Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

bé bị nổi mẩn đỏ

Sài Gòn mưa như trút, nắng như thiêu, trẻ dễ mắc bệnh về da

Mang đến cho con một mùa hè đúng nghĩa, vừa vui vừa bổ ích không phải là điều dễ dàng đối với các bậc phụ huynh trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhất là khi thời tiết oi nóng cùng những cơn mưa lớn “chợt đến chợt đi” dễ khiến trẻ mắc các bệnh về da. Để con có một mùa hè trọn vẹn, mẹ phải làm thế nào?

“Sáng nắng, chiều mưa” da con chưa thích nghi kịp

Bước sang tháng 5, thời tiết có sự thay đổi thất thường với những đợt nắng nóng gay gắt, đan xen là những cơn mưa rào bất chợt khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Kiểu thời tiết “sáng nắng, chiều mưa” này khiến không ít gia đình có con nhỏ phải lao đao vì nếu không mắc bệnh về đường hô hấp thì cũng là mắc các bệnh ngoài da.

Cơn mưa lớn khiến nhiều tuyến đường tại Sài Gòn ngập sâu, người dân phải lội bì bõm trong nước

Đơn cử, vợ chồng chị Trần Thị Hòa (quận Phú Nhuận, TP HCM) phải thay phiên nhau thức đêm để chăm sóc cô con gái 11 tháng tuổi đang bị phát ban đỏ. Chị Hòa cho biết, bé An nhà chị bắt đầu có dấu hiệu phát ban, nổi nốt nhỏ lấm chấm như muỗi đốt và tập trung thành từng mảng khoảng gần 1 tuần nay. Bé khó chịu, quấy khóc suốt khiến hai vợ chồng “ăn không ngon, ngủ không yên”. Đêm đến, chị và chồng thay nhau thức lau người và xoa cho bé khỏi ngứa nhưng trời nắng nóng, mồ hôi tứa ra nhiều làm các nốt đỏ không lặn mà dần lan xuống bụng và toàn thân khiến tình trạng bệnh càng thêm nặng.

Tương tự, thời tiết “đỏng đảnh” cũng khiến cô con gái 2 tuổi của chị Thu Trang (phường Chánh Hưng, quận 8, TP HCM) phải đi khám bác sĩ vì tình trạng chốc lở ngày càng nặng. Chị kể: “Gần 1 tuần nay nắng nóng quá nên con bị lên mụn ở đùi, cánh tay, lúc đầu như phỏng nước, sau vỡ ra và nổi nhiều mụn như rôm ở xung quanh khiến bé rất ngứa ngáy, khó chịu. Cho bé đi khám, bác sĩ da liễu chuẩn đoán cháu mắc bệnh chốc lở”.

Theo TS.BS Nguyễn Như Lan, nguyên trưởng khoa Lazes phẫu thuật, Viện Da liễu Trung ương, khí hậu thất thường, nắng nóng kèm mưa lớn, nhất là ở các tỉnh phía Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và mầm bệnh phát triển, kể cả côn trùng như ruồi, muỗi. Trong khi sức đề kháng của trẻ còn yếu, cộng với việc môi trường có sự thay đổi đột ngột, cơ thể trẻ không thích nghi kịp nên dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh.

Mẹ thông thái bảo vệ da con đúng cách khi thời tiết thay đổi

Chia sẻ về cách chăm sóc da cho các bé mùa nắng nóng, cô Hoàng Lan (giáo viên mầm non trường tư thục tại quận 8, TP HCM) cho biết: “Hơn chục năm làm trong ngành, cứ vào mùa nắng nóng, các bé lại mắc những bệnh về da nhiều hơn. Mỗi lần cha mẹ đến đón bé, tôi đều nhắc phụ huynh nên cho con mặc quần áo vải cotton dễ thấm mồ hôi để trẻ luôn được thoáng mát. Ở nhà cũng cần vệ sinh nơi ở sạch sẽ để giữ cho da trẻ luôn sạch, tránh cho trẻ chơi gần các vật nuôi hay những nơi môi trường không đảm bảo dễ làm trẻ bị trầy xước da và nguy cơ mắc các bệnh về da.

