm và lau rửa trẻ quá kỹ vì da của trẻ rất mỏng nên dễ bị kích ứng.

– Không nên nặn hay làm vỡ mụn ở vùng da bị mẩn đỏ bởi có thể gây nhiễm trùng.

– Không nên thoa các loại kem không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc dùng sữa tắm có chất tạo bọt, tẩy rửa vì sẽ làm mẩn đỏ, ngứa nặng thêm.

– Không để trẻ gãi, cào cấu lên vùng có da bị mẩn đỏ, vì nó sẽ khiến da bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn.

Kem EmBé có thể là gợi ý an toàn và phù hợp với làn da bị mẩn ngứa của bé yêu. Nhờ thành phần chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như tinh chất nghệ siêu hấp thu: nano curcumin, tinh chất cúc la mã cùng các thành phần dược liệu có tính kháng viêm, tiêu sưng tốt. Giúp hồi phục làn da của bé đồng thời ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn tại các vùng da bị tổn thương. Đặc biệt, sử dụng Kem EmBé cho bé yêu nhà bạn còn có tác dụng làm mềm, dưỡng ẩm mang đến làn da mịn màng, khỏe mạnh.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh – Cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là bệnh lác sữa. Đây là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ, theo một số thống kê cho thấy có trên 30% trẻ dưới 2 tuổi bị bệnh chàm sữa. Bệnh thường phát triển mạnh lúc đầu rồi thuyên giảm khi trẻ lớn lên. Bài viết sau sẽ chia sẻ dấu hiệu và cách điều trị bệnh chàm sữa mà mẹ nên biết.

1. Dấu hiệu nhận biết chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh hay gặp ở trẻ từ 2 tháng tuổi. Bệnh thường biểu hiện trên mặt, trên hai má và nặng thì sẽ lan xuống tay chân hoặc thân. Một số biểu hiện của bệnh như:

– Da trẻ bị khô ráp và nổi những mụn vẩy đỏ li ti trên hai má

– Trẻ cảm thấy da căng, ngứa và khó chịu. Thường sẽ cho tay lên để gãi hoặc dụi đầu hay má xuống gối

– Thường xuất hiện thường xuyên những mảng da mẩn đỏ ở trên má và những vùng có nếp gấp như cổ

– Khi bệnh phát triển hơn sẽ bị kéo theo một số bệnh như viêm mũi, hen suyễn khiến trẻ quấy khóc và ngủ không sâu giấc

– Nếu không vệ sinh sạch sẽ trẻ rất dễ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và làm cho việc hỗ trợ điều trị trở nên khó khăn hơn.

chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là căn bệnh rất nhiều trẻ mắc phải

2. Tại sao trẻ sơ sinh lại bị chàm sữa?

Hiện nay nguyên nhân gây nên bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định cụ thể. Nhưng theo nhiều chuyên gia về da liễu cho rằng, trẻ bị bệnh chàm sữa chủ yếu do trẻ có cơ địa nhạy cảm.

– Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh cũng có liên quan đến sự phối hợp giữa 2 yếu tố đó là: Cơ địa trẻ và môi trường sống.

– Do da trẻ khô, thiếu lipid và cấu trúc da quá khít.

– Do cha mẹ từng mắc bệnh hen suyễn, dị ứng mũi, dị ứng da hay chàm thể tạng… dẫn đến con có nguy cơ cao bị bệnh chàm sữa.

– Một số do rối loạn về đường tiêu hóa, thức ăn, sữa mẹ chứa các chất gây dị ứng hoặc sự nhiễm khuẩn khi cho con bú không đúng cách.

