Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

phấn rôm

Thực hư về việc dùng phấn rôm trị rôm sảy có tốt cho trẻ?

Vào những ngày thời tiết nóng bức, oi ả các mẹ thường có thói quen sử dụng phấn rôm để trị rôm sảy cho bé. Nhưng liệu bôi nó có tốt và có tác hại hay để lại biến chứng gì không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sau đây nhé!

Xem thêm:

1. Phấn rôm là gì? Công dụng ra sao?

Phấn rôm được rất nhiều người sử dụng đặc biệt là các mẹ dùng cho trẻ. Đây là một loại bột màu trắng được kết hợp từ nhiều công thức hóa học khác nhau, thành phần chính là bột talc nghiền mịn. Tùy theo nơi sản xuất, phấn rôm sẽ có nhiều công thức hóa học pha chế khác nhau, nhưng thành phần chính là bột talc, muối canxi, muối kẽm; chất béo và một số chất tạo mùi thơm.

Đồng thời, với thành phần từ bột talc có khả năng hút ẩm rất tốt nên được dùng để thoa chủ yếu vào các vùng da có nếp gấp như cổ, bẹn, nách, tránh bị hăm, ẩm ướt. Ngoài ra, các mẹ còn thường dùng phấn rôm thoa lên da trẻ để giúp da trẻ khô thoáng, thơm tho, tránh rôm sảy, mẩn ngứa. Tuy nhiên, việc lạm dụng sản phẩm có thể gây những tác hại khó ngờ đến sức khỏe.

phấn rômPhấn rôm được rất nhiều bà mẹ sử dụng

2. Mẹ có nên trị rôm sảy bằng phấn rôm cho trẻ?

Khi bị rôm sảy, nhiều bậc phụ huynh thường dùng phấn rôm xoa ngoài da cho trẻ. Đây dường như đã trở thành một thói quen ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người. Nhưng có nên trị rôm sảy bằng cho trẻ bằng phấn này?

Theo các chuyên gia y tế, mẹ có thể trị rôm sảy bằng phấn rôm cho trẻ, tuy nhiên phải thật cẩn thận và đúng cách, nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả, hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Nguyên nhân là do thành phần chính của phấn là bột talc có thể gây ra những tác hại nguy hiểm như bị ho, khó thở, nôn, phù phổi nếu không may hít phải. Ngoài ra, đối với bé gái, nếu phấn không may bay vào vùng kín như âm hộ,… có thể bị u ác tính, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này!

3. Vậy trị rôm sảy bằng phấn rôm thế nào cho đúng cách?

Trước khi trị rôm sảy bằng phấn rôm cho trẻ, mẹ cần phải tìm hiểu và biết rõ cách sử dụng phấn cho đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý, mẹ cần nhớ thật kỹ:

Dùng phấn rôm khi trẻ bị rôm sảy, phải chọn phấn được sản xuất bởi các thương hiệu uy có tín, còn hạn sử dụng và không chứa chất gây hại. Đồng thời các mẹ cần thử phản ứng da của trẻ với sản phẩm trước khi dùng bằng cách lấy một ít phấn ra tay, thoa nhẹ nhàng lên da của bé và theo dõi trong 24 giờ.

Nghiêm cấm không được thoa phấn lên vùng da mặt, mắt của trẻ và mặt trong đùi, quanh âm hộ, bụng dưới của bé gái để ngăn ngừa khả năng gây ung thư, u ác tính làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.

Tránh bôi phấn rôm ở vùng cổ và mặt, vì đây là những vùng gần mũi, bé có thể hít phải, chỉ nên bôi lưng và cánh tay, cánh chân.

Đặc biệt, các mẹ cần chú ý sau khi sử dụng sản phẩm cần phải đậy nắp và để ngoài tầm tay của trẻ và không cho trẻ được cầm chơi lọ phấn rôm.

bôi quá nhiều phấn rôm cho bé

Tuyệt đối không nên bôi quá nhiều phấn rôm cho bé

4. Những hậu quả khôn lường nếu dùng phấn rôm sai cách

Phấn rôm dùng sai cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi trẻ hít phải bột phấn rôm có thể khiến trẻ bị ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, nghiêm trọng hơn là nôn ói, tím tái và bị phù phổi. Biểu hiện lâm sàng thường nặng dần theo thời gian, nếu như để trẻ bị quá nặng có thể gây viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản.