Trang bị sẵn các phương pháp phòng tránh mẩn ngứa, dị ứng cho con là điều cần thiết

Ngoài ra cha mẹ cần cho bé uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây… Cùng với đó, có thể sử dụng kết hợp với sản phẩm kem bôi ngoài da nguồn gốc rõ ràng, uy tín để giúp trẻ trị các chứng bệnh về da khi mắc phải như rôm sảy, chốc lở, dị ứng,…

“Vào mùa này lúc nào mình cũng trang bị sẵn sản phẩm bôi da cho các con phòng trừ trường hợp con bị mẩn ngứa, dị ứng,…do thời tiết. Bé nào có biểu hiện về da như nổi nốt đỏ, ngứa ngáy, trầy xước,… mình đều xài cho con. Sản phẩm mình lựa chọn ba mẹ các bé đều biết và an tâm vì nó đáp ứng đầy đủ 3 tiêu chí là an toàn, dịu nhẹ, hiệu quả. Đó là Kem EmBé, một sản phẩm chuyên biệt phù hợp với làn da nhạy cảm của các con” – cô Hoàng Lan chia sẻ.

bé bị nổi mẩn đỏ

Theo tìm hiểu được biết, Kem EmBé bào chế 100% thảo dược từ thiên nhiên, có chứa bộ đôi kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa tự nhiên tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất Cúc La Mã làm dịu tổn thương trên da bé ngay tức thì. Ở Đức, các chế phẩm có chứa tinh chất thảo dược này là lựa chọn hàng đầu để chăm sóc và chữa trị bệnh lý ở da trẻ nhỏ, giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, phục hồi vùng da tổn thương. Đây là sản phẩm có tác động toàn diện trong việc chống viêm, giảm ngứa, dưỡng ẩm, tạo màng bảo vệ, tái tạo tế bào da và ngăn ngừa thâm sẹo, đặc biệt an toàn với làn da của trẻ nhỏ.

Việc mang đến cho con một mùa hè trọn vẹn đã không còn là nỗi lo lắng khi ba mẹ trang bị cho con sản phẩm con cần – Kem EmBé. Với “người bạn” này, con sẽ thoải mái vui chơi và phát triển thể chất một cách toàn diện ngay cả khi nắng nóng, mưa rào  mà không còn lo bất cứ vấn đề nào về da.

Mẹ nào có con đang gặp phải các vấn đề về da như mẩn ngứa, dị ứng,… do mưa ngập kéo dài thì hãy sắm ngay tuýp Kem EmBé để bảo vệ da con luôn khỏe mạnh nhé!

 

Cách trị hăm háng nào là tốt nhất?

Thời tiết nóng nực cùng với việc mặc tã thường xuyên khiến vùng háng của trẻ nhỏ bị hăm. Chính vì vậy, việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh và hiểu về cách trị hăm háng bằng mẹo dân gian giúp mẹ dễ xử lý tình trạng này.

1. Nguyên hăm háng

Bệnh hăm da là tên thường gọi của tình trạng nổi mẩn đỏ ở các vùng da gấp nếp. Đây là tình trạng phát ban có thể xuất hiện trong suốt cuộc đời của mỗi người và đặc biệt ở trẻ nhỏ nếu đóng bỉm thường xuyên tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Hoặc có thể do nguyên nhân ẩm ướt và cọ xát của quần áo, tã… Nước tiểu hoặc phân trong tã thời gian lâu sẽ gây ra kích ứng da và phát triển vi khuẩn gây hăm da. Ngoài ra hương thơm tẩm trong tã hoặc khăn lau cho bé cũng có thể gây kích ứng da.

cách trị hăm háng

Hăm háng là hiện tượng phổ biến ở trẻ

2. Các cách trị hăm háng

2.1. Cách trị hăm háng từ dầu dừa

– Chuẩn bị: Khăn vải xô sạch; Dầu dừa

– Các bước thực hiện cách trị hăm háng từ dầu dừa

Bước 1: Cởi bỏ tã của bé con ra và mẹ rửa sạch tay với xà phòng

Bước 2: Các mẹ nên dùng khăn xô để mềm, mịn lau mông, bẹn và bộ phận sinh dục cho con rồi dùng lau khô. Lót một tấm giấy chống thấm nước lên giường rồi đặt bé nằm lên trên.

