Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

hăm tã ở bé

Phải làm gì nếu bé bị hăm tã?

Hăm tã là tình trạng da có những vấn đề khác lạ: ngứa ngáy, mẩn đỏ, dị ứng, gây cảm giác khó chịu. Bệnh lí này rất phổ biến với lứa tuổi sơ sinh. Cùng tìm hiểu những điều mẹ cần nên làm nếu con yêu bị hăm nhé!

1. Không nên dùng phấn rôm khi trẻ bị hăm tã

Mặc dù phấn rôm mang đến nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày, nhưng sẽ không tốt nếu bé bị hăm mà lại thoa phấn rôm lên vùng da bị thương. Nếu chúng ta đã, đang có ý định dùng sản phẩm này cho con thì tốt nhất nên dừng lại ngay lập tức nha! Hăm tã xuất hiện nhiều ở vùng háng, bẹn, vậy khi rắc phấn rôm vào vùng cơ quan sinh sản nhất là các bé gái tăng nguy cơ ung thư, giảm khả năng sinh sản sau này. Phấn rôm khi thoa quá nhiều phát tán đi vào bên trong buồng trứng không hề tốt cho sức khỏe của trẻ. Viêm nhiễm, ngứa có thể xảy ra, làm bít tắc giãn nở các cơ quan, không thoát mồ hôi.

Trẻ nhỏ khi hít phải phấn rôm, khả năng đường hô hấp bị cản trở rất lớn. Trong phấn rôm có mùi thơm và các chất muối calci, kẽm, bột talc, kích thích li ti len lỏi tích tụ trong phổi làm trẻ thiếu oxi. Mùa nắng nóng, tuyệt đối không bôi phấn rôm nhất là những trẻ sinh non trong lồng kính, sức đề kháng kém, làn da nhạy cảm. Khi có sự chỉ định của bác sĩ, mẹ hãy ngưng sử dụng phấn rôm để bảo vệ sức khỏe của bé.

không nên bôi phấn rôm khi bé bị hăm

Không nên bôi phấn rôm khi bé bị hăm tã

2. Chú ý việc đóng tã, bỉm

Tã, bỉm là nguyên nhân chủ yếu làm bé bị hăm tã cho nên chúng ta cần hết sức để ý quan sát. Nếu loại tã trẻ đang dùng không mạng lại hiệu quả thoải mái, lập tức thay đổi, lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da của trẻ. Đặc biệt khi tã bẩn hoặc sau khi trẻ đi vệ sinh xong phải thay ngay, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn tập trung tấn công.

Tuyệt đối không dùng lại bỉm cũ. Đây là thói quen của nhiều bà mẹ cho con mặc bỉm cả ngày vô cùng nguy hại. Sau 2-3 tiếng nên thay tã cho trẻ, nhiều nhất là 4 tiếng. Thị trường có đa dạng các loại tã, điều quan trọng mẹ phải biết được kích thước, chất liệu không gây kích ứng đối với bé. Thỉnh thoảng, hãy thả rông để trẻ được hít thở không khí thoáng mát, khô ráo.

3. Vệ sinh cho bé

Thói quen lau rửa, tắm mát hàng ngày sẽ phần nào giúp trẻ hạn chế tối đa tình trạng hăm tã. Khi trẻ bị hăm, hãy dùng nước ấm thay cho các loại hóa chất xà phòng độc hại hoặc sữa tắm có mùi thơm. Quá trình vệ sinh không được chà mạnh, gây đau xót, lở da. Dùng khăn mềm tắm cho bé.

Sau khi tắm xong, lau khô mình tránh để người ướt. Mỗi lần mặc quần áo hay đóng tã, bỉm người lớn cần rửa tay sạch sẽ để không gây hại da bé. Cắt móng tay khi thấy dài vì đây là nguyên nhân khiến bé làm xây xát da vào vết thương. Vệ sinh các bộ phận trên cơ thể: mắt,mũi, tai bằng nước muối sinh lí. Phòng ngủ của bé cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, các dụng cụ sinh hoạt của bé phải đảm bảo an toàn.

cần vệ sinh sạch sẽ hi trẻ bị hăm tã

Cần vệ sinh sạch sẽ hi trẻ bị hăm tã

4. Sự thờ ơ của bố mẹ

Người lớn không được chủ quan khi trẻ bị hăm. Hãy chú ý quan sát trẻ bất cứ lúc nào. Khi điều trị, cần tìm hiểu kĩ về triệu chứng, mức độ ảnh hưởng của bệnh để kịp thời đưa ra giải pháp xử lí. Đồng thời tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Tuyệt đối, phụ huynh không được tự ý sử dụng thuốc cho trẻ khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