Đặc biệt với bé gái, nếu phấn rôm không may bay vào vùng kín như âm hộ,… có thể bị mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm, u ác tính,… ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này. Chính vì vậy, không nên sử dụng phấn rôm để thoa vào phần bụng dưới của các bé gái.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kem trị sảy cho bé hiệu quả mà không cần dùng đến phấn rôm như kem em bé. Với chiết xuất từ các thành phần tự nhiên, chống viêm từ thảo dược an toàn tuyệt đối cho da bé, không gây tác dụng phụ. Đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho các bà mẹ thông minh khi trẻ bị rôm sảy cho bé.

Các mẹ đã biết: Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Hăm da là hiện tượng xảy ra thường xuyên đối với trẻ sơ sinh và là một bệnh lý không nghiêm trọng. Sở dĩ trẻ bị hăm là do da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và bởi nhiều yếu tố khác nhau như da bị ẩm ướt khi mặc tã hay do mẹ dùng phấn rôm cho con không thích hợp, dinh dưỡng và một số phản ứng khác của trẻ với môi trường. Dưới đây là cách trị hăm cho trẻ sơ sinh giúp cho những bậc cha mẹ có thêm kiến thức để phòng và điều trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh hăm ở trẻ

Trước khi tìm hiểu cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả bạn phải hiểu được những tác nhân khiến cho bé bị hăm để kịp thời ngăn chặn.

– Da trẻ bị ẩm ướt: Da trẻ sơ sinh thường rất non yếu và rất nhạy cảm, đối với những lứa tuổi này thì những chiếc bỉm luôn là sự lựa chọn số một của những bà mẹ và hoàn toàn tin tưởng vào khả năng hút ẩm của sản phẩm. Tuy nhiên, ngay cả khi những chiếc bỉm này có khả năng hút ẩm tốt đi nữa thì cũng có thể gây nên những ẩm ướt cho vùng da của trẻ, nếu như bé bị ẩm ướt trong một thời gian nó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập kết hợp cùng với nước tiểu dẫn đến trẻ bị hăm tã.

– Phản ứng với hóa chất: Da của bé có thể bị chà vào bề mặt của tã cũng như quần áo sử dụng cho trẻ, nên cho bé sử dụng loại bỉm tốt nhất và mặc quần áo thoải mái với những chất liệu nhẹ nhàng thoáng mát.

– Đồ ăn lạ: Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm bởi trong quá trình ăn dặm bé thử một thức ăn mới và dẫn đến dị ứng. Thức ăn mới có khả năng làm thay đổi tần suất, thành phần nước tiểu hoặc phân của bé.

– Sử dụng phấn rôm: Phấn rôm là cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả được rất nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên, cũng có nhiều mẹ lạm dụng phấn rôm cho bé với tần suất nhiều khiến tình trạng của trẻ ngày càng trầm trọng. Chính vì vậy, khi trẻ có những hiện tượng bị hăm các mẹ hãy cho một lượng nhỏ vào tay rồi xoa cho bé để những vùng bị hăm trơn mịn không bị chà xát vào nhau gây nên cảm giác đau rát cho trẻ.

cách trị hăm da cho trẻ sơ sinh

Hăm da là hiện tượng phổ biến ở trẻ

2. Những biểu hiện hăm ở trẻ

Trẻ thường có những biểu hiện như mẩn đỏ ở những vùng khuất như mông, trên đùi và bụng dưới, nhất là vùng quấn tã có các biểu hiện như da đỏ, vảy nến, u hạt lan tỏa, giảm sắc tố, và có thể gây tổn thương vùng sinh dục, viêm hạch bẹn, ở trẻ nam gây viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính.

3. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh

3.1. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng biện pháp dân gian

a. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng tắm bằng lá trà

Lá trà xanh có tính chất sát khuẩn nhẹ và làm lành vết thương. Khi bé bị hăm, bố mẹ có thể mua lá trà tươi, rửa sạch, nấu với nước, pha loãng cho ở nhiệt độ ấm 37 độ C và tắm cho bé. Cách này vừa hiệu quả, an toàn vì nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên.

trà xanh là cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Trà xanh là cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả

b. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá mã đề

Lá mã đề là thảo dược có tính kháng khuẩn, giảm viêm sưng tấy an toàn với trẻ. Chỉ cần lấy một nắm lá mã đề đã rửa sạch với nước muối, vò nát và xoa nhẹ vào vết hăm. Sau đó, các mẹ tắm sạch lại với nước. Cách này cho hiệu quả chỉ sau 1-2 ngày sử dụng.

3.2. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng cách thay đổi sinh hoạt

– Giữ cho cơ thể bé luôn khô ráo, thay tã thường xuyên cho trẻ không nên để tã quá lâu.

– Chú ý nên sử dụng phấn rôm hiệu quả, thoa vào những vùng da phía mông và những nếp gấp quanh mông cho bé, không nên bôi phấn vào những vùng kín của bé.

– Không được đóng tã quá chật

– Cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt, vì sữa mẹ có khả năng miễn dịch tốt nên có thể trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả, giúp trẻ chống lại virus hiệu quả.

– Vệ sinh sạch sẽ và khô thoáng cho bé khi tắm xong và khi thay tã cho bé.

– Sử dụng vải cotton để làm tã lót cho bé và được giặt sạch sẽ bằng xà phòng nhẹ, phơi hoặc sấy khô rồi mới sử dụng.

– Phòng ngủ và giường nằm của bé phải sạch sẽ, và thoáng mát.

– Trẻ sơ sinh bạn nên cho bé nhiều thời gian để bé không mặc gì mỗi ngày cho cơ thể của trẻ trở nên thông thoáng.

– Trước khi tiếp xúc với da của bé thì mẹ nên vệ sinh sạch sẽ tay mình.

Với cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả trên, hi vọng giúp cho các chị em, nhất là những người mới làm mẹ lần đầu tiên không phải bỡ ngỡ khi thấy trẻ sơ sinh bị hăm và có kiến thức chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

 

Tổng hợp các nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ

Có rất nhiều bậc cha mẹ hoang mang khi trên người trẻ trẻ bị nổi mẩn đỏ do thời tiết thay đổi. Vậy, cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị dị ứng thời tiết? Bài viết sau sẽ trả lời câu hỏi đó

1. Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn đỏ do dị ứng thời tiết

Dị ứng là một phản ứng của cơ thể khi gặp các tác động từ bên ngoài. Trẻ bị nổi mẩn đỏ nhiều nhất khi chuyển mùa, từ nóng sang lạnh và ngược lại, do làn da vốn còn mỏng manh và nhạy cảm. Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết chủ yếu là da nổi mẩn đỏ và ngứa.

Chứng dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ không có cách chữa trị tận gốc, tuy nhiên, có những cách mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng để làm giảm tình trạng mẩn ngứa cho trẻ.

trẻ bị nổi mẩn đỏ

Trẻ bị nổi mẩn đỏ do dị ứng thời tiết

2. Điều trị trẻ bị nổi mẩn đỏ hiệu quả

Để chữa bệnh nhanh, theo các bác sĩ cần phải xác định nguyên nhân để tránh tiếp xúc với những nguyên nhân gây bệnh.

2.1.Trẻ bị dị ứng do thời tiết quá khô

Thay đổi thời tiết khiến da của trẻ giãn nở thất thường gây kích ứng làm trẻ bị nổi mẩn đỏ. Không khí lạnh kèm theo độ ẩm thấp khiến da bé quá khô dễ bị ngứa làm da bị kích ứng và sưng tấy. Đặc biệt với trẻ có làn da mẫn cảm với các yếu tố như: thời tiết nhiệt độ, nếu bạn cho trẻ tắm nước quá nóng vào mùa đông cả vào mùa hè đều khiến da bị dị ứng.

