Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

trẻ bị nổi mẩn đỏ phải làm sao

Cẩm nang thông tin về bệnh chàm sữa mẹ nên biết

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa (hay còn gọi là lác sữa) rất phổ biến với trẻ dưới 1 tuổi, theo thống kê có khoảng 20% trẻ sinh ra bị lác sữa nhưng liệu bố  mẹ đã trang bị đầy đủ kiến thức trị chàm sữa cho con?

tắm cho trẻ để hạn chế chàm sữa

Mẹ tắm cho bé thường xuyên cũng giúp hạn chế chàm sữa

1. Chàm sữa là gì?

Bệnh chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng ở trẻ em từ 2 tháng đến 2 tuổi. Đây là tình trạng bệnh bị viêm da mạn tính, không lây lan; thường xảy ra ở bệnh nhi có tiền sử bản thân hay gia đình có cơ địa dị ứng (như bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng, hay chàm thể tạng).

Sở dĩ người ta gọi chàm sữa là giai đoạn đầu của chàm thể tạng vì nếu tái diễn nhiều lần, bệnh sẽ diễn biến trở thành chàm thể tạng.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiện nay chưa xác định một cách chắc chắn. Tuy nhiên, các nghiên cứu và báo cáo chuyên ngành về tình trạng da liễu này đã chỉ ra bệnh có liên quan mật thiết đến sự phối hợp của hai yếu tố nguy cơ gây bệnh:

  • Cơ địa dị ứng
  • Chất gây dị ứng.

Các chất gây dị ứng bắt nguồn từ những thay đổi từ bên ngoài như mạt, ve, con bọ chét, các loại nấm mốc, bụi… thường có trong chăn, gối, nệm, khăn trải giường, thảm, ở chó mèo, động vật. Hoặc có thể trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể.

Bệnh chàm sữa có liên quan đến những rối loạn về chuyển hóa, tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng…), và cách cho bú, nhiễm trùng…

3. Cách phòng và trị bệnh hiệu quả cho trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Có 2 điểm cần thật chú ý khi điều trị cho trẻ bị chàm sữa, đó là chế độ ăn và cách dùng thuốc điều trị đúng cách

3.1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Tránh cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như các đồ tanh, đồ biển, thực phẩm lên men, trứng, các loại đậu phộng, cà chua,…

3.2. Sử dụng thuốc để điều trị chàm sữa

cách trị chàm sữa cho bé

Luôn quan tâm tới trẻ để đổi lấy nụ cười nhé các mẹ

  • Khi những tổn thương đang nổi đỏ hoặc chảy dịch thì bạn có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch màu mang tính sát trùng nhẹ như thuốc Milian, Eosin…
  • Khi những tổn thương da khô, đỏ, tróc vẩy thì bạn có thể bôi cho con các loại kem chứa corticosteroid nồng độ thấp như Eumovat trong thời gian ngắn (từ 7 – 10 ngày);
  • Khi những tổn thương da khô, dầy sừng nhiều thì bạn có thể dùng các loại mỡ chứa corticosteroid hoặc phối hợp chất tiêu sừng nhưsalicylic acid bôi cho con. Nhưng phải thật cẩn trọng và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không nên tiêm chủng ngừa cho trẻ sơ sinh, nhất là tiêm chủng đậu mùa. Vì việc này có thể dẫn đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu.
  • Không dùng các loại kháng sinh liều cao để điều trị chàm sữa, trừ khi bị bội nhiễm nhưng phải hết sức thận trọng vì dễ gây sốc phản vệ do dùng thuốc kháng sinh ở trẻ nhỏ.

3.3. Các phương pháp điều trị khác. 

Ngoài những lưu ý trên việc chăm sóc da cho các bé đều phải được thực hiện một cách hết sức cẩn thận, việc các bé bị ảnh hưởng bởi chàm sữa trong giai đoạn này là rất nghiêm trọng.

Chú ý là dù dùng thuốc dù bôi hay uống, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để điều trị phù hợp và an toàn cho bé. Tránh tự ý mua thuốc, cũng không nên tự ý đắp lá, thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm.

trẻ bị nổi mẩn đỏ

Trẻ bị nổi mẩn đỏ không rõ nguyên do, mẹ phải làm sao?

