Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

thuốc eumovate

5 lưu ý bệnh nhân bắt buộc phải biết khi dùng thuốc Eumovate

Thuốc Eumovate là gì, sử dụng cần phải lưu ý những điểm gì để tránh trường hợp dị ứng thuốc. Tìm hiểu ngay để không vô tình “rước họa vào thân” ngay nhé!

thuốc eumovate

1.    Thuốc Eumovate là gì?

Thuốc Eumovate là loại thuốc phổ biến, có tác dụng làm giảm triệu chứng viêm và ngứa ở một số trường hợp da liễu đặc thù sau:

  • Viêm da cơ địa (chàm);
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc kích ứng;
  • Viêm da tiết bã;
  • Hăm da do tã lót;
  • Viêm da do tiếp xúc với ánh sáng;
  • Viêm tai ngoài;
  • Sần cục ngứa;
  • Phản ứng do côn trùng đốt.

2.    Liều dùng thuốc Eumovate như thế nào là hợp lý?

Đối với người lớn bị viêm da cơ địa (chàm) bạn có thể thoa thuốc 1-2 lần mỗi ngày cho đến khi cải thiện, sau đó lưu ý giảm dần số lần dùng thuốc hoặc chuyển sang điều trị bằng thuốc có hiệu lực thấp hơn vì việc sử dụng thuốc Eumovate thời gian dài không có lợi cho da của bạn.

Đối với trẻ em, cơ bản liều lượng cũng tương tự như người lớn, thế nhưng do làn da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vô cùng nhạy cảm nên cần xin ý kiến của bác sĩ thật kỹ lưỡng trước khi sử dụng nhé!

3.    Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Eumovate?

Thuốc Eumovate có thể gây một số tác dụng phụ phổ biến sau đây:

  • Nhiễm trùng cơ hội;
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng;
  • Mày đay;
  • Teo da;
  • Thay đổi sắc tố da;
  • Trầm trọng thêm các triệu chứng tiềm ẩn;
  • Bỏng rát tại vùng da tiếp xúc;
  • Rậm lông;
  • Phát ban;
  • Ngứa;
  • Ban đỏ.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ mà chỉ là những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc eumovate. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, tốt nhất hãy tham khảo nhanh nhất ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ của mình nhé

4.    Trường hợp cần chú ý và theo dõi khi sử dụng thuốc Eumovate.

lưu ý khi sử dụng thuốc eumovate

Nếu bạn ở trong bất kỳ trường hợp nào sau đây, hãy đặc biệt cẩn trọng, xin ý kiến bác sĩ cẩn thận trước khi sử dụng thuốc Eumovate, tránh sử dụng một cách bừa bãi, lạm dụng:

  • Bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc;
  • Bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú;
  • Bạn bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thuốc nhuộm hoặc bất kì con vật nào;
  • Bạn đang mắc bất kì vấn đề sức khỏe nào.

Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 năm tuổi, nên tránh sử dụng thuốc Eumovate dưới bất kỳ hình thức nào để tránh gây ra hiện tượng teo da không thể khắc phục được ở trẻ.

Đối với trường hợp mẹ đang mang thai và cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc Eumovate trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú nhưng mẹ hãy thận trọng tránh sử dụng hết sức nếu có thể. Đặc biệt lưu ý không được thoa thuốc Eumovate vào đầu vú trong giai đoạn mẹ vẫn cho con bú.

5.    Tương tác với thuốc Eumovate

Để tránh tình trạng tương tác thuốc, trước khi sử dụng thuốc Eumovate, khi xin ý kiến của bác sĩ, các bạn tốt nhất hãy viết danh sách những thuốc bạn đang sử dụng để tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Đặc biệt lưu ý không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự tham khảo cẩn thận ý kiến của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với Eumovate bao gồm:

  • Thuốc ức chế CYP3A4 như ritonavir, itraconazole, v.v.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh nào là hiệu quả

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả luôn là mối quan tâm của rất nhiều bà mẹ. Làm  thế nào để không sử dụng kháng sinh mà vẫn có được hiệu quả chữa hăm cho con. Bài viết dưới đây cung cấp cho các mẹ 2 cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả từ các loại lá mà rất nhiều mẹ áp dụng và đã thành công

1. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế

Lá khế có là cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả và là một trong những loại lá mát, lành tính. Trong dân gian ông bà ta đã sử dụng lá khế đun nước để uống trong những ngày hè nắng nóng, vừa làm mát vừa giải khát tốt.

