Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

trị rôm sảy bằng mướp đắng

Trị rôm sảy cho bé bằng mướp đắng thế nào là đúng cách?

Mùa hè nóng nực, cơ địa lại không đủ làm mát cơ thể khiến trẻ dễ mắc rôm sảy; gây ngứa ngáy, khó chịu. Trị rôm sảy bằng mướp đắng được xem là một cách vô cùng hiệu quả, vừa đơn giản lại ít gây kích ứng da cho trẻ.

Xem thêm:

1. Công dụng trị rôm sảy bằng mướp đắng

Mướp đắng, hay còn gọi là khổ qua là loại thực phẩm quen thuộc đối với bữa ăn hàng ngày của các gia đình. Mướp đắng được coi như món quà tặng của thiên nhiên ban tặng bởi những công dụng của nó trong việc nâng cao và bảo vệ sức khỏe.

Trong Đông y, mướp đắng có tính hàn, vị đắng, không độc, có lợi cho sức khỏe về nhiều mặt, trong đó có tính lợi cho da. Nếu dùng mướp đắng thường xuyên sẽ giúp các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng, trị rôm sảy, mụn nhọt.

Trị rôm sảy bằng mướp đắng rất tốt cho da bé vì trong mướp đắng chứa nhiều vitamin và nước giúp bổ sung độ ẩm và tái tạo da khá tốt. Lượng vitamin C trong loại quả này có thể giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa viêm nhiễm.

trị rôm sảy bằng mướp đắng

Cách trị rôm sảy bằng mướp đắng được rất nhiều mẹ áp dụng

2. Cách trị rôm sảy bằng mướp đắng đúng cách

2.1. Nguyên liệu chuẩn bị

Cách trị rôm sảy bằng mướp đắng rất đơn giản song các mẹ hãy chú ý vì da của bé rất nhạy cảm, không nên dùng quá nhiều mướp đắng hay lạm dụng nó. Các nguyên liệu cần chuẩn bị như sau:

– 1 quả mướp đắng thêm vài lá kinh giới rửa sạch và xay ra thành nước để tắm.

– Phòng tắm kín gió.

– Chậu tắm, khăn tắm và nước để chuẩn bị tắm cho bé…

2.2. Cách tắm cho bé

– Dùng khăn lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé lau nhẹ vào vị trí rôm sảy, mụn nhỏ của trẻ. Bắt đầu từ chỗ sạch nhất: Khuôn mặt. Tiếp tục, vòng tay ra sau lưng, nâng cằm bé lên và làm sạch vùng cổ.

– Khi bạn tắm xong bằng mướp đắng, tắm lại cho bé bằng nước trắng ấm.

– Cuối cùng là lau thật khô da bé bằng khăn sạch và mềm, sau đó mặc quần áo cho bé

3. Những lưu ý khi trị rôm sảy bằng mướp đắng cho bé

– Cần rửa sạch mướp đắng trước khi dùng để tắm cho trẻ. Bởi trong mướp đắng có thể chứa thành phần từ thuốc trừ sâu hoặc chính các loại lông trên mướp đắng gây ngứa da cho trẻ. Đây là khâu quan trọng nhất khi trị rôm sảy bằng mướp đắng cho bé

– Cần phải tắm sạch cho bé bằng sữa tắm trước vì mướp đắng tuy có thể làm mát hoặc cung cấp kháng sinh tự nhiên nhưng lại không hòa tan được chất nhờn trên da.

– Không tắm mướp đắng khi da bé bị trầy xước, mưng mủ. Bởi khi của bé sưng đỏ, viêm da quá nặng do sẽ mất lớp màng bảo vệ, việc tắm mướp đắng dù đã qua đun nấu cũng có thể tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, làm tình trạng nhiễm trùng tăng lên, đôi khi gây những biến chứng không ngờ.

