Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

lưu ý khi dùng phấn rôm cho bé

Những điều cần biết trước khi sử dụng phấn rôm cho bé

Phấn rôm có rất nhiều công dụng và được ưa chuộng trong cuộc sống gia đình hằng ngày, Nhưng sử dụng phấn rôm trị rôm sảy cho bé có thực sự an toàn, nhất là với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

1.Phấn rôm là gì? Công dụng ra sao?

Phấn rôm là gì
Phấn rôm trị rôm sảy cho bé

 

Phấn rôm được rất nhiều người sử dụng đặc biệt là các mẹ dùng cho trẻ. Đây là một loại bột màu trắng được kết hợp từ nhiều công thức hóa học khác nhau, thành phần chính là bột talc ( Tan ) nghiền mịn. Tùy theo nơi sản xuất, phấn rôm sẽ có nhiều công thức hóa học pha chế khác nhau, nhưng thành phần chính là bột talc, muối canxi, muối kẽm; chất béo và một số chất tạo mùi thơm.

Đồng thời, với thành phần từ bột talc có khả năng hút ẩm rất tốt nên được dùng để thoa chủ yếu vào các vùng da có nếp gấp như cổ, bẹn, nách, tránh bị hăm, ẩm ướt. Ngoài ra, các mẹ còn thường dùng phấn rôm thoa lên da trẻ để giúp da trẻ khô thoáng, thơm tho, tránh rôm sảy, mẩn ngứa. Tuy nhiên, việc lạm dụng sản phẩm có thể gây những tác hại khó ngờ đến sức khỏe.

2.Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng phấn rôm trị rôm sảy cho bé

Nếu bạn muốn sử dụng phấn rôm cho bé yêu đúng cách để hạn chế đến mức tối đa những tác động xấu của nó thì nên tuân theo những nguyên tắc nhất định.

Lựa chọn và sử dụng phấn rôm đúng cách
Lựa chọn và sử dụng phấn rôm đúng cách

Lựa chọn phấn rôm

  • Nên lựa chọn loại phấn được sản xuất bởi các hãng nổi tiếng, đã qua kiểm nghiệm để giảm tối thiểu nguy cơ làn da bé bị dị ứng.Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn và hướng dẫn kỹ lưỡng hơn về điều này.
  • Đừng quên đọc hạn sử dụng và hướng dẫn cách dùng trước khi mua sản phẩm.

Sử dụng phấn rôm

  • Khi dùng phấn không nên đưa phấn lên gần mặt bé vì như thế bé sẽ rất dễ hít phải bụi phấn.
  • Không nên thoa trực tiếp phấn rôm lên cơ thể bé nhất là trẻ sơ sinh. Đây là một thói quen tai hại các bậc cha mẹ hay mắc phải thay vào đó bạn hãy đổ một ít phấn lên tay và thoa đều lên tã của trẻ nhỏ.
  • Chỉ nên dùng phấn rôm cho vùng mông hoặc lưng của bé, không nên dùng ở phần cơ quan sinh dục hay cổ vì vị trí này gần mũi và mồm của bé, là nguyên nhân khiến cho bé dễ hít vào bột phấn.
  • Tuyệt đối không dùng phấn nếu như da bé có những biểu hiện như tẩy đỏ, kích ứng, mẩn ngứa hay trong trường hợp da bé đang bị tổn thương, điều này sẽ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng da với bé yêu.
  • Không nên để bé chơi đùa cùng phấn rôm sẽ rất nguy hiểm và độc hại thậm chí có thể khiến bé bị ngộ độc. Vậy nên các bậc cha mẹ cần chú ý để xa tầm tay bé phấn rôm nói riêng cũng như những đồ dùng nói chung tiềm ẩn nguy cơ xấu đối với con em mình.

