Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

kem chống hăm cho trẻ sơ sinh

Những lưu ý khi chọn kem chống hăm cho trẻ sơ sinh

Kem chống hăm một sản phẩm không thể thiếu ở giai đoạn này. Trẻ sơ sinh là một đối tượng đặc biệt, đối tượng cần có chế độ chăm sóc cẩn thận và kỹ lưỡng hơn nhất là khi sử dụng một sản phẩm nào đó. Kem chống hăm cũng vậy, do đó bài viết sau sẽ chia sẻ những lưu ý khi sử dụng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh mà các mẹ nên biết.

1. Tìm hiểu nguyên nhân trước khi bôi kem hăm tã

Đây là lưu ý quan trọng trước khi mẹ dùng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh bởi:

– Da của bé rất mỏng manh yếu ớt, thậm chí mỏng gấp 5 lần da người lớn cho nên nếu không được chăm sóc đúng cách, cẩn thận dễ dẫn tới tình trạng hăm tã thường xuyên. Chính vì da trẻ rất mỏng manh, dễ bị hăm tã nên phải chọn loại kem hăm tã phù hợp với lứa tuổi

– Nếu thường xuyên đi tiểu, đi ngoài nhiều lần mà không được vệ sinh, thay bỉm tã thường xuyên sẽ khiến cho những emzyme phá hủy cấu trúc da gây ảnh hưởng cho bé.

– Do bé bị dị ứng với các hóa chất giặt giũ, tẩy rửa, nước xả vải… trong tã đang sử dụng.

kem chống hăm cho trẻ sơ sinh

Trẻ bị hăm do dị ứng loại tã mẹ đang dùng

2. Lưu ý khi chọn kem chống hăm cho trẻ sơ sinh

2.1. Nên chọn các loại kem có thành phần an toàn

– Các loại kem chống hăm là thành phần thảo dược thì nên ưu tiên đầu tiên. Vì các loại kem này không có chất hoá học, lành tính sẽ không có các tác dụng phụ hay gây kích ứng cho da, kể cả là những bé có làn da nhạy cảm.

– Khi mua kem chống hăm cho trẻ sơ sinh các mẹ nên để ý thành phần ghi chi tiết trên vỏ thuốc. Thông thường các nhà sản xuất đều ghi khá chi tiết thông tin này.

– Không nên sử dụng các loại loại, kem có thành phần chống viêm mạnh corticoid.

2.2. Chọn loại kem chuyên dành cho độ tuổi sơ sinh

– Thuốc là một trong những món đồ sơ sinh cho bé mà mẹ cần phải thật sự thận trọng trước khi cho bé dùng, nếu sử dụng đúng thì nó sẽ mang đến hiệu quả rất tốt, nhưng nếu sử dụng sai thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của các bé.

– Liều lượng trong các kem chống hăm cho trẻ sơ sinh này được quy định rất riêng biệt cho người lớn và trẻ em. Các mẹ nên chọn đúng loại dành riêng cho lứa tuổi này. Có thể nghe tư vấn từ dược sĩ hoặc nhân viên bán hàng nếu như chưa biết rõ.

– Kem chống hăm trẻ cho trẻ sơ sinh em trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại. Từ hàng nhập ngoại cho đến các sản phẩm trong nước. Mẹ có thể tham khảo nhiều lựa chọn hơn.

2.3. Nên chọn loại kem có thương hiệu

– Một loại kem thương hiệu uy tín sẽ khiến cho các mẹ cảm thấy yên tâm hơn. Quy trình sản xuất của các công ty dược phẩm thương hiệu chắc chắn sẽ đạt tiêu chuẩn chất lượng hơn là các công ty nhỏ không rõ tên tuổi.

– Tình trạng thuốc và các loại dược mỹ phẩm đang có những diễn biến phức tạp, điều này cũng đã khiến cho nhiều mẹ lại càng hoang mang.

– Bởi vậy, nhằm hạn chế việc đó, các mẹ nên lựa chọn các loại thuốc có thương hiệu và mua tại những đại chỉ uy tín. Có nhiều khách hàng ủng hộ và đặt mua. Hoặc tham khảo ý kiến của những mẹ đã sử dụng loại đó rồi.

kem chống hăm cho trẻ sơ sinh

Cần chọn kem chống hăm cho trẻ sơ sinh có thương hiệu

3. Ngoài bôi kem hăm tã cha mẹ nên chăm sóc bé như thế nào?

Bên cạnh việc dùng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh, các mẹ cũng cần lưu ý trong việc chăm sóc trẻ đúng cách như sau:

– Rửa nhẹ nhàng vùng da bị hăm tã bằng nước ấm sạch, thấm khô bằng khăn bông mềm tránh làm mạnh tay có thể gây xước, tổn thương.