– Bên cạnh đó, tuyệt đối không nên ủ ấm, quấn quá chặt trẻ dễ làm da mẩn ngứa, nổi rôm sảy, lâu ngày dẫn đến chứng viêm da. Luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ. Nên chọn quần áo cho trẻ được thiết kế bằng những chất liệu mát mẻ và thấm hút tốt. Không nên thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ.

cách trị rôm sảy bằng mướp đắng

Cần có cách tắm đúng cho trẻ

4. Những điều không nên làm khi bé bị rôm sảy

– Tuyệt đối không vắt nhiều chanh hay đun nước lá quá đặc. Bởi việc vắt nhiều chanh vào nước tắm hoặc xát chanh trực tiếp lên da khiến bé bị kích ứng, tổn thương do hàm lượng axit quá cao. Tương tự việc nấu nước lá quá đặc sẽ khiến lượng tinh bột của lá có thể đọng nhiều trên da, gây nhiễm khuẩn, viêm da trầm trọng hơn.

– Không được tắm hay massage cho bé bằng sữa tắm của người lớn. Bởi trong sữa tắm người lớn vốn chứa độ kiềm cao sẽ khiến cho da bé bị khô. Đây cũng là tác nhân làm tăng tình trạng nhiễm trùng, rôm sẩy trên da của bé.

– Các mẹ thường có thói quen massage cho bé bằng tinh dầu dừa, tinh dầu oliu. Tuy nhiên, trong những ngày hè nóng nực, tuyệt đối các mẹ không nên các loại dầu này bởi nó sẽ làm tăng thêm tình trạng khó chịu, gây chàm hay mọc rôm sẩy ở bé.

– Không tự ý bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Phải đưa trẻ đến ngay các bác sĩ khi trẻ rơi vào tình trạng bị mẩn ngứa nhiều, có các mụn đầu trắng trên da, rôm sẩy dày đặc, đỏ, kéo dài.

Kem EmBé là sản phẩm nhận được rất nhiều phản hồi tích cực trong việc trị rôm sảy cho bé hiệu quả. Với các thành phần chính hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn cho trẻ như Nano curcumin, Tinh chất Cúc la Mã, Kẽm, Vitamin E…giúp hết ngứa, ngừa thâm làm dịu ngay cơn ngứa và hết rôm sảy mang lại làn da mịn màng, trắng hồng cho bé.

 

viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa ở trẻ em là bệnh lý khá phổ biến và có thể nói đây là nhóm tuổi có nguy cơ mắc phải bệnh này cao nhất. Do vậy nên các mẹ cần biết những thông tin, cách phòng cũng như cách điều trị viêm da cơ địa an toàn ở trẻ tốt nhất dưới đây.

1. Tác hại của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Tác hại viêm da cơ địa ở trẻ em chính là gây ngứa, làm trẻ quấy khóc và gãi gây tổn thương da, gây viêm nhiễm vùng da diện rộng. Thông thường trẻ thường gặp phải bệnh này thường từ lúc sơ sinh cho tới khi 5 tuổi và bệnh sẽ giảm dần ở tuổi về sau.

Bệnh do vi khuẩn gây ra nên nếu không điều trị sớm cho trẻ sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều người hợp gây bội nhiễm trầm trọng là trẻ sốt, quấy khóc, chán ăn, mất ngủ, nặng hơn nữa là gây viêm nhiễm toàn thân vô cùng khó khăn trong việc điều trị.

Chính vì những tác hại khôn lường của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em thì mọi người nên biết cách điều trị bệnh hợp lý đúng cách từ sớm, tránh làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ về sau.

viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa ở trẻ em là hiện tượng bệnh lý phổ biến

2. Triệu chứng nhận biết bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Hầu như kiến thức về triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em thì tất cả mọi người nên quan tâm, vì hiểu được điều này bạn sẽ dễ dàng phát hiện những dấu hiệu nhỏ nhất của bệnh giúp trẻ khắc phục bệnh sớm nhất có thể.

– Da ngứa và xuất hiện mụn nước: da sẽ xuất hiện đỏ làm trẻ khó chịu không yên, nổi các nốt đỏ và sau một thời gian ngắn các nốt này xuất hiện mụn nước làm phù nề da. Hơi giống với bệnh thủy đậu nhưng bệnh viêm da ở địa chỉ bị một vùng da nào đó trên cơ thể chứ không bị toàn thân như bệnh thủy đâu.

– Mụn nước vỡ ra và bắt đầu khô lại, ngứa giảm đi.

– Vùng da tại vùng xuất hiện bệnh trở nên khô và dày hơn bình thường, một đặc điểm nữa đó chính là da trở nên vàng hơn do dịch mụn nước màu hơn vàng nhạt.

