Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

cách trị lác đồng tiền ở bé

Cách trị lác đồng tiền hiệu quả cho bé

Bệnh lác đồng tiền (hay còn gọi là bệnh hắc lào) là một trong những bệnh viêm da thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị lác đồng tiền. Rất nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu về bệnh lác đồng tiền và cách trị lác đồng tiền như thế nào. Chúng tôi xin chia sẻ thông tin một cách bao quát nhất để hỗ trợ các bạn.

1. Một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết trẻ bị lác đồng tiền

Trước khi tìm hiểu cách trị lác đồng tiền, các mẹ cần nắm được triệu chứng bệnh lách đồng tiền ở bé để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Đặc điểm chung của các bệnh viêm da thường là bé có cảm giác ngứa khó chịu. Một số vùng da bị thương tổn gây mất thẩm mỹ (nổi mụn nước, viêm tấy…)

1.1. Khi vùng da của trẻ đang bị tổn thương

Ở các trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền sẽ có một số biểu hiện phổ biến như: nổi những nốt mẩn đỏ, mụn nước, ngứa ngáy. Các mẩn đỏ có hình dạng tròn như đồng tiền xu và trên rìa có mụn nước li ti. Chân, tay, mặt, bụng và bẹn là những vùng da dễ bị lác đồng tiền.

Khi bạn thấy những lác đồng tiền này lan dần qua các vùng da khác (từ hình tròn nhỏ biến thành vòng tròn có nhiều vòng cung), hãy đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ da liễu ngay lập tức! Vì lúc này đây, tình trạng lác đồng tiền ngày càng nghiêm trọng.

cách trị lác đồng tiền

Cách trị lác đồng tiền cho bé được rất nhiều mẹ quan tâm

1.2. Khi trẻ bị ngứa ngáy

Kèm theo những nốt mẩn đỏ hình đồng tiền, bé còn cảm thấy khó chịu và lúc nào cũng muốn gãi vì quá ngứa ngáy, đặc biệt là vào thời điểm nắng nóng. Bạn cần giúp con không được gãi ngứa để tránh vùng da bị tổn thương càng thêm nặng hơn. Dấu hiệu rõ rệt nhất là khi con ngứa và các nốt mẩn đỏ xuất hiện thành các đồng xu (tùy kích thước và hình dạng).

2. Các nguyên nhân gây nên bệnh trạng bé bị lác đồng tiền

Tìm ra nguyên nhân cũng là cách trị lác đồng tiền mà phụ huynh cần tìm hiểu. Có một điều lí thú là trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền không phải tự nhiên mà có. Nguyên nhân chính ở đây là da của bé đang bị nhiễm nấm và chúng gây nên tình trạng viêm da. Để nấm có thể sinh sôi nảy nở, bạn đã vô tình tạo ra môi trường tuyệt vời cho chúng như:

Không vệ sinh da ở một số vùng: bẹn và nách là những vùng da trẻ thường bị đổ mồi hôi nhiều nhất. Nếu không phải là mồ hôi, thì việc mặc bỉm cũng dễ phát sinh nấm gây bệnh.

Trẻ mặc quần áo ẩm ướt: vào những ngày mưa hoặc độ ẩm cao, bạn không thể phơi quần áo cho con trẻ khô ráo như vào mùa hè. Đây cũng là điều gây nên tình trạng lác đồng tiền.

Sức đề kháng kém: khi hệ miễn dịch của con chưa hoàn chỉnh và ổn định, cơ địa rất nhạy cảm với nhiều yếu tố bên ngoài tấn công, gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền.

3. Cách trị lác đồng tiền ở trẻ sơ sinh như thế nào?

3.1. Cách trị lác đồng tiền đơn giản bằng rau sam

Tính mát của cây rau sam sẽ khiến cho các vùng da bị lác đồng tiền được làm dịu đi, da bớt đỏ, các triệu chứng ngứa cũng dần lắng xuống.

Cách thực hiện: hãy đem một lượng rau sam tươi đem rửa sạch và sắc với nước sạch cho thật đặc, sau đó lọc lấy nước cốt và tiếp tục nấu với sáp ong tới khi nào sáp này chảy ra thì vặn nhỏ lửa để cô đặc dung dịch này thành cao. Hàng ngày hãy dùng cao này thoa lên khu vực bị lác đồng tiền ở bé, kiên trì thực hiện tình trạng này sẽ mang lại hiệu quả triệt để.

