Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

bé bị nổi mẩn đỏ

Bé bị nổi mẩn đỏ trên da: nguyên nhân và cách điều trị

Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc bé bị nổi mẩn đỏ trên da là bệnh gì? Để giải đáp cho câu hỏi này, các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết sau để tích lũy những thông tin bổ ích về vấn đề nổi mẩn đỏ trên da mặt ở trẻ nhé.

1. Bé bị nổi mẩn đỏ trên da là bệnh gì?

Trong thời gian nuôi con nhỏ đã có không ít các bà mẹ lo lắng về việc trẻ nhà mình xuất hiện các dấu hiệu bất thường ngoài da, gây ngứa, phát ban đỏ…Tất nhiên là những bà mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi con sẽ đứng ngồi không yên khi nhìn thấy con trẻ mình gặp phải vấn đề này.

Bé bị nổi mẩn đỏ trên da là hiện tượng mà rất nhiều trẻ mắc phải. Tuy nhiên, điều này không phải ở trẻ nào cũng bắt gặp mà chỉ gặp ở những trẻ có cơ địa mẫn cảm dễ bị dị ứng với các tác nhân bên ngoài như: thức ăn, môi trường sống, đồ dùng của trẻ… sẽ khiến bé bị nổi mẩn đỏ. Và hiện tượng này sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé nếu cha mẹ chăm sóc và điều trị đúng cách.

bé bị nổi mẩn đỏ

Bé bị nổi mẩn đỏ là hiện tượng thường xuyên gặp ở bé

2. Nguyên nhân cũng như cách điều trị khi trẻ bị nổi mẩn đỏ

a. Bé bị nổi mẩn đỏ do dị ứng thời tiết

Hệ thống miễn dịch của bé còn đang trong quá trình hoàn thiện, da của bé lại vốn mỏng và nhạy cảm bởi vậy sự chênh lệch nhiệt độ khi thời tiết thay đổi rất dễ mang đến những vết mẩn đỏ và ngứa cho da bé.

Điều trị: Với hiện tượng dị ứng thời tiết, các mẹ không thể trị tận gốc nhưng hoàn toàn có thể cùng bé chủ động đối phó bằng sử dụng các sản phẩm dưỡng da cho bé được chiết xuất hoàn toàn thảo dược có tác dụng rất tốt trong điều trị dị ứng, mẩn đỏ, mẩn ngứa,… do các tác nhân như thời tiết, thực phẩm,… mang lại mà không gây kích ứng da.

b. Tác động của môi trường sống

Những tác động từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là bụi bẩn chính là nguyên nhân gây ra tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ trên da. Đối với những trường hợp như vậy, tốt nhất mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần phải thường xuyên lau rửa giường chiếu, hút bụi trong nhà,… loại bỏ các thực phẩm có nguy cơ mang tới tình trạng dị ứng cho trẻ để phòng tránh những tác nhân gây bệnh có thể xảy tới.

bé bị nổi mẩn đỏ

Môi trường sống cũng là tác nhân gây bé bị nổi mẩn đỏ

3. Cách phòng bệnh trẻ bị nổi mẩn đỏ

– Làm sạch da: mẹ phải luôn vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày, rửa mặt cho bé bằng nước ấm.

– Giữ ẩm cho da bé: mẹ nên lựa chọn những loại kem dưỡng ẩm phù hợp cho da bé, đảm bảo cho bé luôn được giữ ẩm.

–  Ngăn chặn những kích ứng cho da bé: các mẹ cần cắt móc tay, móng chân cho trẻ sạch sẽ, đeo bao tay bao chân cho trẻ khi đi ngủ để tránh hiện tượng trẻ gãi có thể gây tổn thương da.

– Hãy luôn duy trì giấc ngủ bình thường và ổn định tâm lý cho trẻ. Tránh sử dụng các loại chất tẩy rửa, hóa chất,… cho bé, nên cho trẻ mặc quần áo thoải mái, loại thấm mồ hôi…

– Hạn chế các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ

– Nên mặc đồ thoáng mát cho trẻ: Đây chính là cách giảm cơn ngứa cho trẻ vì lúc này càng mặc nhiều quần áo cho trẻ sẽ càng làm cho ngứa và nổi mẩn nghiêm trọng hơn.

– Có thể dùng dấm thanh pha loãng với nước và thoa lên da bị nổi mẩn đỏ ở trẻ hoặc tắm cho trẻ, cách này sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng do bệnh này gây ra lại ít gây kích ứng da cho trẻ.

