Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

da bé bị khô sần

Da mặt bé bị khô sần thì phải làm sao?

Thời tiết hanh khô của những ngày đầu đông đang đến, mang theo nổi phiền muộn cho các bậc phụ huynh về tình trạng da mặt bé bị khô sần gây đau rát cho trẻ. Để giúp các bậc phụ huynh khắc phục nỗi lo này, bài viết sau sẽ chia sẻ cho các mẹ các giải pháp chăm sóc da khô sần đơn giản, áp dụng ngay tại nhà cho bé.

1. Da mặt bé bị khô sần là biểu hiện gì?

Da khô là biểu hiện cho thấy hàng rào lipid bảo vệ bề mặt da bé đã bị tổn thương, khiến độ ẩm trên da dễ dàng thoát ra ngoài, da không giữ được lượng nước cần thiết và trở nên khô ráp, sần sùi hơn. Cách duy nhất để khắc phục tình trạng này đó là hàng rào lipid được phục hồi và bổ sung đủ lượng nước cần thiết mà da còn thiếu.

da mặt bé bị khô sần

Da mặt bé bị khô sần là biểu hiện da bị mất nước nghiêm trọng

2. Cách chăm sóc da mặt bé bị khô sần

2.1. Mặt nạ dưa leo

Đây là công thức dưỡng ẩm da mặt bé bị khô sần hiệu quả. Thành phần vitamin, chất xơ và nguồn nước phong phú trong dưa leo chính là nguồn dinh dưỡng cần thiết để bổ sung cho làn da khô ráp. Mẹ hãy lấy một quả dưa leo tươi, rửa sạch rồi bào hoặc cắt thành từng lát mỏng và đắp lên da khoảng 15- 20 phút mỗi tối trước khi đi ngủ cho bé rồi rửa lại với nước sạch. Mặt nạ dưỡng ẩm tự nhiên này sẽ giúp da bé thêm săn chắc và căng mịn, không lo tình trạng khô  ráp và bong tróc da mỗi khi chuyển mùa.

2.2. Mặt nạ bơ với sữa chua

Lấy phần thịt của nửa quả bơ chín đem xay nhuyễn cùng với một muỗng sữa chua không đường. Mỗi tối trước khi đi ngủ thoa hỗn hợp này lên vùng da mặt bé bị khô sần và thư giãn trong 20 phút rồi rửa lại với nước sạch. Mặt nạ bơ và sữa chua sẽ nhanh chóng bù lại lượng nước mà da đã bị mất, cung cấp thêp dinh dưỡng để tái tạo lại hàng rào lipid, trả lại cho da vẻ mịn màng và hồng hảo cho bé.

2.3. Mặt nạ mật ong với trứng gà

Các mẹ hãy đem một muỗng mật ong trộn đều với một cái lòng đỏ trứng gà. Thoa đều khắp da mặt bé bị khô sần và thư giãn khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch. Hỗn hợp mật ong và trứng gà chính là nguồn dinh dưỡng dồi dào để nuôi dưỡng da bé căng mịn, bù đắp lại lượng nước bị thiếu hụt và khôi phục lại hàng rào lipid, duy trì nét trẻ trung cho da sau mỗi lần sử dụng.

Ngoài ra, còn có vô vàn loại mặt nạ chăm sóc da mặt bé bị khô sần khác là sự kết hợp giữa mật ong, chuối và sữa chua, ô liu và dầu dừa… cho mẹ nhiều lựa chọn cho bé.

cách trị da mặt bé bị khô sần

Mật ong và lòng đỏ trứng gà là cách trị da mặt bé bị khô sần hiệu quả

3. Thay đổi một số thói quen sinh hoạt khi mặt bé bị khô sần

– Cho bé uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Đây là nhu cầu tối thiểu và bắt buộc để duy trì lượng nước cho cơ thể và da bé.

– Vào những ngày làn da trở nên khô ráp, mẹ hãy rửa mặt bằng nước ấm cho bé thay vì nước lạnh hay nước nóng. Nếu ở phòng có điều hòa mẹ hãy đặt một chậu nước nhỏ ở góc phòng để không khí không làm khô da.