3.Dùng phấn trị rôm sảy cho bé đúng cách và an toàn

Trị rôm sảy cho bé bằng phấn rôm an toàn
Trị rôm sảy cho bé bằng phấn rôm an toàn
  • Trước khi thoa phấn rôm sảy cho con thì các mẹ cần đảm bảo tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ cơ thể cũng như vùng da bị rôm sảy cho bé. Như vậy sẽ giúp cho bề mặt da được sạch, đồng thời thấm khô rồi mới thoa phấn lên.
  • Cho phấn rôm ra tay mẹ rồi sau đó mới thoa từ từ lên vùng da bị rôm sảy của bé, tránh đổ trực tiếp lên da bởi như vậy sẽ gây ra tình trạng chỗ nhiều phấn chỗ ít phấn, thoa không đều, đều không tốt cho trẻ.
  • Nếu như trẻ bị rôm sảy ở mặt hay trán thì mẹ không nên dùng phấn rôm bởi các vị trí này gần với mắt và mũi, trẻ dễ hít vào và gây bệnh về sau.
  • Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa trước khi cho bé dùng phấn rôm, với kinh nghiệm trong nghề thì bác sỹ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn có nên dùng phấn rôm sảy hay không, đồng thời hướng dẫn bạn một cách chi tiết nhất.
  • Chọn đúng loại phấn rôm chất lượng tốt: trên thị trường hiện nay có rất nhiều phấn trị rôm sảy cho bé khác nhau, hàng giả xen lẫn hàng thật, vì thế nếu không cẩn thận mẹ sẽ mua nhầm phải hàng kém chất lượng.

4. Những nguy hiểm khi sử dụng phấn rôm sai cách

sử dụng phấn rôm sai cách

  • Trẻ sơ sinh sử dụng phấn rôm có thể mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp do khi mẹ bôi lên da, đặc biệt là vùng da gần miệng, mũi khiến trẻ hít phải phấn. Trẻ có thể bị ho, nôn ói, khó thở, hắt hơi, thậm chí là bị phù phổi.
  • Nếu tình trạng này kéo dài và trẻ vẫn phải tiếp xúc với phấn rôm thường xuyên thì có thể dẫn đến viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản.
  • Trẻ hít phải bụi của phấn trong thời gian dài còn có thể dẫn đến “ung thư bụi phổi”, do silica và amian tích tụ lâu khiến xơ hóa mô kẽ và tạo các u hạt. Hiện nay vẫn chưa có thuốc để đặc trị bệnh này, các biện pháp được đưa ra chỉ nhằm điều trị các triệu chứng của bệnh.
  • Phấn rôm có thể gây ung thư cho trẻ: Các nghiên cứu thực hiện trên động vật đã cho thấy khi tiếp xúc lâu dài với phấn, các khối u trên động vật phát triển nhiều thêm. Bột talc đã được chứng minh có khả năng gây nên các khối u ác tính buồng trứng và phổi.
  • Theo khuyến cáo của các bác sĩ và chuyên gia khuyên không nên sử dụng phấn rôm cho các bé gái, đặc biệt là sử dụng ở vùng kín bởi nó sẽ làm tăng khả năng gây ung thư buồng trứng gấp 4 lần so với những trẻ không sử dụng phấn rôm.Nếu mẹ muốn sử dụng phấn rôm cho bé gái thì chỉ nên sử dụng cho vùng từ bụng trở lên.

5.Một số câu hỏi khác về trị rôm sảy cho bé bằng phấn rôm

Mẹ có nên trị rôm sảy bằng phấn rôm cho trẻ?

Khi bị rôm sảy, nhiều bậc phụ huynh thường dùng phấn rôm xoa ngoài da cho trẻ. Đây dường như đã trở thành một thói quen ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người. Nhưng có nên trị rôm sảy bằng cho trẻ bằng phấn này?

phấn trị rôm sảy cho bé

Theo các chuyên gia y tế, mẹ có thể trị rôm sảy bằng phấn rôm cho trẻ, tuy nhiên phải thật cẩn thận và đúng cách, nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả, hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Nguyên nhân là do thành phần chính của phấn là bột talc có thể gây ra những tác hại nguy hiểm như bị ho, khó thở, nôn, phù phổi nếu không may hít phải. Ngoài ra, đối với bé gái, nếu phấn không may bay vào vùng kín như âm hộ,… có thể bị u ác tính, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này!