Làn da bé, nhất là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên hiện tượng trẻ bị nổi mẩn đỏ thường xuyên xảy ra. Mẹ hẳn rất lo lắng vì không biết nguyên do tại sao con lại nổi mẩn đỏ như vậy. Hãy để KemEmbe bật mí cho mẹ nhé!

trẻ bị nổi mẩn đỏ

Một số nguyên nhân có thể khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ

Nguyên nhân khiến trẻ bị  nổi mẩn đỏ khắp người

Nếu trẻ nổi mẩn đỏ khắp người thông thường có thể do những nguyên nhân sau:

– Rôm sảy do thời tiết nắng nóng

– Viêm da

– Sốt phát ban…

Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở một số vùng chuyên biệt

  • Do mụn kê

Mụn kê thường xuất hiện khi trẻ sơ sinh được khoảng 3 tuần tuổi cùng biểu hiện là các mẩn đỏ có thể xuất hiện ở vùng trán, má hay thái dương. Trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ do mụn kê không phải do bụi bẩn. Vì vậy, các mẹ không nên tự ý bôi thuốc cho trẻ mà hãy giữ mát cho con, vệ sinh cơ thể trẻ mỗi ngày, tránh chà xát mạnh vào da con.

  • Do chàm

Hiện tượng trẻ bị chàm khá phổ biến, đặc biệt ở những trẻ sở hữu làn da khô, thường xuất hiện khi các bé được khoảng từ 1 đến 5 tháng tuổi. Dấu hiệu của chàm là xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở các vùng da như hai má, vùng quanh miệng, ở tai sau hay mu bàn tay.

  • Do khuẩn nấm

Nếu quan sát thấy trẻ bị nổi mẩn đỏ chỉ xuất hiện ở khu vực quanh miệng hay mặt, thì rất có thể con bạn đã bị các vi trùng nấm men (Candida). Nguy cơ mắc bệnh này ở trẻ sơ sinh là rất cao vì hệ miễn dịch còn quá non yếu, đặc biệt là những trẻ sinh non (dưới 37 tuần tuổi), hoặc ở trẻ bị suy dinh dưỡng khi mới sinh, hoặc các bé nhẹ cân.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ điều trị như thế nào?

trẻ bị nổi mẩn đỏ phải làm sao

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như đã được phân tích ở trên là xuất phát từ nhiều nguyên nhân, do đó bước đầu tiên mẹ phải xác định được chính xác con bị mẩn đỏ là do đâu. Làm tốt bước này rồi  mẹ mới có thể lựa chọn phương pháp điều trị cho con phù hợp.

Việc điều trị tình trạng trẻ bị mẩn đỏ như thế nào lại tùy thuộc vào mức độ tổn thương của mỗi trẻ, đối với các trường hợp nhẹ, mẹ hoàn toàn có thể điêu trị tại nhà rất đơn giản bằng các bước chăm sóc bé sau:

  • Hạn chế tắm trẻ bằng xà phòng có chất tẩy rửa cao, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc theo mách bảo vì có thể làm trẻ nặng hơn.
  • Chế độ ăn của trẻ cần kiêng các thực phẩm, hải sản mà trẻ hay dị ứng. Nếu trẻ còn bú mẹ, bạn cũng phải kiêng ăn trứng, cá biển, nội tạng động vật, trứng vịt lộn… đồng thời tránh các tác nhân gây dị ứng trên.
  • Có thể dùng kem bôi dịu nhẹ như Kem Embe để bôi lên các vết mẩn đỏ của trẻ.

Đối với các trường hợp nặng hơn, có diễn biến phức tạp, tốt nhất mẹ hãy đưa con đến có sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán kịp thời, tránh vì chủ quan mà để lại những hậu quả khó lường.

Hy vọng rằng, bài viết này đã giúp các mẹ hiểu và biết phải xử lý như thế nào khi trẻ nổi mẩn đỏ mà không rõ nguyên nhân. Chúc các mẹ thành công!

phấn rôm có an toàn không?

