Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

bệnh eczema ở trẻ

Bệnh eczema và những thông tin mẹ cần biết

Bệnh eczema là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Bệnh này không có thuốc đặc trị dứt điểm mà chỉ có chăm sóc đúng cách mới có thể đẩy lùi được bệnh giúp bé không cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

1. Bệnh eczema là gì?

Bệnh eczema ở trẻ em là bệnh viêm da dị ứng không lây truyền diễn ra từng đợt trong năm dai dẳng và có khả năng tái phát đi tái phát lại. Thông thường, bệnh sẽ xuất hiện trong những năm đầu đời hoặc trước khi bé được 5 tuổi.

Bệnh eczema có rất nhiều mức độ được phân thành: cấp, bán cấp hay mạn tính. Tùy theo cơ địa của từng trẻ, mà bệnh sẽ nặng hoặc nhẹ hoặc tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh eczema tuy bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ nhỏ.

bệnh eczema

Bệnh Eczema gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé

2. Nguyên nhân gây ra bệnh eczema

Bệnh eczema có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó nguyên nhân chính bao gồm:

– Do cơ địa: nghĩa là gia đình có người từng bị bệnh chàm thì con sinh ra mắc phải bệnh này là rất cao. Cũng có thể là do trong cơ thể bị rối loạn chức năng bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết cũng có khả năng gây ra.

– Do tiếp xúc với các loại hóa chất gây bệnh: như xi măng, thuốc nhuộm, sơn xe, dầu mỡ, thuốc trừ sâu… Hoặc bé có thể bị dị ứng do quần áo, chăn màn, giày dép, khăn len… Hoặc do ăn phải các loại thức ăn lạ có khả năng gây dị ứng như tôm, cua, cá biển, lạc…

– Do sức đề kháng cơ thể kém: khiến cho virus xâm nhập vào da có thể lây lan ra mảng rộng trên bề mặt da tạo thành bệnh eczema.

3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh eczema

– Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh khi bị chàm Eczema trên bề mặt da của bé thường nổi đỏ thành từng mảng. Các mảng da này trông có vẻ khô hơn vùng da bình thường và dễ bị viêm nhiễm.

– Ở tình trạng nặng hơn, vùng da bị viêm sẽ trở nên ửng đỏ và chứa nước. Vùng da này rất dễ bị nổi đỏ sẽ khá nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi một số loại xà phòng, bột giặt và nước hoa… Các bé khi bị bệnh eczema thường hay có hành động gãi vì cảm giác ngứa ngáy chỉ làm cho tình trạng bệnh thêm tệ hại hơn đó là: da bị nổi đỏ, ngứa, gãi và da lại đỏ hơn, thậm chí còn lở loét ở khu vực gãi…

bệnh eczema

Dấu hiệu bệnh eczema là vùng da sẽ nổi mẩn đỏ

4. Cách điều trị bệnh eczema

– Làn da của trẻ em vô cùng nhạy cảm, do đó khi phát hiện những triệu chứng bệnh eczema ở trẻ cần trực tiếp tới gặp bác sĩ da liễu để có những hướng điều trị phù hợp nhất bằng các loại thuốc.

– Ngoài ra, để phòng tránh bệnh eczema các phụ huynh nên giữ gìn vệ sinh và tắm rửa sạch sẽ cho bé. Không nên để móng tay dài bởi khi bé gãi sẽ gây thương tổn cho da.

– Sử dụng nước ấm để tắm cho bé ở khoảng 36 độ C. Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa xà phòng và hương liệu để tắm cho bé.

– Khăn sử dụng để lau người cho bé là loại khăn 100% cotton, khi lau cần nhẹ nhàng để tránh gây sát da.

– Các mẹ nên sử dụng một loại kem ẩm dưỡng da thích hợp để làm ẩm cho da bé sau khi tắm.

– Việc vệ sinh phòng ngủ cũng vô cùng quan trọng để tránh bụi bẩn, giúp căn phòng thoáng mát, bé sẽ thoải mái hơn.

– Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý về quần áo mặc cho trẻ. Mẹ nên cho trẻ mặc quần áo với chất liệu 100% cotton, không nên cho trẻ mặc chất lên và các chất liệu tổng hợp ảnh hưởng trực tiếp trên da của bé. Không nên dùng các chất làm mềm vải khi giặt đồ cho bé.

– Cuối cùng đó là về thực phẩm cho trẻ, mẹ không nên cho bé ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá. Ngoài ra, với trẻ sơ sinh mẹ cần cho con bú trong thời gian lâu nhất có thể và chỉ nên cho bé ăn đa dạng các loại thức ăn khi bé từ 6 tháng trở lên.

