Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

dầu dừa chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh

3 cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh còn thường được gọi là lác sữa, bệnh xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ (thường dưới 1 tuổi). Bệnh chàm ở trẻ em tuy không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe và tính mạng của bé nhưng sẽ làm trẻ ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng lớn đến sự phát triển. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh như thế nào, bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

1. Bệnh chàm sữa là gì?

Theo như thống kê có khoảng 20% trẻ sinh ra mắc bệnh chàm sữa, thường gặp tại các bé sau sinh 6 tháng tuổi. Bệnh thường xảy ra tại các bé có tiền sử bản thân hoặc gia đình có cơ địa dị ứng như hen, phế quản, viêm mũi dị ứng và chàm thể tạng.

Bé bị chàm sữa sẽ thuyên giảm dần và tự khỏi sau 2 tuổi. Nếu sau 2 tuổi chàm sữa ở trẻ sơ sinh vẫn chưa khỏi, bệnh sẽ tiến triển kéo dài và thường xuyên tái phát, trở thành chàm thể tạng.

chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất nhiều trẻ mắc phải

2. Nguyên nhân của bệnh chàm sữa

Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chắc chắn dẫn tới bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên theo các nghiên cứu bệnh thường xuất hiện ở người có cơ địa dễ bị dị ứng, trẻ bị chàm sữa do gia đình có tiền sử mắc bệnh mề đay, hen suyễn, dị ứng thời tiết, dị ứng da,…

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường liên quan tới yếu tố cơ địa dị ứng cũng như chất gây dị ứng nên có thể phát bệnh là do các thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể.

Bệnh cũng có thể liên quan tới thức ăn như trứng, sữa,… hoặc về tiêu hóa, nhiễm trùng, cách cho con bú…

Ngoài ra một số bé có thể bị dị ứng do tiếp xúc với môi trường bên ngoài như bụi, mạt, nấm mốc, ve, bọ chét, lông mèo, lông chó,… có trong môi trường sống, trẻ tiếp xúc với những món đồ chơi trẻ em, thảm chơi thiếu vệ sinh,…

Do đó bạn nên cố gắng lựa chọn đồ dùng cũng như đồ chơi cho bé an toàn cũng như tránh các tác nhân gây dị ứng và vệ sinh môi trường sống thật sạch sẽ.

3. Các cách chữa bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng bài thuốc dân gian

Ngoài sử dụng các loại thuốc chữa chàm cho trẻ sơ sinh bạn có thể áp dụng những phương pháp chữa bệnh bằng các sản phẩm thiên nhiên như sau:

3.1. Dùng tinh dầu dừa chữa chàm sữa

Trước tiên bạn nên rửa sạch ta và cho vài giọt dầu dừa vào lòng bàn tay, thoa lên vùng da bị chàm sữa của trẻ. Dùng tay massage nhẹ nhàng, thực hiện liên tục 2 lần/ ngày và kiên trì sẽ mang lại hiệu quả.

Lưu ý khi điều trị bệnh chàm với tinh dầu dừa muốn đạt được hiệu quả tốt nhất nên áp dụng khi mụn nước đã vỡ hoàn toàn, độ phục hồi của tinh dầu dừa đối với giai đoạn này vừa tẩy tế bào da chết lại có thể phục hồi da hiệu quả hơn.

Với cách sử dụng dầu dừa này kết hợp sử dụng thuốc trị chàm sữa sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ tới cho bé yêu.

dầu dừa chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

3. 2. Sử dụng dầu cám gạo

Để có thể chữa được bệnh chàm cho bé, dầu cám gạo là một trong những sản phẩm hiệu quả. Thực hiện cách chữa này với một chút cám gạo, một cái chén nhỏ, vài tờ A4 và một chút than.

Cách làm dầu cám gạo:

– Sử dụng giấy bịt kín miệng chén lại

– Cho cám gạo lên trên và vun thật cao hình chóp

– Đặt hòn than nóng lên trên chóp cám gạo

Bạn để cho cám gạo cháy từ từ, khi cháy gần tới mặt giấy lót là phần dầu cám gạo lọt xuống phía dưới chén (chú ý không được để cháy giấy, phần cám gạo sẽ lọt xuống dưới).

Đợi tới khi phần dầu cám gạo nguội, các mẹ lấy dầu cám gạo thoa lên các nốt chàm cho con. Kiên trì thực hiện nhiều lần, bệnh của bé sẽ thuyên giảm.

