Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

bệnh eczema

Bệnh Eczema ở trẻ có nguy hiểm không?

Eczema là căn bệnh ngoài da xảy ra ở nhiều người và ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ nhỏ. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy mà còn mang lại những tổn thương ngoài da, làm mất thẩm mỹ và khiến trẻ khó chịu, ăn không ngon và ngủ không yên giấc. Bài viết sau sẽ chia sẻ cho bệnh eczema và cách điều trị cho bé hiệu quả.

1. Bệnh eczema là bệnh gì?

Bệnh Eczema hay còn gọi là bệnh chàm da, là loại bệnh viêm da ở lớp nông của da, tiến triển thành từng đợt và hay tái phát lại nhiều lần. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông hoặc khi thời tiết giao mùa.

bệnh eczema

Bệnh Eczema ở trẻ là hiện tượng rất nhiều trẻ gặp phải

2. Nguyên nhân gây bệnh Eczema ở trẻ

– Thông thường nguyên nhân gây bệnh chàm Eczema là do cơ địa.

– Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh chàm, hen suyễn, dị ứng.

– Do trẻ dị ứng với phấn hoa, lông vật nuôi, thực phẩm, hoặc khói bụi… khiến da trẻ bị dị ứng, nổi mẩn ngứa.

3. Triệu chứng của bệnh eczema ở trẻ là gì?

– Triệu chứng điển hình và đầu tiên là ngứa: trẻ bị ngứa liên tục ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Cơn ngứa không thể dứt điểm, càng ngứa lại càng gãi.Trẻ mắc bệnh eczema sẽ gãi đến khi trầy xước da, ngứa nhiều hơn về đêm hoặc khi trời lạnh.

– Ngoài ra, còn một số triệu chứng kèm theo như: Da rất khô và dễ nứt và bong tróc da tạo thành những vảy trắng. Rất nhiều trẻ dùng tay cạy những lớp vảy da này ra chỉ làm cho khu vực tổn thương nặng thêm và đỏ lên.

Triệu chứng của bệnh eczema có sự thay đổi qua các giai đoạn:

+ Giai đoạn hồng ban: Giai đoạn này thường bị bỏ qua do các dấu hiệu này biến mất không để lại dấu hiệu bệnh lý, hoặc đây chỉ là dấu hiệu ban đầu của một loại bệnh ngoài da khác.

+ Giai đoạn xuất hiện mụn nước: Đây là đặc trưng cơ bản của bệnh eczema, các mụn nước thường tập trung thành từng đám, có kích thước từ 1 – 2mm, tương đối đồng đều. Chúng phát triển đùn từ dưới lên, hết lớp này đến lớp khác khi các mụn nước tự vỡ ra hoặc do gãi xước, chảy dịch. Tình trạng này có thể gây bội nhiễm, làm tổn thương sưng phù nhiều dịch tiết hoặc có mủ.

+ Giai đoạn đóng vảy tiết, bong và lên da non: Dịch này và huyết tương từ mụn đóng khô lại, kèm theo hiện tượng da chết. Tạo thành các mảng bong ra, để lại bên dưới là lớp da non nhẵn bón như vỏ hành và hơi sẫm màu. Nền da hơi chai, cộm.

+ Giai đoạn Lichen hóa: Eczema tồn tại trên da càng lâu thì da càng sẫm màu và dày cộm lên. Bề mặt da tại khu vực bị tổn thương trở nên xù xì, thô ráp. Sờ lên thấy cộm và cứng, có các hằn da nổi rõ, ở giữa các hằn có các sẩn dẹt nhu trong bệnh lichen, do đó quá trình này được gọi là lichen hóa.

+ Bệnh diễn tiến đan xen từng đợt – các chu kỳ nặng nhẹ khác nhau. trong đó ngứa là biểu hiện xuyên suốt, xuất hiện sớm nhất và tồn tại dai dẳng nhất của căn bệnh này.

eczema ở trẻ

Hồng ban là giai đoạn đầu của bệnh Eczema

4. Phòng bệnh Eczema ra sao?

Tuy gây ra nhiều ảnh hưởng khó chịu cho trẻ nhưng bệnh Eczema hoàn toàn có thể phòng tránh được. Cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

– Cho trẻ thăm khám định kỳ để sớm phát hiện bệnh. Đồng thời ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh trên da.

– Rèn luyện cơ thể bé thường xuyên để có sức đề kháng tốt.

– Vệ sinh cơ thể thường xuyên cho trẻ. Giữ ẩm da và tránh để da khô.