Sử dụng phấn rôm có thực sự an toàn?

Phấn rôm có rất nhiều công dụng và được ưa chuộng trong cuộc sống gia đình hằng ngày, Nhưng sử dụng phấn rôm có thực sự an toàn, nhất là với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

phấn rôm có an toàn không?

Những công dụng tuyệt vời của phấn rôm

Phấn rôm có thể thay thế dầu gội khô làm biện pháp chữa cháy cho mẹ khi đầu hơi bết mà lại chưa kịp gội đầu khi ra đường, ngoài ra, khả năng xoa dịu vết thương, kiểm soát dầu nhờn trên mặt, mồ hôi hay thay thế cho phấn trang điểm, kích cho mi dày hơn đều là những công dụng tuyệt vời khiến mẹ vô cùng yêu thích loại phấn rẻ mà hữu dụng này.

Sử dụng phấn rôm liệu có thực sự an toàn cho mẹ và bé?

Trước hết, hãy tìm hiểu qua về thành phần của loại phấn “đa dụng” này nhé!

Một trong những việc làm đáng buồn cười nhất của nhiều bà mẹ trẻ là chỉ cần biết mua về để sử dụng mà chẳng cần quan tâm tới thành phần có trong phấn rôm liệu nó có kích ứng da con mình.

Thực ra, phấn rôm được làm từ bột “talc” đọc là tan, một loại khoáng sản chứa amiăng (amiăng là một loại hợp chất làm từ silicon và oxy cùng với một số chất khác như magie). Ngoài ra, một số loại làm từ bột bắp. Việc nắm rõ các thông tin về thành phần không chỉ của phấn rôm mà của bất kỳ một loại sản phầm nào mua về cũng sẽ giúp mẹ đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.

Những nguy hiểm ngầm của phấn rôm

Tiềm ẩn những nguy cơ gây ung thư khó lường. Có lẽ các mẹ sẽ khá shock khi đọc được thông tin này, tuy nhiên một tạp chí của Viện ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đã tìm thấy thêm mối liên hệ giữa ung thư buồng trứng không xâm lấn và việc sử dụng bột talc. Theo như nghiên cứu này, bột talc sẽ di chuyển vào cơ thể đến buồng trứng thông qua âm đạo đặc biệt là bạn sử dụng hàng ngày với mức độ nhiều.

Không nên lạm dụng phấn rôm trong việc chăm sóc trẻ nhỏ

Bé bị rôm sảy

Đặc biệt đối với trẻ em khi sức đề kháng yếu ớt, khả năng chống chọi trước các tác nhân còn kém thì các bà mẹ nên tránh sử dụng phấn rôm cho bé thay vì sử dụng tràn lan và vô tội vạ như hiện nay. Thậm chí trươc khi sử dụng bất kỳ một loại phấn rôm nào, cần kiểm tra kỹ lưỡng thành phần và xin ý kiến của bác sĩ gia đình nếu có điều kiện.

Vậy sử dụng phấn rôm thế nào cho an toàn?

Tuy là nguy hiểm như vậy nhưng hẳn vẫn có những lúc bắt buộc phải sử dụng phấn rôm, vậy chúng ta phải có ý thức sử dụng đúng cách để an toàn cho bản thân và gia đình.

Bột phấn rôm chứa các hạt phân tử rất nhỏ, khả năng phân tán rộng, nếu trẻ hít phải sẽ vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy, khi bôi cho trẻ bạn nên thoa trên tay mình trước và đứng ra xa trẻ, sau đó mới bôi nhẹ nhàng các vùng da của trẻ.

Luôn luôn giữ hộp phấn xa tầm với của trẻ tránh tình trạng các bé tầm 1,2 tuổi với xuống nghịch hay trêu đùa, nếu hít phải cực kì nguy hiểm.