Vì lá khế mát, lành tính nên được sử dụng ngày càng nhiều trong những bài thuốc bắc gia truyền có hiệu quả trị bệnh: rôm sảy, dị ứng của trẻ. Và loại lá này cũng là cách trị hăm cho trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả

Cách làm:

Chọn những lá khế còn xanh, không quá non cũng không quá già, lá không được sâu. Một nắm là khế cho 1 lần thực hiện là đủ. Sau khi hái lá khế về nhớ rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Điều này đảm bảo lá khế được sạch, được khử trùng.

Lá khế sau khi ngâm nước muối loãng 30 phút, vắt kiệt nước và cho vào giã cùng vài hạt muối và hòa tan trong 1 lít nước sạch được đựng trong chậu sạch. Sau đó, các mẹ dùng khăn xô lọc bỏ phần bã lá khế và lấy phần nước hòa vào chậu nước tắm cho bé. Hãy đảm bảo rằng những dụng cụ được sử dụng đều sạch và được khử trùng an toàn.

Cách dùng:

Sau khi đã có nước lá khế giã được lọc cẩn thận trong chậu, mẹ đặt phần mông, phần bẹn của bé vào chậu và dùng tay mát xa da, nơi bị hăm nhẹ nhàng để không làm đau rát da bé. Nhẹ nhàng lau  mông, phần bẹn trên cơ thể bé nơi xuất hiện dấu hiệu bị hăm

Lưu ý, sau khi mẹ đã rửa với lá khế, các mẹ nhớ rửa lại cho bé với nước sạch và lau khô người với khăn mềm. Thực hiện 2 -3 lần/ ngày, đảm bảo cách trị hăm cho trẻ sơ sinh này sẽ có hiệu quả trông thấy.

lá khế

Lá khế là cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả

2. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu

Không chỉ có lá khế, sử dụng lá trầu để chữa hăm cho trẻ sơ sinh cũng là cách trị hăm cho trẻ sơ sinh được tương truyền vừa an toàn mà có hiệu quả.

Đối với người dân Việt Nam, lá trầu không còn xa lạ gì. Có rất nhiều bệnh được chữa từ lá trầu. Lá trầu được biết đến với tính chất kháng sinh mạnh và có tác dụng kháng nấm hiệu quả với nhiều loại nấm khác nhau. Để có hiệu quả trong việc sử dụng lá trầu chữa hăm cho trẻ nhà bạn, hãy thực hiện đúng theo cách làm và cách dùng dưới đây.

Cách làm: Các mẹ hái lá trầu không, nhớ chọn lá còn xanh mướt, không rập úa, sâu, chọn từ 3 – 4 lá. Sau đó rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để được kháng khuẩn. Chuẩn bị nồi đổ đầy 1 lít nước, cho lá trầu vào lúc nước và đun sôi.

Cách dùng: Sử dụng một khăn sạch sau đó thấm vào nước trầu không vừa đun sôi, để khăn nguội và thấm ngay lên vùng da bị hăm của bé. Thực hiện 3 – 4 lần và kéo dài 4 ngày chắc chắn tình trạng hăm ở bé sẽ giảm rõ rệt.

lá trầu không

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

3. Những lưu ý trong cách trị hăm cho trẻ sơ sinh

Khi bé bị hăm, các mẹ nhớ vệ sinh sạch sẽ và giúp cơ thể bé luôn được khô thoáng. Hạn chế sử dụng bỉm, tã thường xuyên để tránh tình trạng đau rát những vị trí da bé bị hăm. Khi trẻ bị hăm trong quá trình áp dụng các cách trị hăm cho trẻ sơ sinh thì các mẹ tuyệt đối không được sử dụng thuốc một cách tùy tiện. Nếu dùng thuốc phải được sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ.

Bài viết trên đã cung cấp cho các mẹ kiến thức cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn, phần nào giúp các mẹ đỡ lo lắng khi da bé bị hăm. Hy vọng rằng bài viết sẽ có ích, giúp trẻ thoát khỏi tình trạng hăm da.

Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo sản phẩm trị hăm an toàn cho bé đã được Bộ y tế kiểm duyệt là sản phẩm Kem EmBé. Kem Em Bé có tác dụng làm mát da, ngăn ngừa và làm dịu vết rôm sảy, hăm tã, mẩn ngứa, đồng thời kích thích tái tạo tế bào da, lành vết trầy xước mang đến làn da mịn màng cho bé.

bé nổi mẩn đỏ

Bé bị nổi mẩn đỏ thì phải làm sao?

Mẩn ngứa là một bệnh viêm da phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân do bị dị ứng hoặc thời tiết thay đổi.  Nốt mẩn đỏ chủ yếu xuất hiện ở mặt và lưng khiến bé khó chịu và bố mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy cần làm gì khi bé bị nổi mẩn đỏ? Bài viết sau sẽ chia sẻ nguyên nhân cũng như cách điều trị cho bé.

1. Nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người như muỗi đốt nhưng không sốt mà vẫn chơi đùa vui vẻ là do nhiều nguyên nhân như trẻ bị rôm sảy do thời tiết nắng nóng, trẻ bị dị ứng mùi hương, trẻ bị viêm da cấp tính hoặc mãn tính trên da, hoặc có thể bị dị ứng thuốc,…. bệnh thường gặp ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi.

bé bị nổi mẩn đỏ

Bé bị nổi mẩn đỏ khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng

2. Cách điều trị khi bé bị nổi mẩn đỏ

Làm sạch da trẻ: Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, lau mặt bằng khăn nhúng nước ấm. Mẹ hãy ngâm vùng da tổn thương nặng trong nước ấm 15 – 20 phút, sau đó lau khô nhanh và ngay lập tức bôi chất làm ẩm để ngăn cản tình trạng bốc hơi làm khô da. Mẹ lưu ý ngâm da 1-3 lần/ngày tùy độ nặng của bệnh.

Bôi chất làm ẩm: Để duy trì độ ẩm ở da suốt cả ngày, cha mẹ cần bôi các chất làm ẩm dạng dung dịch, dầu, kem hoặc thuốc mỡ theo hướng dẫn của y tế ngay sau khi tắm cho trẻ.

3. Những lưu ý khi chăm sóc bé bị nổi mẩn đỏ khắp người

– Cho trẻ ngủ đủ giấc, giúp duy trì giấc ngủ bình thường và ổn định tâm lý trẻ vì stress cũng là một nguyên nhân dẫn đến thói quen gãi ngứa ở trẻ.

– Tuyệt đối không dùng chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng, cồn, và các sản phẩm chăm sóc da cho con vì chúng sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm.

– Nên chọn quần áo thấm mồ hôi cho trẻ.

– Không đắp chăn quá cho trẻ quá dày vì sẽ gây ngứa, cũng không nên dùng chăn len, không nên mặc áo len cho trẻ.

– Cắt móng tay cho trẻ, mang bao tay, tất ban đêm để tránh tổn thương da do gãi ngứa.

– Không cho trẻ chơi dưới đất, không chơi với súc vật hay thú nhồi bông.

– Tránh cho trẻ ăn những thức ăn dị ứng.

– Bôi thuốc ngứa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, các mẹ lưu ý không pha trộn hay bôi cùng với chất làm ẩm vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.

– Các mẹ lưu ý không được tự ý mua thuốc và bôi cho con mà hãy gọi điện nhờ bác sĩ tư vấn hoặc đưa con đi thăm khám để xin lời khuyên và đơn thuốc phù hợp nhé. Vì mỗi bé có một nguyên nhân dẫn đến bé bị nổi mẩn đỏ khác nhau, cơ thể mỗi bé cũng khác nhau và da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm nên đôi khi thuốc này chữa khỏi cho bé kia nhưng lại có thể gây dị ứng nặng hơn cho bé này, cha mẹ nên lưu ý điều này.

bé bị nổi nẩn đỏ

Nổi mẩn đỏ khiến bé vô cùng khó chịu

4. Cách phòng ngừa dị ứng, nổi mẩn đỏ ở trẻ em hiệu quả

Để tránh bé bị nổi mẩn đỏ, các mẹ nên thực hiện những điều sau:

– Luôn đảm bảo vệ sinh da cho trẻ luôn sạch sẽ.

