Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

bé bị nổi mẩn đỏ

Bé bị nổi mẩn đỏ – nhanh chóng nhận biết và phòng tránh

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người thường gặp ở bé từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi và nguyên nhân gây ra thì khá là phức tạp nên dù không quá nguy hiểm vẫn khiến mẹ lo lắng. Để KemEmbe mách mẹ cách nhận biết và điều trị hiện tượng này nhé.

bé bị nổi mẩn đỏ

Bé bị nổi mẩn đỏ – Mẹ ơi học cách biết tình trạng bệnh qua các triệu chứng

Khi bé bị nổi mẩn đỏ, triệu trứng thường gặp đó là: nổi ban đỏ nhiều. Biểu hiện trông thấy là các nốt đỏ chủ yếu phân bố đối xứng ở hai bên phải, bên trái ở những vị trí như đầu, mặt, gò má, trán, hay da đầu của bé. Ngoài ra, trên bề mặt nốt đỏ và xung quanh nốt đỏ còn có thể mọc các mẩn mụn đỏ hoặc mụn nước nhỏ, sau đó bị loét, chảy nước và đóng vảy.

Cách phòng tránh hiện tượng bé bị nổi mẩn đỏ

Bé bị nổi mẩn đỏ, dù cho nguyên nhân ban đầu có là do gì đi chẳng nữa thì điều đầu tiên bố mẹ nên biết là cần phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và đúng cách cho bé hằng ngày, vừa để phòng bệnh, vừa để trị bệnh cho con. Cách chăm sóc vệ sinh cho con sao cho đúng cách nên lưu ý một số điểm như sau:

  • Tránh để bé gãi lên những vùng da bị tổn thương.
  • Quần áo của các bé phải rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại.
  • Hiểu về sự kích ứng của con với các thực phẩm trên là rất cần thiết. Vì những chất gây dị ứng trong thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua… hoặc những thức ăn tanh chính là nhân tố có thể tấn công bé bất kỳ lúc nào.

Bé bị nổi mẩn đỏ nên chữa thế nào

bé bị nổi mẩn đỏ

Tùy theo tình trạng bệnh mà mẹ sẽ chọn cách chữa trị phù hợp cho con. Cụ thể:

  • Nếu bé bị nổi mẩn đỏ mà không sốt, không do sởi thì các mẹ nên duy trì vệ sinh đúng cách cho con như đã được hướng dẫn ở trên.
  • Đặc biệt duy trì giấc ngủ bình thường và ổn định về tâm lý bé để ngăn bé gãi ngứa. Nhớ cắt móng tay cho bé, mang bao tay, tất ban đêm để tránh tổn thương da do bé gãi ngứa. Các bé không nên cho bé chơi dưới đất, không chơi với chó mèo hay thú nhồi bông quá nhiều.
  • Nếu bôi thuốc ngứa thì bôi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, lưu ý không pha trộn hay bôi cùng với chất làm ẩm vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. Việc sử dụng các loại thuốc bôi ngoài chỉ dẫn của bác sĩ cần vô cùng thận trọng.

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh thấy con ngứa quá gãi mà xót mà thương, rồi đi nghe theo lời hướng dẫn của mọi người, tự ý mua thuốc và bôi cho con khi bé bị nổi mẩn đỏ nếu lựa chọn phải loại thuốc có dược tính mạnh sẽ gây hậu quả khó lường cho làn da nhạy cảm của con.

Bởi vậy, hãy lưu ý chỉ chọn các loại kem bôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên để đảm bả lành tình. Có điều kiện hãy luôn tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho con.  Chúc các mẹ thành công, con ăn ngoan chóng lớn nhé!

Cách phòng và chữa bệnh khô da ở trẻ

Làn da của trẻ em rất dễ bị tổn thương bởi những tác nhân bên ngoài, nhất là vào mùa thu đông, không khí lạnh khô làm mất đi thành phần nuôi dưỡng tự nhiên trên da bé. Nếu bạn để tình trạng này lâu mà không tìm cách khắc phục sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển làn da của trẻ, khiến trẻ dễ mắc những bệnh về da, nhất là khô da. Vậy làm cách trị da khô ở trẻ em sau đây chúng ra hãy cùng thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của các cách chữa da khô ở trẻ em nhé!