Sử dụng phấn rôm liệu có thực sự an toàn cho mẹ và bé?

phấn trị rôm sảy cho bé

  • Mặc dù phấn rôm có mùi thơm và đúng như suy nghĩ của nhiều người nó có tác dụng hút ẩm rất tốt nhưng các bác sĩ lại khuyên bạn nên hạn chế hoặc tốt nhất là không nên dùng phấn cho trẻ nhỏ, bởi điều này tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy xấu.
  • Minh chứng đã chỉ ra rằng phấn rôm có chứa những thành phần, những chất hóa học chính là thủ phạm gây nên những rắc rối với đường hô hấp của trẻ nhỏ, thậm chí là nguyên nhân làm cho bé yêu mắc phải chứng bệnh phổi nguy hiểm nếu sử dụng trong thời gian dài và dùng sai cách.
  • Không ít bậc cha mẹ còn cho rằng phấn rôm chống hăm rất hiệu quả nhưng trên thực tế xét về góc độ y khoa thì hiện nay chưa có bất cứ bằng chứng nào khẳng định điều này.
  • Vậy nên bạn có thể không nên thoa lên cơ thể bé một lớp phấn sau khi tắm mà thay vào đó hãy dùng khăn khô, vải mềm thấm nhẹ cũng có thể đạt được hiệu quả tương tự như phấn rôm mà không phải lo lắng đến những tác động xấu như phấn rôm gây ra.

Trên đây là những lưu ý quan trọng và cách sử dụng phấn trị rôm sảy cho bé đúng cách.Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ qua Website : Kemembe.com hoặc hotline 1800.8179 !!

rôm sảy là bênh lý thường gặp

Mẹ đã biết gì về tình trạng rôm sảy ở bé chưa?

Một trong số nhiều bệnh da liễu mà trẻ nhỏ hiện nay rất dễ mắc phải là bệnh lí rôm sảy. Tuy không đe dọa tính mạng của con nhưng nó lại gây ra những triệu chứng vô cùng bất lợi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào có thể nhận biết rõ được nguồn gốc, hệ lụy và tính ảnh hưởng của rôm sảy tới bé , sau đây sẽ là một vài sẻ chia.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân dẫn đến rôm sảy

Rôm sảy là chứng bệnh về da thường, hầu hết gặp ở tất cả các trẻ. Có bốn nguyên nhân chính gây rôm sảy ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh:

– Trường hợp thường xuyên mặc quần áo quá nhiều, ẩm mốc không chỉ gây mùi khó chịu mà còn làm tắc lỗ chân lông, hệ hô hấp.

– Ở những trẻ tuyến mồ hôi chưa phát triển được đầy đủ hoàn thiện, khi hoạt động vui chơi mồ hôi tiết ra sẽ không kịp thải hết các chất độc hại, dễ dàng tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập.

– Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, cho con tiếp xúc với nền nhiệt độ, độ ẩm cao khiến mồ hôi chưa có sự trao đổi, đào thải, tích tụ tại làn da.

– Với bé ủ trong lồng kính, khả năng miễn dịch kém, sinh non, chưa phát triển hoàn toàn, không thể giữ thân nhiệt ổn định nên rôm sảy xảy ra với chúng là điều dễ hiểu.

rôm sảy ở trẻ

Rôm sảy là bệnh lí thường xảy ra ở trẻ

2. Triệu chứng rôm sảy

Rôm sảy là hiện tượng khi da có những thay đổi bất thường, khác lạ điển hình là xuất hiện nốt đỏ trên một số bộ phận cơ thể của bé. Khi bị rôm sảy mẹ cần chú ý con sẽ có các dấu hiệu sau:

– Nổi mụn nước nhỏ trên da, không sâu, nông, dễ vỡ, khó chịu cho trẻ nhỏ.

– Có cảm giác ngứa ngáy, đau rát, nổi sẩn đỏ, ảnh hưởng đến giấc ngủ, quấy khóc, mụn nhọt vỡ ra.

– Bít tắc lỗ chân lông, kiềm mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, kiệt sức do nóng.

Nếu thấy trẻ có dấu hiệu giống như trên, nên nhanh chóng đưa đến các cơ sở  y tế để thăm khám và điều trị tránh để lâu dài dễ gây viêm nhiễm.

3. Hậu quả khi bị rôm sảy

Rôm sảy tập trung tấn công một số chỗ như cổ, vai, ngực, lưng, nách, háng, da đầu nếu ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày, nặng hơn sẽ tác động lâu dài đến vấn đề sức khỏe của trẻ. Phần lớn vào thời điểm nắng nóng bé sẽ bị tuyến mồ hôi cản trở, gây bứt phá thành các nốt mụn. Ở trong nền nhiệt độ mát mẻ, rôm sảy sẽ tự lặn, không để lại sẹo. Vì khi đó cơ thể  trẻ được thanh lọc, không còn bất kì chất độc hại nào.