– Không nên lạm dụng phấn rôm.

– Không nên dùng nhiều phấn rôm mà nên chọn loại kem bôi chống viêm, kháng khuẩn, làm lành da nhanh từ thiên nhiên

– Chọn tã vải khô thoáng làm từ cotton 100% thấm mồ hôi, khô thoáng để bé luôn được thoải mái.

– Thay tã thường xuyên cho con khoảng 4 tiếng/lần, sử dụng loại tã giấy thoáng mát, dịu nhẹ không chứa thành phần những hóa chất dễ gây kích ứng. Tốt nhất là nên mua tã không màu, không mùi, có địa chỉ cơ sở sản xuất rõ ràng.

– Nếu bé phải bôi kem hăm tã do dị ứng với những hóa chất trong nước giặt, nước xả vải thì mẹ nên dừng sử dụng chúng trong một thời gian để đảm bảo ổn định cho da bé.

Hiện nay, Kem EmBé là một trong những sản phẩm đáp ứng đầy đủ những tiêu chí trên được bào chế từ nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên, không corticoid, không paraben, không gây kích ứng da giúp giảm tình trạng hăm da của bé tức thì mang đến làn da mịn màng và trắng hồng

 

lác đồng tiền

Cách trị lác đồng tiền bằng phương pháp dân gian mà mẹ nên biết

Cách điều trị lác đồng tiền cho bé bằng phương pháp dân gian được lưu truyền từ nhiều đời, đến nay vẫn được nhiều người tin dùng, tuy nhiên, dùng các cách điều trị hắc lào bằng mẹo như thế nào cho đúng? Bài viết sau sẽ giúp các mẹ trả lời câu hỏi đó.

1. Dấu hiệu nhận biết lác đồng tiền

Dấu hiệu nhận biết lác đồng tiền (hay còn gọi hắc lào) là ngứa và nổi mẩn đỏ, mụn nước. Ngứa tăng nhiều khi ra mồ hôi, trời nóng nực hay về đêm khiến bé vô cùng khó chịu. Nổi mẩn đỏ có giới hạn rõ ở một vùng, bề mặt của vùng da bị bệnh thường có nổi nhiều mụn nước như phỏng và tập trung ở rìa của tổn thương, vết mẩn đỏ gần giống với đồng tiền (nên còn được gọi là lác đồng tiền).

Cách trị lác đồng tiền  bằng việc sử dụng các loại thuốc bôi Tây y được rất nhiều mẹ áp dụng nhưng cần hết sức cẩn thận vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: lột da, đau rát, để lại màu đen trên da như sạm da hoặc gây biến chứng,… Đặc biệt làn da của bé rất dễ nhạy cảm với loại thuốc này

Tuy nhiên, ngoài dùng thuốc Tây y thì mẹ còn có nhiều lựa chọn khác như dùng thuốc Đông y hoặc các mẹo dân gian được chính cha ông chúng ta tìm ra và lưu truyền lại từ nhiều đời nay. Các cách trị lác đồng tiền này tuy đơn giản nhưng hiệu quả đã được bao thế hệ chứng thực sau khi sử dụng.

Lác đồng tiền là hiện tượng diễn ra nhiều ở trẻ
Lác đồng tiền là hiện tượng diễn ra nhiều ở trẻ

2. Các cách trị lác đồng tiền bằng dân gian

2.1. Cách trị lác đồng tiền bằng chuối xanh

Trong chuối xanh có chứa chất làm ức chế sự phát triển của vi nấm gây bệnh hắc lào. Nó phá hủy môi trường sống của vi nấm, triệt tận gốc chúng và làm bệnh nhanh khỏi hơn.

Thực hiện như sau: Chuẩn bị một quả chuối xanh, đem cắt thành từng lát mỏng. Trước đó, hạn nhớ làm vệ sinh vùng hắc lào và cạo nhẹ vị trí bị tổn thương sau đó chà xát những lát chuối này lên. Cứ để như vậy cho đến khi nhựa chuối tự khô trên vùng da bị bệnh.

Các mẹ kiên trì thực hiện đều đặn 2 lần/ngày trong khoảng 2 tuần sẽ giúp bé nhanh chóng thoát khỏi bệnh “đáng ghét” mang lại làn da hồng hào cho bé.