1. Nạp đủ nước cho da

Da hay cơ thể của trẻ cũng như người lớn, đòi hỏi phải cung cấp một lượng nước lớn để phục vụ cho quá trình phát triển của trẻ. Và làn da của trẻ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tránh tình trạng da khô ráp.

– Hàng ngày nên cho trẻ ăn, uống nhiều hoa quả, nước quả tươi, rau xanh và uống nhiều nước để cung cấp đủ lượng nước cho da, sẽ đỡ bị khô da. Khi trời lạnh, nhu cầu nước cho cơ thể vẫn rất cao do vậy vẫn phải cho bé uống nước đều đặn. Vào những ngày trời hanh khô cần cho bé uống nhiều nước hơn.

– Ngày 2-3 lần lấy khăn thấm nước ẩm ủ lên mặt cho bé chừng 1-2 phút để da bớt bị khô và căng.

bé bị khô da

Khô da là hiện tượng dễ gặp ở trẻ nhỏ

2. Hàng ngày làm sạch da bé

Để tránh những mầm bệnh phát triển trên da bạn cần thường xuyên vệ sinh làm sạch da của bé hàng ngày và quá trình chăm sóc cần phải đúng cách. Khi cho bé ăn uống bạn nên đảm bảo khi bé ăn xong cần được vệ sinh sạch sẽ, dùng nước ấm thường xuyên lau rửa chân tay cho bé. Trong mùa lạnh, cần có chế độ chăm sóc da đặc biệt, bạn nên sử dụng những loại kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da của trẻ. Nước tắm cho bé phải là nước ấm vừa phải, không nên tắm nước nóng hơn bình thường khiến da bé mất nước nhiều hơn gây nên khô da.

– Ngoài ra, các mẹ cũng không nên lạm dụng các loại xà bông tắm của trẻ, vì trong các loại này sẽ chứa các hoạt chất tẩy rửa làm mất đi chất nhờn trên da và làm da trẻ thêm khô. Không nên tắm cho trẻ quá lâu, khi tắm xong sử dụng chiếc khăn bông mềm lau nhẹ nhàng cơ thể bé, kết hợp bôi kem dưỡng thể và mát xa nhẹ cho làn da của trẻ. Trẻ sẽ thật thoải mái khi chúng thấy dễ chịu sau mỗi lần được vệ sinh như vậy.

3. Chọn kem dưỡng ẩm phù hợp cho da của trẻ

Nếu mẹ không chọn lựa tốt loại kem dưỡng cho con sẽ là một việc rất nguy hiểm. Đặc biệt khi mùa đông đến, da của bé sẽ thiếu nước, hanh khô. Ngoài ra, nếu bạn chọn loại kem không chất lượng hay không phù hợp với nội tiết trên da trẻ có thể sẽ làm da của của trẻ sẽ bị khô da, nặng hơn sẽ mọc nốt chàm, tróc da, mọc những nốt đỏ, ngứa ngáy hay có thể phù sưng, đau rát.

– Kem dưỡng cũng chỉ là cách chữa da chân tay khô ráp hiệu quả tạm thời. Bởi vậy, khi chọn kem dưỡng cho trẻ phải chọn dùng sản phẩm của hãng đã có uy tín, không chứa chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo mùi. Tuyệt đối các mẹ không nên dùng sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng cũng như không tự ý dùng thêm những loại thuốc bôi chống khô da khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ để tránh gây dị ứng cho da trẻ.

chọn hem dưỡng ẩm phù hợp tình trạng khô da của bé

Sử dụng kem dưỡng ẩm khi bé bị khô da

4. Quần áo, đồ đạc tiếp xúc với làn da của trẻ

Hãy lựa chọn quần áo cho bé thật tỉ mỉ, có thể do các chất trong vải quần áo cũng khiến da trẻ bị tổn thương và có thể gây nên khô da. Nên lựa chọn những bộ quần áo bằng vải tự nhiên cotton sẽ giúp da trẻ được thông thoáng, ngăn ngừa đổ mồ hôi và hạn chế được các vi khuẩn làm kích ứng da. Đồng thời khi cho bé ra ngoài cần bảo vệ làn da của trẻ khỏi bụi bậm hay ánh nắng mặt trời.