Chính vì vậy, để điều trị triệu chứng trẻ bị nổi mẩn đỏ các mẹ cần:

– Chỉ cần lựa chọn kem dưỡng ẩm phù hợp cho trẻ, tránh các thành phần dễ gây kích ứng da, tẩy rửa mạnh, bôi kem ngay từ khi mới đầu vào mùa lạnh là có thể phòng được bệnh.

– Bên cạnh đó, hạn chế tắm nước quá nóng cho trẻ, tăng cường uống nước, ăn hoa quả vào thực đơn hàng ngày,…

2.2. Cách chăm sóc bao gồm những bước sau

Làm sạch da: Tắm rửa trẻ hàng ngày, lau mặt bằng khăn nhúng nước ấm. Ngâm vùng da tổn thương nặng trong nước ấm 15 – 20 phút, sau đó lau khô nhanh và ngay lập tức bôi chất làm ẩm để ngăn cản tình trạng bốc hơi làm khô da. Tùy độ nặng của bệnh nên ngâm da bé từ 1 -3 lần

Bôi dưỡng ẩm cho bé: Duy trì độ ẩm cho da với các dạng dung dịch, dầu, kem hoặc thuốc mỡ theo hướng dẫn của y tế ngay sau khi tắm. Nên chọn loại thuốc mỡ trong thời tiết hanh khô vì thành phần có ít tá dược nhất và tác dụng kết dính nhiều hơn

trẻ bị nổi mẩn đỏ

Cần tắm đúng cách khi trẻ bị nổi mẩn đỏ

3. Trẻ bị bị nổi mẩn đỏ do các nguyên nhân khác

Về mặt lý tính, dị ứng trên da của trẻ biểu hiện đầu tiên là trẻ bị nổi mẩn đỏ. Vì vậy, trong trường hợp thời tiết thay đổi, rất dễ lầm lẫn là dị ứng trên da của trẻ là do thời tiết. Tuy nhiên, cũng có thể có những nguyên nhân khác tác động khiến trẻ em bị mẩn ngứa.

Trong trường hợp bụi nhà là thủ phạm bạn cần thường xuyên lau rửa giường, thay ga đệm hằng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà… Bên cạnh đó, các loại thức ăn có thể làm tăng nặng bệnh cần phải được loại trừ khỏi chế độ ăn của người bệnh. Tuy nhiên, ở trẻ em cần lưu ý có các thức ăn thay thế để tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng.

Khi trẻ có dấu hiệu sốt, ngứa nhiều phải thức giấc ban đêm, tổn thương da trở nên đỏ hơn và chảy máu, có mủ, đóng vảy màu vàng cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để được khám và chữa bệnh. Hoặc nếu tổn thương da không giảm sau một tuần cần quay lại ngay phòng khám để được khám và điều trị kịp thời.

4. Các biện pháp phòng tránh trẻ bị nổi mẩn đỏ do thời tiết

Khi bị dị ứng cần đến ngay bác sĩ để xác định nguyên nhân để chữa trị. Vì vậy, để phòng tránh trẻ bị nổi mẩn đỏ, các bậc phụ huynh cần:

– Khi đi ra ngoài cần mặc quần áo dài tay, đội mũ nón… Ngoài ra, nếu thời tiết quá lạnh thì phải trang bị áo ấm, khăn quàng cổ và hạn chế tối đa việc đưa trẻ ra ngoài khi không cần thiết.

– Đồng thời để tăng sức đề kháng và tránh hiện tượng trẻ bị nổi mẩn đỏ cần thực hiện như: Cho trẻ uống thuốc bổ, vitamin cần thiết, tiêm phòng cho trẻ, cung cấp nhiều chất kháng thể qua các loại nước ép trái cây như cam, bưởi, dưa hấu…, nấu cho trẻ ăn những món tăng cường dinh dưỡng, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh như: các món cá, rau trái…

chàm sữa

Nguyên nhân và cách điều trị chàm sữa ở bé

Theo thống kê có khoảng 20% trẻ sinh ra bị chàm sữa, thường gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, đây là tình trạng viêm da mạn tính, không lây. Bệnh thường xảy ra ở những trẻ có tiền sử bản thân hay gia đình có cơ địa dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng.