Không sử dụng bột phấn để làm sáng da trẻ hay bất cứ mục đích nào khác

Với các thông tin trên, hi vọng các bà mẹ hay các chị em phụ nữ sẽ biết cách sử dụng phấn rôm một cách hợp lý, hiệu quả và an toàn nhất.

cách trị rôm sảy cho bé

Cách trị rôm sảy cho bé tại nhà chỉ với 3 bước đơn giản

Rôm sảy giờ đây không còn là nỗi lo của mẹ nữa vì đã có cách trị rôm sảy cho bé ngay tại nhà chỉ với 3 bước sau đây.

Xem thêm:

cách trị rôm sảy cho bé

Xác định các biểu hiện của rôm sảy trước khi chọn cách trị rôm sảy hiệu quả

Chỉ khi nắm chắc các biểu hiện của rôm sảy, bố mẹ mới có thể chẩn đoán chính xác con có thật đang bị rôm sảy không hay mắc một số bệnh lý vè da liễu khác có biểu hiện gần tương tự. Điều này vô cùng quan trọng vì nếu chẩn đoán sai dẫn đến lựa chọn cách chữa trị sai sẽ gây nên những hậu quả khó lường đối với làn da nhạy cảm của bé đấy.

Rôm sảy là tình trạng viêm các tuyển mồ hôi với biểu hiện là các hạt nhỏ màu hồng có mụn nước nhỏ, đôi khi có mụn trắng xen vào dưới da, nhất là ở vùng lưng, trán, nách, bẹn nơi thường xuyên ra nhiều mồ hôi.

Mách mẹ cách trị rôm sảy hiệu quả từ chuyên gia

Cách trị hăm háng

Theo Phó giáo sư – tiến sĩ Chu Quốc Trường, nguyên giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương: Cách trị rôm sảy hiệu quả rất đơn giản. Các bạn chỉ cần ra chợ mua một số loại lá cây có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc nhẹ như mướp đắng, lá cây sài đất, kim ngân về nhà rửa sạch, xay ra rồi dùng vải xô lọc lấy nước tắm cho bé là được.

Cụ thể có thể dùng sài đất, rau má hay mướp đắng theo hướng dẫn của bác sĩ Chu Quốc Trường như sau:

“Người ta thường dùng một nắm to sài đất, khoảng 300 gram chẳng hạn nấu nước tắm cho các cháu. Hoặc dùng Sài đất tươi, cho một chút muối rồi đun lên, để nguội vừa phải. Cho các cháu uống một chút, còn bã thì xoa lên vùng rôm sảy, mẩn ngứa.

Thứ hai là có thể dùng rau má. Đặc tính của nó rất là mát và nó có tác dụng giải nhiệt, thanh độc, thông tiểu. Nhân dân ta vẫn dùng để đièu trị các trường hợp rôm sảy, mụn nhọt, táo bón.

Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng mướp đắng rửa sạch, đun lấy nước rồi tắm cho bé cũng là một cách trị rôm sảy hiệu quả.”

Xem thêm: Bé bị rôm sảy mãi không khỏi mẹ có biết vì sao không?

Sử dụng các loại kem bôi sau khi tắm – cách trị rôm sảy hiệu quả cho các bé

Sau khi tắm cho bé xong, bố mẹ hãy dùng khăn xô mềm lau sạch ngừoi cho bé, sau đó sử dụng một số loại kem chống rôm sảy thoa lên các vùng cổ, nách, bẹn là những nơi hay ứ đọng mồ hôi, làm cho da trẻ ấm ướt nên dễ xảy ra tình trạng rôm sảy.

Bác sĩ Nguyẽn Hữu Du (Bệnh viện Y học Cổ truyền Quân đội) có lời khuyên rằng: Cha mẹ còn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian như kim ngân, mướp đắng, rau má đun với 200-300 ml nước cho trẻ uống 3 lần/ ngày có tác dụng làm mát cơ thẻ, tránh nóng trong. Từ đó là cách trị rôm sảy hiệu quả cho bé vì các loại cây lá này vừa cung cấp kháng sinh từ thiên nhiên, vừa mát và tốt cho cơ thể chúng ta.

Mong rằng những kinh nghiệm trên đây đã phần nào giúp bố mẹ định hướng được cách trị rôm sảy an toàn và hiệu quả cho bé yêu nhà mình. Chúc các mẹ thành công nhé!