5. Thuốc trị hăm

Cơ thể trẻ nhỏ đang trong thời gian phát triển nên không được dùng hoặc phải rất cẩn trọng trong dùng thuốc cho bé. Chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Người lớn trước khi bôi thuốc hăm tã cần biết tác dụng của thuốc,liều lượng, tác dụng phụ và cách uống thuốc. Nói không với kem chứa coroticoid, Paraben. Chọn loại thuốc, kem bôi có chứa lanolin, petrolatum, tinh dầu hoa cúc tự nhiên, dexpanthenol.

Hăm tã rất dễ chữa, vì thế mẹ cũng không cần phải đặt quá nhiều áp lực lên bản thân mình. Chỉ cần chú ý một chút chắc chắn việc điều trị vùng hăm da sẽ hết trong ngắn ngày. Chúc các mẹ thành công.

không nên ăn cam khi bé bị bênh hăm da

Một số loại quả không tốt cho bệnh hăm da

Thực phẩm ăn uống là một trong những con đường ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng bị bệnh hăm da ở trẻ. Làm thế nào để có chế độ ăn uống hợp lí vừa đảm bảo được sự phát triển toàn diện về thể chất lại không giảm đi sức khỏe của con đang trở thành nỗi băn khoăn đối với không ít bà mẹ. Ở bài viết này, xin được cung cấp bốn loại quả chúng ta cần hạn chế, tốt nhất là không cho bé ăn nếu bị hăm.

1. Dâu tây

Nếu bé bị bệnh hăm da, người lớn đừng đưa dâu tây vào chế độ dinh dưỡng của chúng nhé! Dâu tây là một thực vật hạt kín, có nhiều quả gồm 32% lượng calo thuộc trái cây thơm ngon ở nhiều nơi trên thế giới. Trung bình mỗi quả dâu có hơn 200 hạt trên vỏ, mang mùi thơm ngào ngạt khi chín có màu đỏ. Dâu tây được coi là thần dược để chữa trị một số bệnh từ sốt, viêm họng đến suy nhược cơ thể. Mặc dù chứa nhiều vitamin nhưng dâu tây lại không có nhiều lợi ích đối với trường hợp trẻ bị hăm. Axit trong thứ quả này khi đi vào dạ dày sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, cản trở sự hoạt động của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể như thận. Nhiều bé khi uống nước ép sinh tố dâu đã bị dị ứng,mẩn đỏ và ngứa. Nếu dâu tây mua không rõ xuất xứ ở ngoài chợ về có nguy cơ làm cho bé ngộ độc, suy giảm hệ miễn dịch, không tốt cho sức khỏe.

bệnh hăm da

Không nên cho bé ăn dâu tây khi bé bị bệnh hăm da

2. Cà chua

Tính axit ở trong quả cà chua có nguy cơ làm tăng khả năng nghiêm trọng bệnh hăm da ở bé. Trẻ trong ba tháng đầu chủ yếu vẫn bú sữa mẹ, ăn dặm. Với một lượng cà chua xay nhuyễn hay các thực phẩm được chế biến có liên quan từ cà chua sẽ khiến hăm càng phát tán nhiều hơn trên người trẻ. Cơ địa của từng bé không giống nhau, nếu có sức đề kháng tốt trẻ sẽ chỉ có những phản ứng nhẹ ngược lại sẽ làm hại con. Cà chua là sản phẩm nông nghiệp chứa khá nhiều chất độc hại từ các loại thuốc phun trừ sâu trong quá trình nuôi trồng để thu hoạch. Như vậy, nếu cơ thể trẻ không hấp thụ được cà chua, chỉ cần bé ăn một lượng rất nhỏ thôi cũng không tốt, gây đầy hơi, khó tiêu.