– Không tự ý chuẩn đoán và bôi cho trẻ các loại thuốc kháng sinh hay các loại thuốc bôi ngoài da có chứa các thành phần gây hại cho da vì da trẻ rất mẫn cảm nếu dùng thuốc không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.

– Trong trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ toàn thân và mãn tính thì bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện để khám và áp dụng đúng loại thuốc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất nhé!

– Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường cần đưa đến ngay các cơ sở y tế để được khám và chữa bệnh sớm nhất

Hi vọng với những chia sẻ trên phần nào giúp ích được các mẹ trong việc phòng và chữa bệnh khi bé bị nổi mẩn đỏ. Chúc các mẹ thành công trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc con, chúc các bé hay ăn chóng lớn!

Mách mẹ cách trị rôm sảy cho bé tại nhà

Mức độ ảnh hưởng của hiện tượng rôm sảy ở trẻ không quá nghiêm trọng như chúng ta nghĩ tuy nhiên nếu dể lâu dài bệnh lí có thể dần dần giết chết da dẫn tới viêm nhiễm. Sự sáng suốt của người lớn trong việc tìm ra các phương pháp chữa trị rôm sảy cho bé là việc làm vô cùng cấp bách. Dưới đây là một vài cách làm mà mẹ bỉm sữa nên áp dụng ngay lập tức vừa nhanh gọn lại không tốn kém thời gian đâu nhé!

1. Chanh tươi trị rôm sảy cho bé

Chanh bên cạnh công dụng dùng trong việc chế biến các món ăn, pha nước uống, xóa tan nốt côn trùng đốt nó còn trị rôm sảy được cho bé. Axit ở trong quả chanh diệt khuẩn và được coi như thần dược làm đẹp tin dùng của nhiều chị em phụ nữ. Chanh giúp tẩy da chết, bổ sung độ ẩm, trị mụn nhọt, nốt đỏ nuôi dưỡng da tươi sáng.

Dùng một quả chanh tươi vắt lấy nước cốt, bỏ hạt sau đó hãy sử dụng bông gòn chấm lên vùng da bị rôm sảy. Trước khi thoa, mẹ cần rửa qua vết thương bằng nước ấm để giúp lỗ chân lông được thông thoáng, giãn nở. Sau 2-3 phút massage chúng ta để 15-20 phút và rửa lại bằng nước sạch để se khít lỗ chân lông. Chắc chắn sau 3-5 ngày áp dụng thói quen này đều đặn, vết sẹo sẽ biến mất.

Chanh có thể kết hợp được với nhiều nguyên liệu khác tùy vào phản ứng cơ địa da mỗi bé: mật ong, sữa tươi không đường, vitamin e, trứng gà, dầu olive, sữa chua không đường,… không tốn tiền mua thuốc hay mỹ phẩm, giờ đây mẹ hãy yên tâm làm đẹp và chăm sóc sức khỏe cho con ngay chính tại ngôi nhà của mình rồi nha.

trị rôm sảy cho bé bằng chanh

Chanh tươi trị rôm sảy cho bé vô cùng hiệu quả

2. Củ gừng trị rôm sảy cho bé

Từ lâu, củ gừng tươi đã là loại thảo dược quen thuộc trong đông y trị khỏi nhiều bệnh đặc biệt là uống gừng tươi rất tốt cho mọi người kể cả trẻ nhỏ. Gừng chữa được say xe, vết thương ngoài chảy máu, đau đầu, ho, mùi hôi cơ thể,… và có tác dụng trị rôm sảy cho bé rất hiệu quả.

Chỉ với vài lát gừng cắt mỏng, mọng nước đem đắp ở bên ngoài chỗ rôm sẽ nhanh chóng bay đi trong vài ngày. Hoặc giã nát, lấy nước cốt thấm sâu vào vùng rôm. Tính sát khuẩn sẽ giúp các vết sẹo không còn bám lại nơi da bé nữa. Hiệu quả mang đến vô cùng ngạc nhiên đấy mẹ nhé! Ngoài ra, chúng ta nên nấu các món cháo với gừng, uống nước gừng cùng một ít muối hàng ngày để có sức đề kháng khỏe mạnh.

3. Lá khế trị rôm sảy cho bé

Một trong những ưu điểm của lá khế là trị rôm sảy cho trẻ nhỏ tiết kiệm mà nguyên liệu lại hoàn toàn có từ tự nhiên, dễ kiếm. Phần lớn mọi người dùng lá khế để xông hơi, tắm cho trẻ.