Các mẹ hãy trang bị cẩm nang kiến thức cần thiết để bé không bị khô da cũng như các bệnh khác. Hãy bảo vệ, chăm sóc bé từ những điều nhỏ nhất, giúp bé thỏa sức vui chơi mà không sợ sự xâm nhập của vi khuẩn, các bệnh ngoài da.

chàm sữa ở bé

Có thể mẹ chưa biết: cách chữa chàm sữa hiệu quả từ dầu dừa

Chàm sữa khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, tập trung ở 2-6 tháng đầu đời của trẻ. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng luôn khiến bố mẹ trẻ lo lắng. Nhưng chỉ với những biện pháp đơn giản như chữa chàm sữa bằng dầu dừa cũng có thể thổi bay căn bệnh này. Bài viết sau sẽ chia sẻ cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa hiệu quả nhé.

1. Công dụng của dầu dừa trong chữa chàm sữa cho bé

1.1. Dầu dừa an toàn hơn so với thuốc kháng sinh Tây y

Lời khuyên của các bác sỹ da liễu, khi trẻ bị chàm sữa giai đoạn cấp tính thì không nên cho trẻ chữa trị luôn bằng các liệu trình thuốc kháng sinh Tây y. Dù hiệu quả nhanh nhưng chúng có thể dẫn đến nhiễm trùng kèm theo các biểu hiện suy giảm khả năng miễn dịch, và một số tác dụng phụ tới gan thận, hệ tiêu hóa ở trẻ.

Chính vì vậy, dầu dừa chính là cách chữa chàm sữa hiệu quả cho bé.

Chàm sữa là hiện tượng diễn ra phổ biến ở trẻ
Chàm sữa là hiện tượng diễn ra phổ biến ở trẻ

1.2. Thành phần của dầu dừa

Nhờ lượng vitamin E và nhiều dưỡng chất, dầu dừa luôn được đánh giá cao về khả năng dưỡng ẩm. Cùng hàm lượng vitamin E cao cùng với chuỗi axit béo trung bình mà dầu dừa cung cấp độ ẩm cực tốt cho làn da bị chàm sữa của trẻ.

Dầu dừa với nguồn dưỡng chất giàu có là loại thảo dược tự nhiên rất lành tính không lo kích ứng, có thể tự chế được hoặc mua ở các tiệm thuốc Tây, tiện lợi khi sử dụng. Dầu dừa không thể thiếu trong sổ tay làm đẹp của chị em giúp da trắng, tóc mượt.

Dầu dừa chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh
Dầu dừa chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh

1.3. Dầu dừa có thể chữa nhiều bệnh ngoài da khác

Trong y học không chỉ chữa chàm sữa bằng dầu dừa mà loại thảo dược này còn được vận dụng phòng và chữa nhiều bệnh ngoài da khác như á sừng, viêm da cơ địa, vảy nến, da rắn…vô cùng hiệu quả.

Khi trẻ đang bị chàm không nên tiêm các chủng ngừa đặc biệt là thủy đậu bởi nó có thể là nguyên nhân gây nên mụn mủ dạng thủy đậu, mụn nước, bọng nước, sốt cao. Mụn mủ lõm ở giữa, xung quanh có quầng viêm đỏ, sau khi chữa khỏi có thể để lại sẹo.

