Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

mặt nổi mụn như rôm

Trẻ sơ sinh mặt nổi mụn như rôm và những điều cần biết

Tại sao trẻ sơ sinh lại bị mặt nổi mụn như rôm? Chúng gây nên những biến chứng nào? Nên sống chung hòa bình hay đánh nhanh, diệt gọn? Có hay không cách phòng tránh mặt nổi mụn như rôm trên mặt ở trẻ?… Những câu hỏi này sẽ được giải đáp trọn vẹn trong bài viết dưới đây.

1. Những biểu hiện khi mặt nổi mụn như rôm

Là bệnh lý về da khá phổ biến và thường khởi phát khi bé được khoảng 3 tuần – 2 tuổi, mặt nổi mụn như rôm là mụn trứng cá (mụn sữa), song cũng có khi là do bé bị kê, dị ứng, phát ban, rôm sẩy hoặc bị chốc. Mụn nổi mụn như rôm ở trẻ rất dễ nhận biết bởi chúng thường xuất hiện riêng lẻ, từng cái và sưng tấy. Những nốt mụn này thường xuất hiện trên má, trán, cằm và thái dương. Đôi khi mụn tự biến mất sau một vài tuần nhưng cũng có khi lì lợm áng ngữ đến vài tháng.

mặt nổi mụn như rôm

Mặt nổi mụn như rôm là hiện tượng thường gặp ở trẻ

2. Có nên chủ quan khi trẻ sơ mặt nổi mụn như rôm

Thông thường khi trẻ bị mặt nổi mụn như rôm là không nguy hiểm, chúng có thể không gây bất kỳ đau đớn nào nhưng cũng có trường hợp để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời như gây sưng tấy, lở loét, viêm da…

Đó là lý do nhiều cha mẹ lo lắng, đứng ngồi không yên khi chẳng may con có một vài nốt mụn mọc trên mặt. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi trẻ em vốn có hệ miễn dịch và sức đề kháng rất non nớt, một khi bị bệnh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập khiến bé khó chịu, mệt mỏi, lười ăn, ít ngủ về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

3. Tác nhân khiến mặt nổi mụn như rôm ở trẻ

Dị ứng thời tiết (nắng nóng thất thường), dị ứng phấn hoa, dị ứng thực phẩm (sữa, đồ ăn…), bị côn trùng cắn, do nhiễm khuẩn hoặc vi rút… là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mặt nổi mụn như rôm ở trẻ sơ sinh.

mặt nổi mụn như rôm

Dị ứng thực phẩm khiến trẻ mặt trẻ nổi mụn như rôm

4. Điều trị mặt nổi mụn như rôm ở trẻ như thế nào?

– Những nốt mụn ở trên mặt trẻ sơ sinh vốn rất lành tính nên mẹ có thể để con “sống chung” hòa bình và không cần bất cứ sự can thiệp nào mà chúng vẫn có thể tự biến mất sau 1-2 tuần.

– Tuy nhiên, khi trẻ bị mặt nổi mụn như rôm trở nên “dữ” thì rất cần các mẹ ra tay kịp thời để tiêu diệt đúng lúc. Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để lau vùng da bị mụn, sau đó tắm và vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, thoáng mát. Có thể bôi thuốc tím, hoặc hồ nước để mụn nhanh khô và sát khuẩn. Mẹ cần lưu ý là không nên tự ý nặn mụn cho trẻ vì khi mụn bị trầy xước sẽ dễ bị lở loét, viêm nhiễm, khiến mụn sưng, mưng mủ. Nếu phát hiện mụn lên nhiều và có mủ, mẹ cần đưa trẻ đi khám, mẹ không được tự ý mua thuốc bôi vì có thể gây nhiễm trùng.

– Nhiều bà mẹ áp dụng phương pháp dân gian chữa mặt nổi mụn như rôm bằng cách thoa sữa mẹ lên những nốt mụn đó. Đây là cách sai và nguy hiểm cho bé bởi sữa mẹ sau khi tiếp xúc với môi trường không khí rất có thể bị nhiễm trùng. Dùng sữa bôi lên mặt em bé đang bị nổi mụn rất dễ gây nhiễm trùng da dẫn đến nhiễm trùng máu.

– Một điều cần lưu ý nữa là khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn trên mặt, mẹ không nên thoa kem hoặc rửa cho bé bằng những sản phẩm có chứa chất làm sạch, chất tạo bọt, hương liệu và chất bảo quản. Những chất này có thể là tác nhân gây kích ứng da, khiến tình trạng mụn nhọt trên mặt trẻ biến chứng khó lường và gây khó khăn trong việc chữa trị.

