Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Chẳng còn sợ mùa mưa Sài Gòn vì mẹ đã có cách để con không bị mẩn ngứa, dị ứng

Cơn mưa kéo dài dài từ đêm tới sáng đã làm con ngõ nhỏ nhà chị Hạnh (quận 5, TP HCM) ngập trong nước. Chị thì không sao, nhưng cô con gái mới hơn 2 tuổi cùng cậu con trai đang học lớp 3 của chị dị ứng, mẩn ngứa, đỏ khắp tay, chân, ngứa gãi liên hồi.

Đây cũng là tình cảnh mà rất nhiều người dân Sài Thành khác, nhất là những đứa trẻ đang phải sống chung khi mùa mưa về.

Bệnh da liễu “ăn theo” mưa lũ

Đoạn đường từ nhà chị Hạnh ra đến đường lớn cách có hơn 50m nhưng ngập trong nước đến tận đầu gối. Sáng đưa con đi học, chồng chị bế đứa nhỏ ra xe còn cậu con trai cùng mẹ lội bì bõm dưới nước. Nước bẩn, đủ mọi thứ ô nhiễm. Chị Hạnh biết chắc kiểu gì hai đứa con chị cũng bị ngứa ngáy, khó chịu.

Mưa ngập kéo dài là nguyên nhân gây ra bệnh về da của trẻ

Đúng như dự đoán, tối đón con đi học, đi lớp về, chân và tay cậu con trai nổi những nốt mẩn đỏ li ti. Ngứa quá nên con gãi có chỗ trợt da, chảy máu rồi xuất hiện mụn nước và lan sang các vùng da khác. Còn cô con gái, do được bố bế nên nhẹ hơn anh nhưng bé cũng dính nước mưa. Da trẻ con nhạy cảm, sức đề kháng còn yếu nên cũng dễ bị mẩn ngứa.

“Mình biết kiểu gì con cũng bị ngứa ngáy khó chịu. Không cứ gia đình mình mà nhiều người dân khác sống trong khu vực ngập lụt hay phải tiếp xúc nhiều với nước mưa đều có biểu hiện của bệnh viêm da. Bởi ô nhiễm môi trường cùng khí CO2 tăng lên kết hợp nước mưa bám trên da sẽ làm da kích ứng gây tình trạng phát ban, nổi mẩn đỏ, chàm, biểu hiện làm da đỏ lên và ngứa, nếu nặng hơn sẽ xuất hiện các mụn nước” – chị Hạnh thông tin.

Con thích, mẹ vui khi da con luôn được bảo vệ

Theo TS.BS Nguyễn Như Lan, nguyên trưởng khoa Lasez, Viện Da liễu trung ương, mưa kèm theo khí hậu nóng ẩm và đường phố thường xuyên bị ngập nước, tù đọng nước bẩn là kẻ thù của da. Các bệnh như viêm da, mề đay, mụn trứng cá, chàm, dị ứng với tác nhân ô nhiễm trong không khí, môi trường,… là những bệnh thường xuyên gặp phải khi mùa mưa đến. Nguyên nhân bởi nguồn nước ngập trên đường đi, ngoài nước mưa còn có các loại nước ô nhiễm khác. Cùng với đó, tình trạng lớp sừng bảo vệ da sau khi ngâm nước giãn nở, tạo điều kiện cho các tác nhân này thâm nhập qua da gây nhiễm trùng, nhiễm nấm, thậm chí gây ra bệnh ký sinh trùng như ấu trùng di truyền, gây tổn thương da.

98% mẹ đã tin dùng và sử dụng Kem EmBé

“Khi đi ngoài mưa về, nhiều người chỉ rửa chân qua loa khiến da, móng dễ bị nấm, dị ứng gây ngứa, viêm da. Ngược lại không ít người quá kỹ lưỡng khi dùng xà phòng chà xát mạnh lên da nhằm “tẩy trôi” bụi bẩn, nước dơ. Cách vệ sinh quá tay này có thể khiến da dễ bị kích ứng, tổn thương. Cần vệ sinh cơ thể, vùng da bị tổn thương bằng nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn và lau khô vùng da đang bị ngứa. Không gãi, cào cho “đã ngứa” vì sẽ làm da trầy xước, tăng nguy cơ bội nhiễm.” – bác sĩ Nguyễn Như Lan lưu ý.