– Bên cạnh đó chàm sữa ở trẻ sơ sinh còn chịu sự ảnh hưởng của những chất gây dị ứng trong môi trường sống của trẻ như: bọ chét, nấm, bụi, mốc hay lông động vật…

3. Điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

3.1. Chế độ ăn uống

Cha mẹ trẻ không được cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Nếu những bà mẹ đang cho con bú, không nên ăn những loại thực phẩm như đồ biển, trứng, cà chua, đậu phộng và những thực phẩm lên men…

chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Mẹ không nên ăn quá nhiều đồ biển khi đang cho con bú

3.2. Sử dụng thuốc

a. Thuốc Tây y

Việc sử dụng thuốc chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh còn tùy vào từng triệu chứng của trẻ. Nên sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị theo kê đơn của bác sĩ.

– Biểu hiện: Da có những nốt đỏ, xuất hiện dịch chảy ra và có hiện tượng đóng vảy dịch

– Thuốc sử dụng: Dùng những loại thuốc dạng dung dịch màu có tính sát trùng nhẹ để tránh gây tổn thương nặng hơn cho da trẻ

b. Thuốc Đông y

Từ lâu Đông y cũng đã có phương pháp hỗ trợ điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả bằng những thảo dược thiên nhiên. Điều này đã bổ sung được hạn chế mà thuốc Tây y chưa làm được. Da của trẻ em rất mẫn cảm, nhất là đối với những bé có cơ địa dị ứng và mắc bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Thuốc trị bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh được nghiên cứu rất tỉ mỉ, làn da của trẻ thường dễ tổn thương nên ngoài sử dụng thuốc bôi, các loại thuốc để tắm cho trẻ cũng được nghiên cứu giúp trẻ giảm tình trạng ngứa và nhiễm khuẩn.

4. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Trẻ em cần chăm sóc hết sức cẩn thận, sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ. Nếu trẻ bị mắc bệnh chàm sữa nên dừng sử dụng và dùng các loại thuốc để tắm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tránh cho trẻ mặc những loại quần áo có chất vải len sợi gây bí và dị ứng cho da trẻ

Giữ môi trường sống của trẻ sạch sẽ như: vệ sinh chăn, mền, gối và đồ chơi của trẻ.

Tránh để trẻ ra nhiều mồ hôi hay tiếp xúc với người lạ

Nếu trẻ có những biểu hiện của bệnh hay đang trong quá trình hỗ trợ điều trị có những triệu chứng bất thường, hãy cho trẻ đến các cơ sở y tế hay phòng khám uy tín để được hỗ trợ chữa trị kịp thời.

trị hăm tã bằng dầu dừa

Chi tiết các bước trị hăm tã bằng dầu dừa cho bé

Hăm tã là chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Điều trị hăm tã hiện nay có rất nhiều phương pháp, tuy nhiên, những phương pháp từ thiên nhiên thường được các mẹ yên tâm sử dụng hơn cả bởi độ lành tính trên da bé. Bài viết dưới đây, sẽ chia sẻ cho các mẹ một vài thông tin về cách điều trị hăm tã bằng dầu dừa hiệu quả cho bé

Xem thêm:

1. Tác dụng của dầu dừa

Dầu dừa là tinh chất tự nhiên thường được lấy từ cùi của quả dừa khô, từ lâu đã không còn xa lạ với các bà mẹ. Dầu dừa chứa rất nhiều thành phần vitamin E vì vậy nó không chỉ giúp làm mềm môi, mượt tóc, dưỡng da và chống rạn da cho các bà mẹ. Dầu dừa còn có tác dụng trị hăm cho bé rất hiệu quả.

Ngoài ra, dầu dừa còn chứa acid lauric, một loại acid có trong thành phần sữa mẹ, giúp phát triển và tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh. Chất Medium Chain Triglyceride trong dầu dừa giúp tăng cường hệ tiêu hóa, tránh táo bón và đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng ở cơ thể con người, không những vậy, các mẹ còn ưu ái sử dụng để điều trị hăm tã bằng dầu dừa cho các bé.

trị hăm tã bằng dầu dừa
Trị hăm tã bằng dầu dừa được rất nhiều mẹ áp dụng cho bé

2. Các bước điều trị hăm tã bằng dầu dừa cho các bé

Bước đầu tiên trong cách trị hăm tã bằng dầu dừa cho bé, các mẹ nên nhẹ nhàng tháo tã cũ của con ra. Rửa sạch khu vực mông, bẹn và bộ phận sinh dục của bé bằng nước ấm với xà phòng dành riêng cho làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ. Dùng khăn mềm lau khô người và quấn tạm một chiếc khăn để bé khỏi lạnh.