– Trường hợp viêm nhiễm nặng: Đối với trường hợp bệnh tiến triển xấu hơn sẽ không có việc da trở nên khô hơn mà còn xuất hiện mủ, loét gây viêm nhiễm nghiêm trọng ở da.

– Vị trí thường gặp: Đối với bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em thì bạn nên chú ý tới một số vị trí mà bệnh hay xuất hiện đó là ở má, trán, cằm, tổn thương toàn thân…

3. Cách xử lý bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Đối với trẻ nhỏ thường sức đề kháng cũng như cơ địa mẫn cảm hơn người lớn vì vậy mà việc điều trị cần hết sức cẩn thận. Tốt nhất mọi người nên sử dụng các loại thuốc chữa bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em đã được các bác sĩ chỉ định như: các loại thuốc kem bôi dưỡng ẩm, thuốc cho tác dụng diệt khuẩn tại chỗ, hay thậm chí là các loại thuốc uống trị nhiễm khuẩn toàn thân như kháng sinh….

Muốn dùng thuốc cho hiệu quả tốt lại tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ thì mọi người nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ để loại bỏ bệnh một cách dễ dàng hiệu quả nhất tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

viêm da cơ địa ở trẻ em

Cần sử dụng thuốc bôi viêm da cho trẻ theo chỉ định bác sĩ

4. Chăm sóc bé bị viêm da cơ địa ở trẻ em đúng cách

Đối với bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em thì các mẹ nên chú ý vệ sinh cũng như một số vấn đề sau để hạn chế tình trạng nghiêm trọng của bệnh nặng hơn như:

– Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: mỗi ngày nên vệ sinh cho trẻ đúng cách, tốt nhất là nên dùng các loại lá cây diệt khuẩn tự nhiên như lá trầu không, rau diếp cá nấu nước tắm cho trẻ. Tuyệt đối nên hạn chế các loại chất tẩy rửa hóa học vì sẽ làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

– Giữ môi trường sạch sẽ cho bé: Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường có nhiều tác nhân gây bệnh như nền nhà, nước bẩn, chất tẩy rửa hóa học….

– Hạn chế tiếp xúc các chất dễ gây dị ứng: Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng sẽ giúp hạn chế tình trạng nghiêm trọng lên của bệnh này, một số tác nhân thường gây dị ứng mà các mẹ nên tránh đó là như lông chó mèo, khói bụi, phấn hoa, đồ ăn hải sản, bò…..

Đây là những thông tin về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em mà mọi người nên biết để biết cách xử lý bệnh sớm nhất có thể, những bà mẹ nào chưa có kinh nghiệm thì đây là những thông tin quan trọng mà bạn không nên bỏ qua một chút nào trong việc chăm và nuôi con khỏe đâu nhé!

 

Vì sao cần phải chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh sớm

Viêm da cơ địa là một trong các căn bệnh về da phổ biến ở trẻ em, có 10 – 20% trẻ em trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi bệnh này. Viêm da cơ địa không chỉ khiến bé khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

1. Tại sao trẻ sơ sinh hay bị viêm da cơ địa?

Chúng ta có thể dễ dàng quan sát và nhận biết những biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh. Thông thường, khi mắc bệnh này trẻ sơ sinh thường xuất hiện những đốm trên đầu mà dân gian vẫn hay gọi là “cứt trâu”. Kèm theo đó là hàng loạt các biểu hiện như: xuất hiện nốt, đám da sẩn đỏ, có nhiều vảy tiết dịch vàng ẩm ướt hoặc khô. Đặc biệt, bệnh này thường ngứa nên trẻ hay tỏ ra khó chịu, nhiều trường hợp tự gãi có thể làm xước da.

viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh khiến bé đau rát và khó chịu

2. Nguyên nhân khiến viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

– Sức đề kháng của trẻ vẫn còn hết sức yếu ớt, dễ bị tác động bởi các tác nhân từ môi trường, vi khuẩn, virus…

– Trong cơ địa của trẻ có thể có kháng thể IgE có thể kích thích IgE hoặc T limpho gây phản ứng viêm thể hiện ngay trên da.