3.3. Sử dụng khoai tây chữa chàm sữa

Bên trong khoai tây có chứa tinh bột cùng cellulose, chất đạm, phốt pho, giàu canxi, sắt, vitamin B1 và B2, vitamin C có tác dụng rất tốt trong việc oxy hóa những chất bẩn, loại bỏ chất độc hại và giữ ẩm, bảo vệ cho da.

Điểm đặc biệt là khoai tây là khắc tinh của bệnh chàm khi nhanh chóng xâm lấn, loại bỏ tế bào chết, những tế bào tổn thương, gây bong tróc vảy da và giúp tế bào mới phát triển. Bạn cần tìm hiểu để lựa chọn củ khoai tây còn tươi để điều trị cho bé.

Cách làm đơn giản, bạn chỉ cần thái thành từng miếng khoai tây nhỏ, giã mịn (lưu ý để cả vỏ). Lọc nước cốt khoai tây pha thêm với nước để đảm bảo an toàn cho da bé. Lấy nước cốt này bôi trực tiếp lên vết chàm của bé, kiên trì thực hiện sẽ cho kết quả bất ngờ.

Ngày nay, Kem EmBé – Sản phẩm chăm sóc da đầu tiên tại VIỆT NAM được rất nhiều mẹ sử dụng, kết hợp các thành phần: Chống viêm, giảm ngứa tự nhiên: Nano Curcumin, Cúc La Mã và dưỡng ẩm: Dầu hạnh nhân, lanolin, vitamin E. Là giải pháp tối ưu, giảm nhanh triệu chứng chàm sữa ở trẻ thông qua 3 cơ chế: Bù độ ẩm, kháng viêm và giảm ngứa mang đến làn da mịn màng, trắng hồng.

 

trẻ bị nẻ môi

Trẻ sơ sinh bị nẻ môi nguyên nhân và cách chăm sóc hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị nẻ môi là tình trạng phổ biến mà rất nhiều trẻ gặp phải. Thực tế, tình trạng này dễ khắc phục, nhưng nếu ba mẹ không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nẻ môi đúng cách, thường sẽ khiến tình trạng trở nên nặng hơn, làm bé khó chịu, quấy khóc.

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nẻ môi

Trẻ sơ sinh bị nẻ môi hay thậm chí nứt nẻ, rộp môi thường khiến ba mẹ lo lắng trẻ sẽ bị đau, khó chịu,… Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nẻ môi ở trẻ sơ sinh như:

– Bú bình không đúng cách: Khi trẻ sơ sinh bú bình không đúng cách, khiến khớp ngậm không đúng làm môi trẻ ma sát với núm ti của bình khá nhiều, gây nên tình trạng khô môi và bong da ở môi của trẻ.

– Trẻ bị thiếu nước: Trẻ sơ sinh bị nẻ môi có thể do nguyên nhân là thiếu nước do bú không đủ lượng sữa.

– Thời tiết lạnh, không khí hanh khô: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi.

– Khi vào mùa lạnh, không khí có độ ẩm thấp khiến da của trẻ sơ sinh đặc biệt là da môi để bị mất nước và dẫn đến việc bị khô môi.

– Thiếu chất: Ngoài những lý do trên, trẻ sơ sinh bị nẻ môi cũng có thể do cơ thể bị thiếu vitamin nhóm B. Do đó có biểu hiện trẻ sơ sinh bị khô môi.

– Trẻ sơ sinh bị nẻ môi nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ khiến tình trạng nặng hơn như nứt nẻ, rỉ máu gây đau đớn khó chịu cho trẻ và làm cho trẻ biếng bú, biếng ăn. Vì vậy, ba mẹ hãy quan tâm đến trẻ nhiều hơn, để có thể sớm phát hiện tình trạng khô môi ở trẻ và chăm sóc đúng cách nhé.

trẻ sơ sinh bị nẻ môi

2. Trẻ sơ sinh bị nẻ môi cần được chăm sóc đúng cách

– Khi trẻ sơ sinh bị nẻ môi trước hết ba mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng khô môi ở trẻ, để từ đó có thể có chế độ chăm sóc phù hợp, giúp trẻ sơ sinh mau chóng hết bị khô môi, cũng như phòng ngừa trẻ sơ sinh bị khô môi, nứt nẻ trở lại.