Để ngăn ngừa, phòng tránh những nốt mụn trên mặt trẻ sơ sinh cũng như các bệnh lý về da khác ở trẻ như rôm sẩy, mẩn ngứa, hăm da… mẹ có thể lựa chọn Kem EmBé – sản phẩm được bào chế từ nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên, không corticoid, không paraben, không gây kích ứng da giúp làm sạch da, khử mùi, sát khuẩn và làm giảm rõ rệt tình trạng mụn nhọt ở trẻ. Đặc biệt, với tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng vi rút hữu hiệu, sản phẩm là giải pháp hàng đầu giúp mẹ bảo vệ, chăm sóc làn da của bé yêu ngay cả trong những thời điểm da bé bị bệnh và nhạy cảm nhất.

 

nổi sảy

Những điều nên và không nên làm khi bé bị nổi sảy

Bé bị các mẹ đừng quá lo lắng nhé. Vì đây là tình trạng mà hầu hết các bé đều trải qua trong những năm đầu đời. Bệnh không có gì nguy hiểm nếu như chúng ta biết xử lý đúng cách.  Bài viết sau sẽ chia sẻ những điều mẹ nên làm và không nên làm khi bé bị nổi sảy.

1. Cần làm gì khi bé bị rôm sảy

1.1. Tắm nước lá cho bé

Các mẹ chú ý, nếu có thời gian để tự nấu nước lá tắm khi bé bị nổi sảy bằng các nguyên liệu thiên nhiên thì hãy sơ chế chúng thật sạch trước khi bỏ vào nồi nhé. Rửa lá sạch, ngâm qua với nước muối trước khi nghiền hay giã nát để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn hay các loại thuốc trừ sâu nếu có. Chưa kể đến trên bề mặt của nhiều loại lá có lông tơ nhỏ có thể gây kích ứng cho da của trẻ. Sau đó, các mẹ cần tắm lại nước sạch cho bé để loại bỏ vi khuẩn còn sót lại trên lá tắm cho bé.

Nếu không có đủ thời gian để chuẩn bị nguyên liệu một cách tốt nhất thì tốt hơn hết các mẹ nên cân nhắc sử dụng lá tắm thảo dược, những sản phẩm này thường lành tính với da em bé và tiết kiệm công sức khá nhiều.

trẻ bị nổi sảy

Sau khi tắm nước lá cần tắm lại nước sạch cho bé

1.2. Thoáng mát là vấn đề cần làm

Hãy cho trẻ vui chơi ở nơi mát mẻ, sạch sẽ, không khí khô thoáng để tránh việc chảy nhiều mồ hôi. Mùa nóng nên lựa chọn các chất liệu vải mát mẻ, co giãn tốt, dễ thấm hút. Để giảm tình trạng trẻ em bị rôm sảy, mẹ cũng nên giặt quần áo cho bé sạch sẽ, phơi khô ở những nơi thông thoáng nhiều ánh nắng mặt trời, không bị bụi bẩn, không phơi ở ngoài trời qua đêm tránh cho vi trùng bám vào các sợi vải gây các bệnh về da khác.

1.3. Phòng tránh bé bị nổi sảy

Các cụ vẫn có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vậy nên, để bù đắp lượng nước đã mất do mồ hôi mất đi và giảm nhiệt bên trong cơ thể bé chúng ta nên cho trẻ uống đủ nước, ăn nhiều trái cây giàu vitamin, rau củ xanh, nấu các loại cháo canh thanh nhiệt giải độc tốt.

2. Những việc không nên làm khi bé nổi sảy

2.1. Không sử dụng sữa tắm, dầu gội đầu của người lớn

Sữa tắm dành cho người trưởng thành chứa một lượng kiềm cao nên có tính chất bào mòn và lấy đi lớp sừng tế bào chết bên ngoài. Tuy nhiên da trẻ lại mỏng gấp nhiều lần so với người trưởng thành, việc dùng sữa tắm như vậy có thể làm da bé bị khô mất đi lớp dầu bảo vệ tự nhiên trên da.

Ngoài ra, không ít mẹ có thói quen massage cho con mình bằng nhiều loại tinh dầu để giúp bé thư giãn, dễ ngủ…Tuy nhiên, khi bé nổi sảy dùng các loại tinh dầu chỉ làm cho bé thêm khó chịu, quấy khóc, mụn mọc nhiều hơn.