Bước 3: Mẹ rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn một lần nữa rồi lau sạch tay (bước này để chắc chắn rằng tay mẹ ít vi trùng nhất khi sờ vào vùng da đang tổn thương của con).

Bước 4: Đổ ra tay một lượng dầu dừa vừa đủ rồi thoa lên vùng da mà bé con bị hăm đỏ. Massage nhẹ nhàng vùng da đó khoảng 10-20 phút để dầu dừa thấm vào da của con

Bước 5: Để con “giải phóng” bỉm tã trong vòng 3 tiếng đồng hồ, không mặc tã cho con để con được thông thoáng nhất có thể. Chỉ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi cho con.

2.2. Cách trị hăm háng từ chè xanh hoặc trầu không

– Chuẩn bị: 200 gram lá chè xanh hoặc lá trầu không; 1 lít nước lọc

– Các bước thực hiện cách trị hăm háng từ chè xanh hoặc trầu không

Bước 1: Rửa sạch lá chè xanh hoặc lá trầu không rồi để ráo

Bước 2: Đun nước sôi rồi cho lá chè xanh hoặc lá trầu không vào đun cùng

Bước 3: Đun trong khoảng 10 phút thấy nước sôi trở lại thì tắt bếp

Bước 4: Sau khi đổ nước ra chậu và để nước ấm thì dội rửa nước lá vào vùng hăm háng cho con

Bước 5: Lau vùng da vừa rửa bằng khăn sạch rồi mặc quần áo thoáng mát cho bé.

2.3. Cách trị hăm háng từ lá khế

– Chuẩn bị: 1 nắm lớn lá khế (có thể mua tại các cửa hàng bán lá thuốc); Nước sôi để nguội sạch

– Các bước thực hiện cách trị hăm háng từ từ lá khế:

Bước 1: Rửa sạch lá khế cho hết đất cát rồi đem đi vẩy thật khô ráo

Bước 2: Cho lá khế vào cối rồi dùng chầy giã nát, cho thêm một chút muối hạt vào giã tiếp

Bước 3: Cho thêm 150-200ml nước sôi để nguội trộn đều với phần lá khế vừa giã

Bước 4: Dùng khăn xô sạch chấm vào chỗ con bị hăm đỏ da.

Bước 5: Mặc quần áo thoáng mát cho con.

cách trị hăm háng từ lá khế

Cách trị hăm háng từ lá khế

3. Lưu ý sau khi áp dụng cách trị hăm háng từ tự nhiên

– Da của con còn rất yếu, mỏng nên cha mẹ nên tránh sử dụng các loại khăn ướt để lau mông, bẹn cho con. Cách trị hăm háng bằng phương pháp tự nhiên như dầu dừa, trà xanh, lá khế vừa an toàn cho da, vừa mang lại hiệu quả cao

– Dùng tã đúng kích cỡ cho con, không nên nhỡ mua nhầm tã bé hơn kích cỡ của con tiếc rẻ mà cho con mặc tiếp.

– Các mẹ nên thay tã thường xuyên và lau rửa vùng sinh dục kỹ cho bé. Tuy nhiên cần lau bằng khăn tay mềm, tránh lau mạnh có thể gây ra kích ứng và làm khô da.

–  Nên chọn tã phù hợp với bé không quá chật. và chừa chỗ cho không khí lưu thông quanh vùng mông của bé.