Hiểu rõ “cơ chế” viêm da, mẩn ngứa khi mùa mưa đến, chị Hạnh luôn thủ sẵn tuýp sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên giúp da con mau lành tổn thương, giảm nhanh vết ngứa. Chị chia sẻ: “Nuôi đến bé thứ 2 rồi nên thành ra có kinh nghiệm, không còn luống cuống như trước nữa. Mỗi lần con bị ngứa, mình đều lấy Kem EmBé bôi cho con. Các triệu chứng như sưng đỏ, mẩn ngứa giảm rất nhanh, trả lại con làn da mịn màng”.

Chị Hạnh thông tin thêm: “Mình đã dùng Kem EmBé cho 2 con được hơn 1 năm nay và thấy rất tốt. Ngoài thành phần đều từ thiên nhiên an toàn, không corticoid, chất kem còn rất mát, hình hộp ngộ nghĩnh nên hai bé nhà mình rất thích. Mỗi lần thấy có nốt đỏ mẩn ngứa hay muỗi đốt, hai bé đều tự lấy Kem EmBé bôi rồi cất cẩn thận vào tủ thuốc. Có Kem EmBé ngoài việc bảo vệ làn da con còn rèn luyện cho con biết tự giác trong các vấn đề cá nhân nên mình và gia đình rất vui khi thấy con khôn lớn, trưởng thành mỗi ngày cùng Kem EmBé”.

rôm sảy ở bé

Trị rôm sảy cho bé và những điều cần biết

Làm thế nào để trị rôm sảy cho bé hiệu quả trong mùa nắng nóng. Theo các bác sĩ, để khắc phục các triệu chứng rôm sảy ở trẻ nhỏ như ngứa da, da nổi mẩn đỏ, mụn nước tại các vị trí cổ, vai, ngực, lưng,… cần thực hiện theo đúng nguyên tắc và các cách chữa trị phù hợp, an toàn. Dưới đây là những lời khuyên và gợi ý cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả nhanh chóng. Cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng thực hiện ngay đảm bảo mang lại kết quả tốt.

1. Những nguyên tắc cần lưu ý giúp trị rôm sảy cho bé hiệu quả, an toàn

Tình trạng rôm sảy ở trẻ nhỏ tuy không gây ảnh tới sức khỏe nhưng lại khiến cho trẻ cảm giác khó chịu, quấy khóc ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt đời thường. Vào thời tiết nắng nóng, trẻ dễ bị rôm sảy do trẻ nô đùa ra nhiều mồ hôi, lỗ chân lông bị tắc nghẽn do bụi bẩn, vi khuẩn bám vào. Khi trẻ bị rôm sảy, cha mẹ cần ghi nhớ thực hiện tốt những điều nên làm và không nên làm.

rôm sảy ở bé

Cách trị rôm sảy cho bé được rất nhiều quan tâm

2. Những việc nên làm khi bé bị rôm sảy

– Vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi ngày. Bạn có thể tắm rửa cho bé bằng nước muối pha loãng, tắm nước ấm hay các loại lá cây có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da.

– Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, chất liệu vải cotton dễ thấm mồ hôi để không gây bít lỗ chân lông, nóng bức dễ gây rôm sảy.

– Chọn loại phấn rôm đảm bảo chất lượng để bôi cho bé có tác dụng làm giảm ngứa, dịu da và hỗ trợ điều trị rôm sảy cho bé

– Mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau quả tươi, uống nước ép trái cây như nước cam, nước rau má, nước sắn dây,… có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tăng sức đề kháng cho cơ thể bé để loại bỏ nhanh tình trạng rôm sảy.

– Cha mẹ hãy chú ý tới việc chống nắng cho bé mỗi khi đi ra ngoài. Nên cho bé đội mũ, che dù, đeo khẩu trang,…

Những việc mẹ không nên làm khi bé bị rôm sảy

– Mẹ có thể sử dụng nước ấm pha muối hoặc nước cốt chanh để tắm rửa cho bé nhưng không nên cho quá nhiều hoặc lạm dụng dùng chanh, muối vì có thể gây hại cho làn da còn non nớt của bé. Hãy đảm bảo liều lượng pha muối, chanh ở mức vừa phải dịu nhẹ hợp với làn da của bé.