3.2. Cách trị lác đồng tiền đơn giản bằng chuối xanh

Phần nhựa của chuối xanh có khả năng diệt nấm, bên cạnh đó trong loại quả này còn có chất tanin làm sẽ các vết loét do lác đồng tiền gây ra rất hiệu quả, tránh vùng nhiễm khuẩn mở rộng.

Cách thực hiện: dùng ½ quả chuối xanh thái lát mỏng và chà lên vùng lác đồng tiền đã được làm sạch của bé, ít nhất 3 lần/ngày. Các mẹ nên kiên trì thực hiện phương pháp này cho bé để mang hiệu quả tốt nhất.

cách trị lác đồng tiền bằng chuối xanh

Chuối xanh là cách trị lác đồng tiền vô cùng hiệu quả

3.3. Cách điều trị lác đồng tiền bằng hạt muồng châu tươi

Muồng châu còn được gọi là muồng lác. Phân bố rộng ở những nơi có thời tiết nóng, tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng, chế biến làm thuốc dùng để điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh lác đồng tiền

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 20gr hạt muồng châu tươi, 12gr hạt bồ kết tươi.

Cách thực hiện: Giã nát hạt muồng châu tươi và bồ kết và ngâm trong 100ml cồn 70 độ khoảng 7 ngày. Vệ sinh sạch sẽ vị trí bị lác rồi lấy dung dịch đã ngâm được 1 tuần bôi lên vùng da bị lác đồng tiền của bé 2 lần/ ngày. Bạn sẽ cảm nhận sự thay đổi tích cực rõ rệt từ da bé.

3.4. Cách trị lác đồng tiền bằng rau răm

Cách làm: dùng 1 – 2 bó rau răm rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước và sắc kỹ để lấy phần nước đặc. Lấy phần nước cốt đó nấu với sáp ong, đun nhỏ lửa để cô đặc hỗn hợp thành dạng cao. Dùng cao này phết lên chỗ da bị lác đồng tiền hàng ngày cho bé, sau 3 ngày sẽ thấy kết quả tích cực.

Ngoài ra, bạn có thể dùng cây rau răm để ngâm rượu để bôi hoặc giã nát lá rau răm lấy bã đắp lên vùng da bị lác đồng tiền cho bé, vừa đơn giản lại vô cùng hiệu quả

Cách trị lác đồng tiền bằng rau răm được nhiều người áp dụng
Cách trị lác đồng tiền bằng rau răm được nhiều người áp dụng

3.5.Cách trị lác đồng tiền bằng quả bồ kết

Chuẩn bị: 12g quả bồ kết, 20g phèn chua.

Cách làm như sau: cho 2 nguyên liệu này vào nồi, đổ nước và đun sôi để nguội. Bạn có thể dùng nước này để tắm hoặc bôi vào chỗ da bị tổn thương. Kiên trì thực hiện bạn sẽ thấy được kết quả rõ rệt

Với các cách trị lác đồng tiền ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu dùng trong một thời gian không thấy có hiệu quả bạn nên ngừng sử dụng và đến các bệnh viện, trung tâm y tế để được thăm khám, điều trị theo phương pháp khác. Hoặc mẹ có thể sử dụng Kem Em Bé là một trong những sản phẩm điều trị lác đồng tiền cho bé vô cùng hiệu quả được bộ y tế công nhận giúp chữa nhanh làn da bị hắc lào của bé mang đến làn da mềm mại trắng hồng cho con.

4. Cách phòng chống lác đồng tiền

Nguồn cơn chính gây nên ngọn lửa trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền là do nấm. Vì thế, nếu bạn biết cách phòng ngừa nấm da, bạn sẽ xử lí bệnh lác đồng tiền dễ dàng hơn nhiều! Hãy thường xuyên giữ môi trường sống không bị ẩm thấp, quần áo luôn phơi chỗ thoáng mát, rắc bột chống nấm, bôi iod 20% (2 ngày trong 1 lần).

Ngoài ra, bạn cũng nên giặt giũ quần áo của trẻ riêng và không dùng chung khăn lau giữa bé và cả nhà. Nếu không, nấm sẽ lay lan ra rất nhanh và bạn không kịp trở tay!