– Nếu bạn đang cho bé bú, tiếp tục càng lâu càng tốt vì sữa mẹ có tác động đến độ pH trong nước tiểu và phân của bé, làm giảm hăm tã. Nên cho bé ăn sữa mẹ và mặc loại tã dùng một lần sẽ ít gặp hăm tã hơn.

– Nếu bé bị hăm háng nặng và kéo dài thì các mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị bệnh kịp thời.

Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng sản phẩm Kem EmBé Plus là một trong những sản phẩm trị hăm háng vô cùng hiệu quả chứa các thành phần an toàn và không gây kích ứng cho da giúp giảm ngay triệu chứng hăm da, làm dịu da mang đến là da mịn màng, trắng hồng cho bé.

Kem bôi da thảo dược Kem Em Bé Plus

Công dụng của kem EmBé Plus chính là nhờ các thành phần tự nhiên tốt cho làn da của bé và chống hăm tã hiệu quả:

  • Thông đỏ Pháp, chiết xuất Rau má, chiết xuất Cúc La Mã, Nghệ Nano THC: giảm ngứa nhanh sau 5 phút, chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Chiết xuất Rau má, Vitamin B5: làm dịu da, tái tạo tế bào mới và phục hồi da nhanh chóng. 
  • Vitamin E, Sữa dê, dầu quả Bơ: có công dụng duy trì độ ẩm thích hợp cho làn da để bé luôn cảm thấy dễ chịu và tái tạo vùng da bị tổn thương.

Sản phẩm không những giúp giảm đau rát, giảm ngứa mà còn giúp vùng da bị hăm nhanh chóng se lại, ngăn ngừa viêm nhiễm và tránh làm lan rộng vùng hăm. Theo kinh nghiệm điều trị, khoảng sau 12h, vết hăm sẽ giảm nhanh đỏ rát.

Đồng thời, Kem EmBé  Plus giúp giảm ngứa nhanh chỉ sau 5 phút, dịu các vùng mẩn đỏ trong các trường hợp: mẩn ngứa, muỗi đốt, rôm sảy, côn trùng đốt,..

Kem bôi da thảo dược đa công dụng cho trẻ em

Hướng dẫn sử dụng

Bước 1: Làm sạch vùng da bị tổn thương.

Bước 2: Thoa Kem Em Bé Plus lên vùng da bị tổn thương ngày 3 – 6 lần. Các trường hợp hăm đỏ nhiều có thể dùng ngày từ 4-6 lần.

Kem Em Bé Plus được cấp phép của Bộ Y Tế, được các dược sĩ khuyên dùng và có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, giá bán lẻ 80.000 đồng/tuýp 20 gram.

Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại Link

tamlatriromsay

Cách phòng và trị rôm sảy cho bé tận gốc

Cách phòng và trị rôm sảy cho bé nào vừa an toàn lại vừa có hiệu quả tận gốc giúp mẹ đánh tan nỗi lo rôm sảy vào mùa nắng nóng nhỉ?

cách trị rôm sảy cho bé

4 sự thật mẹ cần biết để chọn cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả

4 sự thật về bệnh rôm sảy sau sẽ giúp bố mẹ có hiểu biết cần thiết và cơ bản để tìm cách phòng và trị rôm sảy cho bé hiệu quả đấy!

  1. Bé bị rôm sảy nguyên nhân chính là do bị tắc nghẽn tuyến mồ hôi dưới da.
  2. Rôm sảy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả người lớn nhưng trẻ nhỏ có nguy cơ cao hơn vì làn da mỏng manh và nhạy cảm.
  3. Thực chất bé bị rôm sảy lành tính hoàn toàn có thể tự khỏi mà không cần phải tác động bởi một loại thuốc bôi hay thuốc uống nào.
  4. Thời tiết nắng nóng mùa hè là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị rôm sảy ngày càng nặng.