2. Cách dùng dầu dừa chữa chàm sữa cho trẻ

Hằng ngày sau khi tắm cho trẻ xong bạn dùng khăn khô, mềm lau người cho trẻ, dùng dầu dừa thoa nhẹ nhàng một lớp mỏng lên da của bé. Đợi khoảng 15-20 phút, dầu dừa khô bớt thì lấy giấy thấm phần dầu dừa còn thừa trên da bé. Làm tương tự vào buổi tối trước khi cho trẻ đi ngủ. Bạn kiên trì thực hiện phương pháp này đảm bảo đánh bay chàm sữa trong 2-3 tuần

Kiên trì bôi dầu dừa hàng ngày cho bé
Kiên trì bôi dầu dừa hàng ngày cho bé

3. Lưu ý khi chữa chàm sữa bằng dầu dừa

3.1. Vệ sinh làn da bé

Làn da non nớt của trẻ giai đoạn này rất dễ bị tổn thương nên mẹ cần giữ gìn vệ sinh cho trẻ và thận trọng trong các liệu trình điều trị. Mẹ chú ý luôn giữ cho vùng da bị chàm của trẻ luôn được khô thoáng, sạch sẽ, đặc biệt là những vùng da nhạy cảm như da mặt, mông, đùi, bẹn.

Tắm cho bé bằng các loại xà phòng chứa kem làm mềm da, không chứa mùi thơm. Thay tã (bỉm) cho bé thường xuyên ít nhất 3 lần/ngày, không để phân và nước tiểu ngấm ra sẽ là yếu tố gây kích ứng da gây nên không chỉ chàm sữa mà rất nhiều bệnh lý về da khác.

Mặc quần áo cho trẻ bằng vải cotton mềm chứ không phải là vải len. Không sử dụng các loại thảm, nệm bằng len hoặc gối bằng lông gà, lông vịt. Cũng không nên để trẻ chơi quá nhiều với các loại thú nhồi bông bởi chúng chính là điều kiện thuận lợi để cho các loại virus, vi khuẩn xâm hại.

3.2. Chú ý chế độ ăn uống

Chế độ ăn cho bé cũng rất quan trọng. Mẹ không cho trẻ ăn những thực phẩm gây kích ứng da như thịt bò, cua, trứng, đồ hải sản, đỗ tương…

Ở trẻ bị chàm thể tạng việc tập cho trẻ thói quen ăn các loại thức ăn khác nhau nên để trễ hơn bình thường. Đặc biệt là các loại thức ăn dễ gây kích ứng.

3.3. Chú ý khi dùng kem dưỡng ẩm

Bên cạnh cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho bệnh chàm sữa chuyên dụng cho trẻ. Nên ưu tiên các loại kem có thành phần thảo dược tự nhiên, được sản xuất bởi các đơn vị uy tín tránh gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé.

Da bé trong giai đoạn này vô cùng nhạy cảm và dễ tổn thương vì vậy cha mẹ tuyệt đối không nên tùy tiện ra các cửa hàng thuốc Tây để tự mua thuốc cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu bị chàm sữa nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc nhà thuốc uy tín thăm khám, chữa trị. Nếu chàm của trẻ giai đoạn đầu việc chữa chàm sữa khá đơn giản. Tuy nhiên nếu bệnh có dấu hiệu tái đi tái lại, đặc biệt là trường hợp bội nhiễm dầu dừa chỉ là phương pháp mang tính hỗ trợ.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây cùng với cách phòng chống và chữa chàm sữa bằng dầu dừa các bậc phụ huynh từ nay không phải quá lo ngại về chúng nữa.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ là bệnh gì?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh chàm. Khi bệnh phát tán các mụn nước sẽ ngày càng nhiều nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời mụn nước lớn dần có thể bị bể ra và lan ra các vùng xung quanh.