– Quần áo của các trẻ phải rộng rãi, nên làm bằng chất liệu mềm mại.

– Tránh để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công.

– Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương.

– Khi trẻ đã bị mẩn ngứa, mẹ nên nên cho trẻ ăn chế độ nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể. Mẹ cũng lưu ý chỉ nên dùng dầu thực vật vì có thể tăng thêm axit béo không bão hoà, giảm bớt phát sinh mẩn ngứa cho trẻ.

– Cha mẹ nên tìm hiểu về sự kích ứng của trẻ đối với các thực phẩm gây dị ứng cho trẻ, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua,… hoặc những thức ăn tanh, vì những thực phẩm này là nhân tố có thể tấn công trẻ bất kỳ lúc nào, nhất là khi có sự hỗ trợ tích cực của thời tiết.

– Đối với những bà mẹ đang cho con bú, cũng cần lưu ý kiêng các loại thức ăn có khả năng gây dị ứng cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa.

Hi vọng với những chia sẻ trên về cách điều trị, cách chăm sóc cũng như cách phòng ngừa khi bé bị nổi mẩn đỏ sẽ giúp ích cho các mẹ trong chăm sóc bé. Chúc các con hay ăn chóng lớn.

 

nổi mẩn đỏ ở trẻ

Trẻ bị nổi mẩn đỏ – Nguyên nhân và cách chữa trị

Làn da của trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm và xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau trong quá trình khôn lớn. Một trong những triệu chứng da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là nổi các nốt mẩn đỏ, khiến các bé thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu và hay la khóc. Vậy mẹ nên làm gì khi thấy trẻ bị nổi mẩn đỏ?

1. Những nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ

Hầu hết độ tuổi trẻ bị nổi mẩn đỏ nhiều nhất là ở giai đoạn sơ sinh, khi làn da của trẻ thường khá mỏng, nhạy cảm và những ảnh hưởng khác của vấn đề cơ địa. Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ nhỏ, nhìn chung là những lý do sau đây:

– Cơ thể dị ứng với sự thay đổi của môi trường, không khí, mùi hương trong phòng.

– Làn da của trẻ nhạy cảm với các loại vải quần áo, chăn mền.

– Sự thay đổi thời tiết, chuyển đổi khí hậu và nhiệt độ khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng. Cụ thể là khi thời tiết quá khô, hanh khiến da của bé bị kích ứng.

– Bẩm sinh cơ thể có các biểu hiện viêm da do di truyền.

– Những vết khi trẻ bị nổi mẩn đỏ thường tùy theo tình trạng cơ thể mà xuất hiện nhiều hoặc ít, có thể thành từng mảng đỏ lớn hoặc những chấm li ti ở các khu vực cằm, cổ, bụng, lưng, tay, chân… Một số trường hợp nặng hơn còn xuất hiện những vết mụn nước nhỏ, mục đỏ… và lên đến tận vùng da đầu.

trẻ bị nổi mẩn đỏ

Trẻ bị nổi mẩn đỏ là hiện tượng rất dễ gặp ở trẻ

2. Những biểu hiện khi trẻ bị nổi mẩn đỏ

– Triệu chứng trẻ bị nổi mẩn đỏ đều có thể gặp ở hầu hết các bé, thường gặp nhiều nhất ở giai đoạn trẻ từ 1-2 tháng tuổi.

– Những vết mẩn đó sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều ở 2 má, khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, thường đưa 2 tay lên gãi hoặc ngọ nguậy đầu nếu được đeo bao tay. Sau một thời gian, các vết đỏ bắt đầu trở thành những vết mẩn nổi như hạt gạo, nặng hơn những hạt gạo này sẽ hình thành mọng nước bên trong, sau vỡ ra, chảy nhiều nước vàng và đóng vảy.

– Quá trình xuất hiện các vết mẩn đỏ thường kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc trong vài tháng trở lên và cần điều trị lâu dài để tránh gây những tổn thương về sau cho bé.

bé bị nổi mẩn đỏ

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khó chịu và thường xuyên quấy khóc

3. Nên làm gì khi thấy trẻ bị nổi mẩn đỏ?

Tùy theo tình trạng da liễu của bé mà mẹ có thể tìm hiểu một số phương pháp chăm sóc da cho bé hiệu quả hơn, đồng thời đưa bé đến với bác sĩ để được khám và nhận giải pháp điều trị phù hợp. Những trường hợp nổi mẫn đỏ nghiêm trọng hơn như nổi mụn nước, nổi mẩn đỏ kèm theo sốt cao, nổi mẫn đỏ kéo dài… cha mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến với bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được khám và chuẩn đoán một cách chính xác nhất.