2.2. Cách điều trị lác đồng tiền bằng hạt muồng châu tươi

Muồng châu còn được gọi là muồng lác. Phân bố rộng ở những nơi có thời tiết nóng, tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng, chế biến làm thuốc dùng để điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh lác đồng tiền

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 20gr hạt muồng châu tươi, 12gr hạt bồ kết tươi.

Cách thực hiện: Giã nát hạt muồng châu tươi và bồ kết và ngâm trong 100ml cồn 70 độ khoảng 7 ngày. Vệ sinh sạch sẽ vị trí bị lác rồi lấy dung dịch đã ngâm được 1 tuần bôi lên vùng da bị lác đồng tiền của bé 2 lần/ ngày. Bạn sẽ cảm nhận sự thay đổi tích cực rõ rệt từ da bé.

2.3. Cách trị lác đồng tiền bằng rau răm

Cách làm: dùng 1 – 2 bó rau răm rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước và sắc kỹ để lấy phần nước đặc. Lấy phần nước cốt đó nấu với sáp ong, đun nhỏ lửa để cô đặc hỗn hợp thành dạng cao. Dùng cao này phết lên chỗ da bị lác đồng tiền hàng ngày cho bé, sau 3 ngày sẽ thấy kết quả tích cực.

Ngoài ra, bạn có thể dùng cây rau răm để ngâm rượu để bôi hoặc giã nát lá rau răm lấy bã đắp lên vùng da bị lác đồng tiền cho bé, vừa đơn giản lại vô cùng hiệu quả

Cách trị lác đồng tiền bằng rau răm được nhiều người áp dụng
Cách trị lác đồng tiền bằng rau răm được nhiều người áp dụng

2.4. Cách trị lác đồng tiền bằng quả bồ kết

Chuẩn bị: 12g quả bồ kết, 20g phèn chua.

Cách làm như sau: cho 2 nguyên liệu này vào nồi, đổ nước và đun sôi để nguội. Bạn có thể dùng nước này để tắm hoặc bôi vào chỗ da bị tổn thương. Kiên trì thực hiện bạn sẽ thấy được kết quả rõ rệt

Với các cách trị lác đồng tiền ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu dùng trong một thời gian không thấy có hiệu quả bạn nên ngừng sử dụng và đến các bệnh viện, trung tâm y tế để được thăm khám, điều trị theo phương pháp khác. Hoặc mẹ có thể sử dụng Kem Em Bé là một trong những sản phẩm điều trị lác đồng tiền cho bé vô cùng hiệu quả được bộ y tế công nhận giúp chữa nhanh làn da bị hắc lào của bé mang đến làn da mềm mại trắng hồng cho con.

Cách trị muỗi đốt hiệu quả mà mẹ nên biết

Bé bị muỗi đốt sưng to phải làm sao? Muỗi là loại côn trùng có hại cho sức khỏe, nhất là các bé khi bị muỗi đốt khiến các cha mẹ vô cùng lo lắng. Bài viết sau sẽ chia sẻ cách xử lý cũng như phòng chống bé bị muỗi đốt hiệu quả.

1. Những nguy hiểm khi để trẻ bị muỗi đốt

Khi bị muỗi đốt, chúng sẽ phóng ra độc xâm nhập vào máu. Có thể có sự đáp ứng của hiện miễn dịch – di ứng tạo ra các histamine gây ngứa.

Da trẻ vốn nhạy cảm nên sẽ gây khó chịu hơn người lớn và thường phản ứng lại bằng cách gãi nhiều làm cho làn da bị tổn thương gây trầy xước, rách da. Những vết trầy này sẽ là nơi để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây ra nhiễm khuẩn làm cho vết đốt sưng lên và có mủ.

Khi bị muỗi cắn, các bé sẽ bị ngứa và gãi mạnh sẽ tạo thành tổn thương sẽ gây ra bệnh chàm. Ngứa nhiều, trẻ gãi lâu và không được điều trị thì vùng da bị tổn thương dày lên, tăng sừng, xuất hiện các sẹo lồi và vết thâm do hiện tượng tăng sắc tố sau viêm. Những nốt thâm đen còn sẽ để lại sẹo cho làn da bé gây mất thẩm mỹ cho cả sau này.

muỗi đốt

Muỗi đốt là hiện tượng gặp phải rất nhiều trẻ

2. Triệu chứng khi trẻ bị muỗi đốt

Thông thường triệu chứng của trẻ sau khi bị muỗi đốt là da sẽ bị sưng đỏ, kích thước lớn hơn đầu kim một chút sau đó đổi thành màu thâm.  Điều đầu tiên cần làm khi bị muỗi cắn là không nên để bé gãi vào vết muỗi đốt. Nếu gãy sẽ gây viêm nhiễm, chảy máu, nhiễm trùng và gây sẹo lớn.