Kem EmBé là sản phẩm từ thảo dược dành riêng chữa bệnh eczema cho trẻ sơ sinh. Không có cortcoid, kem EmBé sử dụng dược liệu Nghệ và Cúc La Mã để làm chất kháng viêm tự nhiên giúp giảm viêm da một cách an toàn. Đồng thời, vitamin E và kẽm Oxyd giúp làm mềm da, tăng cường độ ẩm cho da. Với 2 công dụng này của kem Em Bé hoàn toàn phù hợp với bệnh eczema ở trẻ nhỏ mang đến làn da mịn màng cho bé.

 

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể trị dứt điểm không?

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh (eczema) hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa. Chàm là một bệnh dị ứng đặc biệt mà mẹ hay nhầm lẫn cho rằng bé bị lác sữa. Bệnh chàm tuy khoogn nguy hiểm đến tính mạng nhưng là bệnh mãn tính kéo dài và rất khó trị dứt điểm. Trẻ thường bị bệnh chàm khi được 2-6 tháng tuổi làm cho da trẻ đỏ, sần và rất ngứa ngáy khó chịu.

1. Biểu hiện của bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường bắt đầu từ các vết chàm nổi trên mặt. Mặt trẻ bị chàm thường bị tấy đỏ, sần khô và chảy nước gây ngứa.

Từ đó chàm lây khắp các vị trí trên cơ thể thậm chí có bé bị khô, rát và ngứa toàn thân.

Chàm làm trẻ ngứa nên trẻ thường vô thức gãi, càng gãi lại càng ngứa vì khi gãi làm vỡ các dưỡng bào sẽ phóng thích ra các histamin gây ngứa thêm. Thậm chí việc trẻ gãi còn gây ra lở loét nhiễm trùng rất là nguy hiểm.

chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh khiến trẻ khó chịu, quấy khóc

2. Nguyên nhân bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

– Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Chàm sữa có thể do nguyên nhân từ gen, do nguyên nhân di truyền hay do nguyên nhân là cơ địa. Cơ địa của bé có thể do tiền sử gia đình có người bị chàm hoặc bị hen suyễn. Trẻ có cơ địa này khi tiếp xúc với một số yếu tố dị ứng sẽ dẫn đến viêm da (chàm)

– Yếu tố gây ra dị ứng đó thường là:

+ Sữa: là yếu tố thường gây ra dị ứng nhiều nhất ở trẻ nhỏ nhất là đối với trẻ uống sữa bò. Nếu trẻ bị dị ứng với sữa thì thường biểu hiện rất sớm ngay khi trẻ mới 1-2 tháng tuổi mà mọi người vẫn hay gọi là chàm sữa.

+ Thức ăn: Khi bé lớn hơn bị chàm thì yếu tố cũng trở thành nguyên nhân khởi phát chàm ở trẻ đó là thức ăn. Vì có thể cơ địa trẻ dị ứng không hợp với thức ăn đó nên dẫn đến hiện tượng chàm gây ngứa ngáy khó chịu ở trẻ.

+ Hóa chất (xà phòng, sữa tắm, nước xả vải): có thể cũng là nguyên nhân khởi phát chàm sữa ở trẻ sơ sinh

– Có thể nói chàm là một loại dị ứng đặc biệt, nhiều trường hợp rất khó để xác định nguyên nhân, vì có thể đôi khi trẻ bị khởi phát chàm bởi một số yếu tố khởi phát gián tiếp khiến trẻ bị kích thích và nổi chàm như: nóng quá, lạnh quá, thời tiết thay đổi đột ngột, mồ hôi,… nên việc xét nghiệm máu cũng không hẳn tìm ra nguyên nhân chính xác mà hầu hết khi trẻ bị chàm ở trẻ sơ sinh, mẹ nên xem xét yếu tố tiếp xúc của trẻ để tìm đúng nguyên nhân thì sẽ có phương thức phòng ngừa hiệu quả hơn.

3. Cách phòng ngừa bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Trước hết để điều trị chàm hiệu quả mẹ nên tìm ra nguyên nhân gây chàm ở trẻ để phòng ngừa chàm.