– Ba mẹ nên xem lại việc trẻ bú bình có đúng cách hay không. Phải cho trẻ ngậm đúng khớp thì khi trẻ bú mút sẽ không làm da môi bị khô và tổn thương nữa. Ngoài ra, việc bú đúng tư thế còn giúp trẻ sơ sinh bú được nhiều hơn vì không phải nuốt không khí vào bụng nữa. Nhờ đó mà tình trạng đầy hơi, trào ngược ở trẻ sơ sinh cũng được cải thiện.

– Ba mẹ cũng nên kiểm tra xem lượng bú của trẻ sơ sinh có đủ hay không để tránh tình trạng vì thiếu nước mà làm trẻ sơ sinh bị khô môi. Với trẻ dưới 6 tháng ba mẹ nên bổ sung thêm nước cho trẻ bằng cách tích cực cho trẻ bú nhiều hơn. Còn với trẻ sơ sinh trên 6 tháng ba mẹ có thể bổ sung thêm nước lọc, nước trái cây cho trẻ.

trẻ sơ sinh bị nẻ môi

Nên cho con bú trên 6 tháng tuổi

– Khi vào mùa lạnh, ba mẹ cũng nên chú ý bổ sung thêm nước cho trẻ để tránh trẻ bị mất nước do thời tiết hanh khô. Ba mẹ cũng không nên cho trẻ ở trong phòng máy lạnh quá nhiều vì sẽ khiến da trẻ bị thiếu độ ẩm, và dẫn đến tình trạng khô da, khô môi.

– Ba mẹ nên bổ sung cho trẻ chế độ dinh dưỡng đầy đủ đặc biệt là vitamin nhóm B để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi do thiếu vitamin B. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B có thể kể đến như rau xanh lá, gan, trứng, cá, sữa, các loại hạt…

– Với trẻ bắt đầu ăn dặm thì ba mẹ có thể bổ sung vitamin B cho trẻ bằng cách chế biến thức ăn cho trẻ với với các loại thực phẩm giàu vitamin B này. Còn với trẻ còn bú mẹ, thì mẹ hãy bổ sung các thực phẩm chứa vitamin B như trên cho mình, để tạo ra nguồn sữa dinh dưỡng đủ chất cho con.

– Ngoài ra, ba mẹ nên lưu ý khi trẻ sơ sinh bị nẻ môi, nứt nẻ thì ba mẹ không được bóc phần da bị bong ra vì sẽ khiến trẻ đau đớn hơn. Ba mẹ hãy để da môi trẻ tự bong thì an toàn hơn.

Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin gồm nguyên nhân cũng như cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nẻ môi khá chi tiết. Hy vọng rằng những thông tin tổng hợp này sẽ giúp ích cho ba mẹ thật nhiều, để chăm con được tốt hơn. Chúc ba mẹ thành công.

cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh

Cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết

Hăm cổ có thể xảy ra đối với bất kỳ trẻ nào. Điều quan trọng là mẹ cần nắm bắt một số cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh cũng như biện pháp phòng tránh thì những vết hăm này sẽ không bao giờ làm phiền đến bé. Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

1. Vì sao trẻ dễ bị hăm cổ, nổi mẩn đỏ ở quanh vùng cổ?

Trước khi tìm hiểu cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh, các mẹ cần nắm rõ các nguyên nhân dẫn đến hệ quả này. Đó là các yếu tố sau:

– Trẻ bị hăm do ban nhiệt. Trong suốt mùa hè, cái nóng bức dễ gây kích ứng làn da mỏng manh của bé, gây ngứa và làm bé đổ nhiều mồ hôi hơn. Từ đó dẫn đến da của bé dễ bị hăm.

– Hăm cổ do nhiễm nấm, khuẩn: vùng cổ của trẻ sơ sinh là vùng có nhiều nếp gấp, mồ hôi, ẩm ướt, khó vệ sinh nhất… Chính vì vậy, đây là điều kiện dễ làm nơi cư trú cho bụi bẩn và nhiều loại vi khuẩn, nấm.

– Do ma sát: trẻ sơ sinh thường khá mũm mĩm và đầy đặn, cổ cũng hơi ngắn, do đó những nếp gấp tại vùng cổ ở bé thường chà xát với nhau liên tục. Ngoài ra độ ẩm xung quanh vùng này khá cao, dễ gây kích ứng da.