Mẹ có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc sau để cải thiện tình trạng làn da, giúp bé phục hồi nhanh chóng hơn:

3.1. Tắm cho bé

Làn da của bé thời kì này đang rất nhạy cảm, do vậy mẹ cần lưu ý thật kĩ càng phương pháp tắm đúng cách nhất.

Dùng những loại sữa tắm an toàn cho làn da của trẻ, nếu da quá nhạy cảm có thể tắm bằng nước muối sinh lý hoặc những loại sữa tắm chuyên dụng.

Tắm nhanh với nhiệt độ nước ấm ở mức 33 độ C, thời gian không quá 10 phút. Tuyệt đối không dùng vòi xịt trực tiếp lên da có thể gây tổn thương hoặc bị bỏng.

3.2. Sử dụng các loại kem bôi da thảo dược

Kem EmBé là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam chuyên biệt cho làn da trẻ nhỏ được nghiên cứu và phát triển từ các nguyên liệu tự nhiên kết hợp công nghệ hiện đại để tạo ra sản phẩm chăm sóc da an toàn, bền vững hơn, không tác dụng phụ. Kem EmBé chứa thành phần Nghệ Nano có khả năng thẩm thấu sâu xuống da mang đến tác dụng tuyệt vời trong việc chống viêm, kháng khuẩn. Tinh chất Cúc La Mã có tác dụng giảm mẩn ngứa, làm dịu da nhanh chóng. Cùng với đó là các thành phần tự nhiên khác như chiết xuất Rau má, dầu quả Bơ, vitamin E,… đều an toàn, dịu nhẹ và thích hợp với mọi loại da bé.

Xem ngay ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN KEM EM BÉ CHÍNH HÃNG

Để đặt hàng Online (Giao hàng và thu tiền tại nhà) quý khách click vào link dưới 

3.3. Chất liệu vải của quần áo và chăn mềm

Thường xuyên giặt sạch chăn mềm cho bé, chọn những chất liệu thoáng mát, cotton… không ảnh hưởng đến làn da của bé.

Trang phục cho trẻ nhỏ trong giai đoạn có mẩn đỏ cũng cần thông thoáng, nhẹ, chất liệu vải mềm mịn như cotton, sa-tanh… nếu thời tiết lạnh, sử dụng điều hòa chế độ truyền nhiệt nóng chứ không cho bé mặc quá nhiều lớp áo quần.

3.4. Thực phẩm cho bé

Thời kì bé bị mẩn ngứa, mẹ nên chọn những loại thực phẩm an toàn, lành tính, có khả năng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Không nên chọn những loại rau củ nếu thấy bé từng có tiền sử dị ứng.

Một số loại thực phẩm mẹ có áp thể áp dụng cho thực đơn hằng ngày của bé:

– Các loại rau củ: mướp, cà rốt, cải bó xôi, cải xanh, cà chua, dưa leo, bí đỏ, đậu xanh… không cho bé ăn rau muống.

– Thực phẩm đạm: cá tươi, lươn, thịt gà, thịt heo… nếu bé có các biểu hiện dị ứng với hải sản thì nên hạn chế các loại đạm như tôm, cua, mực…

Hiện nay, trên thị trường có một sản phẩm trị triệu chứng khi trẻ bị nổi mẩn đỏ vô cùng hiệu quả là Kem EmBé. Được bào chế từ nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên, không corticoid, không paraben, không gây kích ứng da chắc chắn sẽ cải thiện tình trạng bị mẩn đỏ ở trẻ vô cùng hiệu quả

Giới thiệu phiên bản cao cấp Kem Em Bé New

1. Thành phần

Kem Em Bé New được bổ sung thêm 2 thành phần mới tạo nên bộ tứ thảo dược:

  • Nano THC (Tinh chất Nghệ trắng): Chất kháng viêm tự nhiên giúp giảm sưng đỏ, mẩn ngứa, kích thích tái tạo tế bào da, nhanh lành vết thương và ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Chiết xuất Rau má:  Dịu mát da, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da, đồng thời kích thích sản sinh collagen, tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Chiết xuất Cúc La Mã: Làm dịu nhanh ngứa ngáy, sưng đỏ, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi vùng da bị thương tổn.
  • Dầu quả Bơ: Duy trì độ ẩm, sự mềm mại của làn da, tạo điều kiện giúp da bé nhanh phục hồi.