Ngày nay, Kem EmBé với thành phần chống viêm từ thảo dược, an toàn với trẻ sơ sinh và không chứa Corticoid & Paraben giúp bé hoàn toàn chữa khỏi bệnh lác đồng tiền mang đến làn da mịn màng và trắng hồng.

viêm da cơ địa ở trẻ em

4 cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ em an toàn nhất

Viêm da cơ địa ở trẻ em là căn bệnh rất nhiều bé mắc phải, vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh không đủ khả năng chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh. Khác với người lớn để điều trị viêm da cơ địa cho trẻ nhỏ cần lựa chọn một phương pháp phù hợp và đảm bảo không làm tổn thương đến làn da mỏng của bé… Bài viết sau sẽ chia sẻ 4 cách chữa viêm da cơ địa cho trẻ an toàn và hiệu quả mà các mẹ cần biết

1. Bôi thuốc cho bé bằng các sản phẩm chuyên dụng

Đây là cách trị viêm da cơ địa ở trẻ em hiệu quả được rất nhiều mẹ áp dụng. Mỗi ngày sau khi vệ sinh cơ thể trẻ bằng nước ấm, các mẹ có thể dùng thêm các sản phẩm sữa tắm có tính dịu nhẹ như sản phẩm Kem Em Bé được rất nhiều mẹ ưu chuộng hiện nay. Không chỉ an toàn khi sử dụng mà trong sản phẩm này có chứa chất kháng khuẩn có thể làm sạch da cho cho bé. Ngoài ra còn phòng ngừa được nhiều bệnh ngoài da khác như rôm sảy, mề đay mẩn ngứa, ngứa da…

viêm da cơ địa ở trẻ em
Viêm da cơ địa ở trẻ em sử dụng sản phẩm nào thì phù hợp ?

Bôi thuốc lên vùng da bị viêm của bé

2. Bôi dầu dừa, dầu oliu lên vùng da bị bệnh

Dầu dừa hoặc dầu ô liu là 2 sản phẩm lành tính được chiết xuất từ thiên nhiên rất an toàn cho làn của bé, 2 loại dầu này có công dụng giúp dưỡng ẩm cho da, tránh hiện tượng da khô nứt nẻ, không chỉ thế còn chứa chất kháng khuẩn cao giúp cải thiện hiện tượng viêm da cơ địa ở trẻ em vô cùng hiệu quả

Mỗi này các mẹ có thể bôi 1 trong 2 loại dầu này lên vùng da bị bệnh của bé giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa như ngứa da, bong tróc da rất hữu hiệu. Kiên trì với phương pháp này mẹ sẽ có những hiệu quả đầy bất ngờ.

3. Chữa viêm da cơ địa ở trẻ em bằng cách tắm lá trầu không

Lá trầu không được xem như khắc tinh của các bệnh ngoài da, vì theo nghiên cứu phát hiện ra trong lá trầu không có chứa lượng tinh dầu, có khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm rất hay. Vì vậy mà các mẹ yên tâm khi dùng loại lá này để trị viêm da cơ địa ở trẻ em, cũng như phòng ngừa được các bệnh ngoài da khác..

Cách làm như sau:

– Chuẩn bị vài lá trầu không tươi, đem ngâm và rửa sạch với nước muối pha loãng, rồi vò thật nát, cho vào ly, sau đó chế nước sôi vào và đậy kín miệng ly lại, cho đến khi tinh chất lá trầu không tan hết vào nước là có thể dùng được, chỉ cần lấy nước này rửa vùng da bị bệnh cho bé mỗi ngày giúp giảm ngứa và cải thiện vùng da bị bệnh đáng kể..

chữa viêm da cơ địa ở trẻ em bằng lá trầu không

Lá trầu không chữa viêm da cơ địa vô cùng hiệu quả

4. Chữa viêm da cơ địa ở trẻ em từ chanh

Ngoài ra có thể dùng chanh để tắm cho bé cũng rất hiệu quả và an toàn cho da của bé, vì chanh là thực phẩm thiên và trong chanh chứa nhiều axit có công dụng làm sạch da, ngăn ngừa viêm nhiễm nên rất thích hợp để chữa viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ, chỉ cần vắt 1 ít nước cốt chanh cho vào chậu nước ấm tắm cho bé là được. Tuy nhiên các mẹ nên lưu ý không dùng quá nhiều nước cốt chanh, vì có thể làm tổn hại cho làn da của bé.

