Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Mẹ có biết 90% tổn thương trên da bé là do vi khuẩn gây ra?

Theo thống kê, có tới hơn 90% các bệnh về da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn, virus tấn công từ bên ngoài gây nên các tổn thương trên da bé, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của trẻ. Vì vậy việc phòng tránh và phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh là vô cùng quan trọng.

Không ít mẹ có suy nghĩ, trẻ còn nhỏ nên việc mắc các bệnh về da là chuyện bình thường, trẻ nào cũng sẽ bị mắc và chắc chắn không thể thoát khỏi nên thường chờ đến lúc con bị rôm sảy, mẩn ngứa, hăm tã,… mới lo đến việc chữa trị cho con. Lúc này vô hình chung đã khiến da bé bị tổn thương và gây nên sự khó chịu không cần thiết, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của cả mẹ và con.

Những năm tháng đầu đời, trẻ dễ mắc các bệnh về da do những tác nhân từ bên ngoài.

Cũng rất ít mẹ tìm hiểu nguyên nhân vì sao con lại mắc các bệnh về da như vậy. Thực tế, các bệnh về da ở trẻ nhỏ chủ yếu do nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài. Cụ thể, làn da trẻ còn non yếu, vì thế khi da bé bị bí hơi, mồ hôi tiết ra nhiều, cha mẹ không xử lý kịp sẽ tạo cơ hội tốt cho vi khuẩn xâm nhập khiến da bị nhiễm khuẩn, trong đó tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn là hai loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm da ở trẻ. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi trẻ bị viêm da là sốt, nhiều vùng da bị mẩn đỏ. Không ít trẻ phải nhập viện trong tình trạng viêm nhiễm nặng và phải điều trị dài ngày.

Có thể dễ dàng gọi tên các bệnh viêm da ở trẻ gồm: rôm sảy, mẩn ngứa, chàm sữa, hăm da, muỗi đốt,… Bệnh tuy thông thường nhưng nếu chủ quan, không được vệ sinh sạch sẽ, dưỡng ẩm đầy đủ sẽ dẫn đến tình trạng khô, nẻ, tổn thương, khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc, lười ăn, hay giật mình và ngủ không sâu giấc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự vận động và phát triển toàn diện của trẻ.

Không thể phủ nhận việc chăm sóc trẻ nhỏ ngày nay đã được thực hiện khoa học hơn trước bằng các biện pháp phòng tránh và chữa trị hiểu biết của nhiều mẹ thông thái. Thay vì lựa chọn việc tự chữa theo lời mách bảo của người không có chuyên môn, nhiều mẹ đã tìm hiểu kỹ càng hơn để đảm bảo sức khỏe cũng như làn da con được bảo vệ tốt nhất.

Ngoài việc giữ cho da trẻ luôn được khô thoáng, sạch sẽ, mẹ cần phải đảm bảo môi trường xung quanh con cũng như các tác nhân khác có thể ảnh hưởng đến con. Tuy nhiên, khó có thể phòng ngừa được hết các vấn đề xảy ra. Lúc này, khi con có các dấu hiệu viêm da mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ để nhận được tư vấn điều trị tốt nhất. Đồng thời, mẹ cũng nên tìm hiểu các sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm ngứa da cho con bằng những loại thảo dược thiên nhiên vì da bé còn non và nhạy cảm, việc sử dụng hóa chất cũng như các thành phần hóa học như parabel, corticoid dễ khiến da trẻ bị tổn thương sâu hơn.

Ưu tiên dùng các sản phẩm thiên nhiên như Kem EmBé giúp da con luôn được bảo vệ

Việc ưu tiên dùng các sản phẩm thiên nhiên cho trẻ không chỉ an toàn, thân thiện mà còn rất tiện dụng và hữu hiệu trong việc đẩy lùi các bệnh ngoài da ở trẻ. Bởi thực tế cho thấy, sở hữu một làn da khỏe mạnh sẽ giúp trẻ thoải mái vận động, nô đùa và khám phá thế giới. Một làn da khỏe mạnh cũng giúp trẻ ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc hơn, mẹ có thể an nhàn hơn trong việc chăm con.