Tuy nhiên đối với làn da yếu ớt, dị ứng, có sức đề kháng kém dễ nhiễm khuẩn, khi ngứa trẻ gãi làm xây xát tạo thành mụn nhọt nốt mủ. Rôm sảy trong thời gian dài tăng nguy cơ mắc các bệnh về da liễu, sốt vàng da, viêm da, hủy hoại tế bào da, làm tổn thương hệ trọng tới cấu trúc da.

rôm sảy ở trẻ em

Rôm sảy khiến trẻ ngứa và khó chịu

4. Chế độ ăn cho các bé bị rôm sảy

Thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày rất cần thiết cho trẻ trong giai đoạn đầu đặc biệt là với bé bị rôm sảy lại cần chú ý nhiều hơn. Tốt nhất mẹ nên cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin như trái cây: cam, chanh, quýt, bưởi, bơ,.. đảm bảo uống đủ nước trong một ngày. Không để bé rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải. Nên tìm loại nước uống giải nhiệt như món chè, nước đỗ đen, sắn dây, rau má,… Hạn chế ăn đồ cay, mặn: ớt tiêu, cũng không nên uống nước quá lạnh, có nhiều đá.

5. Tắm khi bị rôm sảy

Thay đổi thói quen tắm thường xuyên, đều đặn cho trẻ khi mắc rôm sảy mẹ nhé! Không phải  tắm nhiều là tốt, nhất là quá trình tắm nhiều sẽ có sự cọ xát bông, khăn tắm đến vùng da có nốt mụn, mẩn đỏ làm xót, rát, vỡ mụn. Trong tuần chỉ cần tắm 2-3 ngày, các ngày còn lại lau mình cho bé. Da của trẻ tự có những chức năng chống lại được tế bào bụi bẩn nên mẹ không phải quá lo lắng!

Xem thêm: Trị rôm sảy bằng mướp đắng cho bé có hiệu quả không?

Rôm sảy không nguy hiểm như chúng ta nghĩ vì thế hãy tìm hiểu và lắng nghe ý kiến của bác sĩ nhiều hơn về nó để chăm sóc con hiệu quả. Chúc các mẹ thành công!

bệnh hăm da

Mẹ đã biết cách trị dứt hăm tã cho con?

“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày mẹ thức đủ vừa năm”

Đưa chiếc võng à ơi, chị Trang vừa hát ru con ngủ, vừa nhìn con xót xa. Bé cựa quậy, chị lại vội vỗ nhẹ lưng con, bởi sau bao trằn trọc, con mới có thể chợp mắt nhưng giấc ngủ chẳng sâu. Chị day dứt, tự trách bản thân mình, chỉ mong sao con nhanh thoát khỏi chứng hăm tã đáng ghét này.

Mẹ chủ quan, con dính hăm tã

Sinh bé Sâu xong được khoảng hơn 3 tháng, trộm vía con ăn ngon, ngủ khỏe nên tăng cân đều đặn. Ai nhìn Sâu cũng đều khen chị mát tay chăm con, không ốm đau hay rôm sảy, mẩn ngứa gì. Da con cũng lành, bị muỗi cắn nhưng rồi lại lặn rất nhanh.


Chị Trang cũng là một người mẹ cẩn thận, chăm sóc con chu đáo, chị thường xuyên thay tã, bỉm và vệ sinh sạch sẽ cho con. Chị nghĩ đinh ninh trong đầu, trộm vía con không mắc bệnh gì về da nên chị cũng bớt lo lắng phần này.
Bỗng một ngày, chị Trang giật mình khi nhìn thấy tại vùng bẹn, mông, đùi lốm đốm nốt đỏ. Ngỡ là bình thường, chị ra hiệu thuốc mua thuốc bôi cho con. Thật không may, sau khi dùng các loại thuốc bôi, những nốt mẩn đỏ lại lan ra thành từng mảng, có chỗ loét đỏ và chảy nước khiến bé Sâu vô cùng khó chịu. Bé khóc nhiều hơn, lười ăn và ngủ ít hơn, vài ngày sau, con còn bị tiêu chảy khiến chị Trang như ngồi trên đống lửa.

“Lo sợ con bị viêm da, nhiễm trùng, mình đưa con đi khám thì bị bác sĩ mắng vì tội dùng thuốc bôi bừa bãi. Vì sản phẩm mà mình bôi cho cu Sâu chứa corticoid, sử dụng trong thời gian dài dễ dẫn đến teo da, da dễ bị nhiễm trùng do mất sự đề kháng. Nguy hiểm hơn, corticoid còn làm con chậm phát triển, suy dinh dưỡng, còi xương, chậm hiểu,…” – chị Trang lo lắng.