– Mỗi tối trước khi ngủ, hãy thoa kem dưỡng ẩm cho da cho bé trong suốt mùa hanh khô giúp da mịn màng và tươi trẻ hơn vào hôm sau. Hoặc mẹ có thể dùng một số loại tinh dầu có thể sử dụng như: tinh dầu dừa, tinh dầu ô liu…

Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé sử dụng Kem EmBé – sản phẩm dưỡng da em bé chuyên biệt đầu tiên có chứa nano curcumin – tinh chất nghệ siêu hấp thu, thẩm thấu nhanh, an toàn, dịu nhẹ cho làn da nhạy cảm của bé. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng chứa tinh chất cúc la mã kết hợp với dầu hạnh nhân, vitamin E và các tinh chất dưỡng da tự nhiên giúp dưỡng ẩm, làm mát da, ngăn ngừa và làm dịu vết hăm, rôm sảy, giúp tan dần sưng đỏ. Đồng thời không để lại sẹo hay các vết thâm trên da, làm dịu vết mẩn ngứa, vết côn trùng đốt mang lại cho bé làn da ẩm mượt, mịn màng, để bé luôn vui tươi và thoải mái trên hành trình phát triển toàn diện.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả dành cho các mẹ

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh sẽ trở nên vô cùng đơn giản, nếu mẹ thực hiện đúng cách, trong quá trình chăm sóc bé. Bởi da của bé còn non nớt, nếu không biết chăm sóc đúng cách, có thể dẫn đến tình trạng bé bị hăm hoặc tình trạng hăm trở nên nặng hơn. Bài viết sau sẽ chia sẻ cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả mà mẹ nên áp dụng.

1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hăm

– Da nổi mẩn đỏ và thường nóng hơn các vùng da bình thường khác.

– Vị trí trẻ hay bị hăm là ở cổ, mông, bụng, bộ phận sinh dục và trong các kẻ da ở đùi.

– Bé có thể khó chịu, đặc biệt là khi thay tã hoặc lau vùng mặc tã cho bé.

– Các trường hợp bị nặng có thể gây đau rát cho bé và xuất hiện các vết loét.

cách trị hăm ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị hăm da khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng

2. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh

2.1. Chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng việc ăn uống thường không được các mẹ quan tâm nhưng đây chính điều cần lưu ý nhất. Vì thực phẩm hàng ngày cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm bởi làm thay đổi thành phần phân của bé. Đáng chú ý là những loại trái cây có tính axit cao như quả mâm xôi, quả việt quất, cam, cà chua… Khi trẻ bị hăm các mẹ không nên cho trẻ ăn các loại quả này.

Đối với các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, cần chú ý khẩu phần ăn của mình. Bởi ảnh hưởng đến việc tiết sữa, hoặc qua sữa sẽ làm phân của bé thay đổi, cũng là nguyên nhân gây hăm ở bé. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh không chỉ dừng lại ở khâu vệ sinh, dùng thuốc, mà còn tùy vào nguyên nhân, triệu chứng để đưa bé đến bệnh viện điều trị.

2.2. Chọn loại tã phù hợp với bé

Hãy sử dụng loại tã giấy có lớp hút ẩm tốt, an toàn cho da bé, mềm mại. Chọn tã có kích cỡ phù hợp cơ thể bé và không nên mặc quá chật, nên mặc rộng hơn một chút để vùng quấn tã được thông thoáng.

Hiện nay, nhiều bà mẹ ít có thời gian chăm sóc cho bé nên các mẹ sử dụng tã giấy tiện dụng thay thế cho tã vải. Các bạn nên cẩn trọng khi chọn mua tã giấy cho an toàn cho trẻ vì thị trường hiện có bán nhiều loại tã giấy với giá rẻ (chưa đến 20.000 đồng/10 miếng), loại tã này được lót một lớp ni lông, không hề tốt cho da trẻ nhỏ.

Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay tã, nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô và bôi thuốc mỡ cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục bé và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy thường sẽ bị hăm nhiều nhất. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh trong trường hợp này nên bôi thêm thuốc mỡ lành tính chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên và có chứa chất tiền vitamin B5, giúp thúc đẩy quá trình lành da, giúp mau chóng chữa lành vết hăm trên da bé.

Thay tã thường xuyên để da bé không phải tiếp xúc với các enzyme gây kích ứng có trong phân, nước tiểu trong thời gian quá lâu.

cách trị hăm ở trẻ sơ sinh

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh được rất nhiều mẹ quan tâm

2.3. Sử dụng phương pháp dân gian

Bên cạnh việc sử dụng những loại kem chống hăm, các mẹ cũng nên áp dụng những cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng bài thuốc dân gian rất hiệu quả như dùng lá chè xanh hoặc hoặc lá trầu, lá khế, cây mã đề… Chú ý khi tắm cho bé mẹ cần phải rửa lá sạch, đảm bảo vệ sinh và tắm lại bằng nước sạch sau đó.