2.2. Dùng phấn rôm để trị sảy cho bé

Phấn rôm với thành phần chính là bột Talc có tác dụng làm sẽ lỗ chân lông giúp khô da hạn chế mồ hôi. Tuy nhiên nếu dặm phấn quá dày có thể khiến bé hít phải gây tắc đường thở. Đặc biệt với trường hợp bị rôm sảy nặng nếu dùng phấn rôm hay các loại kem chống nắng cho em bé chúng có khuynh hướng làm tắc lỗ chân lông, mồ hôi không thoát ra được, dẫn đến tình trạng rôm sảy càng trở nên nặng nề hơn.

Khi bệnh rôm sảy đã có diễn biến trầm trọng hơn như mụn lan trên diện rộng, áp xe mưng mủ da, bé sốt cao … không tự ý bôi thuốc hay các loại gel trị mụn, làm mát da khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Điều làm sáng suốt nhất lúc này là đưa bé đến các chuyên khoa da liễu để thăm khám và điều trị kịp thời.

nối sảy

Không nên dặm phấn rôm quá dày cho bé

2.3. Nếu da bé bị trầy xước thì không cho bé tắm lá

Khi da của bé đã bị xước, xây xát thì không nên dùng nước lá tắm nữa, lớp màng bảo vệ trên da bị phá vỡ có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây ra nhiễm trùng hay những biến chứng không ngờ tới được.

Kinh nghiệm trị rôm sảy cho trẻ nhỏ bằng nước chanh là hoàn toàn thiếu khoa học. Lượng axit trong chanh có thể làm da bé bị kích ứng nên chúng ta không nên bôi trực tiếp chanh lên bề mặt da bị mọc mụn rôm của bé. Việc sử dụng các bài thuốc nước lá tắm dân gian cũng không nên đun quá đặc.

 

Trẻ bị muỗi đốt thì phải làm sao?

Trẻ em là đối tượng dễ bị sốt xuất huyết nhất bởi sức đề kháng của các con còn yếu. Vì thế, điều quan trọng trước tiên giúp trẻ miễn nhiễm với căn bệnh này đó là tìm cách phòng tránh để trẻ không bị muỗi đốt.

Xem thêm:

1. Tránh cho bé sử dụng các sản phẩm có mùi thơm

Muỗi thường bị thu hút bởi mùi thơm có trong nhiều sản phẩm như xà phòng, sữa tắm, kem dưỡng da. Vì thế để trẻ tránh bị muỗi đốt khi sử dụng các sản phẩm này, bố mẹ nên ngửi qua hoặc đọc kỹ các thành phần trên nhãn mác để đảm bảo chúng không có mùi thơm hoặc chỉ có mùi thơm nhẹ nhàng.

dùng sữa tắm tránh bị muỗi đốt

Cần sử dụng sữa tắm có mùi thơm dịu nhẹ

2. Cho bé mặc trang phục dài tay

Một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ bé yêu tránh bị muỗi đốt đó là giảm thiểu vùng da bé lộ ra bên ngoài. Điều đó có nghĩa là bố mẹ nên cho trẻ mặc những trang phục dài tay bởi chúng sẽ như một lớp bảo vệ mỏng cho làn da của con trước sự tấn công của muỗi.

Khi lựa quần áo cho trẻ, bố mẹ nên chọn những bộ quần áo sáng màu hoặc có màu sắc nhẹ nhàng, ít hoa văn, họa tiết bởi theo nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy, muỗi thường bị thu hút bởi các màu sắc sẫm màu (màu đen, tím, nâu, đỏ) hơn là những màu sắc nhẹ nhàng.

Ngoài ra, những bộ quần áo dành cho trẻ nên rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Nếu mặc quần áo chật, bé sẽ dễ bị muỗi tấn công.

3. Không cho trẻ chơi ở những khu vực có nhiều muỗi

Những khu vực như vũng nước, ao, đầm lầy, bãi rác, các bụi cỏ rậm rạp thường là nơi trú ẩn lý tưởng của nhiều loại côn trùng, trong đó có muỗi. Vì thế, để bảo vệ tốt nhất cho làn da cũng như sức khỏe của trẻ tránh bị muỗi đốt, người lớn cần đảm bảo làm sao để các bé tránh xa những khu vực trên.

muỗi đốt

Tránh để trẻ chơi chơi tại khu vực nhiều muỗi đốt

4. Tránh cho bé ra ngoài trong thời điểm muỗi hoạt động mạnh

Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ra ngoài vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn vì đó là thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất. Đồng thời, bố mẹ cũng hạn chế mở cửa vào khoảng thời gian này để giảm thiểu được sự di chuyển của muỗi từ bên ngoài vào trong phòng.