– Trường hợp da bé bị trầy xước thì bạn không nên dùng nước lá để tắm, nhất là dùng bã lá chà xát lên da bé sẽ gây tổn thương và dễ bị nhiễm trùng.

– Hạn chế sử dụng các loại sữa tắm hay massage cho bé để tránh bị khô da và tăng thêm tình trạng bị rôm sảy.

– Điều quan trọng nhất là bạn không nên tự ý dùng các loại thuốc bôi trị rôm sảy cho bé khi chưa có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để tránh gây tác dụng phụ và hậu quả đáng tiếc.

cách trị rôm sảy cho bé

Hạn chế massage cho bé bằng các loại dầu

3. Các cách trị rôm sảy cho bé tại nhà hiệu quả, an toàn

Theo kinh nghiệm từ xa xưa truyền lại có rất nhiều cách trị rôm sảy bằng tự nhiên hiệu quả. Trong đó, các mẹ có thể tham khảo áp dụng theo một số cách, bài thuốc đơn giản dưới đây vừa mang lại hiệu quả nhanh chóng lại an toàn cho bé.

– Lấy một nắm rau má tươi rửa thật sạch, giã nát rồi cho thêm nước đun sôi để nguội vào lọc lấy nước cho bé uống vào buổi sáng. Bạn có thể thêm vào một chút đường cho bé dễ uống. Rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên rất phù hợp để trị rôm sảy an toàn.

– Lấy một nắm rau sam tươi rửa thật sạch, giã lấy nước cho bé uống hoặc pha với nước tắm cho bé. Nước rau sam vị chua, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng sẽ giúp trị rôm sảy, giảm ngứa và dịu da.

– Dùng lá sài đất 20g, lá ngải cứu 30g, lá nhài 50g. Cả 3 loại lá đem rửa thật sạch, sắc lấy nước cho bé uống, ngày uống 2 – 3 lần và dùng liên tục trong khoảng 3 – 5 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt.

– Bạn lấy rễ cây hẹ 60g đem rửa sạch rồi sắc cho bé uống trong ngày. Kết hợp mẹ có thể lấy một cây hành tươi rửa sạch, giã nát, trộn đều với chút giấm, sao lên rồi bôi vào nơi có rôm sảy rất tốt.

– Lấy lá cây kinh giới khô để nấu nước tắm cho bé. Hoặc bạn có thể dùng lá kinh giới kết hợp với quả mướp đắng rửa sạch, xay nhuyễn rồi lấy nước tắm cho bé sẽ cho hiệu quả nhanh chóng.

– Dùng quả mướp đắng trị rôm sảy cho trẻ theo kinh nghiệm dân gian vô cùng hiệu quả, an toàn. Đó là bạn chỉ cần lấy quả mướp đắng tươi  nấu chín hoặc giã nát lấy nước tắm cho bé. Mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng rất thích hợp để trị rôm sảy, an toàn cho làn da của trẻ.

– Cho trẻ uống nước pha bột sắn dây hàng ngày cũng rất tốt giúp thanh nhiệt, giải độc, làm giảm tình trạng rôm sảy nhanh chóng. Hoặc bạn có thể kết hợp dùng bột sắn dây và nước rau má tươi hòa cho bé uống hàng ngày.

Các mẹ nên lựa chon Kem EmBé – một trong các sản phẩm điều trị triệt để các tổn thương do rôm sảy mẩn ngứa ở trẻ vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, kem em bé cũng là sản phẩm chăm sóc da thiết yếu, sử dụng được trong nhiều trường hợp thường gặp như: côn trùng đốt, hăm da, khô da, mẩn ngứa,.. giúp mẹ chăm sóc toàn diện cho da bé.

 

bệnh eczema

Bệnh Eczema và những điều ít người biết

Bệnh Eczema là phản ứng viêm lớp nông của da, cấp tính hoặc mạn tính, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Vậy triệu chứng và cách phòng và trị tình trạng da liễu này như thế nào?

bệnh eczema

Triệu chứng thường gặp – Dấu hiệu nhận biết của bệnh eczema

Bệnh eczema điển hình trải qua 4 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1 – Đỏ da: Biểu hiện ngứa ngứa, sau đó nổi lên những mảng da đỏ.