1. Dấu hiệu bé bị chàm sữa

– Chàm sữa thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi,.. Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi sau đó trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước, một số bé còn có da rất khô, đóng mài và tróc vảy.

– Khi bị bệnh chàm sữa, trẻ rất khó chịu, hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc, bú kém. Nhiều trẻ chịu không nổi sẽ gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu.

chàm sữa ở bé

2. Cách điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa là một bệnh rất dễ tái phát khi ăn, uống những chất gây dị ứng hay thời tiết thay đổi, vì vậy cha mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ và điều trị trẻ bị chàm sữa như sau:

2.1. Chế độ dinh dưỡng của trẻ

– Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như thực phẩm lên men, đồ biển, trứng, đậu phộng, cà chua,…

– Các mẹ duy trì sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể, chỉ đa dạng các loại thức ăn cho bé từ 6 tháng trở đi.

2.2. Lưu ý trong việc chữa trị chàm sữa cho trẻ

– Không nên cho trẻ dùng kháng sinh liều cao và tiêm chủng ngừa cho bé trong thời gian bé bị chàm sữa, nhất là tiêm chủng đậu mùa vì có thể dẫn đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu. Bởi khi đó sẽ khiến trẻ xuất hiện những triệu chứng như sốt cao, sẩn, mụn nước, bóng nước, cuối cùng thành mụn mủ lõm ở giữa, quanh mụn mủ có quầng viêm đỏ, khi lành để lại sẹo làm mặt rỗ.

– Không được tự ý mua thuốc bôi cho trẻ vì việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cũng không nên đắp lá, thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm. Tốt nhất, khi muốn sử dụng thuốc cho con thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được tư vấn về cách dùng thuốc và cách bôi phù hợp, đảm bảo an toàn cho bé.

3. Cách chăm sóc trẻ bị chàm sữa

– Các mẹ không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh gây nhiễm khuẩn da do trẻ gãi.

– Cắt móng tay thường xuyên cho bé, giúp hạn chế bé dùng tay gãi, gây tổn thương da nhiều hơn.

– Mặc cho trẻ quần áo bằng chất liệu bông hoặc chất liệu mềm để tránh làm tổn thương da. Đồng thời, không nên mặc cho trẻ các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé.

– Mẹ nên thay tã lót cho bé ít nhất 3 lần/ngày, tránh để lâu gây ẩm ướt do phân và nước tiểu và thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé.

– Không nên chủng ngừa cho trẻ hoặc để bé tiếp xúc với những người mới vừa được chủng ngừa. Trẻ đang ở giai đoạn bị chàm sữa, đặc biệt là giai đoạn cấp cũng không nên nhập viện vì môi trường bệnh viện có thể làm cho bé bị nhiễm trùng thêm.

– Môi trường xung quanh cần thoáng mát, không quá khô. Nếu bé ngủ trong phòng máy lạnh nên để thêm một thau nước to nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng.

thay tã khi trr bị chàm

Thay tã thường xuyên khi trẻ bị chàm sữa

4. Cách phòng tránh bệnh chàm sữa cho trẻ sơ sinh

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là chăn, gối, giường của bé sạch sẽ.

– Không nên cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi này khi trẻ đang ở giai đoạn dễ mắc bệnh.

– Khi trẻ còn bú mẹ, các mẹ nên ăn cá biển để tăng chất ARA, chất này giúp bé chống lại dị ứng. Các mẹ cũng hạn chế tối đa ăn trứng và trứng cá, nội tạng động vật, mỡ động vật, trứng vịt lộn,… để tránh gây dị ứng cho bé qua đường sữa.

Hy vọng bài viết cung cấp cho các mẹ những thông tin, kiến thức hữu ích về bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh, sớm phát hiện bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời cho con, đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện về sau.