Nghe bác sĩ nói, chị hối hận và trách mình đã không tìm hiểu kỹ khiến tình trạng bệnh của con ngày càng nặng. Nhìn con đau đớn, khó chịu, chị Trang không thôi ám ảnh và tự dằn vặt bản thân. Chị hứa sẽ không để sai lầm này tái phạm thêm bất cứ lần nào.

Nhờ “mánh” của chồng, con hết hăm tã

Thấy vợ bất an, anh Khoa – chồng chị Trang cũng sốt ruột không kém. Anh lên mạng tìm hiểu và hỏi mấy chị đồng nghiệp kinh nghiệm chăm con khi bị hăm tã. Được các chị mách mua sản phẩm chuyên biệt cho da bé có chứa thành phần thiên nhiên an toàn, phù hợp cho cả trẻ sơ sinh. Không nhớ tên sản phẩm, anh ra hiệu thuốc hỏi mua hộp bôi da màu hồng, có hình em bé ngộ nghĩnh, chị dược sỹ đưa cho anh sản phẩm có tên Kem EmBé. Đúng loại các chị cơ quan mách, anh mang về đưa vợ dùng cho bé Sâu.

hăm da là gì
Kem EmBé không chứa chất bảo quản, không corticoid nên rất an toàn

Ban đầu, chị Trang bán tín, bán nghi vì sợ giống sản phẩm chứa corticoid như trước đó nhưng chị dần bị thuyết phục khi tìm hiểu kỹ thông tin, biết sản phẩm chứa thành phần thiên nhiên, không chất bảo quản, không corticoid rất an toàn cho làn da và sức khỏe của bé, chị yên tâm sử dụng.

Mỗi ngày, chị Trang đều đặn thoa Kem EmBé cho Sâu 3 – 4 lần, những nốt đỏ sưng tấy, hăm da mờ dần. Sau 5 ngày, vùng da bị hăm trên người bé Sâu biến mất. Chị Trang thực sự bất ngờ về hiệu quả của Kem EmBé: “Không nghĩ là Kem EmBé lại tốt đến vậy. Nó còn hữu hiệu hơn cả những sản phẩm mà em đã từng biết và từng dùng” – chị Trang vui vẻ nói với chồng.

Sâu yêu thích hộp Kem EmBé

Từ ngày bé Sâu không còn bị hăm tã nữa, con ăn ngon, ngủ ngoan trở lại, chị Trang như trút được gánh nặng. “Làm mẹ rồi mới hiểu, có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Mình sẽ không bao giờ quên những ngày tháng cùng con vượt qua chứng hăm tã, mẩn ngứa. Mình tin từ giờ mình sẽ chăm con tốt hơn và không quên bổ sung thêm sản phẩm Kem EmBé vào tủ thuốc gia đình”.

chàm sữa

Chàm sữa và những điều mẹ cần biết

Một trong những bệnh lí mà tất cả trẻ nhỏ đều gặp phải là chàm sữa đặc biệt ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Đặc điểm của hiện tượng này là rất dễ tái phát khi thời tiết chuyển mùa, vì thế việc chăm sóc và chữa trị cho bé cũng mất nhiều công sức. Để giúp các bậc phụ huynh bổ sung kĩ năng nuôi dạy trẻ tốt hơn, bài viết này sẽ giới thiệu thông tin cơ bản về chàm sữa. Mẹ hãy bỏ túi ngay nhé!

1. Chàm sữa là gì?

Chàm sữa hay còn có tên gọi là lác sữa, chàm thể tạng là sự thay đổi, viêm da cơ địa có sự lặp lại, tái phát không chỉ một lần tuy nhiên nó không lây lan. Có khoảng 20-30% trẻ mắc bệnh chàm sữa điều đó cho thấy đây là loại bệnh khá phổ biến, tạo ra những rối loạn trong hệ miễn dịch của bé.