1. Trẻ bị nổi mẩn đỏ là bệnh gì?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ là một hiện tượng viêm cấp tính hoặc mãn tính trên da, nguyên nhân gây ra thì khá là phức tạp, bệnh thường gặp ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Biểu hiện trông thấy là trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt các nốt đỏ chủ yếu phân bố đối xứng ở hai bên phải, bên trái ở những chỗ như đầu, mặt, gò trán, má, da đầu của trẻ, ranh giới không rõ ràng lắm, bề mặt có thể có vảy bong ra. Bề mặt da nổi nốt đỏ bị loét, chảy nước đóng vảy.

trẻ bị nổi mẩn đỏ

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người

2. Triệu chứng trẻ bị nổi mẩn đỏ

Triệu chứng thường gặp đó là: Số ít trẻ không những bị mọc mẩn ngứa ở đầu mà chúng còn lan nhanh xuống cổ, vai rồi mọc cả người, tứ chi và ở các chỗ khác nhưng giữa mặt hay xung quanh mũi, mồm. Mẩn mụn ngứa rất ngứa, do đó trẻ thường khó chịu, khóc lóc, kém ăn và ngủ không yên giấc. Nếu bị viêm nặng hơn mà có chỗ còn sưng hạch khá to. Nhiều mụn ngứa hay mọc vào mùa hè.

3. Cách chữa khi trẻ bị bị nổi mẩn đỏ

– Làm sạch da: Tắm rửa trẻ hàng ngày, lau mặt bằng khăn nhúng nước ấm. Ngâm vùng da tổn thương nặng trong nước ấm khoảng 15 đến 20 phút, sau đó lau khô nhanh và ngay lập tức bôi chất làm ẩm để ngăn cản tình trạng bốc hơi làm khô da. Ngâm da 1 đến 3 lần/ngày tùy độ nặng của bệnh.

– Bôi chất làm ẩm: Để duy trì được độ ẩm ở da suốt cả ngày cần bôi các chất làm ẩm dạng dung dịch, dầu, kem hoặc thuốc mỡ theo hướng dẫn của y tế ngay sau khi tắm. Thời tiết khô hanh nên chọn loại thuốc mỡ vì thành phần có ít tá dược nhất và tác dụng kết dính nhiều hơn khiến trẻ xuất hiện triệu chứng trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa.

– Giảm ngứa và kích ứng: Duy trì giấc ngủ bình thường và ổn định tâm lý trẻ vì stress cũng là một để tránh cho trẻ có thói quen gãi ngứa ở trẻ. Tránh dùng chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng, cồn, và các sản phẩm chăm sóc da. Chọn quần áo thấm mồ hôi. Tránh những thức ăn dị ứng khi trẻ bị nổi mẩn đỏ. Không cho trẻ chơi dưới đất hoặc không chơi với súc vật hay thú nhồi bông.

– Bôi thuốc ngứa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, lưu ý không pha trộn hay bôi cùng với chất làm ẩm vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.

– Có rất nhiều bậc phụ huynh thấy con ngứa quá gãi mà xót mà thương rồi nghe theo lời hướng dẫn của mọi người, tự ý mua thuốc và bôi cho con khi trẻ bị nổi mẩn đỏ. Các bạn nên nhớ mỗi bé có một nguyên nhân dẫn đến trẻ bị nổi mẩn đỏ khác nhau và cơ thể mỗi bé khác nhau. Có thể thuốc này thích hợp với cơ địa của bé này nhưng lại gây dị ứng cho bé kia. Chính vì vậy,  các bậc phụ huynh nên đưa con đi gặp bác sĩ để xin lời khuyên và đơn thuốc phù hợp.

khi trẻ bị nổi mẩn đỏ cần đến các bác sĩ khám kịp thời

Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ nặng cần đến khám bác sĩ kịp thời

4. Cách phòng tránh khi trẻ bị nổi mẩn đỏ

– Luôn đảm bảo vệ sinh da cho con sao cho lúc nào cũng sạch sẽ

– Không để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công.

– Tuyệt đối không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương.

– Cần mặc quần áo rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại cho bé.

– Ngoài ra, có những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua… hoặc những thức ăn tanh là tác nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ bất cứ lúc nào.

– Đối với những người đang cho con bú cũng cần kiêng các loại thức ăn có khả năng gây ra dị ứng cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa. Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ, nên để trẻ ăn chế độ nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể. Chỉ nên dùng các loại dầu thực vật vì có thể tăng thêm axit béo không bão hòa, giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.