3. Mâm xôi

Rất ít ai biết rằng bên cạnh tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, mâm xôi cũng có những  bất lợi khi trẻ bị bệnh hăm da. Mâm xôi với nhiều dưỡng chất tốt như vitamin C( 53,7%), vitamin K, vitamin E, acid folic, omega3,… mang khả năng chống oxy hóa, bảo vệ cấu trúc làn da của cơ thể, chống khuẩn, tiêu diệt tế bào ung thư, phái đẹp rất ưa chuộng loại quả này bởi chức năng giải độc, thanh lọc, phục hồi làn da hư tổn. Tuy nhiên, trẻ nhỏ không có được một làn da dày dặn như người lớn, các cơ quan chưa hoàn thiện ổn định. Ăn hoặc uống nước mâm xôi, chỉ số huyết áp diễn biến thất thường. Nhiều bé bị dị ứng, say, nhức đầu với quả mâm xôi. Chúng ta nên chọn những loại quả phổ biến, thông dụng, an toàn nhất dùng cho bé. Thành phần chứa trong quả tạo điều kiện cho hăm tã ứ dịch, lở loét nặng hơn.

không nên mâm xôi khi bé bệnh hăm da

Không nên cho bé ăn quả mâm xôi khi bé bị bệnh hăm da

4. Cam

Nhìn chung, các loại quả có axit cao sẽ không tốt cho bệnh hăm da trong đó có cam. Tính chua khi gặp hăm tã thường bị ức chế. Mặc dù đây lại là thức quả được nhiều người tin dùng, nhiều trẻ ưa thích.  Nếu ăn cam hay các quả có họ hàng với cam: quýt, bưởi, quất, chanh sau cùng làm thay đổi thành phần trong phân của trẻ, khiến bé bị bệnh hăm da. Quá trình tiêu hóa sẽ trở ngại từ các axit tartaric và vitamin C vì thế không nên ăn quá nhiều cam, nhất là trong khoảng thời gian bú sữa mẹ. Các tác dụng phụ như: viêm loét dạ dày, ruột, sỏi thận, xuất huyết thường diễn ra đối với trường hợp có thói quen ăn uống nước cam. Tùy vào độ tuổi, mẹ hãy tham khảo sự góp ý của bác sĩ về việc bổ sung chế độ ăn uống cho trẻ hợp lí để đảm bảo sức khỏe cho chúng nhất là trong thời gian bị hăm.

Hi vọng với nguồn thông tin cung cấp nêu trên, người lớn đã có được những kiến thức cơ bản về việc hạn chế mắc bệnh hăm da ở bé. Chúc các con khỏe mạnh, chóng lớn.

bệnh hăm da

Một số điều cần biết về bệnh hăm da

Hăm da là tình trạng diễn ra hầu hết đối với các bé đặc biệt là trẻ mới sinh. Các vùng bị ảnh hưởng nhiều  nhất như: nách, bụng, cơ quan sinh sản, háng, bẹn…sẽ để lại cho trẻ những cảm giác vô cùng bứt rứt. Nếu kéo dài có thể tăng nguy cơ tổn thương da nghiêm trọng. Vì thế muốn chăm sóc con cái luôn được khỏe mạnh, mẹ hãy trang bị cẩm nang kiến thức thật dày dặn về bệnh hăm da nhé!

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm da

– Không thay bỉm thường xuyên, để nhiều giờ, lạm dụng tã, bỉm 24/24 trong ngày tăng nguy cơ viêm nhiễm da từ vi khuẩn.

Bệnh hăm da có thể do sự cọ xát giữa da và quần áo trẻ mặc trên người gây đau, xót cho vùng bị thương

– Thời tiết nắng nóng mùa hè và mưa nhiều, nồm độ ẩm, nhiệt độ tăng dẫn tới biến đổi sinh lí, sự trao đổi lưu thông không khí không được ổn định làm bé bị hăm.

– Các loại kem, thuốc bôi có thành phần chứa chất độc hại, dị ứng không phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ.

– Trẻ ăn quá nhiều các loại thức ăn cứng

– Trẻ bị chàm bội nhiễm, dùng kháng sinh liều cao.

– Trẻ bị tiêu chảy kéo dài khiến da tiếp xúc với phân và nước tiểu gây ngứa ngáy, dị ứng, hăm da.

– Quá trình vui chơi, hoạt động làm bé tiết ra mồ hôi quá nhiều, cơ thể không được khô ráo, sạch sẽ.