Dùng một rổ lá khế tươi, sạch, đem rửa để ráo nước rồi bỏ vào nồi đun sôi lưu ý phải ngâm lá khế khoảng 15-20 phút với một chút muối để loại bỏ nhựa, vi khuẩn trên lá còn sót lại. Khi nước ấm, ta đem pha cùng ít nước mát sạch để tắm. Lấy khăn mềm mịn, lót dưới đáy chậu cho con ngồi rồi từ từ lau rửa, cọ kị nhẹ nhàng. Thời gian tắm xông hơi là 5- 10 phút không nên để quá lâu.

Trong vòng một tuần đảm bảo hiện tượng rôm sảy sẽ không còn đi theo bé làm mất ăn, mất ngủ nữa. Mẹ cũng yên tâm hơn khi con đã có những giấc ngủ ngon. Mặc dù là loại lá cây quen thuộc với người Việt Nam song rất ít người lại biết sử dụng lá khế để chữa rôm cho trẻ. Chắc chắn sau chuyên mục này, chúng ta đã có thêm một phương pháp an toàn đối với sức khỏe. Lá khế có mùi vị hơi khó ngửi, nên nếu bé nhà mình bị dị ứng với thành phần trong lá thì hãy loại trừ cách làm này.

trị rôm sảy cho bé bằng lá khế

Trị rôm sảy cho bé bằng lá khế

4. Lá kinh giới trị rôm sảy cho bé

Kinh giới là loại rau phổ biến và có khắp nơi, sẽ rất hữu ích khi dùng loại lá này để trị rôm sảy, mụn nhọt, điều tiết thay đổi trong cơ thể của con. Lá kinh giới có mùi thơm, vị cay, dễ chịu chiếm 1,8% tinh dầu. Trong dân gian, cây kinh giới được áp dụng dùng để tắm, nấu nước uống phòng chống mẩn ngứa. Khi sắc nước chúng ta có thể cho thêm các loại lá như: mã đề, tía tô, húng, ngải cứu, gừng,… kết hợp sử dụng để phát huy hiệu quả tối đa. Thực hiện tắm 2-3 lần với lá kinh giới trong tuần, chấm dứt tình trạng dị ứng, mề đay, khô da.

Tất cả bốn cách làm trên đều rất dễ sử dụng đối với các mẹ không có nhiều thời gian chăm con. Hơn nữa, chúng ta lại tiết kiệm được một khoản rất lớn thay vì phải mua thuốc để bôi cho bé. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp được nội dung quan trọng mà người lớn đang tìm kiếm.

cách trị hăm cho bé

Bật mí cách trị hăm cho bé hiệu quả

Trẻ sơ sinh rất dễ bị hăm do mang đóng tã giấy hàng ngày do đó các cha mẹ phải có cách chăm sóc cẩn thận giúp cải thiện làn da của trẻ một cách hiệu quả tránh các tổn thương không mong muốn về da cho trẻ. Có nhiều cách trị hăm cho bé khác nhau nhưng an toàn nhất cho trẻ là các phương pháp chữa trị hăm cho trẻ bằng bài thuốc dân gian từ những loại cây tự nhiên đảm bảo an toàn cho bé.

1. Lá trà xanh

Trà xanh là một loại thảo dược trị hăm tã hiệu quả được rất nhiều các mẹ áp dụng và đã thành bởi trong trà xanh chứa chất lyzozym giúp tiêu diệt vi khuẩn bám trên da kết hợp với chất tanin giúp làm khô thoáng da hiệu quả, phục hồi tổn thương nhanh chóng.

Cách trị hăm cho bé bằng lá trà xanh được dùng như sau: Mẹ rửa sạch lá trà để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn, thuốc trừ sâu, ký sinh trùng… trên lá. Sau đó, đun sôi lá trà tươi, không nên nấu quá đặc, đợi cho đến khi nước ấm ấm thì cho bé tắm. Cuối cùng là tắm lại bằng nước ấm sạch cho bé.

cách trị hăm cho bé bằng lá trà xanh

Cách trị hăm cho bé bằng lá trà xanh rất hiệu quả

2. Dầu oliu

Cách trị hăm cho bé bằng dầu oliu cũng là một trong những cách trị hăm an toàn và chấm dứt tình trạng hăm da của bé nhanh chóng. Cách sử dụng dầu oliu khá đơn giản: Sau khi mẹ tắm bằng nước ấm và lau khô cho bé, mẹ thoa một lớp dầu oliu mỏng lên vùng da bị hăm. Dầu oliu có tác dụng giảm kích ứng, giảm sưng, bớt ngứa, làm lành vùng da bị hăm của bé.