– Đồng thời, cha mẹ cũng cần chọn chất liệu quần áo phù hợp, thoải mái, không gây kích ứng da.

– Không nên cho trẻ ăn những thức ăn lạ, những thức ăn mà cơ thể có tiền sử bị ngứa.

– Đặc biệt, tuyệt đối không cho trẻ bị dị ứng tiếp xúc lông thú vật.

Ngoài ra, mẹ nên sử dụng sản phẩm Kem EmBé trị bệnh eczema dành riêng cho trẻ em được chiết xuất từ thành phần thảo dược thiên nhiên, nhẹ dịu, an toàn với làn da của trẻ. Đặc biệt, Kem EmBé là sản phẩm chăm sóc da bé đầu tiên có chứa thành phần nano curcumin – tinh nghệ nano siêu hấp thu giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, nhanh lành da, dưỡng ẩm cho da.

Kem được nhiều bà mẹ tin dùng và coi đó là một giải pháp hoàn hảo để chăm sóc da bé khi đông về. Sản phẩm có độ thẩm thấu cao, không tạo độ nhờn và không gây rít trên da bé. Ngoài thành phần chính là nano curcumin, Kem EmBé còn rất giàu tinh chất cúc la mã và các thành phần dưỡng da có nguồn gốc tự nhiên giúp dưỡng ẩm cho da bé một cách toàn diện giúp giảm khô da và hạn chế bệnh eczema hiệu quả.

bé bị rôm sảy

Cha mẹ cần làm gì khi bé bị rôm sảy?

Do làn da còn non nớt, không thể cản hết vi khuẩn nên rôm sảy rất thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây không phải là một vấn đề đáng lo ngại nhưng cha mẹ cũng cần biết cách xử lý đúng khi gặp hiện tượng này, tránh để cho rôm sảy dẫn đến nhiều vấn đề khác. Vậy bé bị rôm sảy cha mẹ cần làm gì, bài viết sau sẽ trả lời câu hỏi đó.

Xem thêm:

1. Bé bị rôm sảy là hiện tượng gì?

Bệnh rôm sảy có tên khoa học là prickly heat hay miliaria. Bệnh rôm sảy có biểu hiện là trên da xuất hiện những nốt đỏ, mảng đỏ theo từng vùng trên người bé. Điều kiện để bệnh phát triển là khi các ống dẫn mồ hôi bị bít tắc làm ứ đọng mồ hôi trong lỗ chân lông.

Mùa xuất hiện rôm sảy thường là vào mùa hè, tập trung vào những vùng da tiết nhiều mồ hôi như trán, cổ, lưng, ngực. Đôi khi xuất hiện thêm ở vùng kẽ nách, háng.

bé bị rôm sảy

Bé bị rôm sảy là hiện tượng thường gặp vào mùa hè

2. Các loại rôm sảy thường gặp

Tùy mức độ nặng nhẹ mà bệnh có những dấu hiệu khác nhau. Người ta chia rôm sảy thành 3 loại theo từng mức độ nặng nhẹ như sau:

– Rôm sảy kết tinh: Đây là mức độ nhẹ nhất và thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng của rôm sảy kết tinh là trên da nổi những mụn nước nhỏ, trong. Những mụn nước này không sâu, xung quanh có sẩn, dễ vỡ, nhưng lại lành da, không ngứa rát.

– Rôm sảy đỏ: Triệu chứng là trên da trẻ xuất hiện những nốt sẩn đỏ gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, nặng hơn nữa sẽ gây đau rát. Rôm sảy đỏ có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong 1-3 tuần đầu tiên sau khi sinh.

– Rôm sảy sâu: Rôm sảy sâu là loại rôm sảy nặng nhất nhưng may mắn là khá ít gặp. Độ tuổi bị rôm sảy sâu thường là trẻ em, người lớn và những người từng bị rôm sảy đỏ nhiều lần. Khi bị rôm sảy sâu, lớp bì sâu dưới da bị tổn thương, dù không gây cảm giác ngứa ngáy đau rát nhưng nó lại làm bít lỗ chân lông, kiềm mồ hôi, dẫn đến tình trạng không đổ mồ hôi trên diện rộng. Hậu quả của việc này là người bệnh dễ chóng mặt, tim đập nhanh, buồn nôn, kiệt sức.

3. Bé bị rôm sảy có nguy hiểm không?

Khi bé bị nổi rôm sảy, nếu cha mẹ chăm sóc kỹ và đúng cách thì bệnh sẽ hết trong khoảng 7-10 ngày và không xảy ra vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được xử lý đúng cách hoặc một số trường hợp bệnh nặng có thể xảy ra một số biến chứng như: Sốc nhiệt hoặc nhiễm trùng ở vùng da bị tổn thương, vi trùng phát triển dẫn tới bội nhiễm gây ra rôm sảy mủ.