5. Lưu ý khi chữa viêm da cơ địa ở trẻ em

Trên đây là một số cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ từ thiên nhiên, bên cạnh việc sử dụng các cách chữa này, các mẹ cũng nên lưu ý những điều sau:

– Không cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ và thoáng mát.

– Nếu thấy trẻ ra nhiều mồ hôi thì tắm rửa, lau mình lại và thay quần áo khác cho trẻ, quần áo của trẻ thì nên giặt giũ sạch sẽ và phơi những nơi có nắng to, điều này giúp hạn chế được các tác nhân gây hại..

– Không cho trẻ ăn những thực phẩm gây kích ứng da như tôm, cua, hải, sản, trứng, bò, đồ ngọt.. Bổ sung những dưỡng chất và vitamin cần thiết để tăng cường sức đề kháng và chống chọi được nhiều bệnh tật..

Nếu như các phương pháp trên không cải thiện được tình trạng viêm da cơ địa ở bé thì các mẹ có thể sử dụng đến sản phẩm Kem EmBé. Đây là một trong những sản từ thiên nhiên với thành phần chính là tinh chất Cúc La Mã và tinh nghệ nano, Kem EmBé là lựa chọn thông minh cho mẹ. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam, chuyên biệt cho làn da trẻ không chứa corticoid và paraben, chuyên trị các bệnh viêm da, hăm da và rôm sảy.

Mẹo chữa hăm tã bằng lá trầu không hiệu quả

Trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh hăm tã hiện nay thì không thể không kể đến bài thuốc chữa hăm bằng lá trầu không. Đây được xem là kinh nghiệm trị hăm tã được các cụ ta áp dụng và cho thấy hiệu quả rõ rệt. Để tìm hiểu rõ hơn về cách chữa này, các mẹ nên tham khảo ngay những phân tích cụ thể dưới đây.

1. Hăm tã là gì?

Hiện tượng hăm tã có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, trong đó thường gặp nhất là ở các vị trí như mông, háng, bẹn, cơ quan sinh dục, vùng cổ, vùng nách….của trẻ sơ sinh. Bởi đây đều là các khu vực kín, thường xuyên đóng bỉm tã, dễ bị nước tiểu và phân tràn vào, đồng thời lại có nhiều nếp gấp nên dễ tích tụ bụi bẩn và tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây bệnh hăm tã. Khi bị hăm tã thì trẻ sẽ nổi mẩn đỏ ở vùng hăm, bị đau rát khiến trẻ thường xuyên quấy khóc khó chịu, nhất là khi vệ sinh hoặc khi thay tã bỉm…

hăm tã ở bé
                           Rất nhiều bé bị hăm tã không rõ nguyên nhân

2. Công dụng của trầu không

Trầu không rất quen thuộc, thường dùng để ăn trầu, tuy nhiên đây cũng là một vị thuốc quý có tác dụng trị bệnh được y học cổ truyền đánh giá cao. Theo Đông y thì lá trầu không là thảo dược có tính ấm, có vị cay nồng, tác dụng thẳng vào ba vị kinh phế, tỳ và vị. Đặc biệt lá trầu không còn có tính năng hạ khí, tiêu viêm, sát trùng, diệt khuẩn, giảm đau, trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh…rất tốt với người bị hăm tã.

Đặc biệt y học hiện đại đã chứng minh được rằng lá trầu không có chứa các dược tính có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau, dãn mạch, giúp kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn. Cụ thể theo nghiên cứu của khoa học hiện đã chỉ ra cứ trong khoảng 100g lá trầu không thì có tới 2,4% tinh dầu giúp làm ẩm da, dưỡng ẩm da tốt, hỗ trợ điều trị hăm tã. Đồng thời lá trầu không có tác dụng giảm đau rất tốt, giúp làm giảm đau và giảm sưng nhanh do triệu chứng của bệnh hăm tã dẫn tới.

Ngoài ra người ta còn sử dụng lá trầu không để sát khuẩn vết thương, chữa các vết lở loét, mụn nhọt, chữa đau nhức người, đau đầu, viêm họng, thông tia sữa, trị cảm cúm, trị nước ăn chân tay, trị bỏng nước sôi, trị hôi nách hoặc táo bón cho trẻ nhỏ…

lá trầu không

Lá trầu không chữa hăm tã vô cùng hiệu quả

3. Chữa hăm tã bằng lá trầu không như thế nào?

Khi sử dụng lá trầu không để chữa hăm tã cho trẻ thực hiện rất đơn giản, theo đó các mẹ chỉ cần chọn khoảng 3 – 4 lá trầu không còn tươi, không bị sâu, không nên lấy lá quá già hoặc lá quá non, lá vừa tầm là được. Đem đi rửa sạch, có thể rửa qua với nước muối loãng cho diệt khuẩn và loại bỏ hết bụi bẩn bám trên lá càng tốt.