– Một số loại thực phẩm mà chúng ta cho trẻ dùng hằng ngày cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn như: trứng, sữa, đậu…

– Trang phục mà chúng ta mặc cho bé cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Vào mùa đông, da của bé mất đi một lượng ẩm đáng kể, sử dụng các sản phẩm len, dạ… rất dễ làm da bị kích ứng.

3. Cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh tại nhà

3.1. Luôn vệ sinh cho trẻ thật sạch sẽ

Đây là một trong những cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh hết sức quan trọng khi mà chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ để thực hiện cho đúng. Việc tắm rửa không chỉ giúp loại bỏ bớt vi khuẩn gây bệnh mà còn cung cấp một lượng ẩm đáng kể cho da của bé.

Trẻ nhỏ cần được tắm rửa thường xuyên, đặc biệt ở những vùng da bị viêm da cơ địa thì bạn cần phải cẩn thận. Không nên dùng xà phòng tắm của người lớn để tắm cho trẻ vì da của bé hết sức nhạy cảm. Chúng ta nên dùng những dung dịch tắm dành riêng cho bé vừa có tác dụng diệt khuẩn rất tốt.

3.2. Sử dụng một số loại thuốc bôi hiệu quả

Việc dùng thuốc chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trẻ sơ sinh có da rất nhạy cảm nên chúng ta cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng các loại thuốc bôi cho trẻ. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ biết được bé đang bị bệnh ở mức độ nào để cho sử dụng cho phù hợp. Thông thường, với các bé sơ sinh chúng ta hay dùng thuốc dạng bôi. Ngoài ra, cần dùng các loại kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm thường xuyên cho bé.

viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Cần sử dụng thuốc bôi theo chỉ định bác sĩ

3.3. Dùng các biện pháp dân gian

Từ ngàn xưa, ông bà ta đã có những bài thuốc trị viêm da cơ địa rất hiệu quả, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên nên rất an toàn. Phương pháp điều trị này rất phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Bạn nên áp dụng một trong những cách sau:

** Dùng lá khế

Theo đông y thì lá khế có tác dụng phong nhiệt, giải độc, kháng khuẩn rất hiệu quả. Hơn nữa, loại lá này còn rất lành tính có thể dùng để trị viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh. Bạn có thể tiến hành theo các bước sau:

– Dùng 1 nắm lá khế tươi rửa sạch.

– Bỏ vào nồi nước nấu sôi lên khoảng 20 phút. Bạn nên thêm một chút muối để tăng công dụng diệt khuẩn.

– Đợi nguội bớt rồi dùng để tắm cho bé. Nhớ lấy bã lá chà xát lên vùng da bị tổn thương thì sẽ tốt hơn.

** Dùng lá tía tô

Trong thành phần của lá tía tô có rất nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa hiệu quả. Nguyên liệu này cũng rất dễ kiếm bạn có thể áp dụng để điều trị viêm da cơ địa cho bé. Bạn nên tiến hành việc điều trị theo các bước sau:

– Lấy một nắm lá tía tô rửa thật sạch.

– Bỏ vào nồi đun sôi với lượng nước vừa đủ.

– Hòa với nước để tắm cho bé.

Ngoài ra, nếu những phương pháp trên chưa mang lại hiệu quả tích cực trong việc chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể dùng sản phẩm Kem EmBé. Đây là một trong những sản phẩm được trị viêm da cơ địa vô cùng hiệu quả, không chứa chất tạo màu, tạo mùi hay chất bảo quản nên mẹ có thể yên tâm sử dụng mỗi ngày mà không sợ kích ứng da bé.

Với những thông tin hết sức chi tiết của chúng tôi chắc chắn bạn đã biết được những điều cơ bản nhất về cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh. Bạn đừng quá hoang mang lo lắng vì bệnh này hoàn toàn có thể trị khỏi nếu chúng ta sử dụng đúng cách.

 

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ nên lưu ý

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh tuy không nguy hiểm nhưng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, gãi không kiểm soát làm cho da bị trầy xước và có thể dẫn đến nhiễm trùng. Vì vậy, bố mẹ nên đặc biệt cẩn trọng và phải hiểu rõ về bệnh khi con mình bị mắc phải để biết cách chăm sóc, điều trị tốt nhất cho trẻ.