– Nếu trẻ bị chàm do sữa bò thì nên tạm dừng sữa bò cho trẻ bú sữa mẹ là tốt nhất. Nếu không có sữa mẹ thì có thể cho bé uống sữa công thức, sữa hạt,…

– Cha mẹ nên sử dụng sữa tắm có nguồn gốc thiên nhiên, sử dụng xà phòng không mùi, không sử dụng nước xả vải những loại hóa chất mùi thơm  để phòng ngừa yếu tố môi trường gây khởi phát chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

– Thời tiết nóng nực nên cho trẻ mặc quần áo chất liệu cotton mát mẻ, mềm mại để tránh đổ mồ hôi gây ra bị chàm hoặc sẽ bị nặng hơn nếu trẻ mắc chàm rồi.

– Nên tắm nước mát để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột quá nóng hay quá lạnh gây khởi phát chàm. Hạn chế tắm nước nóng làm da trẻ khô, dễ kích ứng nổi mẩn đỏ.

chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Nên mặc quần áo mát mẻ khi trẻ bị chàm

4. Cách điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Mẹ nên phòng ngừa như trên để hạn chế nguyên nhân khởi phát chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Đối với trẻ bị chàm rồi thì ngoài việc phòng ngừa như vậy để điều trị chàm thì mẹ cần làm sau:

– Cách điều trị chàm chủ yếu vẫn giữ cho da luôn ẩm để bớt ngứa. Và thuốc điều trị chủ yếu là thuốc thoa kem giữ ẩm cho da.

– Đối với trẻ bị chàm nhẹ (chỉ nổi vài vị trí trên cơ thể) thì có thể dùng các sản phẩm kem dưỡng ẩm da cho trẻ như: vaseline, cetaphil, dầu dừa.

– Đối với trẻ bị nặng có thể dùng thuốc thoa chứa corticoid. Cách sử dụng corticoid cần lưu ý như sau:

+ Corticoil chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn

+ Nếu ngứa vùng mặt chỉ nên bôi corticoil loại nhẹ. Không được bôi loại nặng bởi nó có khả năng teo da.

– Bên cạnh đó nếu trẻ bị nặng quá ngứa có thể cho trẻ uống thuốc kháng Thuốc kháng histamine có hai loại là loại gây buồn ngủ và loại không gây buồn ngủ. Loại gây buồn ngủ có tác dụng hơn tuy nhiên không nên dùng loại này cho trẻ dưới 2 tuổi.  Nhưng việc sử dụng thuốc nên có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, mẹ không nên tùy tiện cho con uống thuốc để đảm bảo sức khỏe.

 

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh là bệnh lý rất phổ biến thường xuất hiện vào mùa hè hoặc do thói quen ủ ấm quá mức của mẹ trong mùa đông. Bệnh diễn biến phức tạp, nếu không điều trị kịp thời có thể phát triển thành mụn nhọt gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho trẻ.

1. Nguyên nhân gây bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng rôm sảy ở trẻ sơ sinh là do các ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn, khiến cho mồ hôi không thoát hết ra ngoài được, gây ứ đọng ở trên bề mặt của da, lâu ngày kết hợp với bụi bẩn đã làm hình thành nên các mụn rôm sảy.

Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như:

– Do ống dẫn mồ hôi ở trẻ chưa thực sự hoàn thiện và phát triển như ở người lớn, nhất là ở trẻ được ủ ấm trong lồng ấp nên khả năng bài tiết mồ hôi rất kém.

– Do trẻ mặc quần áo quá dày, trong khi thân nhiệt trẻ vốn đã cao hơn người lớn nên nếu mẹ cho con mặc quần áo dày sẽ không thấm hút được mồ hôi, dễ gây rôm sảy.

– Do thời tiết nóng bức, oi ả, nhất là mùa hè, khiến cho mồ hôi càng tiết nhiều hơn

– Do trẻ vận động mạnh, trẻ hiếu động, hay nô nghịch nên mồ hôi tiết ra nhiều

– Những trẻ mà thường xuyên đóng bỉm liên tục, không vệ sinh tốt, cũng sẽ rất dễ bị rôm sảy, thường gặp nhất là rôm sảy ở mông hoặc háng, bẹn…

rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh là bệnh lý rất nhiều trẻ gặp phải

2. Triệu chứng nhận biết bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng điển hình nhất khi trẻ bị rôm sảy là sự xuất hiện của các vết đỏ kéo dài trên bề mặt da, sau đó là xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti có màu đỏ, hoặc là các mụn mủ, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Rôm sảy phát triển ở nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng sẽ có những biểu hiện cụ thể như:

– Rôm sảy dạng tinh thể: đây là dạng nhẹ nhất của bệnh rôm sảy, chỉ làm ảnh hưởng đến các ống mồ hôi ở lớp trên cùng của da. Dấu hiệu của bệnh là các mụn nước, bóng nước.