3. Lá trầu không

Lá trầu không cũng là cách trị hăm an toàn và vô cùng hiệu quả. Lá trầu không có vị cay nồng và tính ấm, có khả năng sát trùng và tiêu viêm rất tốt. Các mẹ nên lấy khoảng 3 đến 4 lá, rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi cho vào nồi nước, đun sôi rồi để nguội. Mẹ dùng nước lá này thấm nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm của bé, ngày khoảng 3 đến 4 lần sẽ đạt được hiệu quả rất tốt

4. Cây mã đề

Mã đề là một loại cây mọc rất nhiều ở vùng đất trống, có tác dụng làm dịu vùng da bị tổn thương do hăm tã, thúc đẩy da phục hồi nhanh chóng. Mẹ chỉ cần dùng vài lá mã đề tươi, rửa sạch, giã nát cùng với vài hạt muối hột rồi vắt lấy nước, thấm nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm của bé. Kiên trì với cách trị hăm cho bé này các mẹ sẽ thấy được những hiệu quả bất ngờ.

5. Cách phòng bệnh hăm cho bé

5.1. Thay tã thường xuyên cho bé

Bên cạnh cách trị bệnh hăm cho bé các phụ huynh cần phải chú trọng đến cách phòng bệnh hăm cho bé. Thông thường, làn da của bé từ lúc sinh ra đến 24 tháng tuổi mỏng hơn đến 5 lần so với người lớn. Chính vì vậy, nếu mẹ không thay tã thường xuyên cho bé khiến làn da nhạy cảm của bé sẽ tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé, gây kích ứng cho bề mặt da gây nên tình trạng hăm da. Do đó, mẹ cần thường xuyên thay tã cho bé để bé có làn da trắng hồng và không bị hăm.

cách trị hăm cho bé

Thường xuyên thay bỉm cho bé

5.2. Chỉ nên dùng tã vải cho trẻ sơ sinh

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tã vải, tã giấy thấm hút tuy nhiên cách trị hăm cho bé và phòng chống hăm tốt nhất là chỉ sử dụng tã vải. Nên sử dụng các loại tã vải có chất liệu 100% cotton tự nhiên, mềm mại, thô khoáng, không hóa chất, đặc biệt an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Bởi tã vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, bề mặt tã thoáng khí, nhanh khô mang đến cảm giác thoải mái, an toàn.

5.3. Phòng hăm tã bảo vệ da bé từ quần áo

Một trong những cách trị hăm cho bé cũng như phòng chống để trẻ không bị mắc phải hiện tượng này là các mẹ cần chú ý đến các loại nước xả đang dùng để xả quần áo cho bé. Bởi làn da trẻ sơ sinh non yếu, dễ kích ứng với các thành phần hóa chất trong nước xả. Trong những trường hợp bé bị kích ứng da nặng, tấy đỏ, bố mẹ có thể tạm ngưng ngâm quần áo với các loại nước xả khi giặt quần áo, khăn sữa, khăn tắm… của bé.

Trên đây là một số cách trị hăm cho trẻ bằng các lá cây có sẵn trong nhà, mẹ nên áp dụng ngay khi trẻ vừa có dấu hiệu da bị ửng đỏ, hăm nhẹ như vậy sẽ chữa nhanh khỏi hơn. Hy vọng với thông tin cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh theo kinh nghiệm dân gian trên các cha mẹ có thể chăm sóc là da bé yêu một cách hiệu quả nhất.

chàm sữa ở trẻ nhỏ

Làm thế nào để điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa không phải là hiện tượng mang đến ngạc nhiên cho những ai đã, đang và sắp có con nhỏ. Nếu bị chàm, trẻ không chỉ mất ăn, mất ngủ mà còn bứt rứt, khó chịu gây tâm lí lo lắng cho người lớn. Làm thế nào để có thể đưa ra những phương hướng xử lí chữa trị chàm sữa vẫn đang là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ.

1. Tắm

Tắm là thói quen diễn ra hàng ngày nhưng nhiều người chưa thực hiện đúng cách. Chúng ta nên tắm bằng xà phòng hoặc loại sữa có nguồn gốc tạo ra từ thảo dược thiên nhiên, không gây kích ứng và tránh bị chàm sữa cho da bé.

– Tốt nhất hãy tắm bằng nước ấm để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn, giảm ngứa.

– Không dùng sữa tắm của người lớn và xà bông để kì cọ lên làm chầy xước da trẻ.

– Không nên để bé tắm mà không có người lớn quan sát, sau khi tắm xong cần lau khô mình.