Tiếp đó, các mẹ đem lá trầu không này nấu với nước, nấu khoảng 1 lít nước là được. Khi đun sôi thì tắt bếp để cho bớt nóng, còn ấm ấm thì dùng khăn mềm sạch thấm vào nước, vắt qua rồi thấm nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm của bé. Thực hiện thấm và thoa nhẹ nhàng giúp loại bỏ hết vi khuẩn bám trên da, làm sạch vùng da hăm.

Tinh chất từ lá trầu không sẽ thấm vào vùng da bị hăm, giúp xoa dịu vùng tổn thương, giúp giảm đau hiệu quả, trẻ sẽ thấy thoải mái hơn nhiều. Đặc biệt để phát huy hiệu quả thì các mẹ nên thực hiện liên tục trong vòng một tuần, mỗi ngày làm như vậy khoảng 2-3 lần, chắc chắn các triệu chứng hăm tã sẽ nhanh chóng biến mất.

Lưu ý khi chữa hăm bằng lá trầu không thì nhiều mẹ thường dùng trực tiếp lá trầu không còn tươi đem giã nát thấm trực tiếp lên vùng da bị hăm. Tuy nhiên da của trẻ vốn rất mỏng manh, nhất là da trẻ sơ sinh nên nếu làm như vậy sẽ dễ gây tổn thương, do đó để đảm bảo an toàn thì tốt nhất các mẹ nên đun lá trầu không với nước, đun nóng rồi thoa thấm cho trẻ để đảm bảo an toàn hơn, tránh gây kích ứng da.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm trị hăm hiệu quả cho bé, trong đó Kem embe là một trong những sản phẩm được rất nhiều các mẹ tin dùng, Với chiết xuất từ nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên, không corticoid, không paraben, không gây kích ứng da, Kem embe giúp giảm ngay triệu chứng hăm tã làm mát da và đồng thời giảm sưng, đỏ, ngứa, ngừa thâm sẹo vết muỗi đốt, côn trùng cắn vô cùng hiệu quả. Với những tác động toàn diện như: chống viêm, kháng khuẩn; giảm ngứa, dưỡng ẩm và tạo màng bảo vệ, chắc chắn Kem embe sẽ giảm các triệu chứng hăm tã mang đến làn da mịn màng cho bé.

Cách trị rôm sảy cho bé nào là hiệu quả

Thời tiết nóng nực là nguyên nhân trực tiếp khiến các bé dễ bị rôm sảy, vậy nên cách trị rôm sảy cho bé được các mẹ rất quan tâm. Để giúp các mẹ có thêm nhiều thông tin chi tiết về cách trị rôm sảy cho bé, mời các bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm:

1. Cách trị rôm sảy cho bé bằng bài thuốc dân gian

1.1. Rau má, sắn dây

Sau khi lấy 10g bột sắn dây và 30g rau má (tươi) thì các mẹ rửa sạch, giã nát, thêm lượng nước sôi để nguội đủ dùng. Sau đó, vắt lấy nước rau má và bỏ bã rồi hòa với bột sắn dây, thêm đường vừa khẩu vị và cho bé uống.

rau má là cách trị rôm sảy hiệu quả cho bé

Cách trị rôm sảy cho bé bằng rau má

1.2. Rau sam tươi

Đây cũng là cách trị rôm sảy cho bé rất hiệu quả. Mẹ chỉ cần dùng một lượng rau sam tươi đủ dùng, giã nát, vắt lấy nước, pha vào nước tắm cho trẻ. Kiên trì trong một thời gian ngắn các mẹ sẽ thấy hiệu quả rõ rệt

1.3. Lá hành, lá hẹ

Dùng 50 – 60g rễ cây hẹ rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang. Đồng thời lấy một cây hành tươi rửa sạch, giã nát, trộn đều với chút giấm, sao lên rồi bôi vào nơi có rôm sảy trị sảy cho bé rất hiệu quả.