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Có đến 60% bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh khiến trẻ vô cùng khó chịu. Bệnh sẽ kéo dài đến khi trẻ 3 tuổi sẽ giảm dần và 4 tuổi thì ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do:

Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ thấp, hệ tiêu hóa chưa ổn định; cộng với môi trường ô nhiễm khiến trẻ sơ sinh nên dễ dàng bị vi khuẩn thâm nhập và gây bệnh viêm da.

Trong cơ địa của trẻ có kháng thể IgE giúp kích thích IgE hoặc T limphô đáp ứng viêm. Hoặc, có thể dị ứng do các loại thực phẩm như sữa, trứng, lạc, hải sản….

viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến

2. Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh theo vòng tròn là khô da, xuất hiện ban đỏ, mụn nước, ngứa gãi và mụn nước… Kèm theo đó là các biểu hiện như viêm mũi dị ứng, viêm họng, hen suyễn, viêm kết mạc mắt. Bệnh thường xuất hiện ở mặt, trán, gáy, mí mắt, cổ tay, mu bàn tay, mu bàn chân hoặc có thể là bị toàn thân ở trẻ.

3. Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

3.1. Chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng bài thuốc dân gian

a. Lá trầu không

Công dụng của trầu không

Lá trầu là một vị thuốc có rất nhiều công dụng. Đây là loại lá giúp trừ phong, sát trùng, tiêu viêm và kháng khuẩn vô cùng hiệu quả. Do đó, lá trầu không thường được sử dụng để chữa các triệu chứng như: nhức đầu, cảm cúm viêm họng, làm sạch các vết thương, chữa  viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

Rửa sạch lá trầu không và cho vào nồi đun sôi kĩ, sau đó lấy dung dịch đó pha loãng cùng với nước tắm, đồng thời phần bã có thể dùng để đắp vào phần viêm da ở trẻ. Các mẹ lưu ý nên sử dụng bài thuốc dân gian này mỗi ngày để có tác dụng nhanh chóng nhất. Chú ý nên cho một ít muối tinh để tăng cường tính kháng khuẩn.

chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

b. Chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng lá khế, me chua

Công dụng:

Theo Đông y thì khế có vị chua ngọt, tính bình tươi hơi mát, chín thì ôn có tác dụng sinh giải độc hiệu quả do đó cũng phát huy hiệu quả rất tốt trong việc giảm nhanh các triệu chứng dị ứng và viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Cách thực hiện:

Dùng 1 nắm lá khế, 1 nắm lá me chua để làm nước tắm hoặc ngâm.

Đun sôi 2 loại lá này với nước, ngâm rửa 2 lần 1 ngày. Chú ý không để trẻ được gãi sẽ gây viêm nhiễm, tổn thương nghiêm trọng hơn. Có thể lấy khăn nhúng trong nước thuốc rồi đắp lên vị trí bệnh, day day nhẹ sẽ làm giảm cơn ngứa hiệu quả

3.2. Chữa bệnh viêm da cơ địa trẻ sơ sinh bằng thuốc Tây

Đây là cách chữa bệnh viêm da cho trẻ được rất nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên, khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện. Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và chỉ định thuốc chữa trị cụ thể, phù hợp với cơ địa và sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Chú ý: các loại thuốc kem có chứa hoạt chất corticoid bắt buộc phải sử dụng đúng hướng dẫn của bác sĩ và không dùng quá 10 ngày. Đặc biệt không được dùng các bài thuốc nam hoặc tự ý mua thuốc để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn.

4. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

– Sử dụng kem dưỡng da để giữ độ ẩm cho da bé, tránh hiện tượng khô da.

– Không để trẻ tiếp xúc với nước bẩn, các chất tẩy rửa.

– Vệ sinh nơi sống sạch sẽ, thoáng mát để tạo môi trường trong sạch cho bé.

– Tránh để trẻ tiếp xúc với lông mèo, lông chó, khói bụi, phấn hoa vì những loại này dễ khiến da trẻ kích ứng và nhiễm trùng.

– Để tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa, bố mẹ cần xây dựng cho con mình một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất.

– Cố gắng cho bé bú bằng 100% sữa mẹ.

– Mẹ nên kiêng ăn những thực phẩm gây dị ứng; vì con bú sữa mẹ cũng sẽ bị dị ứng một cách gián tiếp.