Chàm sữa thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là từ 2 tháng đến 2 tuổi. Việc điều trị bệnh khỏi hẳn là việc làm rất khó đối với bác sĩ nếu không có sự kiên trì.

chàm sữa ở trẻ

Chàm sữa là bệnh lý rất nhiều trẻ mắc phải

2. Triệu chứng

Các nhận biết dễ nhất khi trẻ bị chàm sữa là khi chúng xuất hiện những dấu hiệu khác lạ trên da và cơ thể như sau:

Nổi mụn nước, nốt mẩn đỏ lan rộng từ một chỗ ra các vùng xung quanh, rỉ dịh, đóng vảy.

Ngứa nhiều, khó chịu, bứt rứt toàn thân

Da khô ráp, gần giống với nẻ

Không khỏi ngay mà thường tái phát lại

Bộ phận hay bị chàm sữa: mặt, má, trán, cổ, tay, chân,…

Khi con bị chàm sữa người lớn cần hết sức để ý tới mọi thay đổi về cơ địa, cử chỉ cũng như sức khỏe của bé để nhanh chóng đưa ra cách xử lí kịp thời. Thông thường sau 3 tháng đầu, trẻ sẽ tự hết chàm sữa. Nếu trong khoảng thời gian 4-5 tuổi trường hợp vẫn còn chàm sữa thì nguy cơ bệnh đã phát tán nặng tới trẻ.

3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm

Không có nguyên nhân cụ thể nào được khẳng định chắc chắn làm bé bị chàm. Hầu hết trường hợp trẻ bị chàm đều là những bé có cơ địa kém, hay bị dị ứng. Hoặc cha mẹ có các bệnh: hen suyễn, mề đay, dị ứng thời tiết, tiền sử bệnh về da… Nguồn thức ăn, cách cho bú sữa sai cách dẫn đến hệ tiêu hóa không được ổn định. Vi khuẩn, côn trùng trong chăn ga, gối đệm, thảm, màn ngủ của bé. Hoặc có thể do lông của các loài động vật: chó, gà, mèo,… khi vui đùa bám vào da trẻ gây cảm giác ngứa ngáy

chàm sữa

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bênh chàm sữa ở bé

4. Một số lưu ý khi điều trị bé bị chàm sữa

Khác với các bệnh mà bé thường gặp, chỉ mắc một lần duy nhất thì chàm sữa lại tái phát, có sự lặp đi lặp lại nhiều lần nếu không trị dứt điểm, về mặt lâu dài sẽ không tốt đối với cả mẹ và bé. Trong quá trình chăm sóc, điều trị cho con bị chàm sữa chúng ta cần lưu ý một số vấn đề cần thiết không thể bỏ qua dưới đây:

Nguồn thức ăn: Dinh dưỡng là yếu tố cần và đủ để đảm bảo ổn định sự phát triển toàn diện của bé, là nhu cầu tất yếu. Vì thế người lớn cần có một chế độ ăn uống hợp lí cho trẻ đặc biệt trong tình trạng bé bị chàm. Không phải thực phẩm nào cũng có thể sử dụng được. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ đạo trong 6 tháng đầu, hạn chế để con ăn những nguồn thức ăn gây dị ứng cho da trẻ như đồ hải sản, đồ đã lên men, trứng,..

Thuốc chữa chàm: Trên thị trường, hiện nay có nhiều loại thuốc mang khả năng điều trị chàm sữa hiệu quả. Mẹ hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ để lựa chọn cho bé yêu những dung dịch có tính sát trùng nhẹ, kem chứa corticosteroid, thuốc mỡ, thuốc chứa chất salicylic acid. Nếu trẻ bị mẫn cảm với thuốc , phải ngưng sử dụng ngay lập tức. Hơn nữa,khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chúng ta không được tự ý bôi thuốc cho trẻ.

Dưỡng ẩm: Trẻ nhỏ cũng giống như người lớn, vào mùa đông da hay bị bong tróc, nứt nẻ. Thói quen bôi kem dưỡng ẩm da đều đặn hàng ngày rất tốt cho da trẻ. Trước khi đi ngủ và buổi sáng sớm mẹ nên dưỡng ẩm cho con để da dẻ được  tươi sáng, khỏe mạnh. Hãy sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm chiết xuất từ tự nhiên.

Chàm sữa là bệnh lí trẻ nhỏ có nguy cơ mắc cao. Ở mức độ nhẹ, cách điều trị không quá khó nhưng nếu nặng chắc chắn sẽ gây cản trở cho cả người bệnh và bác sĩ. Hi vọng chúng ta sẽ là những bà mẹ thông thái nhất khi nuôi con qua bài viết này.