Khi bé bị rôm sảy mủ tức là bệnh đã chuyển sang thể nặng. Rôm sảy mủ nếu không được khắc phục kịp thời sẽ khiến trẻ sơ sinh gặp phải không ít vấn đề đối với làn da và sức khỏe.

4. Bé bị rôm sảy – Trị thế nào an toàn và hiệu quả?

– Vệ sinh cho bé

Khi bé bị rôm sảy, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là vệ sinh cho bé. Tắm cho bé bằng nước mát hoặc nước lá để làm mát và làm sạch cơ thể bé. Sau khi tắm, các mẹ nhớ lau khô người bé bằng khăn sạch, mềm mịn và thấm nước.

Có nhiều bài thuốc dân gian được ông bà, cha mẹ chúng ta truyền miệng nhau để chữa rôm sảy cho bé, đó là các loại nước tắm lá như: sài đất, lá khế, lá tre, kim ngân, trà xanh, vv. Những bài thuốc dân gian chữa rôm sảy này vừa hiệu quả lại vừa lành tính, rất an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng chúng khá mất công trong khâu chuẩn bị, không phải cha mẹ nào cũng có thời gian để có thể nấu được nồi lá tắm kì công cho bé. Hơn thế nữa, nhiều loại lá có thể có chứa thuốc trừ sâu, nếu không ngâm rửa kỹ có thể ảnh hưởng đến làn da non nớt của bé.

bé bị rôm sảy

Tắm rửa sạch sẽ khi bé bị rôm sảy

– Thay quần áo cho bé

Cha mẹ nên cho bé mặc những bộ quần áo thoáng mát, rộng rãi, tốt nhất là quần áo làm từ vải cotton 100% giúp thấm hút mồ hôi tốt và tránh hiện tượng bé bị rôm sảy. Đồng thời nên tránh vải len hay vải chất liệu tổng hợp, đây là các loại vải ít thấm hút mồ hôi, có thể gây bí và kích ứng da.

– Không gãi hay chà xát da bé

Khi bé bị rôm sảy, vùng da ấy sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu nên bé thường gãi và làm trầy xước da của mình, vùng da trầy xước sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Để tránh việc này, cha mẹ nên cắt ngắn móng tay móng chân cho con, nếu cần thiết thì có thể cho bé đeo bao tay.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ có thể sử dụng sản phẩm Kem EmBé được bào chế từ nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên, không corticoid, không paraben, không gây kích ứng da giúp giảm ngay triệu chứng sưng, đỏ, ngứa có tác dụng làm mát da, ngăn ngừa và làm dịu vết rôm sảy mang đến làn da mịn màng, trắng hồng cho bé.

mặt nổi mụn như rôm

Cách chữa rôm sảy ở trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Thời tiết nắng nóng là giai đoạn trẻ dễ mắc phải các bệnh da liễu, đặc biệt là nổi rôm sảy. Các vết mẩn đỏ gây ngứa và khó chịu cho làn da của bé, khiến bé không thể ngủ ngon giấc. Một số thông tin sau đây sẽ giúp bạn điều trị và phòng ngừa bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh trong những ngày nắng nóng.

1. Rôm sảy ở trẻ sơ sinh là gì?

Rôm sảy là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em và trẻ sơ sinh trong mùa thời tiết nắng nóng. Các chất thải tiết ra nhiều qua tuyến mồ hôi làm cho quá trình đào thải không kịp, gây tắc ứ tại lỗ chân lông trên da. Hiện tượng rôm sảy ở trẻ sơ sinh có biểu hiện nổi sần nhỏ có màu hồng trên da. Rôm sảy tuy không gây nguy hiểm, nhưng nốt sảy sẽ khiến trẻ ngứa, gây ra tổn thương da tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé.

rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh là bệnh lý rất nhiều bé gặp phải

2. Nguyên nhân gây ra rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Trong thời tiết nắng nóng, da bé tiết mồ hôi để làm dịu làn da. Nếu bé toát quá nhiều mồ hôi, trong một vài trường hợp, lỗ chân lông bị bít kín và tắc nghẽn, mồ hôi không thể thoát ra bên ngoài được, ứ đọng ở lỗ chân lông gây sưng tấy và nổi mẩn đỏ. Các bé càng nhỏ tuổi càng có nguy cơ mắc chứng dị ứng này cao hơn vì lỗ chân lông của bé nhỏ hơn của người lớn, dễ bị tắc nghẽn hơn.