Xem thêm:

Mách mẹ cách phòng và trị rôm sảy cho bé tận gốc

Việc đầu tiên bố mẹ cần làm không phải là đi tìm một loại thuốc bôi hoặc thuốc uống trị rôm sảy cho bé mà hãy bắt đầu từ thay đổi chế độ chăm sóc bé cho phù hợp. Cụ thể:

  • Hạn chế các đồ ăn quá nhiều đường, nhất là vào những ngày nắng nóng. Lưu ý uống đủ nước, tăng cường bổ sung vitamin C khi thời tiết nắng nóng.
  • Hãy tắm cho con hằng ngày bằng nước mát.
  • Ngoài ra, đối với các bé bị rôm sảy rồi, mẹ có thể la da cho trẻ bằng nước mát thường xuyên. Chú ý luôn giữ cho da khô ráo và sạch sẽ.
  • Về quần áo, bố mẹ nên chọn quần áo rộng rãi sáng màu, có chất liệu thấm và thoát mồ hôi nhanh để hạn chế bé bị rôm sảy.
  • Những ngày thời tiết quá nắng nóng đừng e ngại mà hãy sử dụng ngay điều hòa nhiệt độ để làm dịu mát không khí nóng bức.
  • Đặc biệt, không gian phòng ngủ, phòng sinh hoạt nên đảm bảo thoáng mát và thông khí tốt, hạn chế đưa bé ra ánh nắng, đặc biệt là từ 10h-16h nhé vì trong ánh nắng có nhiều chất gây hại cho làn da nhạy cảm, dễ khiến bé bị rôm sảy hơn bình thường đấy!

Lưu ý: HIện nay có nhiều bố mẹ khá lạm dụng phấn rôm trong việc điều trị các hiện tượng da liễu tiêu cực ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, về tác dụng của phấn rôm, cho đến nay vẫn có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều. Bố mẹ bởi vậy hãy cân nhắc kỹ, tốt nhất tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phấm rôm để phòng tránh bé bị rôm sảy nhé.

Xem thêm:

Bài thuốc trị rôm sảy cho bé bằng lá khế

Là khế là một loại lá cây rất sẵn trong vườn, có mùi thơm nhẹ và cũng dịu mát cho làn da nhạy cảm của con nên hay được ứng dụng để chữa các bệnh da liễu đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

  • Cách dùng lá khế trị rôm sảy cho bé như sau

Lá khế mẹ chỉ cần rửa sạch bằng nước muỗi loãng, cho vào nồi nấu lên tắm cho bé. Ngoài ra cũng có thể vò trực tiếp rồi lọc lấy nước tắm cho bé. Tuy nhiên, không nên tắm nước lá khế tươi cho trẻ sơ sinh, nên nấu chín hãy tắm đề phòng lá khế có nhiều bọ nẹt làm ngứa bé.

Xem thêm: Kinh nghiệm trị rôm sảy tại nhà an toàn và hiệu quả

Chúc mẹ phòng và trị rôm sảy cho bé thành công nhé!

cách chữa rôm sảy ở trẻ

Rôm sảy ở trẻ – Nỗi lo của mẹ

Rôm sảy là tình trạng phổ biến, tái đi tái lại mỗi mùa nắng nóng khiến mẹ vô cùng lo lắng. Mẹ ơi nhớ bỏ túi những thông tin sau để phòng và trị rôm sảy cho con hiệu quả nhất nhé!

Xem thêm: 

rôm sảy

1. Trẻ bị rôm sảy nguyên nhân vì sao?

Có 2 lý do chính dẫn đến tình trạng bé bị rôm sảy:

  • Nguyên nhân khách quan là thời tiết nóng bức, khó chịu: mồ hôi trẻ tiết ra nhiều, không thoát hết sẽ ứ đọng trong các ống bài tiết trên da, nếu bị bụi bịt kín sẽ làm xuất hiện các nốt viêm trên da khiến bé vô cùng khó chịu.
  • Nguyên nhân chủ quan do chế độ chăm sóc bé hằng ngày của mẹ chưa được khoa học, tạo điều kiện cho mồ hôi kết hợp với bụi bít kiến lỗ chân lông. Thậm chí khi trẻ đã bị rôm sảy rồi mà chế độ chăm sóc vẫn không được điều chỉnh thì tình trạng rôm sảy sẽ ngày càng nặng, đe dọa sức khỏe của con.