5. Luôn giữ cho cơ thể trẻ sạch sẽ

Đây là cũng là một trong những yếu tố để giúp trẻ tránh bị muỗi đốt. Bố mẹ cần biết rằng những trẻ ra nhiều mồ hôi cũng dễ bị muỗi tấn công vì vậy mẹ nên vệ sinh và lau người cho bé thường xuyên.

6. Luôn mắc màn cho bé khi ngủ

Mỗi trưa, tối trước khi cho con đi ngủ, mẹ đừng quên mắc màn cho bé để tránh bị muỗi đốt. Việc mắc màn sẽ giúp muỗi không tiếp xúc và cắn được vào da thịt trẻ khi ngủ. Bố mẹ cần chú ý những chiếc màn phải lành lặn, nếu không chỉ một vết rách, muỗi có thể xâm nhập và “tấn công” bé ngay đấy.

7. Cung cấp thực phẩm giàu vitamin B1 cho trẻ

Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B1, như đậu xanh, khoai tây sẽ làm cho máu của trẻ có vị khó chịu đối với muỗi. Tuy nhiên, bố mẹ nên tránh cho trẻ ăn những thực phẩm kích thích muỗi đốt vì nồng độ muối trong cơ thể cao sẽ làm tăng axít lactic – chất gây chú ý đối với muỗi.

8. Giữ nhà sạch sẽ

Không quên giữ nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ môi trường sinh sôi của muỗi. Bố mẹ hãy loại bỏ môi trường phát triển của muỗi bằng cách dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, phun thuốc diệt muỗi trong và xung quanh nhà. Đặc biệt chú ý dọn sạch sẽ ở những nơi muỗi dễ trú ngụ như vườn, thùng rác, các góc nhà, góc tủ…

Bố mẹ có thể áp dụng những cách đuổi muỗi bằng cách dùng các loại hương thơm, tinh dầu như tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu quế đuổi muỗi, tinh dầu bạc hà, dầu xả hoặc dầu bạch đàn chanh.

Nếu có thể bố mẹ hãy lắp lưới chống muỗi đốt trong nhà, ở các cửa sổ hoặc cả cửa chính. Cách này có tác dụng ngăn ngừa muỗi và các loại côn trùng xâm nhập đồng thời vẫn đảm bảo ngôi nhà có đủ không khí trong lành.

9. Cẩn trọng khi sử dụng kem chống muỗi cho trẻ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chống muỗi đốt dành cho trẻ nhỏ, tuy nhiên, một số loại hóa chất tổng hợp có trong kem chống muỗi đều có khả năng tác động lên hệ hô hấp và ảnh hưởng đến làn da của bé, đặc biệt là những bé dưới 6 tháng tuổi.

Nếu dùng thuốc xịt chống muỗi cho trẻ, bố mẹ chỉ xịt thuốc ở chân, cánh tay trẻ, tuyệt đối tránh xa vùng mặt và cổ vì thuốc xịt có thể bay hơi, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp.

trẻ bị khô da

Chia sẻ cách điều trị và phòng ngừa trẻ bị khô da hiệu quả

Trong vòng 4 năm đầu đời làn da của bé chưa hoàn thiện vậy nên thường khiến trẻ bị khô da. Bên cạnh đó, làn da của bé lúc này còn mỏng manh và dễ bị mất nước. Nắng gió, dị ứng hay vệ sinh kém cũng dễ khiến da bé bị khô. Vậy cách điều trị và phòng bệnh khi trẻ bị khô da như thế nào hiệu quả, bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị khô da

Trẻ bị khô da là hiện tượng bệnh lý diễn ra phổ biến mà trẻ gặp phải do một trong những nguyên nhân sau:

– Sự chênh lệch nhiệt độ và thiếu độ ẩm trong mùa khô hanh cũng khiến trẻ bị khô da thường xuyên.

– Một số các yếu tố như bột giặt quần áo, chất nilong có trong quần áo bé mặc cũng có thể gây kích ứng dẫn đến khô da và nứt nẻ.