3. Trường hợp nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Trẻ bị hăm da kéo dài trên 5 ngày, bạn đã làm thực hiện nhiều cách trị hăm cho trẻ sơ sinh nhưng trẻ vẫn không khỏi. Khi trẻ vẫn mắc các dấu hiệu như: trẻ bị sốt; trẻ bị nổi nhiều mụn mủ; vùng hăm tã da tấy đỏ, có dấu hiệu lan rộng và trẻ đi tiêu chảy cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có cách điều trị phù hợp.

4. Lưu ý khi chọn kem trị hăm cho trẻ sơ sinh

Đừng để con bị hăm rồi mới điều trị, các bạn nên chủ động phòng chống ngay từ đầu. Nhưng thực tế, bệnh hăm cần phòng ngừa hơn chữa trị. Đừng để đến khi hăm tấn công làn da bé yêu mới bị động đối phó. Do đó, mẹ nên chọn những loại thuốc vừa có tác dụng trị hăm, vừa thành phần dưỡng da phòng ngừa bệnh hăm

Ngoài ra, việc bôi kem trị hăm mỗi ngày có thể làm nhiều bố mẹ lo lắng, vì các thành phần hóa dược trong thuốc có thể gây kích ứng cho làn da non nớt và nhạy cảm của bé. Do đó, mẹ nên chọn các loại kem chống hăm có thương hiệu và chứa các thành phần an toàn cho da

Kem EmBé là sản phẩm đang được rất nhiều bậc phụ huynh tin dùng trong việc chữa hăm cho trẻ sơ sinh. Sản phẩm được chiết xuất từ nano curcumin – tinh nghệ siêu phân tử và các thành phần thảo dược tự nhiên, đã được chứng minh về mặt lâm sàng có thể giúp làm dịu, tái tạo và bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ em. Ngoài khả năng chống hăm vượt trội, kem em bé còn có thể giúp làm dịu da bị viêm đau và để lại cảm giác mềm mại cho làn da.

rôm sảy

Sử dụng phấn rôm có thực sự tốt cho trẻ?

Phấn rôm từ lâu đã được các mẹ tin tưởng và lựa chọn để điều trị rôm sảy và giữ cho da bé luôn khô thoáng. Vậy thực hư phấn rôm có thật sự tốt cho bé hay không? Và có nên sử dụng phấn này cho trẻ hay không? Bài viết sau sẽ giúp các mẹ trả lời câu hỏi đó.

1. Phấn rôm là gì?

Phấn rôm là dạng phấn bột chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau, trong đó bột talc đóng vai trò chiếm tỉ lệ lớn. Bột talc có chứa chất amian có tác dụng hút ẩm, ngăn ngừa tình trạng ẩm ướt, hăm ở trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, đây là sản phẩm được rất nhiều mẹ tin dùng để bôi lên da trẻ sau khi tắm để chống rôm sảy và điều trị hăm da cho bé. Tuy nhiên thói quen này của mẹ có thật sự tốt cho bé?

phấn rôm

Phấn rôm được rất nhiều mẹ sử dụng cho trẻ

2. Những nguy hiểm khi sử dụng phấn rôm sai cách

Trẻ sơ sinh sử dụng phấn rôm có thể mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp do khi mẹ bôi lên da, đặc biệt là vùng da gần miệng, mũi khiến trẻ hít phải phấn. Trẻ có thể bị ho, nôn ói, khó thở, hắt hơi, thậm chí là bị phù phổi. Nếu tình trạng này kéo dài và trẻ vẫn phải tiếp xúc với phấn rôm thường xuyên thì có thể dẫn đến viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản.

Trẻ hít phải bụi của phấn trong thời gian dài còn có thể dẫn đến “ung thư bụi phổi”, do silica và amian tích tụ lâu khiến xơ hóa mô kẽ và tạo các u hạt. Hiện nay vẫn chưa có thuốc để đặc trị bệnh này, các biện pháp được đưa ra chỉ nhằm điều trị các triệu chứng của bệnh.