2. Rôm sảy có  những loại nào? Mức độ nguy hiểm ra sao?

Có 3 dạng lâm sàng của rôm sảy được phân loại dựa theo vị trí ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn.

– Miliaria crystallina (Rôm sảy kết tinh): Đây là dạng nhẹ của rôm, biểu hiện bởi những mụn nước nông, nhỏ, trong, và những sẩn dễ vỡ nhưng không ngứa, không đau.

– Miliaria rubra (Rôm sảy đỏ): Xảy ra ở vị trí sâu hơn trong lớp thượng bì (epidermis) của da, gây ra những sẩn đỏ có cảm giác đau nhói và ngứa nhiều.

– Miliaria profunda (Rôm sảy sâu): Đây là dạng rôm ít gặp, xảy ra chủ yếu ở những người lớn đã bị nhiều đợt rôm sảy đỏ. Miliaria profunda có thể gây tình trạng không có mồ hôi lan rộng dẫn đến hội chứng kiệt sức do nóng: Chóng mặt, buồn nôn, mạch nhanh.

3. Mách mẹ cách phòng và trị rôm sảy tận gốc cho con

3.1. Thay đổi chế độ chăm sóc sao cho khoa học

  • Các bé bị rôm sảy chủ yếu là do cơ thể nóng bên trong, do đó ngoài việc sử dụng thuốc bôi hay uống, mẹ hãy chú ý làm mát cho con bằng cách thay đổi điều kiện sống. Nghĩa là luôn đảm bảo con có một không gian thoáng mát, nhiệt độ vừa phải không nóng quá, không lạnh quá.
  • Lưu ý tắm mát cho con vào giờ nhất định với nhiệt độ thích hợp và ở nơi kín gió để tránh trẻ bị cảm lạnh đột ngột.
  • Khẩu phần ăn hằng ngày đặc biệt tăng cường bổ sung các loại hoa quả có nhiều vitamin C như cam, chanh… trong khẩu phần ăn hay uống nước giải khát thanh nhiệt như: rau má, nước chanh, nước chanh muối, mía lau, artisô…

3.2. Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì?

Các loại thuốc bôi thường dùng điều trị rôm sảy là:

  • Dung dịch calamine

Tác dụng làm dịu ngứa nhanh

Nhược điểm: Thuốc có những tác dụng không mong muốn nên khi sử dụng cần hết sức thận trọng, chỉ dùng khi thật cần thiết và phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Kem bôi anhydrous lanolin

Tác dụng: có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng bít các ống tuyến mồ hôi và ngưng phát sinh các đám rôm.

  • Các bài thuốc tắm từ thiên nhiên

Trả lời cho câu hỏi trẻ bị rôm sảy tắm gì? – Đôi khi câu trả lời chỉ là các loại lá vô cùng quen thuộc trong vườn nhà mà các mẹ bỏ qua không biết.

Cụ thể là các mẹ có thể tắm cho trẻ bằng một số loại cây, quả như mướp đắng, chanh, lá tía tô, kinh giới…

Tuy nhiên các mẹ nhớ làm sạch thật sạch những loại lá, quả này trước khi sử dụng đun nước tắm cho con để loại bỏ tất cả các loại vi khuẩn ẩn nấp trên lá hay quả đó.

  • Sử dụng sản phẩm Kem Embe

Điểm mạnh nhất của sản phẩm Kem Embe chính là 100% thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên, là tổng hợp của rất nhiều vị thuốc quý trong dân gian nên có hiệu quả rất nhanh, an toàn và được các bà mẹ tin dùng. Đặc biệt sản phẩm cũng không chứa corticoid và parapen nên hoàn toàn an toàn cho trẻ sơ sinh đấy!

Xem thêm: 15 phương pháp trị rôm sảy cho bé hiệu quả nhất