Sản phẩm thiên nhiên trên thị trường hiện có rất nhiều nhưng không phải sản phẩm nào cũng tốt cho làn da bé. Mẹ cần đọc kỹ các thành phần cũng như tìm hiểu công dụng để có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất cho con của mình. Và không ít mẹ đã tin tưởng sử dụng sản phẩm Kem EmBé để bảo vệ làn da bé yêu. Công thức thiên nhiên với tinh chất nghệ lành tính Nano Curcumin và tinh chất Cúc La Mã tạo nên bộ đôi sức mạnh đẩy lùi tổn thương trên da bé một cách hiệu quả, đồng thời giúp ngăn ngừa làm lành các vết thâm sẹo trên da bé. Là biện pháp an toàn và hữu hiệu giúp làn da non nớt của bé luôn được bảo vệ với tác động kép “Hết viêm ngứa, ngừa thâm sẹo”.

Hãy là những bà mẹ thông thái chăm con theo cách chuẩn khoa học với Kem EmBé!

 

trị rôm sảy ở trẻ

Hè này, mẹ đã biết cách trị rôm sảy hiệu quả cho bé?

Mùa hè oi ả, thời tiết nóng nực là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện rôm sẩy, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhiệt độ cao làm giãn nở các mao mạch trên da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nên hiện tượng viêm da hay mẩn ngứa nổi mề đay. Bài viết sau sẽ chia sẻ kiến thức, cách điều trị rôm sảy cũng như phòng ngừa hiệu quả cho bé.

1. Phương pháp điều trị rôm sảy hiệu quả cho bé vào mùa hè

Thường xuyên tắm rửa ,vệ sinh cơ thể cũng như chỗ nằm và chỗ vui chơi của bé. Theo quan điểm và kinh nghiệm truyền thống, các mẹ hay dùng nhiều loại lá trị rôm sảy cho bé như sài đất, kinh giới, mướp đắng, lá chanh hay lá bưởi…với suy nghĩ rằng các loại lá này có trong tự nhiên nên lành tính hơn cho trẻ sơ sinh, có tính mát, đặc biệt giúp trị rôm sẩy.

Tuy nhiên, khi sử dụng các loại lá này để trị rôm sảy các mẹ cần lưu ý bởi các loại lá này có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho da, thậm chí khi đun nấu lấy nước để tắm cho bé vi khuẩn sẽ không chết, đáng lo ngại là các loại lá tắm có thể có nhiều lông tơ hoặc có thể dễ lẫn lông các loại sâu bọ. Nếu các mẹ không để ý rửa sạch hết các loại lá trước khi đun nấu, thì khi tắm bé sẽ bị mẩn ngứa, rất khó chịu.

Trong trường hợp da bé bị có thể bị mưng mủ hoặc trầy xước cũng không được tắm nước các loại lá này vì có thể làm tình trạng nhiễm trùng của bé tăng lên, đôi khi gây ra những biến chứng không ngờ… Thêm nữa, nước lá thường ra màu có thể do màu của lá hoặc nhựa lá tiết ra làm cho da bé bị xỉn màu, khó theo dõi tình trạng của bé hơn.

trị rôm sảy cho bé

Rôm sảy là hiện tượng diễn ra vào mùa hè

2. Giữ cho cơ thể bé luôn được thoáng, mát

Khi bé bị rôm sảy, các mẹ hãy tạo môi trường thông thoáng, mát mẻ cho bé tạo cho bé cảm giác thoải mái. Như lựa chọn quần áo cho bé bằng chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt; tạo môi trường thoáng mát cho bé vui chơi như sử dụng quạt, máy điều hòa với nhiệt độ thích hợp…

Các mẹ hãy nên chú trọng đến việc chống nắng cho bé khi đi ra ngoài bằng mũ, nón… vì ánh nắng mặt trời sẽ tạo điều kiện cho rôm sẩy của bé phát triển nhanh hơn… Đây vừa là cách trị rôm sảy, vừa là cách phòng ngừa hiệu quả.

3. Cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ

Để giảm mệt mỏi và giải nhiệt cho cơ thể bé, khi trẻ bị rôm sảy các mẹ hãy cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi và rau củ như bơ, cam, quýt, chanh, bưởi… Trị rôm sẩy cho bé bằng thức ăn: thức ăn hoặc đồ uống dành cho bé nên cho ít đường, nên ăn bột sắn dây và uống thêm nước rau má sẽ có tác dụng mát cho cơ thể của bé.

Tuyệt đối không được cho bé uống nước đá hoặc những đồ uống, trái cây và rau củ để ở ngắn nhiệt độ quá lạnh tránh có thể làm bé bị viêm họng.

Việc sử dụng thuốc trị rôm sảy lên vùng da bị rôm sảy cho bé sẽ có tác dụng làm dịu cơn ngứa và sự khó chịu của bé, góp phần vào việc điều trị hiệu quả tình trạng rôm sảy. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại thuốc trị rôm sảy với các thành phần, nhãn mác, liều lượng khác nhau, chính vì thế các mẹ hãy cân nhắc và tìm hiểu lựa chọn kĩ những sản phẩm tốt, có thương hiệu, nhãn mác và uy tín rõ ràng để tránh gây “tác dụng phụ” cho bé như làm cho da bé bị dị ứng, bị viêm da…

trị rôm sảy cho bé bằng cách cho ăn nhiều trái cây

Trị rôm sảy cho bé bằng cách ăn nhiều trái cây

4. Những điều cần lưu ý khi điều trị rôm sảy cho bé

– Không nên mặc quá nhiều quần áo cho bé hoặc ủ bé quá kỹ. Nên chọn quần áo cho bé bằng những chất liệu mát mẻ và thấm hút và thông thoáng, luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ.

– Các mẹ hãy hạn chế để trẻ đi ra nắng đặc biệt là từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều, bởi vì đây là khoảng thời gian các tia UVA và UVB cực độc có trong ánh nắng mặt trời hoạt động mạnh, những tia này dễ khiến cho da bé bị cháy nắng, bỏng rát hay ung thư da.

– Khi tắm cho bé không được vắt quá nhiều chanh vào nước tắm của bé. Mà các mẹ nên cho một lượng vừa phải với tỷ lệ nước cốt chanh/ nước sạch hợp lý, bởi lẽ trong chanh chất axit cao sẽ khiến cho da bé bị kích ứng, tổn thương.

– Khi bé bị rôm sảy nên tránh việc chà xát làm trầy xước các vết rôm sảy, làm bé đau và rất dễ bị nhiễm trùng nếu không được bảo vệ cẩn thận.

– Bé cần được tắm và vệ bằng sữa tắm của mình, các mẹ nên chọn những sản phẩm sữa tắm có lượng kiềm thấp để tránh làm da bé bị khô, rát làm gia tăng tình trạng rôm sảy của bé…

– Không nên thoa quá nhiều phấn hay kem lên da trẻ vì như vậy các lỗ chân lông sẽ bị bít lại, dễ khiến trẻ bị nổi rôm hơn.

Ngoài ra, Kem EmBé là sản phẩm trị rôm sảy cho bé an toàn, hiệu quả được rất nhiều mẹ tin dùng với thành phần không gây kích ứng và không gây tác dụng phụ cho làn da cũng như sức khỏe của con yêu. Cùng với tinh nghệ nano và tinh chất Cúc La Mã, kem Em Bé giúp giảm ngứa và trị viêm hiệu quả trong trường hợp rôm sảy

 

Viêm da cơ địa ở trẻ em và cách chữa trị hiệu quả

Viêm da cơ địa ở trẻ em là hiện tượng rất phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của bé khiến phụ huynh lo lắng. Viêm da cơ địa ở trẻ em gây ra những biểu hiện khó chịu gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của trẻ. Chính vì thế, khi trẻ mắc phải căn bệnh này thì cha mẹ cần chú ý để áp dụng phương pháp chữa trị và phòng bệnh hiệu quả.