– Phần lớn các bé khi tắm đều thích được nghịch nước, tuy nhiên mẹ cũng hết sức lưu ý là không cho con ngỗi trong nước xà phòng quá lâu, tạo điều kiện nhiễm trùng.

– Vùng háng bẹn và cơ quan sinh sản của các bé rất quan trọng chúng ta cần chọn loại xà phòng không mùi, không cồn để lau rửa, tránh thụt rửa sâu dẫn đến vô sinh. Thời điểm thích hợp để tắm cho trẻ là vào ban ngày trước khi ngủ trưa hoặc xế chiều.

– Phòng tắm của trẻ phải sạch, không bụi bẩn, kín gió, có nền nhiệt thích hợp không quá chênh lệch so với nhiệt độ ở bên ngoài.

– Ở vùng chàm sữa, không nên chủ quan dùng khăn bông thấm nước vắt khô và lau rửa nhẹ nhàng. Cảm giác đau xót dễ làm bé quấy khóc, hãy tích cực trò chuyện để trẻ quên đi điều đó.

– Thời gian tối đa mỗi lần tắm là 5-10 phút, dùng tay kiểm tra độ nóng của nước trước khi tắm.

cách trị chàm sữa

Chú ý cách tắm tránh để trẻ bị chàm sữa

2. Quần áo

Hàng ngày, mẹ đã mặc quần áo cho trẻ đúng cách vừa đảm bảo gu thời trang của con lại không gây hại cho sức khỏe hay chưa? Nếu trẻ bị chàm sữa thì không nên mặc nhiều đồ có chất liệu tổng hợp, len sẽ tắc lỗ chân lông, da không thở được.

Cotton, vải mềm là sự lựa chọn thích hợp nhất, tránh dùng đồ sáng màu vì khả năng nhiễm chất độc hóa học của nó là rất cao. Quần áo rộng rãi giúp bé hoạt động thoải mái hơn là đồ bó sát vào thân hình của chúng. Đặc biệt khi giặt phải sử dụng chất giặt tẩy có độ an toàn.

3. Môi trường

Nơi ở của trẻ có vai trò tạo điều kiện duy trì sức khỏe, môi trường tốt thì bé sẽ khỏe mạnh và ngược lại. Việc quét dọn, lau chùi phòng ngủ của con và tổng thể ngôi nhà hạn chế được bụi bẩn, vi khuẩn. Có thể dùng điều hòa và các thiết bị nhiệt điện để phòng bé có độ ẩm tốt cho da.

Những giấc ngủ rất quan trọng đối với sự hình thành trí tuệ và thể chất của trẻ. Hãy luôn để một nền nhiệt ổn định ở trong phòng( 28 độ C) tránh thay đổi đột ngột, thường xuyên thông gió trong phòng sẽ rất có ích đấy mẹ nhé!

tạo môi trường tránh bé bị chàm sữa

Tạo môi trường sạch sẽ, thoải mái cho bé

4. Dùng một số bài thuốc dân gian chữa chàm sữa

– Ngoài cách trị bệnh chàm sữa bằng thuốc bôi em bé, trong dân gian cũng có rất nhiều mẹo vặt được áp dụng:

– Lá trầu không: rửa sạch, giã nát, lấy nước cốt thoa lên vùng da bé bị chàm, thực hiện liên tục trong 1 tuần( dùng vào buổi tối).

– Lá ổi: rửa sạch, đun sôi để nguội rồi xông hơi.

– Lá trà xanh: giã nát lấy nước cốt dùng khăn, bông gòn chấm lên chỗ chàm. Chọn lá tươi non, sạch, không héo úa và đặc biệt là lấy búp trà. Có thể đun nước uống. Ngày 2-3 lần.

– Khoai tây: luộc khoai tây,lấy thìa dằm nhuyễn trộn với một ít sữa tươi không đường thành hỗn hợp đặc sệt và đắp lên vùng da bị thương.

– Dầu dừa: không chỉ có tác dụng làm đẹp, dầu dừa còn có công dụng rất tốt cho các bệnh ngoài da. Dùng trực tiếp dầu dừa nguyên chất, thoa đều lên nơi trẻ bị chàm sữa, massage 5-10 phút để qua đêm và có thể rửa lại vào sáng sớm hôm sau. Duy trì thói quen này đều đặn chắc chắn tình trạng chàm sữa dần dần sẽ không còn.

Chàm sữa nếu không theo dõi phát hiện và điều trị sớm sẽ để lại những hệ lụy đáng tiếc. Hãy luôn cố gắng lắng nghe xung quanh và sự góp ý của bác sĩ để bổ sung vào cẩm nang nuôi dạy trẻ thành công mẹ nhé!