Bệnh dị ứng da do thời tiết này không quá nguy hiểm và thường sẽ tự biến mất. Nhưng đó là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang quá nóng và ba mẹ cần có những cách chăm sóc trẻ phù hợp, vì cơ thể quá nóng sẽ dễ dẫn đến kiệt sức, uể oải.

3. Cách chữa rôm sảy ở trẻ sơ sinh bằng các loại lá

– Chữa rôm sảy ở trẻ sơ sinh bằng hạt của cây Thì Là: Bố mẹ giã nát hạt thì là rồi trộn với dầu dừa. Thoa dung dịch này lên da của bé và để như vậy khoảng 1h sau thì tắm lại cho bé bằng nước. Tắm cho bé bằng nước dừa mỗi ngày

– Lá rau kinh giới: Vò nát rồi cho vào túi lọc. Đặt vào chậu nước và tắm cho bé bằng nước này hàng ngày.

– Quả mướp đắng: Lấy từ 2 – 3 quả mướp đắng cho vào nước vừa đủ tắm. Đun lên và tắm cho bé hằng ngày.

– Chanh tươi: Trong chanh tươi chứa nhiều axit có tác dụng chữa rôm sảy ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản, phụ huynh chỉ cần lấy nước cốt chanh và pha loãng vào nước rồi cho bé tắm mỗi ngày.

rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Mướp đắng là cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả

3. Cách phòng ngừa rôm sảy ở trẻ sơ sinh

– Để ngăn chặn chứng rôm sảy ở trẻ sơ sinh trong mùa nắng, đặc biệt là khi thời tiết ấm, độ ẩm cao, bạn cần giữ cho làn da bé thông thoáng bằng cách cho bé mặc các bộ quần áo bằng vải thun nhẹ, rộng rãi. Các loại vải cotton có tính thấm hút mồ hôi tốt và không gây bức bí làn da bé. Mẹ cũng cần tránh các loại vải tổng hợp, các loại tã chứa nhiều ni lông.

– Ngay cả ba mẹ và người lớn, khi bế bé cũng cần mặc các loại quần áo với chất liệu từ vải cotton, hay các loại vải lanh mỏng và mềm, tránh các chất liệu thô ráp có thể gây trầy xước da bé.

– Trong những ngày nắng nóng, hãy giữ mát cho bé bằng các hoạt động trong nhà hoặc dưới bóng râm, nơi có gió thoáng mát. Đồng thời, hãy cho bé uống nước hoặc bú sữa mẹ đầy đủ để tránh tình trạng mất nước.

–  Giữ trẻ trong môi trường thoáng mát để da bé luôn được khô ráo và sạch sẽ.Khi trẻ ra nhiều mồ hôi bố mẹ phải thấm và nên chọn loại quần áo có chất liệu cotton.

– Trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 16h chiều không nên cho bé ra ngoài

– Không được quá lạm dụng các loại kem, phấn. Da và lỗ chân lông cần được thông thoáng là mấu chốt để khỏi bệnh

– Về dinh dưỡng: Trẻ sơ sinh cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và chỉ ăn dặm từ tháng thứ 7. Do đó, dinh dưỡng dành cho mẹ góp phần nâng cao sức đề kháng cho bé là cách phòng ngừa rôm sảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Mẹ cần phải bổ sung nhiều loại vitamin từ trái cây, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước cam, chanh và rau má.

– Ngoài ra, nếu tình trạng rôm sảy của trẻ quá nặng mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ tư vấn vấn cho mẹ cách chăm sóc và chữa rôm sảy ở trẻ sơ sinh được kịp thời.

Bật mí cách trị rôm sảy hiệu quả cho trẻ

Không chỉ là bệnh ngoài da thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong mùa hè, rôm sảy còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như mụn nhọt, viêm da khiến trẻ khó chịu, quấy khóc. Bài viết sau sẽ chia sẻ cách trị rôm sảy nhanh nhất và hiệu quả nhất cho con.

1. Tại sao phải loại trừ rôm sảy?

Không ít bà mẹ than phiền rằng, con họ thường xuyên trở thành đối tượng bị rôm sảy tấn công trong mùa nắng nóng. Đó là lý do ai ai cũng mong muốn tìm được cách trị rôm sảy nhanh nhất giúp con thoát khỏi căn bệnh này.