Hiện nay có nhiều loại thuốc để bôi vết muỗi đốt. Tuy nhiên, dùng thuốc bôi da không thích hợp  và an toàn vì bé có thể bị kích ứng, dị ứng, tổn thương da, gây nhiễm trùng.

Dùng nước muối chính là cách hiệu quả nhất để trị vết muỗi đốt. Bôi một chút nước muối vào chỗ ngứa, xoa nhè nhẹ vào nốt muỗi đốt. Làm như vậy vừa có thể làm giảm sưng vừa có thể trị ngứa hữu hiệu. Do trong nước muối vốn có khả năng kháng viêm nên có hiệu quả giảm sưng rất tốt.

Trong trường hợp không có sẵn nước muối sinh lý, mẹ có thể dùng dấm pha loãng bôi lên nốt bị muỗi đốt. Dấm có công dụng loại bỏ và ngăn chặn sự sinh sản của vi khuẩn một cách tối đa. Chính vì vậy, chỉ sau một thời gian ngắn các nốt muỗi đốt sẽ không còn sưng và và ngứa nữa.

Đối với những trường hợp  vết muỗi đốt sưng tấy và có mủ, một thời gian dài không hết. Lúc này, mẹ cần cho bé đi khám chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

muỗi đốt

Muỗi đốt khiến bé ngứa ngáy và khó chịu

3. Mẹo trị nốt muỗi đốt hiệu quả

– Bột yến mạch: Chúng chứa chất chống kích ứng, giúp giảm ngứa và giảm sưng lại an toàn với trẻ sơ sinh. Trộn bột yến mạch với một ít nước ấm, trộn đều đến khi nó nhão ra, đắp lên vết đốt khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch là được.

– Đá lạnh: Đặt một viên đá lên da trong 1-2 phút để giảm sưng và ngứa cho bé. Không được để lâu, tránh làm tổn thương da bé.

– Mật ong: Nhỏ 1-2 giọt mật ong lên vết đốt. Sau đó rửa lại với nước là được.

– Lô hội: cắt một lá lô hội sau đó xoa lên da em bé, vài phút sau rửa lại với nước là được.

– Lá húng quế: Chất eugenol trong lá húng quế có thể làm giảm ngứa ở da, từ đó em bé bớt gãi ngứa. Bạn vò nát lá húng quế rồi chà lên da. Để vài phút rồi rửa lại với nước.

– Nước ép tỏi hoặc hành tây: Bôi lên vết muỗi đốt để bé thoát khỏi kích thích khó chịu.

– Chườm trà: hãm một tách trà nóng, sau đó đợi ấm trà nguội thì áp dụng chườm nước trà và bã trà lên trên diện tích da bị cắn trực tiếp. Cách này sẽ giúp làm giảm sưng ngứa.

– Nước cốt chanh: Bôi nước cốt chanh lên vết muỗi đốt để giảm sưng đỏ và ngứa.

– Bột baking soda: Nếu có sẵn bột nở (baking soda) trong nhà, cha mẹ trẻ có thể cho thêm chút nước vào hỗn hợp này và thoa chúng lên khu vực bị muỗi đốt cho trẻ.

Những phương pháp trên là phương pháp điều trị bằng tự nhiên và cần kiên trì mới có hiệu quả, chính vì vậy các mẹ có thể tham khảo sản phẩm Kem EmBé đang được rất nhiều mẹ bỉm sữa tin tưởng và sử dụng. Với những công dụng như giảm ngay triệu chứng sưng, đỏ, ngứa, ngừa thâm sẹo vết muỗi đốt, côn trùng cắn mang đến làn da mịn màng trắng hồng cho con.

Có nên sử dụng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh?

Kem chống hăm cho trẻ sơ sinh là một trong những sản phẩm được nhiều bà mẹ lựa chọn để phòng tránh và hỗ trợ điều trị chứng hăm cho bé. Có nhiều mẹ thắc mắc không biết có nên sử dụng kem chống hăm đối với những trẻ sơ sinh hay không. Bài viết sau sẽ giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc đó.