– Yếu tố khác: khi cho bé uống hoặc ăn, sữa và thức ăn thường bị rơi xuống cổ nhiều lần trong một ngày. Đặc biệt, nếu bé nôn chớ, dung dịch trào ra cũng thường bám dính ít nhiều tại đây. Trong khi đó, vùng cổ khó vệ sinh sạch sẽ và cũng khó khô thoáng.

cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh

Cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh được rất nhiều mẹ quan tâm

2. Các cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh hiệu quả

2.1. Dùng dầu dừa

Đây là cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh được rất nhiều mẹ áp dụng và đã thành công. Dầu dừa có đặc tính chống khuẩn, chống viêm da, giúp da sạch sẽ, cách thực hiện đơn giản: mẹ chỉ cần xoa dầu dừa lên phần da bị hăm ở cổ bé, sau đó massage đều sau nửa giờ thì lau sạch có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan mang đến làn da mịn màng cho bé.

2.2. Dùng gạc lạnh

Dùng miếng gạc y tế ngâm trong một chậu nước lạnh và đắp lên vùng cổ trong vài phút. Khi thực hiện xong, bạn nên lau khô nhẹ nhàng. Lặp lại 3-4 lần mỗi ngày. Cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh rất đơn giản mà mang lại hiệu quả cao.

2.3. Sử dụng kem bôi

– Đây là cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh được rất nhiều mẹ áp dụng. Nhưng bạn nên chú ý các thành phần và xuất xứ của thuốc. Tốt nhất nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng những loại kem này.

– Việc phòng ngừa và chữa trị cho trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ rất đơn giản nhưng cần phải được thực hiện thường xuyên, đặc biệt là phải chú ý đến vấn đề vệ sinh.

3. Khi nào cần đưa trẻ đi viện?

Dù tình trạng hăm da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và có thể tự hết sau 7-10 ngày khi được chăm sóc cẩn thận, nhưng nếu như mẹ đã áp dụng các cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh như trên mà không mang lại hiệu quả.

Da bé vẫn xuất hiện các dấu hiệu mẩn đỏ và kèm theo sốt, đồng thời bạn thấy mủ hoặc mụn nước chứa đầy chất lỏng trên da thì rất có khả năng bé đang bị một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Lúc này, bé cần phải được khám và điều trị bởi các bác sỹ sớm nhất có thể.

Cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh

Cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế khi trẻ có các dấu hiệu nặng

4. Lưu ý khi chăm sóc bé bị hăm cổ

– Bên cạnh việc tìm hiểu cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý đến việc chăm sóc bé khi bị hăm cổ. Lúc này, bé sẽ cảm thấy đau rát, nhưng bé lại không thể nói với mẹ việc này, cho nên việc bé quấy khóc cũng là việc bình thường.

– Cần lau khô người cho bé, nhất là những vùng da có nếp gấp sau khi tắm. Đồng thời, cần vệ sinh sạch sẽ khu vực đóng bỉm của bé trước khi mặc tã mới cho bé vì đây cũng là phần dễ hăm ở trẻ sơ sinh.

– Khi sử dụng các loại thuốc bôi cho bé, mẹ nên thử bôi trước ở vùng da cánh tay của bé, nếu vùng da này ửng đỏ lên thì bé của mẹ bị dị ứng với loại thuốc này và không thể tiếp tục sử dụng nó nữa.

– Đối với bé bú mẹ, hãy tiếp tục cho bé bú sữa đều đặn. Đối với những trẻ ăn dặm, mẹ nên cho bé uống thêm nước.

– Tuyệt đối không dùng các loại thuốc bôi có sẵn trong nhà hoặc dùng cho người lớn để bôi cho trẻ khi bé bị hăm bởi da bé còn rất yếu và bé có thể hít phải các loại thuốc này, gây ra kích ứng phổi. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cho bé.

 

trẻ sơ sinh bị nẻ

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị nẻ

Nẻ là một trong những vấn đề thường xảy ra ở trẻ sơ sinh khiến trẻ khó chịu và quấy khóc. Vậy cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị nẻ như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

1. Nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị nẻ?

+ Nguyên thứ nhất là do trẻ nhỏ nước miếng nhiều lên mặt khiến da mặt bị kích thích làm mặt bé nứt nẻ.

+ Nguyên nhân thứ 2 là trong những ngày trời lạnh, thời tiết sẽ trở nên hanh khô khiến làn da mỏng manh của bé bị nứt nẻ và đóng vảy.

trẻ sơ sinh bị nẻ

Trẻ sơ sinh bị nẻ khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng

2. Hướng dẫn các bước chăm sóc da khi trẻ sơ sinh bị nẻ

2.1. Hãy chú ý đến thời gian tắm cho trẻ

+ Để trẻ không bị nẻ quá lâu, các mẹ nên cắt giảm thời gian tắm cho bé. Bởi khi mẹ tắm cho trẻ quá lâu khiến lớp dầu trên da tự nhiên sẽ trôi đi làm da bé dễ bị mất nước và trở nên khô ráp.