1. Chữa trị bệnh viêm da cơ địa cho ở trẻ em tại nhà

Viêm da cơ địa ở trẻ em trong dân gian thường gọi là “cứt trâu” xuất hiện trên da đầu của trẻ với những nốt, đám da sần đỏ có nhiều vảy tiết dịch vàng ẩm ướt hoặc có màu nâu xám khô. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ từ 2 – 4 tháng tuổi sau sinh.

Viêm da cơ địa ở trẻ em có thể tự mất đi nhưng có nhiều trường hợp rất dễ bị viêm nhiễm gây lở loét do khi bị ngứa trẻ thường gãi gây xước da. Khi đó, viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh cần được chữa trị kịp thời, hiệu quả để tránh bệnh phát triển và gây ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ hiện tại và sau này.

viêm da cơ địa ở trẻ

Viêm da cơ địa ở trẻ em là căn bệnh rất dễ gặp

2. Tác hại bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em gây ra nhiều ảnh hưởng cho da bé như ngứa, nỗi mụn nước điều này làm da của bé cũng có nhiều tổn thương.

Căn bệnh còn có thể làm cho bé ăn không ngon, biếng ăn và uống sữa, hay quấy khóc và mất ngủ vào ban đêm điều này ảnh hưởng sức khỏe của trẻ rất nhiều.

3. Cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em đúng cách

3.1. Tắm cho trẻ đúng cách để trị viêm da cơ địa

Các mẹ tắm cho trẻ thường xuyên, giữ vệ sinh thật sạch sẽ nhất là đối với vùng da bị viêm da cơ địa. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dung dịch tắm dành riêng cho trẻ em có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch da phù hợp với làn da của bé. Bạn có thể sử dụng để tắm cho bé hàng ngày khi bị viêm da cơ địa.

Cách tắm: các mẹ hòa tan sữa tắm diệt khuẩn vào chậu nước tắm cho trẻ. Và lưu ý, khi tắm cho trẻ cần massage nhẹ nhàng, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch rồi lau khô bằng khăn mềm. Mẹ không nên dùng dung dịch tắm nhiều lần nếu da trẻ bị khô, không dùng cùng lúc hay tiếp theo sau thuốc sát trùng.

trẻ bị viêm da cơ địa

Cần tắm sạch sẽ mỗi ngày cho trẻ bị viêm da cơ địa

3.2. Dùng thuốc bôi chữa viêm da cơ địa ở trẻ em

Dùng thuốc bôi trị viêm da cơ địa ở trẻ em bạn cần chú ý áp dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, dùng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh viêm da cấp tính hoặc mãn tính. Việc sử dụng thuốc và điều trị lúc này sẽ có chỉ dẫn của bác sĩ, các bậc phụ huynh không tự ý mua thuốc để chữa bệnh cho con mình vì gây ra những tác dụng khó lường. Thường các loại thuốc của bác sĩ có những loại thuốc cơ bản như sau:

– Những loại thuốc chống khô da, làm ẩm da và giảm ngứa nhanh chóng

– Những loại thuốc chống viêm nhiễm và kháng sinh.

– Chống tụ cầu bằng thuốc kháng sinh  đường uống hoặc đường bôi.

Ngoài ra chúng ta còn những dạng thuốc để chữa bệnh cho bé như:

Thuốc bôi ngoài dạng mỡ và dạng kem: với những loại thuốc này làm giảm viêm nhiễm và giảm ngứa phục hồi làn da tốt hơn.