1. Có nên sử dụng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh?

Có nên sử dụng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh hay không là câu hỏi được rất nhiều các mẹ quan tâm. Và câu trả lời cho câu hỏi này là có bởi kem chống hăm là một trong những sản phẩm để phòng tránh và hỗ trợ điều trị chứng hăm cho bé vô cùng hiệu quả. Vậy kem chống hăm có những hiệu quả gì, và độ an toàn với làn da mỏng manh của bé ra sao, cùng tìm hiểu những công dụng và cách sử dụng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh dưới đây nhé.

kem chống hăm cho trẻ sơ sinh

Kem chống hăm cho trẻ sơ sinh được rất nhiều mẹ sử dụng

2. Nguyên nhân tại sao cần sử dụng kem chống hăm cho bé

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thường xuyên bị hăm tã gây ra các triệu chứng như ngứa, xót da, nổi mẩn, trẻ quấy khóc có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau đây:

– Do bé phải mang tã bỉm trong thời gian dài hoặc bố mẹ quên không thay bỉm cho bé. Điều này khiến làn da của bé tiếp xúc với các vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn có trong nước tiểu, phân và xuất hiện các triệu chứng hăm tã.

– Do mẹ quấn bỉm giấy cho bé ngay sau khi tắm mà không lau khô, hoặc lau khô không hoàn toàn cho bé.

– Một số mẹ quá lạm dụng phấn rôm sau khi thay tã bỉm, khiến lỗ chân lông của bé bị tắc, gây ra tình trạng hăm tã.

3. Tại sao phải dùng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh

Các bác sĩ da liễu cho biết, trẻ sơ sinh là đối tượng có làn da mềm mại nhưng vô cùng nhạy cảm, kèm theo sức đề kháng yếu nên nguy cơ dễ bị nhiễm độc khi sử dụng các loại kem chống hăm, hoặc các dụng cụ hút mũi cho trẻ sơ sinh.

Mặc dù kem chống hăm cho trẻ có tác dụng như một bức tường để ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn có hại có trong nước tiểu và phân, làm cho chúng không thể xâm nhập ngược trở lại da và ngăn chặn các biểu hiện hăm tã.  Cũng vì thế mà mọi sản phẩm dành cho trẻ cần được lựa chọn kỹ lưỡng.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, mỗi lần thay bỉm giấy, tã giấy cho bé thì không nhất thiết phải bôi kem chống hăm nếu da của bé khỏe mạnh và ít khi bị hăm. Trong trường hợp, da của bé thường xuyên bị hăm tã thì mới sử dụng kem. Mỗi lần thay tã và vệ sinh vùng đã bôi kem thì các mẹ đã rửa luôn cả kem đã bôi. Chính vì thế, các mẹ nên bôi kem thật mỏng để thay thế lớp kem đã bôi cũ. Nếu bé không bị hăm thì mẹ chỉ nên bôi khoảng 2 -3 lần/ngày là đủ.

kem chống hăm cho trẻ sơ sinh

Nên bôi kem chống hăm cho trẻ sơ sinh từ 2 -3 lần

4. Sử dụng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh như thế nào là tốt nhất?

Theo lời khuyên của các bác sĩ thì mẹ nên lưu  ý khi bôi kem chống hăm cho trẻ sơ sinh như sau:

– Kem chống hăm thường có nguy cơ thẩm thấu và có rất nhiều các thành phần, hóa chất gây hại nhất cho bé nên các mẹ không nên quá lạm dụng quá nhiều kem chống hăm để dùng cho bé nhà mình.

– Cùng với đó, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu cung cấp kem chống hăm cho bé. Với mỗi một thương hiệu khác nhau đều mang đến những đặc điểm riêng. Vì thế mà khi lựa chọn kem chống hăm cho các bé thì các mẹ nên lưu ý và cân nhắc thật kĩ lưỡng để có thể lựa chọn được loại kem chống hăm tốt nhất và phù hợp nhất.

Hiện nay, sản phẩm Kem EmBé là kem chống hăm cho trẻ sơ sinh an toàn được bộ y tế cấp phép và được bào chế từ nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên, không corticoid, không paraben, không gây kích ứng da. Kem em bé giúp làm sạch vùng da bị tổn thương, chống viêm, kháng khuẩn, bảo vệ da bé và ngăn ngừa sẹo thâm mang đến làn da mịn màng, hồng hào.

Như vậy, bài viết trên đã chía sẻ tới các mẹ cách sử dụng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh như thế nào là tốt nhất và phù hợp nhất. Với những chia sẻ đó sẽ giúp cho các mẹ có thể lựa chọn được dòng kem chống hăm tốt nhất và phù hợp nhất với làn da của bé nhà mình.