– Rôm sảy đỏ (rôm sảy gai): dạng này xảy ra sâu trong da với triệu chứng đặc trưng là xuất hiện các mụn đỏ và ngứa ngáy, hoặc cảm giác như kiến cắn ở vùng da bị rôm sảy.

– Rôm sảy mủ: loại này cực kỳ nguy hiểm, lúc này các nốt mụn đã có mủ, khi chạm vào có thể vỡ gây chảy mủ, viêm nhiễm da, thậm chí là gây nhiễm trùng máu.

– Rôm sảy sâu: dạng này ảnh hưởng đến hạ bì – lớp sâu hơn của da, gây ra các tổn thương màu đỏ có màu như thịt trông giống như da gà.

rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh khiến bé vô cùng khó chịu

3. Cách chữa bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh

– Dùng phấn rôm: cách này vừa nhanh vừa tiện lợi được nhiều mẹ lựa chọn khi trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh, sau khi tắm rửa và lau khô da cho con thì mẹ thoa phấn rôm lên vùng rôm sảy. Chú ý tránh để phấn bay vào mũi và mắt, đặc biệt nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng.

– Cho bé tắm bằng các loại lá như: lá dâu tằm, lá trà xanh, lá trầu không, mướp đắng, lá khế, lá sài đất…các lá này không những có khả năng làm mát da mà còn giúp kháng khuẩn tốt. Vì thế các mẹ có thể lấy lá đem rửa sạch, cho vào nồi nấu sôi với nước rồi để nguội cho bé tắm. Sau khi tắm xong thì tắm qua một lượt nước ấm sạch.

– Cho bé ăn các đồ ăn mát như bột sắn dây, nước đỗ đen, thanh long, dưa hấu, dưa leo, dâu tây, bổ sung vitamin C bằng cách uống nhiều nước cam, cho trẻ uống nhiều nước hơn mỗi ngày nhằm thanh nhiệt và giải độc cơ thể là cách điều trị và phòng bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

– Ngoài ra để con hết rôm sảy thì mẹ cần để con nằm ở những nơi thoáng mát, mát mẻ, cho mặc quần áo rộng rãi và thấm hút mồ hôi tốt. Thường xuyên tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho bé, tránh vi khuẩn tấn công, đó cũng là một trong những cách chữa bệnh rôm sảy ở trẻ em mà mẹ không nên bỏ qua.

Ngày nay, Kem EmBé là sản phẩm được rất nhiều mẹ tin dùng, phát huy từ những ưu điểm của nghệ tươi trong dân gian thường được sử dụng được ví như một phương thuốc kháng viêm, kháng khuẩn và làm lành vết sẹo hiệu quả. Kết hợp với kẽm Oxyd, D-panthenol & Allatonin, Vitamin E cùng với Lanolin, dầu hạnh nhân Kem Em Bé giúp trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả trả lại làn da mịn màng, hồng hảo cho bé.

5 cách trị rôm sảy an toàn và hiệu quả cho bé

Làn da của trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm cho nên việc bảo vệ làn da của bé phải được các mẹ đặc biệt quan tâm. Bệnh rôm sảy ở trẻ em hầu hết xảy ra vào mùa hanh khô, lúc này có thể có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh rôm sảy ở trẻ em.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân gây ra bệnh rôm sảy trẻ em

Do các ống tuyến mồ hôi của trẻ chưa được phát triển một cách hoàn thiện khiến cho việc tắc nghẽn không cho phép mồ hôi thoát ra ngoài.

Cũng có thể là do mẹ mặc quá nhiều áo cho con khiến bé bị nóng. Hay có thể do sốt cao khiến tắc nghẽn các tuyến mồ hôi

Do các bé chơi đùa khiến cơ thể vận động quá nhiều

Do quần áo, tã của bé quá kín khiến bề mặt da bé bị bí

Do vi khuẩn trên bề mặt da của bé bài tiết ra các chất nhờn làm bịt kín các ống tuyến mồ hôi

Rôm sảy ở trẻ thường xảy ra và mùa nóng bức và không quá nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ tuy nhiên việc các mẹ gãi cho bé khiến da bị nhiễm trùng có thể xuất hiện những mụn nhọt có mủ.

bé bị rôm sảy

Thời tiết nóng nực khiến bé khó chịu và nổi sảy

2. Các cách trị rôm sảy an toàn và hiệu quả

2.1. Mướp đắng (khổ qua)

Quá trình tắm nước khổ qua cho bé sẽ ngăn chặn quá trình xuất hiện rôm sảy ở trẻ. Giúp điều trị bệnh vô cùng hiệu quả.