– Đại đa số bé bị hăm là những trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu các chất trong cơ thể nhất là can xi và chất béo để phát triển toàn diện.

bệnh hăm da

Bệnh hăm da là bệnh lý phổ biến ở trẻ

2. Triệu chứng nhận biết bệnh hăm da

Hăm da là sự viêm nhiễm tại các nếp gấp da trên toàn thân trẻ ở tại các bộ phận khác nhau điển hình là kẽ ngón tay, chân, nách, cổ, háng, bẹn. Hăm da hầu hết gặp ở tất cả các bé nhưng không có truyền nhiễm, lây lan. Dấu hiệu của trẻ nếu bị hăm da là: Bị mẩn đỏ; phồng rộp; bong tróc; Ngứa ngáy; mất ăn, mất ngủ; ứ dịch, lở loét; quấy khóc, sợ đi vệ sinh

Tùy theo cơ địa phản ứng của mỗi người mà mức độ ảnh hưởng về hăm sẽ khác nhau. Tuy nhiên nếu phát hiện được sớm thì thời gian để điều trị không mất nhiều. Ở cấp độ nhẹ, chúng ta đã có thuốc để bôi lành vết thương nhanh chóng nhưng nếu nặng sẽ làm trẻ mắc các bệnh nguy hiểm về da liễu như chàm, ung thư, hoại tử da. Sự quan tâm kịp thời của bố mẹ là việc làm thiết yếu giúp trẻ không có khả năng cao mắc bệnh hăm da.

bênh hăm da

Triệu chứng của bệnh hăm da khiến trẻ quấy khóc

 

3. Cách ngăn ngừa bệnh hăm da

Để giảm thiểu tình trạng hăm tã cho con, người lớn cần hết sức lưu ý một số thói quen sinh hoạt sau:

– Tránh cho con mặc trang phục có chất vải dày, cứng, chật chội nên mặc thoải mái các loại sản phẩm làm từ cotton mềm mịn.

– Sau khi tắm, phải dùng khăn mềm lau khô, giữ da bé được khô, không ẩm ướt. Đồng thời, hạn chế mặc bỉm trong thời gian dài cho bé

– Không đưa trẻ ra ngoài trời trong mùa hè nhất là buổi trưa khoảng thời gian từ 11h đến 2h chiều. Bật điều hòa trong phòng ngủ của bé với nhiệt độ trung bình luôn là 28 độ c.

– Chọn lựa tã, bỉm siêu thấm, hút tốt có nguồn gốc từ tự nhiên, thương hiệu rõ ràng, phù hợp với độ nhạy cảm da trẻ.

–  Sử dụng các loại thuốc chiết xuất từ thảo dược an toàn thay thế kháng sinh, để nâng cao hệ miễn dịch.

– Cung cấp đầy đủ một số chất quan trọng và cần thiết trong thực đơn hàng ngày của bé đặc biệt là rau, củ, quả xanh, trái cây, vitamin,khoáng chất, nước lọc.

– Cần đưa bé đi thăm khám theo định kì xác định tình hình sức khỏe, thực hiện theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, hạn chế tự ý dùng thuốc tại nhà khi không có hiểu biết sâu sắc về nó.

Về tổng thể, bệnh hăm da không nguy hiểm và có thể hoàn toàn điều trị khỏi ngay sau vài ngày nếu biết cách chữa. Mẹ hãy luôn lắng nghe những vấn đề về sức khỏe của trẻ để nếu không may bé nhà mình bị hăm thì sẽ không còn phải bỡ ngỡ nhé! Chúc các mẹ chăm con thành công trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé

Cách trị rôm sảy cho bé thế nào là hiệu quả?

Rôm sảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong những ngày nắng nóng. Nếu không điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến nhiễm trùng da. Để phòng tránh bệnh này cho bé, bạn có thể tham khảo một vài kinh nghiệm cách trị rôm sảy cho bé được nhiều mẹ áp dụng.

Xem thêm:

1. Cách trị rôm sảy cho bé bằng phương pháp dân gian

Bước mà các mẹ không nên lơ là trong cách trị rôm sảy cho bé đó chính là vệ sinh da cho trẻ đúng cách sẽ giúp làm sạch giúp loại bỏ rôm sảy nhanh. Một vài nguyên liệu có thể làm nước tắm cho trẻ an toàn mà bạn không nên bỏ lỡ ngay sau đây.