Phấn rôm có thể gây ung thư cho trẻ: Các nghiên cứu thực hiện trên động vật đã cho thấy khi tiếp xúc lâu dài với phấn, các khối u trên động vật phát triển nhiều thêm. Bột talc đã được chứng minh có khả năng gây nên các khối u ác tính buồng trứng và phổi. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được mối quan hệ giữa bột talc với ung thư buồng trứng, bột talc đã được tìm thấy trong khối u buồng trứng của các bệnh nhân sử dụng phấn rôm tại vùng kín.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ và chuyên gia khuyên không nên sử dụng phấn rôm cho các bé gái, đặc biệt là sử dụng ở vùng kín bởi nó sẽ làm tăng khả năng gây ung thư buồng trứng gấp 4 lần so với những trẻ không sử dụng phấn rôm. Nếu mẹ muốn sử dụng phấn rôm cho bé gái thì chỉ nên sử dụng cho vùng từ bụng trở lên.

phấn-rôm

Cần sử dụng phấn rôm đúng cách cho bé

3. Những lưu ý khi sử dụng phấn rôm cho trẻ sơ sinh

Phấn rôm nếu không được sử dụng đúng cách có thể gây cho trẻ nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, công dụng làm khô da, ngăn ngừa ẩm ướt của loại phấn này là rất rõ, vì vậy vẫn có nhiều mẹ sử dụng phấn rôm cho bé. Chính vì vậy, trước khi sử dụng các mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Hạn chế tối đa việc sử dụng phấn lên các vùng gần cơ quan sinh dục của bé gái như đùi và háng bẹn

– Tuyệt đối không nên sử dụng phấn để bôi lên vùng mặt hay vùng mắt của trẻ.

– Khi bôi phấn rôm cho trẻ không được mở quạt hay để gần cửa sổ

– Không cho trực tiếp phấn lên da, mẹ nên cho phấn rôm ra tay sau đó mới nhẹ nhàng xoa lên da bé

– Không nên sử dụng nhiều phấn tại các vùng da có nhiều nếp nhăn như: nách, bẹn, cổ có thể gây bít lỗ chân lông, dẫn đến hăm, đỏ.

– Cần lựa chọn những loại phấn rôm đến từ các nhãn hàng uy tín, đã được kiểm nghiệm.

Để trị rôm sảy cho bé vào mùa hè nắng nóng các mẹ nên sử dụng sản phẩm Kem EmBé biệt, với chiết xuất từ củ nghệ vàng và được sản xuất theo công nghệ Nano tiên tiến để tạo ra Nano Cucurmin. Công nghệ này giúp Kem EmBé giữ nguyên vẹn những tinh chất quý giá trong củ nghệ. Đi kèm với đó, Kem EmBé còn có sự kết hợp của các dưỡng chất từ thiên nhiên như tinh chất Cúc La Mã, kẽm oxyd, vitamin E, Lanolin, dầu hạnh nhân,… làm tăng tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa mang đến làn da mịn màng, trắng hồng cho bé.

Mẹ đã biết: cách trị rôm sảy cho bé an toàn tại nhà

Kho tàng các bài thuốc dân gian đến nay vẫn còn nguyên giá trị bởi sự hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Cách trị rôm sảy cho bé bằng các loại lá tắm xung quanh ta là điều các bậc cha mẹ nên biết để chủ động lựa chọn điều trị cho con mà không cần dùng tới thuốc tân dược.

Xem thêm:

1. Rôm sảy và nguyên nhân là gì?

Rôm sảy là bệnh có tên khoa học là prickly heat hoặc là miliaria, ngoài ra người ta còn gọi là phát ban nhiệt bởi bệnh này thường xuất hiện trong thời tiết nóng, ẩm ướt, nhất là vào mùa hè. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là sự xuất hiện của các nốt sẩn có màu đỏ hồng hoặc là các mụn nước nhỏ, đôi khi cũng có thể là mụn mủ màu trắng.