Các mẹ có thể thực hiện như sau:

Các mẹ cho mướp đắng vào máy xay nhỏ và đem lọc lấy nước. Các mẹ có thể cho thêm một nắm lá kinh giới để tăng hiệu quả của phương pháp này. Sau đó pha với nước ấm sạch để tắm cho bé. Cuối cùng tắm lại cho bé bằng nước sạch và lau khô nhẹ nhàng người bé

Một số lưu ý:

– Với phương pháp dân gian này các mẹ chú ý sau khi tắm xong không nên mặc quá kín cho bé, phải để bé được mặc đồ thật thoải mái và thoáng mát.

– Nếu các bạn sử dụng mướp đắng rừng thì có thể rửa sạch cả lá và rễ cây để cho vào đun cùng với nước tắm của trẻ.

– Không nên cho tắm cho trẻ khi trẻ đã xuất hiện những mụn có mủ.

2.2. Chanh tươi

Chanh có rất nhiều tác dụng được mọi người sử dụng rộng rãi trong các phương pháp làm đẹp hay chữa bệnh. Trong chanh tươi chứa tính axit chữa trị rôm sảy trẻ em vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện:

Các mẹ vắt nước cốt chanh sau đó pha và nước ấm rồi tắm cho bé mỗi ngày, có thể cho thêm cả vỏ chanh vào phần nước tắm của bé để được công dụng tối đa.

Các mẹ cũng có thể cho thêm một chút muối vào nước tắm của bé để có thể sát khuẩn tốt hơn.

chanh tươi trị rôm sảy hiệu quả

Chanh tươi trị sảy vô cùng hiệu quả

2.3. Lá khế

Đây là một mẹo dân gian vô cùng hiệu quả được ông cha ta sử dụng từ rất lâu để trị các bệnh về ngứa trên bề mặt da

Cách thực hiện:

Bạn chọn lấy những lá khế tươi không bị sâu hay héo, tuốt bỏ các phần cuống lá và nhánh cây. Sau đó cho thêm một thìa cà phê muối hạt và giã nát. Lọc lấy phần nước khế + muối pha vào một chậu nước ấm. Tiến hành dùng khăn bông để lau toàn bộ cơ thể cho bé.. Các mẹ kiên trì trong vòng một tuần chắc chắn tình trạng rôm sảy của bé sẽ hoàn toàn biến mất

2.4. Lá dâu tằm

Lá dâu tằm cũng thuộc danh sách các nguyên liệu “vàng” để chữa bệnh rôm sảy trẻ em trong việc điều trị bệnh rôm sảy cho bé

Cách thực hiện:

Mẹ dùng lá dâu tằm đem rửa sạch và đun sôi với khoảng 10 lít nước. Chờ khi nước ấm vừa phải thì đem nước và khăn bông lau người cho bé. Sau đó tắm lại cho bé bằng nước ấm sạch

Các mẹ cũng có thể dùng hạt đậu xanh nghiền mịn để rắc lên vùng da của bé sau khi đã tắm nước dâu tằm để có kết quả như mong muốn. Trong vòng từ 3-4 ngày các nốt đỏ sẽ dịu đi và bé của bạn sẽ không còn khó chịu mà quấy khóc nữa.

2.5. Gừng tươi

Gừng có tính sát khuẩn vô cùng hiệu quả nên rất có ích trong việc loại bỏ các loại vi khuẩn gây nên bệnh rôm sảy ở trẻ em.

Cách thực hiện:

Cũng tương tự các loại “thuốc” tự nhiên trên, các mẹ giã hơi nát một củ gừng tươi nhỏ rồi đem đun với nước sôi. Sau đó tắm nhẹ nhàng cho bé liên tục trong vòng từ 3-4 ngày để cải thiện rõ rệt tình trạng của bệnh.

Xem thêm: Lưu ý sống còn cho mẹ khi dùng lá tắm trị rôm sảy cho bé

Tuy nhiên, khi áp dụng các cách kia mà không mang lại hiệu quả mẹ nên dùng sản phẩm Kem EmBé, đây là kem bôi da chống viêm thảo dược cho bé đầu tiên tại Việt Nam hội tụ đầy đủ các thành phần thảo dược có tác dụng rất tốt với làn da mỏng manh của trẻ và đã được nhiều bà mẹ tin dùng. Mẹ chỉ cần bôi lên vùng da rôm sảy sẽ dịu ngứa nhanh chóng và các mụn rôm sẽ từ từ nhỏ lại, sẽ thu hẹp dần, hết viêm ngứa mang đến làn da mịn màng cho bé.