Theo các chuyên gia, phần lớn những nốt rôm sảy sẽ tự lặn sau một thời gian nhưng đôi khi do cha mẹ chủ quan hoặc lơ là sẽ khiến tình trạng rôm sảy kéo dài gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như nếu bị trẻ ngứa, gãi nhiều làm xây xát, trầy xước sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra mụn nhọt, mụn mủ, nhiễm trùng và thậm chí là nóng sốt, hạ huyết áp, nôn mửa…

Đặc biệt với trẻ nhỏ, lúc này làn da và sức đề kháng còn rất non nớt nên càng cần phải được ngăn ngừa và chữa trị rôm sảy nhanh nhất bằng những biện pháp an toàn và hiệu quả nhất nhằm tránh những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra.

cách trị rôm sảy

Cách trị rôm sảy cho bé được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm

2. Các cách trị rôm sảy hiệu quả cho bé

Theo các chuyên gia y tế, cách trị rôm sảy nhanh nhất ở trẻ em là tuân thủ được đúng và đủ các nguyên tắc sau đây:

– Làm sạch: Đây là yếu tố đầu tiên trong cách trị rôm sảy cho bé giúp giải quyết gốc rễ của rôm sảy. Để làm sạch cho trẻ thì tắm là biện pháp mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, nếu tắm bằng các loại thảo dược được dân gian lưu truyền như mướp đắng, lá chè, kinh giới, sài đất, lá khế thì chúng có thể chứa vi khuẩn, bụi bẩn, sâu bọ và nếu không được rửa sạch trước khi nấu tắm cho bé thì có thể khiến bé bị mẩn ngứa, viêm da. Đặc biệt khi bé bị xây xát da, mưng mủ mà vẫn được tắm bằng những thảo dược này có thể làm tình trạng nhiễm trùng gia tăng.

cách trị rôm sảy ở bé

Giữ cho trẻ luôn sạch sẽ là cách trị rôm sảy hiệu quả

– Giảm ngứa: Rôm sảy bao giờ cũng kèm theo tình trạng ngứa ngáy khiến bé vô cùng khó chịu. Nếu là trẻ sơ sinh sẽ khiến bé quấy khóc, còn với trẻ nhỏ sẽ khiến bé thay đổi tâm tính, dễ cáu bẳn và tất nhiên sẽ đưa tay lên gãi, vô tình làm da bị tổn thương, gây viêm nhiễm cho da. Để phòng tránh cha mẹ đừng quên cắt móng tay cho con thường xuyên và nhất là không để con cào cấu lên vùng da mọc rôm sảy. Đây là nguyên tắc thứ hai trong cách trị rôm sảy cho bé mà các mẹ nên lưu ý.

– Kháng viêm: Như đã nói ở trên, rôm sảy có thể kéo dài nếu không được điều trị tới nơi tới chốn. Chưa hết, nếu lựa chọn sai cách trị rôm sảy còn khiến rước họa vào thân. Mẹ nên nhớ từ rôm sảy sẽ biến thành mụn nhọt, mẩn đỏ, mưng mủ, nhiễm trùng da. Vậy làm cách nào để giúp bé kháng khuẩn, kháng viêm da? Rất đơn giản, hãy chọn cho con một sản phẩm an toàn, có chứa thành phần kháng sinh thực vật và các thảo dược lành tính. Ngoài tác dụng làm sạch, kháng khuẩn tự nhiên, khử mùi và chống viêm một cách nhẹ nhàng những thành phần này còn giúp làm dịu mát da, giảm chứng ngứa ngáy khó chịu trên da và tiêu diệt rôm sảy cực hiệu quả.

– Ăn uống đúng cách: đây là cách trị rôm sảy hiệu quả mà các bậc phụ huynh cần phải nắm rõ để tránh hiện tượng rôm sảy ở trẻ. Khi trẻ bị rôm sảy thì bạn cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước hơn, tuy nhiên lưu ý là nước đun sôi để nguội để đảm bảo vô trùng. Hạn chế hoặc là không nên cho trẻ uống hay ăn đồ ăn có nhiều đường, đồ nóng… bởi như vậy sẽ càng khiến bệnh nặng hơn. Thay vào đó hãy cho trẻ ăn và uống đồ mát, đó cũng là cách trị bệnh rôm sảy ở trẻ em rất hiệu quả.

Kem EmBé đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía các bậc phụ huynh trong việc “dịu cơn ngứa, hết nhanh rôm sảy”. Với các thành phần chính hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn cho trẻ như Nano curcumin, Tinh chất Cúc la Mã, Kẽm, Vitamin E… Kem EmBé giảm nhanh các triệu chứng rôm sảy, giúp hết ngứa và mang lại làn da mịn màng cho bé.