Giai đoạn 2 – Xuất hiện mụn cóc: Trên da bắt đầu xuất hiện những mụn nước đường kính khoảng 1 – 2 mm nổi dần dần trên mảng da đỏ. Những mụn nước này rất nông, dễ vỡ và chảy ra chất dịch hơi dính và tanh. Đây cũng là giai vùng da bị tổn thương rất dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy đỏ lên, có cảm giác đau nhức và kèm theo sưng hạch ở gần đó.

Giai đoạn 3 – Đóng vảy, đóng mày: Hiện tượng đóng vảy do những mụn nước vỡ ra tạo thành lớp mày.

Giai đoạn 4 –  Liken hóa (hằn cổ trâu): Giai đoạn này được gọi là mạn tính. Lúc này thương tổn đã trở nên dày cộm, sẫm màu, có cảm giác ngứa dai dẳng từng đợt.

Lưu ý: Phân tách thành 4 giai đoạn như kể trên trên lý thuyết chỉ để thấy rõ chuyển biến của từng giai đoạn. Trong thực tế các giai đoạn thường chồng chéo lên nhau với các biểu hiện da liễu kép. Một số trường hợp chỉ trải qua 3 giai đoạn mà không đến giai đoạn 4 và sau đó bệnh eczema lành mà không để lại dấu vết gì.

Mách bạn cách điều trị bệnh eczema hiệu quả

Điều trị bệnh eczema hiệu quả cần đáp ứng 2 yêu cầu sau: kiểm soát cơn ngứa và chấm dứt tình trạng viêm nhiễm da nghiêm trọng. Tùy vào thương tổn khác nhau và cơ địa, độ tuổi khác nhau mà người bệnh sẽ được chỉ định các giải pháp điều trị  bệnh tích cực giúp đẩy lùi bệnh nhanh nhất. Cụ thể có một số biện pháp điều trị phổ biến như sau:

Sử dụng thuốc uống toàn thân để trị bệnh eczema

  • Sử dụng cho các trường hợp bệnh nặng và diễn biến khá phức tạp. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc uống điều trị bệnh eczema như sau:
  • Thuốc chống dị ứng: một số thuốc kháng histamin giúp trị các tình trạng dị ứng làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, điển hình là thuốc chlorpheniramin…
  • Thuốc chống viêm, bội nhiễm: Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân chủ yếu là thuốc amcxiilin, Cephalosporin…Sử dụng thuốc này cần có sự kê đơn của bác sĩ để phòng tránh tác hại xấu có thể xảy ra.
  • Thuốc chống ngứa: Các thuốc chống dị ứng như sirô phenergan, sirô théralèn, hay chlorpheniramin…
  • Thuốc chống bội nhiễm: Trong trường hợp eczema có viêm da mủ, các bác sĩ sẽ cho điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống kháng sinh (amoxicilin, cephalosporin…). Và tùy theo tình trạng bội nhiễm, các bác sĩ cũng sẽ chọn lựa chọn loại kháng sinh thích hợp.

Sử dụng thuốc bôi cho tác dụng tại chỗ để điều trị bệnh eczema

cách chữa bệnh chàm sữa

  • Hồ nước: Dùng hồ nước trong giai đoạn đầu của bệnh, da mới đỏ, chảy nước ít, sẽ có tác dụng làm dịu da, đỡ ngứa.
  • Dung dịch: Thường dùng dung dịch jarish, natri clorid 0,9%; thuốc tím 0,001%; vioform 1%. Dung dịch này được dùng trong giai đoạn eczema bán cấp. Cách dùng: lấy gạc nhúng vào dung dịch, đắp nhiều lần lên nơi thương tổn. Lưu ý không được dùng các dung dịch có axit boric cho trẻ em.
  • Thuốc mỡ: Việc dùng thuốc mỡ trong giai đoạn cấp tính đề phòng sẽ gây phản ứng mạnh nên chủ yếu thuốc mỡ được dùng trong giai đoạn bệnh eczema mạn tính. Các kháng sinh dạng thuốc mỡ có thể kể đến là  cream synalar-neomycin, hay cream celestoderm-neomycin, được bôi khi có nhiễm khuẩn. Các thuốc mỡ chứa corticosteroid cũng có thể sử dụng để bôi trên tổn thương eczema khô, tuy nhiên nên cẩn trong khi dùng, không nên dùng để bôi trong các trường hợp eczema nhiễm khuẩn. Đặc biệt, không nên bôi quá nhiều (diện tích rộng) vì có thể gây biến chứng nguy hiểm do tác dụng phụ của thuốc.