1.4. Rau kinh giới, khổ qua

Sau khi lấy mướp đắng và rau kinh giới rửa sạch thì các mẹ thái nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, bỏ bã rồi lọc lấy nước và hòa với nước có nhiệt độ thích hợp để tắm cho bé. Liều lượng là 2 quả mướp, 2-3 mớ kinh giới/lần tắm.

1.5. Lá tía tô

Lá tía tô là một trong những nguyên liệu rất dễ tìm và là cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả mà rất ít mẹ biết. Các mẹ chỉ cần rửa sạch lá tía tô, sau đó xay nhỏ rồi lấy nước cốt của nó bôi lên vùng bị rôm sảy. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tuần các mẹ sẽ thấy chúng hiệu nghiệm hơn hẳn so với mướp đắng, kinh giới hay chè tươi đấy.

1.6. Nha đam

Nha đam cũng là cách trị rôm sảy cho bé rất hữu hiệu. Cách thực hiện cũng rất đơn giản mẹ chỉ cần chọn lá tươi sau đó rửa sạch đất cát và cắt lấy phần thịt nha đam trong, nhiều nhớt để bôi vào chỗ rôm cho bé.

cách trị rôm sảy cho bé bằng nha đam

Nha đam là cách trị rôm sảy cho bé rất hữu hiệu

1.7. Mướp đắng + lá khế chua

Đây là cách trị rôm sảy cho bé đã được rất nhiều mẹ thực hiện và đã thành công. Các mẹ chỉ cần mua mướp đắng và lá khế chua, sau đó ngâm nước muối rồi cho vào máy xay, thêm chút nước rồi say nhuyễn và lọc lấy nước. Rồi tiếp tục hòa lẫn với nước ấm để tắm cho bé. Đối với phần bã các mẹ có thể lấy để đắp trực tiếp lên vùng trẻ bị rôm sảy

1.8. Bài thuốc tổng hợp nhiều nguyên liệu

Với bài thuốc tổng hợp nhiều nguyên liệu này các mẹ sẽ dùng 20g lá sài đất, 30g lá ngải cứu, 50g lá nhài. Tất cả rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống ngày 1 thang. Uống liên tục 3 – 5 ngày (mỗi ngày từ 2 – 3 lần) sẽ đỡ. Dùng 5 – 6g hoa kim ngân hoặc 11 – 12g cành, lá kim ngân rửa sạch sắc uống ngày một thang. Đây là bài thuốc không những trị được rôm sảy mà còn chữa được chứng lên đậu, lên sởi, mụn nhọt đau nhức.

2. Mẹ cần làm gì để ngừa rôm sảy cho bé

2.1. Đảm bảo vệ sinh khi tắm nước lá cho bé

Bên cạnh việc tìm cách trị rôm sảy cho bé, các mẹ cần chú đến phòng ngừa rôm sảy cho bé. Khi sử dụng lá tắm cho bé cần phải rửa sạch, kỹ, ngâm qua nước muối hoặc thuốc tím trước khi nghiền, đồng thời lọc hay đun nước tắm, vì các loại lá này có thể chứa nhiều vi khuẩn không chết sau khi đun nấu. Còn các loại lông tơ trên lá cũng dễ gây kích ứng da trẻ.

2.2. Giữ cho bé luôn cảm thấy thoáng mát

Thoáng, mát là rất quan trọng với bé mẹ nhé. Chính vì vậy, việc chọn quần áo bằng chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt là điều rất quan trọng; đồng thời phải thường xuyên tắm cho bé; chườm lạnh hoặc dùng khăn lạnh lau người bé khoảng 5-6 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5-10 phút.

Ngoài ra, cần tạo môi trường thoáng mát cho bé như sử dụng quạt, máy điều hòa với khoảng cách và nhiệt độ thích hợp. Đồng thời, các mẹ cần chống nắng cho bé khi đi ra ngoài bằng mũ, nón rộng vành và cho bé uống nước đều đặn và dùng các loại nước mát, và ăn nhiều trái cây có chứa Vitamin C…

Xem thêm: Bệnh rôm sảy ở trẻ có bị lây không?

Để bệnh rôm sảy của bé được chữa hiệu quả nhất, các mẹ có thể tham khảo sản phẩm Kem EmBé. Đây là một sản phẩm chữa bệnh rôm sảy vô cùng hiệu quả với các thành phần chiết xuất hoàn toàn từ  thiên nhiên, không corticoid, không paraben, không gây kích ứng da làm giảm triệu chứng rôm sảy ở bé nhanh chóng.