+ Nếu bạn thường tắm cho bé khoảng 20 phút mỗi lần, thì giờ mẹ nên giảm xuống còn khoảng 10 phút.

+ Khi tắm cho trẻ sơ sinh bị nẻ, các mẹ nên dùng nước ấm cho bé (tránh nước quá nóng) và tạm thời ngừng sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm cho bé cho đến khi hết nẻ nhé!

2.2. Đừng quên lựa chọn chất liệu mềm mại cho quần áo trẻ

+ Bởi mùa đông sẽ rất lạnh nên nhiều bà mẹ thích dùng quạt (đèn) sưởi để giữ ấm cho bé. Điều này sẽ khiến trẻ sơ sinh bị nẻ má và da bé bị khô dễ tổn thương nếu phải mặc trang phục quá cứng.

+ Không những thế, việc trẻ sơ sinh bị nẻ má cũng có thể do nguồn nước máy chứa nhiều clo cũng có thể khiến da bé bị khô. Tốt nhất, bạn nên dùng nước đun sôi để nguội tắm cho bé và không xả nước máy trực tiếp khi tắm nhé!

3. Các mẹ hãy tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột

+ Các mẹ tuyệt đối không nên để nhiệt độ trong phòng quá cao so với nhiệt độ ở ngoài trời như sử dụng quạt sưởi hay điều hòa 2 chiều. Điều này khiến da bé bị khô làm tình trạng nẻ càng trầm trọng

+ Trong thời tiết lạnh, các mẹ nhớ chú ý giữ ấm cho vùng tay chân hoặc vùng mặt bé khi ra ngoài: Gió lạnh là kẻ thù làm khô da bé nhanh nhất.

+ Cần chọn kem phù hợp cho trẻ sơ sinh bị nẻ: Để xoa kem cho trẻ, các mẹ nên chọn một loại kem dưỡng ẩm dành cho bé và massage cho bé hàng ngày. Kem sẽ giúp da bé mềm mại và tránh được hiện tượng khô nẻ.

trẻ sơ sinh bị nẻ

Không nên để nhiệt độ quá cao trong phòng trẻ

4. Dấu hiệu nhận biết cần đưa trẻ đến trung tâm y tế

+ Trong trường hợp da trẻ sơ sinh bị nẻ nặng, ngứa kèm theo những mảng đỏ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay bởi nó có thể là dấu hiệu bệnh chàm bội nhiễm ở bé.

+ Trong một số trường hợp khác, chứng khô da ở bé có thể chuyển thành bệnh vảy cá, khi bị bệnh, biểu hiện bằng những lớp vảy được xếp trên da bé.

5. Hướng dẫn các mẹ cách phòng tránh khi trẻ sơ sinh bị nẻ

+ Cần lau nhẹ nhàng không chà xát kỳ cọ mạnh lên vùng da bị nẻ của bé, nhất là những nơi đã bị hăm, nứt nên được vệ sinh sạch sẽ.

+ Việc nước tắm của trẻ quá nóng cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nẻ bởi nước quá nóng cũng là nguyên nhân làm cho da bé mất nước nhiều hơn. Chính vì vậy, mẹ nên tắm cho bé nước ấm vừa phải, không nên nghĩ rằng trời lạnh thì cần nước nóng hơn bình thường.

+ Các mẹ cũng không nên lạm dụng xà phòng, vì hoạt chất tẩy rửa của chúng càng tẩy mất chất nhờn trên da nhanh hơn, điều này càng làm da thêm khô.

+ Thêm vào đó, khi tắm cho trẻ có thể pha vài hạt muối vào nước ấm, độ muối thật loãng vừa giúp da sạch sẽ, đồng thời giúp ngăn ngừa côn trùng cắn bé.

Ngoài ra các mẹ nên chọn các loại kem bôi khô da hiệu quả cho bé như Kem EmBé là loại thuốc được rất nhiều mẹ tin dùng. Kem EmBé kết hợp thành phần Nano curcumin & tinh chất Cúc La Mã làm dịu nhanh chóng những tổn thương trên da bé, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, phục hồi vùng da tổn thương, mang đến làn da mịn màng và trắng hồng cho bé.