Kem EmBé New chứa thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, được kiểm nghiệm chặt chẽ, không gây kích ứng và không chứa những hoạt chất gây tranh cãi như paraben, corticoid.

2. Công dụng

  • Chống viêm, kháng khuẩn
  • Giảm sưng đỏ, mẩn ngứa
  • Dưỡng ẩm, làm mềm da
  • Tạo màng bảo vệ da
  • Tái tạo tế bào da, ngăn ngừa thâm sẹo.

3. Đối tượng sử dụng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp các vấn đề về da như: chàm sữa, mụn sữa, hăm da, rôm sảy, mẩn ngứa, muỗi đốt, côn trùng cắn…

4. Một số câu hỏi về sản phẩm Kem Em Bé New

  • Kem Em Bé New giá bao nhiêu? Bán ở đâu? Kem Em Bé New có giá bán lẻ 80.000 đồng / tuýp 20gr. Sản phẩm được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
  • Kem Em Bé New có tốt không? Kem Em Bé New với thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên tuyệt đối an toàn đối với trẻ sơ sinh. Đặc biệt, thành phần Nano THC (Tinh chất Nghệ trắng) siêu hấp thu giúp nhanh chóng lành các tổn thương trên da của trẻ. Kem EmBé New dùng rất tốt cho các vấn đề về da ở trẻ nhỏ. Sản phẩm được đánh giá cao và được hàng nghìn bà mẹ tin tưởng sử dụng cho con mình.
  • Kem Em Bé New trị mẩn ngứa có tốt không ? Kem Em Bé New được đánh giá rất tốt bởi các chuyên gia đối với các vấn đề về da ở trẻ. Thông thường, vết mẩn ngứa sẽ dịu ngay sau 24h sử dụng Kem Em Bé New do những tác dụng toàn diện dưới đây:

+ Làm mát da, dịu nhanh triệu chứng sưng đỏ, mẩn ngứa cho bé cảm giác thoải mái dễ chịu sau khi bôi kem.

+ Kích thích tái tạo các tế bào da mới giúp phục hồi tổn thương nhanh chóng và ngăn ngừa thâm sẹo.

+ Cung cấp dưỡng chất giúp dưỡng ẩm, làm mềm da cho da bé luôn mềm mại, mịn màng.

Kem Em Bé New chiết xuất 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn (kể cả da nhạy cảm). Hiệu quả và chất lượng của sản phẩm đã được kiểm nghiệm bởi chính sự tin dùng của hàng nghìn bà mẹ Việt.

CAM KẾT TỪ NHÃN HÀNG

Kem Em Bé New là sản phẩm được đặc chế dành riêng cho các vấn đề về da ở trẻ nhỏ, kể cả trẻ sơ sinh. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tâm sức vào các chương trình nghiên cứu về da để tạo nên sản phẩm chăm sóc đột phá dành cho mọi loại da (kể cả da nhạy cảm). Đối với chúng tôi, tính an toàn trong sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu.

Kem Em Bé New không gây kích ứng, và phải trải qua những chuỗi kiểm định nghiêm ngặt, để đảm bảo an toàn 100%. Đồng thời, không bao giờ chứa những hợp chất đáng nghi ngại như parabens, hay corticoid.

Kem Em Bé New cam kết đem lại cho bé một làn da khỏe mạnh, sản phẩm sử dụng hiệu quả và an toàn với thành phần 100% từ thiên nhiên.

Đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi, vì Kem Em Bé New chính là giải pháp mà mẹ đang tìm kiếm !

  • Click TẠI ĐÂY để xem danh sách nhà thuốc bán Kem EmBé New chính hãng
  • Click TẠI ĐÂY để đặt mua Kem EmBé New chính hãng giao tận nhà.