Thuốc uống: Thuốc uống chỉ định cho trẻ trong trường hợp viêm da cơ địa nặng, thuốc  có tác dụng chống tụ cầu trùng vàng trong trường hợp bội nhiễm, chống ngứa da.

3.3. Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ em bằng lá trầu không

Dùng lá trầu không chữa viêm da cơ địa cho trẻ rất đơn giản, hiệu quả và an toàn. Bên cạnh việc chứa chất kháng khuẩn, chống viêm nhiễm và trị rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả, lá trầu không còn làm giảm ngứa da rất tốt.

Các mẹ lấy lá trầu không tươi rửa sạch, giã thật nhỏ rồi cho vào một chiếc cốc, sau đó đổ ngập nước sôi vào để pha như đối với pha nước chè trong khoảng 10-15 phút cho chất thuốc trong lá trầu tan ra trong nước. Dùng nước lá này để rửa cho vùng da bị viêm da cơ địa, rôm sảy, mụn nhọt hoặc tắm cho trẻ sẽ rất tốt.

Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng sản phẩm Kem em bé vớ tác động toàn diện như: Chống viêm, kháng khuẩn; giảm ngứa; dưỡng ẩm; tạo màng bảo vệ và tái tạo tế bào da, ngăn ngừa thâm sẹo, chữa viêm da cơ địa ở trẻ em hiệu quả,làm mềm và bảo vệ làn da bé, không nhờn dính, không bít lỗ chân lông.

 

Rôm sảy là gì? Và cách chữa rôm sảy ở trẻ như thế nào?

Rôm sảy thường xuất hiện vào mùa hè, và tập trung vào những vùng da tiết ra nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán, cổ v.v… và cũng có thể xuất hiện thêm ở kẽ nách, háng. Vậy cách điều trị và phòng bệnh như thế nào, bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Xem thêm:

1. Rôm sảy là gì?

Rôm sảy ở trẻ em là một bệnh lý ngoài da do thời tiết nóng khiến cho các ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn làm xuất hiện các nốt đỏ theo mảng ở các vùng da trên cơ thể như: mặt, cổ lưng, ngực đùi hay háng, chỗ da gấp nếp… gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Rôm sảy xảy ra với mọi lứa tuổi nhưng thường phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

rôm sảy ở trẻ

Rôm sảy khiến bé vô cùng khó chịu

2. Các loại rôm sảy

Rôm sảy thường có 3 loại chủ yếu:

Rôm sảy dạng tinh thể: đây là dạng nhẹ nhất của rôm sảy, dấu hiệu của cấp độ này là những mụn nước trắng trong li ti dễ vỡ nếu như bị ma sát nhẹ với quần áo.  Chúng không gây ngứa rát cho bé và có xu hướng biến mất khá nhanh – thường là trong vòng vài ngày.

Rôm sảy đỏ: Khi thời tiết nóng ẩm loại này thường xuất hiện ở các bé bị rôm sảy tinh thể lâu ngày, da xuất hiện mẩn đỏ ở lớp thượng bì gây ngứa ngáy, nóng rát khiến cho bé thường quấy khóc, ngủ không yên.

Rôm sảy sâu: đây có thể coi là dạng nặng nhất và hay gặp ở người lớn hơn là trẻ em, khi đó các tuyến mồ hôi đã bị tổn thương nặng sau nhiều lần bị rôm sảy đỏ. Biểu hiện là những khối mụn nổi lên rõ rệt đỏ hoặc trắng đậm có thể có mủ. Nó thường không gây ngứa những người có tình trạng này có thể bị kiệt sức do nóng và sốt nếu phát ban trên vùng da rộng.

3. Rôm sảy có nguy hiểm không?

Ở mức độ bình thường, bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó gây ra cảm giác khó chịu cho bé. Nếu để lâu ngày không chữa trị rôm sảy kịp thời khiến cho vi khuẩn xâm nhiễm có thể làm có các nốt nhiệt mụn thình thành áp xe chứa đầy mủ gây đau đớn và có thể gây ra viêm da mãn tính.