Trên đây là những điều cần lưu ý về căn bệnh eczema. Tuy nhiên,, do tính chất phức tạp của bệnh và ảnh hưởng thẩm mĩ nghiêm trọng nên nếu có điều kiện, tốt nhất bệnh nhân hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị bệnh eczema hiệu quả nhất nhé.

cách trị rôm sảy cho bé

Mẹ ơi bỏ túi ngay 3 cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả nhất

Rôm sảy thường xảy ra trong điều kiện thời tiết nắng nóng tuy không quá nghiêm trọng nhưng tái đi tái lại khiến mẹ lo lắng, con khó chịu. Vậy cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh nào hiệu quả, được các mẹ tin dùng nhất?

cách trị rôm sảy cho bé

Sử dụng các bài thuốc từ thiên nhiên – cách trị rôm sảy cho bé đơn giản tại nhà

Các bài thuốc dân gian được truyền từ đời này qua đời khác từ lâu luôn là nguồn tham khảo tuyệt vời cho các bà mẹ Việt trong việc điều trị các căn bệnh ngoài da cho trẻ do vừa tiện dụng vì sử dụng ngay các loại lá có trong vườn, vừa an toàn vì sử dụng nguyên liệu lành tính từ thiên nhiên, lại có thể áp dụng hằng ngày nữa.

Để trị rôm sảy cho bé bằng phương pháp này, mẹ có thể sử dụng một số loại lá cây có đặc tính mát, dịu nhẹ với da bé như: lá trà xanh, mướp đắng, lá khế, lá trầu không… Sau đó đun sôi với nước rồi đem tắm cho bé hằng ngày. Kết hợp với vệ sinh sạch sẽ cho bé là trong khoảng từ 7-10 ngày tình trạng hăm cổ sẽ được cải thiện rõ rệt.

Lưu ý: Khi lựa chọn cách trị rôm sảy cho bé này cần đặc biệt lưu ý trong bước lựa chọn các nguyên liệu từ thiên nhiên: các loại lá cây phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo, không bị dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón. Nếu không có thể gây phản tác dụng, dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Sử dụng kem bôi da – cách trị rôm sảy cho bé cho bé phổ biến các mẹ tin dùng

cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm, nhiều cách trị rôm sảy cho bé. Thế nhưng bố mẹ vẫn rất e ngại không biết các sản phẩm này có phù hợp với làn da đặc biệt nhạy cảm của bé nhà mình không? Đừng lo bố mẹ nhé! Vì nếu lựa chọn sản phẩm trị rôm sảy cho con theo các nguyên tắc dưới đây, bố mẹ nhất định sẽ tìm được sản phẩm thích hợp, an toàn cho bé đấy!

  • Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm kem bôi da của người lớn để dùng cho con.
  • Nên sử dụng các loại kem trị rôm sảy có nguồn gốc từ thiên nhiên (không hóa chất, không có chất phụ gia). Đảm bảo cho kem thẩm thấu sâu vào da bé thì thời điểm bôi thuốc tốt nhất cho bé là ngay sau khi tắm.
  • Nước hoa hay paraben là hai chất không tốt cho làn da bé, do đó hãy kiểm tra kỹ trên nhãn mác sản phẩm xem có 2 loại chất này không.
  • Cuối cùng, đơn giản nhưng rất quan trọng: Bố mẹ hày chọn địa chỉ mua hàng uy tín, cung cấp sản phẩm chính hãng nhé.

Một số lưu ý để lựa chọn cách trị rôm sảy cho bé ở trẻ phù hợp nhất

  • Để mình mách nhỏ mẹ nhé: Nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng rôm sảy ở trẻ sơ sinh là do quá trình vệ sinh không tốt kết hợp với điều kiện thời tiết không thuận lợi dẫn đến ách tắc các tuyến mồ hôi.  Bởi thế, cho dù có áp dụng cách trị rôm sảy cho bé nào thì việc vệ sinh cho trẻ thật cẩn thận và đúng cách vẫn là ưu tiên hàng đầu.
  • Cách chữa trị rôm sảy ở trẻ khá đơn giản, không có gì phức tạp nhưng cần thời gian và sự kiên trì đều đặn. Nên các mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn và đồng hành cùng con nhé!