Tiếp theo, các mẹ hãy rửa sạch tay với xà bông diệt khuẩn rồi lau khô tay, cho một lượng nhỏ dầu dừa vào lòng bàn tay. Mẹ xoa đều dầu dừa vào 2 lòng bàn tay rồi nhẹ nhàng massage lên vùng da bị hăm của bé từ 10 – 15 phút. Mẹ vừa xoa vừa kết hợp massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút để dầu dừa thấm sâu vào da của bé.

Lưu ý, sau khi massage cho bé, mẹ không nên mặc tã ngay để vùng da bị hăm được thông thoáng, thoải mái trong vài tiếng. Thường xuyên massage bằng dầu dừa cho bé không chỉ có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng hăm tã hiệu quả, dưỡng ẩm cho làn da mà còn giúp tăng thêm tình mẫu tử, sự gắn kết giữa mẹ và bé. Vì vậy mẹ đừng quên duy trì việc làm này kể cả khi các triệu chứng hăm tã của bé đã biến mất nhé!

trị hăm tã bằng dầu dừa
Trị hăm tã bằng dầu dừa vừa an toàn, vừa hiệu quả

3. Một số lưu ý khi điều trị hăm tã bằng dầu dừa cho các bé

– Da của bé vô cùng mỏng manh nên rất dễ bị dị ứng với hóa chất. Chính vì vậy, mẹ nên chọn và sử dụng các loại dầu dừa nguyên chất, tự làm hoặc mua ở những nơi an toàn, uy tín. Tránh sử dụng các loại dầu dừa đã pha, tẩm hoá chất, có thể gây kích ứng da, đe doạ sức khoẻ của bé.

– Mẹ không nên cho bé đóng bỉm cả ngày vì như vậy sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm và hăm tã.

– Thường xuyên thay bỉm và kiểm tra bỉm cho bé. Các mẹ cũng nên vệ sinh sạch sẽ cho bé sau khi đi vệ sinh, để khô trong  khoảng 15 – 30 phút trước khi đóng bỉm và nhớ sử dụng 1 lớp phấn rôm mỏng cho bé.

– Bên cạnh đó, các mẹ cần giữ phòng ngủ và khu vực ngủ của bé sạch sẽ, khô thoáng. Khi đi ngủ tránh quấn quá nhiều chăn quanh bé.

– Tã lót của bé nên chọn chất liệu mềm, thoáng mát và thấm mồ hôi như cotton. Giặt sạch và phơi ở nơi thoáng gió. Mẹ nên chọn các loại bột giặt dành cho trẻ em, sữa tắm và dầu gội có thành phần tự nhiên để tránh gây kích ứng da bé.

– Mặc dù phấn rôm có tác dụng phòng ngừa hăm tã cho bé rất hiệu quả nhưng điều này chỉ đúng khi mẹ sử dụng với một lượng phù hợp. Nếu lạm dụng quá nhiều phấn rôm, da của bé sẽ bị bí tắc, tạo môi trường cho vi khuẩn hoạt động, gây viêm nhiễm và tổn thương da.

Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng sản phẩm Kem EmBé với thành phần 100% không chứa Corticoid, giàu tinh chất Cúc La Mã, dầu hạnh nhân và được bổ sung Nano curcumin – tinh nghệ siêu hấp thu bào chế theo công nghệ hiện đại. Chính vì vậy, kem EmBé là lựa chọn hoàn hảo giúp mẹ loại bỏ các vết hăm da ở cổ cho bé một cách an toàn, hiệu quả mà không để lại tác dụng phụ.