Khi tổn thương này xảy ra trên diện tích rộng, ống dẫn mồ hôi nghẽn lại, cơ chế làm mát bằng việc thoát mồ hôi không được xử lý nên trẻ có thể bị sốt cao kèm ói mửa, mạch đập nhanh, hạ huyết áp…

rôm sảy ở trẻ nhỏ

Nếu để tình trạng này nặng sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm

4. Nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ

– Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh rôm sảy ở trẻ em chính là sự bít tắc tuyến mồ hôi trên các lỗ chân lông, khiến cho mồ hôi không thể thoát ra ngoài và bay hơi mà bị mắc kẹt dưới da gây viêm và phát ban.

– Nguyên nhân gián tiếp (lý do làm cho ống mồ hôi bị ách tắc) đó là:

+ Các mẹ cho bé mặc quá nhiều quần áo hoặc quần áo có chất liệu không thấm hút mồ hôi, lót tã bỉm chặt làm cho làn da của bé không thở được, da hô hấp kém

+ Việc trẻ ngủ trong lồng ấp gây nóng bức cộng với không khí có độ ẩm cao cũng là một nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ em.

+ Thời tiết nóng ẩm và các bé vận động chơi đùa nhiều làm cho hệ bài tiết mồ hôi trên da hoạt động quá sức, công thêm việc tiếp xúc với môi trường xung quanh các cặn bẩn bám dính trên bề mặt da khiến cho lỗ chân lông bị tắc lại khó bài tiết.

5. Cách trị rôm sảy cho bé

5.1. Mặc quần áo thoáng mát

Rôm sảy sẽ biến mất khi cơ thể bé được làm mát, cách tốt nhất là ngăn ngừa việc tăng nhiệt ở da bằng cách cho trẻ mặc quần áo thoải mái giảm tránh việc ma sát nhiều, co giãn tốt và thoáng mát. Ngoài ra, tránh để bé ngủ trong lồng kín một thời gian dài, tạo không gian phòng ngủ thông thoáng để hệ bài tiết trên da trẻ hoạt động tốt hơn.

5.2. Vệ sinh sạch sẽ và nhẹ nhàng

Cơ thể bé còn đang non yếu, tất nhiên đối với làn da cũng vậy cơ chế bảo vệ chưa được tốt. Vì vậy lời khuyên đưa ra cho các mẹ là hãy tắm rửa cho bé nhẹ nhàng, tránh kì cọ mạnh gãi mạnh các nốt rôm sảy làm xước da gây nhiễm trùng. Sử dụng sữa tắm và thuốc bôi được bác sỹ chỉ định cụ thể không nên tùy tiện mua các loại sữa tắm mỹ phẩm thông thường bên ngoài để tắm cho con.

5.3. Cách trị rôm sảy cho bé bằng các mẹo dân gian

Đôi khi việc sử dụng thuốc chưa hẳn đã có hiệu quả bằng việc áp dụng phương pháp chữa bệnh dân gian. Các nguyên liệu thiên nhiên sẽ an toàn và thoải mái hơn đối với bé như nha đam, lô hội, chanh, mướp đắng, bột yến mạch… vừa an toàn lại vô cùng hiệu quả với bé.

Xem thêm: Cách trị rôm sảy ở lưng cho trẻ nhỏ hiệu quả

Để trị rôm sảy cho bé mẹ có thể lựa chọn sản phẩm Kem EmBé có chứa thành phần thảo dược như Nano Cucurmin có tác dụng thẩm thấu vào da nhanh và tốt hơn rất nhiều. Ngoài ra có Cúc La Mã với nhiều hoạt chất tốt như acid chlorogenic, acid caffric có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu những tổn thương trên da do rôm sảy gây da mang đến làn da mịn màng cho bé.