Nguyên nhân chính gây ra rôm sảy là do mồ hôi không được tiết ra hết, gây ứ đọng trên bề mặt da, từ đó làm hình thành nên các mụn rôm sảy. Đặc biệt ở trẻ nhỏ thường đóng bỉm nhiều, mặc quần áo dày khó thấm mồ hôi, trẻ hiếu động cộng thêm yếu tố thời tiết nóng bức sẽ làm tăng nguy cơ bị rôm sảy.

cách trị rôm sảy cho bé

Cần nắm rõ nguyên nhân để có cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả

2. Các cách trị rôm sảy cho bé

a. Cách trị rôm sảy cho bé bằng mướp đắng

Đây là cách trị rôm sảy cho bé được rất nhiều mẹ áp dụng và đã thành công. Nước của mướp đắng không chỉ lành tính mà còn rất mát, không gây hại cho da bé, vì vậy mà các tinh chất của mướp đắng sẽ thẩm thấu vào da, làm dịu nhanh những vết rôm sảy gây kích ứng da, trị bệnh hiệu quả. Theo đó để giúp con hết rôm sảy nhanh thì các mẹ có thể dùng 1-2 quả mướp đắng đem rửa sạch rồi thái nhỏ, cho vào máy xay nhuyễn cùng với nước đun sôi để nguội, đem lọc bỏ bã và dùng nước đó đem hòa vào nước ấm và tắm cho bé tắm hàng ngày sẽ thấy công dụng.

b. Dùng bột yến mạch tắm cho con

Cách trị rôm sảy cho bé bằng bột yến yến mạch được khoa học đã chứng minh thì chất avenanthramide trong bột yến mạch được xem như một chất chống viêm tự nhiên, có khả năng giúp các vết rôm sảy mau chóng lành. Vì vậy đây là một trong những cách trị rôm sảy hiệu quả cho bé cực kỳ đơn giản mà bạn không nên bỏ qua. Theo đó các mẹ có thể dùng yến mạch xay nhuyễn thành bột hoặc mua sẵn bột yến mạch cũng được, đem hòa vào nước ấm, khuấy thật đều rồi cho bé tắm, ngâm mình trong đó mỗi ngày vài lần.

cách trị rôm sảy cho bé bằng bột yến mạch

Bột yến mạch là cách trị rôm sảy hiệu quả cho bé

c. Sử dụng lá trà xanh để trị rôm sảy

Trà xanh được biết tới là thảo dược tốt, có khả năng chống viêm, diệt khuẩn cao, vì thế giúp trị các bệnh ngoài ra như rôm sảy, hăm tã, mụn nhọt, ngứa ngáy rất tốt. Cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả bằng trà xanh là mẹ nên dùng 1 nắm lá trà xanh còn tươi, đem rửa sạch, vò cho nát rồi cho vào nồi nấu với nước. Đun sôi 1 lúc thì đợi bớt nguội rồi tắm cho bé.

d. Sử dụng lá kinh giới

Y học cổ truyền cho rằng lá kinh giới là một trong những vị thuốc quý, có khả năng trị mụn nhọt, ngứa ngáy, rôm sảy hiệu quả. Cụ thể các mẹ có thể dùng lá kinh giới còn tươi đem rửa sạch, giã nát rồi chắt lấy nước hòa cùng vào nước ấm để tắm cho bé hàng ngày, giúp trị rôm sảy hiệu quả. Ngoài ra bạn có thể lấy lá kinh giới khô đem nấu nước tắm cũng rất tốt, da bé sẽ mịn màng trở lại.

e. Dùng nước muối ấm tắm hàng ngày cho bé

Cách trị rôm sảy cho bé này khá đơn giản, tiết kiệm chi phí và được nhiều bà mẹ áp dụng thành công. Theo đó các mẹ lấy 1 ít muối tinh khiết rồi đem pha với nước ấm, pha vừa đủ tránh quá mặn. Tiếp theo vắt vào đó khoảng 1/2 quả chanh rồi tắm cho bé.

g. Dùng rau sam để trị rôm sảy

Đây là bài thuốc chữa rôm sảy bằng Đông y được nhiều mẹ thực hiện, cụ thể bạn lấy một nắm lá rau sam đem rửa sạch rồi giã nát, đem vắt lấy nước, hòa cùng với nước ấm rồi cho bé tắm. Thực hiện đều đặn sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt, là cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả mà bạn nên biết.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng các loại kem bôi da có thành phần chiết xuất tự nhiên như Kem EmBé để giúp làm lành da, hạn chế rôm sảy, mẩn ngứa. Thành phần nano curcumin và tinh chất cúc la mã trong Kem EmBé không chỉ giúp hạn chế rôm sảy mà còn làm lành da nhanh chóng, mang lại sự thoải mái nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho làn da mỏng manh của trẻ.