– Ngoài ra, có thể do kem, dầu massage cho bé nếu dùng loại không phù hợp cũng có thể khiến trẻ bị khô da. Những sản phẩm này mẹ nên chọn có thành phần 100% thiên nhiên và không hóa chất để không gây tổn hại đến làn da của bé.

– Vào mùa đông, thời tiết lạnh, không khí khô và các máy sưởi trong nhà có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da trẻ sơ sinh. Khi bị khô da trẻ có thể bị căng rát, những vẩy da khô, chết sẽ bong ra khiến bé khó chịu.

– Vào mùa hè, ánh nắng, điều hòa không khí, nước muối rửa mặt và clo trong nước hồ bơi cũng có thể khiến trẻ bị khô da.

trẻ bị khô da

Trẻ bị khô da là hiện tượng diễn ra phổ biến

2. Cách chăm sóc trẻ bị khô da

– Khi trẻ bị khô da mẹ tuyệt đối không được sử dụng xà bông tắm để tránh tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng hơn.

– Mẹ cũng không nên tắm cho bé nước quá nóng và chỉ nên dùng sữa tắm 100% thiên nhiên để chăm sóc cho bé.

– Mẹ có thể dùng mật ong để trị da khô ngứa cho con. Mật ong không chỉ giữ ẩm cho da mà còn chống lại tia UV bảo vệ da hiệu quả cho bé.

+ Cách làm: Mẹ pha 1 thìa mật ong với 3 thìa sữa tươi và bôi vào da bé để chừng 15-20 phút và rửa sạch lại với nước để chăm sóc da bé. Hoặc mẹ có thể pha 1 cốc sữa với 2 thìa mật ong vào nước tắm ấm để bé ngâm mình 15 phút.

Mật ong cũng có thể kết hợp với bột yến mạch để chăm sóc da. Bột yến mạch làm lành mô da và tẩy da chết hiệu quả. Trộn 3 thìa mật ong, 2 thìa nước hoa hồng và nửa cốc bột yến mạch để tạo thành hỗn hợp. Bôi hỗn hợp lên vùng da nứt nẻ của bé, để chừng 10 phút và làm sạch lại với nước ấm. Cách này nên làm 1 lần/ tuần.

– Ngoài ra dầu dừa cũng là nguyên liệu trị khô nẻ hiệu quả. Đơn giản là dùng dầu dừa để xoa vào vùng da bị nứt nẻ của bé mẹ nhé.

– Mẹ cũng có thể thêm ít dầu oliu vào nước tắm và ngâm con 10 phút để giảm nẻ cho da.

– Cuối cùng, nếu mẹ không yên tâm với các nguyên liệu trên thì có thể dùng chính sữa mẹ để bôi lên làn da bị khô nẻ của trẻ, để chừng 15 phút và sau đó lau sạch bằng khăn ấm.

trẻ bị khô da bằng mật ong

Dùng mật ong chữa trẻ bị khô da

3. Cách phòng ngừa khi trẻ bị khô da

Để phòng tránh trẻ bị khô da mẹ nên tắm cho bé vừa phải, không nên tắm quá lâu sẽ khiến làn da của bé bị mất nước và lớp dầu tự nhiên trên da cũng trôi đi.

– Khi tắm cho bé nên tránh dùng nước quá nóng và nên dùng các loại dầu gội, sữa tắm có nguồn gốc thiên nhiên.

– Mẹ cũng không nên dùng quạt sưởi để tắm cho né vì như vậy dễ khiến da bé khô nẻ.

– Mẹ cũng nên dùng kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da của bé để phòng khô nẻ trong những ngày thời tiết khô hanh.

4. Dấu hiệu cần đưa bé đi khám ngay

– Nếu trẻ bị khô da còn kèm theo những mảng đỏ thì có thể là trẻ bị chứng chàm bội nhiễm.

– Một vài biến chứng khô da ở trẻ có thể thành vẩy cá.

– Hoặc nếu bé bị chảy mủ vàng, sưng phù hay nẻ quá mức thì mẹ cũng nên đưa bé đi khám ngay.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng sản phẩm Kem EmBé là một trong những sản phẩm trị khô da cho bé vô cùng hiệu quả. Sản phẩm có độ thẩm thấu cao, không tạo độ nhờn và không gây rít trên da bé. Ngoài thành phần chính là nano curcumin, Kem EmBé còn rất giàu tinh chất cúc la mã và các thành phần dưỡng da có nguồn gốc tự nhiên giúp dưỡng ẩm cho da bé một cách toàn diện giúp giảm khô da mang đến làn da mịn màng cho bé.