1.1. Chanh quả

Chanh lấy nước cốt pha với nước tắm cho trẻ là một cách trị rôm sảy cho bé đơn giản được chị em sử dụng rất nhiều có thể giảm nhanh được tình trạng rôm sảy ở trẻ. Nhờ trong chanh có tính acid nhẹ nên khi tắm cho trẻ sẽ ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn xuất hiện trên da giúp điều trị khỏi hoàn toàn sau vài lần tắm.

chanh là cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả

Chanh tươi là cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả

 1.2. Gừng tươi

Gừng tươi là cách trị rôm sảy cho bé được rất nhiều các mẹ áp dụng. Bạn dùng khoảng 70g gừng tươi (nhớ để cả vỏ) rồi rửa sạch, sau đó giã nát, tiếp theo bạn dùng bông thấm nước gừng và bôi đều lên những khu vực da bị nổi rôm sảy, ngứa ngáy. Mỗi ngày bạn hãy bôi cho bé từ 2-3 lần, thực hiện cách trị rôm sảy cho bé bằng gừng tươi trong 5 ngày liên tục để thu được kết quả tốt nhất.

Tuy nhiên làn da mỏng manh của bé sẽ dễ bị kích ứng với các loại xà phòng, sữa tắm có tính khử mạnh, biện pháp tốt nhất luôn được các bà mẹ lựa chọn đó chính là dùng các nguyên liệu thảo dược thiên nhiên tắm cho trẻ đảm bảo an toàn cho bé

1.3. Mướp đắng

Lấy mướp đắng thái nhỏ nấu nước rồi dùng pha với nước tắm cho trẻ cũng giúp làm sạch da, kháng khuẩn giúp loại bỏ hoàn toàn rôm xảy. Chỉ cần thực hiện tắm đều đăn mỗi ngày 1 lần cho trẻ thì đảm bảo rôm sảy nhiều cỡ nào cũng lặn hoàn toàn sau 1 tuần.

1.4. Trà xanh

Nhờ trong trà xanh có chứa thành phần kháng khuẩn, chất chống oxy hóa làm liền vết thương tốt lại rất lành tính. Do vậy mà bạn có thể dùng lá chè xanh  rửa sạch rồi vò nát nấu với nước sôi 5 phút rồi bạn lấy pha với nước cho ấm và dùng nước này tắm cho trẻ, lấy bã chè xanh chà nhẹ lên da của bé chỗ bị rôm sảy biến mất hoàn toàn.

2. Cách trị rôm sảy cho bé bằng Tây y

Sử dụng phấn rôm cho trẻ. Phấn rôm có tác dụng làm mát da và dịu cơn ngứa, làm cho da bé khô thoáng. Tuy nhiên cần phải lựa chọn loại phấn rôm nhẹ dịu và không gây kích ứng da cho bé.

Phấn rôm có thành phần chính là bột talc, muối canxi, muối kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm, giúp hỗ trợ việc điều trị rôm sảy ở trẻ.

Với những trẻ bị viêm da, rôm sảy lâu nên bôi kem có corticoid giúp kháng viêm kháng khuẩn. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, không dùng các loại thuốc mỡ để bôi lên da sẽ khiến da bé bị bít, khó thoát mồ hôi, gây kích ứng cho da bé.

Ngoài ra khi xuất hiện các nốt mụn to, mụn mủ các bà mẹ nên sử dụng cồn có chứa iod hữu cơ như batadin.

cách trị rôm sảy cho bé

Rôm sảy khiến bé vô cùng khó chịu

3. Chú ý phòng ngừa rôm sảy

Bên cạnh tìm cách trị rôm sảy cho bé, các mẹ cần chú ý đến cách phòng cho bé như sau:

Giải nhiệt bên trong trẻ bằng những thảo dược thiên nhiên như bột sắn pha cho trẻ uống để hạn chế tình trạng bốc hỏa từ bên trong gây rôm sảy.

Tăng cường bổ sung các loại trái cây chứa vitamin thiên nhiên giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ hạn chế rôm từ bên trong.

Giữ cho da bé khô thoáng bằng cách cho trẻ ở môi trường nhiệt độ vừa phải không quá nóng bức, hạn nhiệt bằng quạt, bằng máy điều hòa giúp cải thiện bệnh.

Giúp quần áo thông thoáng:  nên mặc cho trẻ các bộ quần áo hút ẩm, chất liệu cotton để hạn chế tình trạng tiết mồ hôi gây rôm ở trẻ.

Hi vọng bài viết trên phần nào giúp ích được các mẹ trong việc chăm sóc bé khỏi hiện tượng rôm sảy trong những ngày hè nóng bức này. Chúc các bé hay ăn chóng lớn!