Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Để Kem EmBé đồng hành cùng con yêu “Khám phá đại dương”

Không chỉ mang đến những hoạt động vui chơi thú vị, ý nghĩa cho các bé, Kem EmBé còn mang đến nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Mẹ và bé cưng đã sẵn sàng chưa?

Ngay ngày mai – Ngày hội mẹ và bé được mong đợi nhất năm – MarryBaby Day 2017 với chủ đề “Khám phá đại dương” sẽ chính thức “đổ bộ” tại TP Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động thú vị cho mẹ, bé và cả gia đình do nhãn hàng Kem EmBé cùng Marry Baby tổ chức. Trong ngày hội này KemEm Bé vinh hạnh là nhà tài trợ đồng, đồng thời mang đến chương trình quà tặng hấp dẫn, hàng nghìn mẫu sản phẩm dùng thử của Kem Em Bé sẽ được phát đến tận tay các mẹ và bé nhằm mang đến cho bé những trải nghiệm tuyệt vời, giúp nuôi dưỡng làn da con chắc khỏe hơn.

Cùng “điểm danh” các hoạt động hấp dẫn trong 2 ngày diễn ra sự kiện 19 và 20/8/2017, mẹ và bé không thể bỏ qua nhé!

Trở thành nhà thám hiểm đại dương

Hành trình “Khám phá đại dương” năm nay sẽ đưa bé đến với biển xanh bao la, hòa mình vào cuộc phiêu lưu ẩn chứa nhiều bất ngờ cùng những người bạn đặc biệt dưới Hải Cung vui nhộn.

Tham gia trò chơi “Thám hiểm đại dương” các bé được hóa thân thành Chiến Binh Đại Dương với mũ bóng nước thần kì, sẵn sàng cho cuộc chiến chống quái vật nước đen hung ác. 5 thủ lĩnh tài ba của Biệt Đội Xanh gồm Cá Voi Lưng Gù, Cá Heo, Cá Ngựa, Cá Mập Trắng, Bạch Tuộc sẽ cùng các Chiến Binh nhí tìm cách vượt dòng nước xanh thẳm, lần theo hải đồ đến tận sào huyệt và tiêu diệt quái vật nước đen.

Vượt qua nhiều thử thách trong hành trình thám hiểm đại dương, bé sẽ được nhận huy hiệu Chiến Binh Dũng Cảm.

Chơi hăng say, học điều hay

Không dừng lại ở đó, ngày hội còn là dịp để bé yêu bộc lộ tài năng khi được thử sức ở cuộc thi MarryBaby Got Talent với tiết mục hát, diễn kịch, đọc thơ, múa…

Cuộc thi vẽ tranh “Khám phá đại dương” cũng sẽ truyền cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, chắp cánh tài năng cho các họa sĩ nhí từ 3-10 tuổi.

Những phần chơi này sẽ giúp các bé mở rộng tâm hồn, khơi gợi trí tưởng tượng, biết cách quan tâm, chia sẻ với mọi người, đồng thời có dịp được nhìn nhận khả năng tư duy và các kỹ năng vận động của chính mình.

Nhận quà liền tay

Càng tham gia nhiều trò chơi, giành nhiều chiến thắng bé càng nhận được nhiều món quà đặc biệt. Cụ thể đó là những đồng Papi quý giá. Chơi càng giỏi, “săn” Papi càng nhiều, bé sẽ đổi được nhiều hơn các phần quà tại khu chợ hải sản của bạn Cá Heo tốt bụng.

Ngoài phần quà các bé giành được khi chiến thắng, nhãn hàng Kem EmBé cũng có nhiều phần quà khác giành tặng mẹ và bé. Vậy nên các mẹ nhớ đăng ký cho bé tham gia để không bỏ lỡ khoảnh khắc đặc biệt nào của ngày hội mẹ và bé lớn nhất trong năm tại TP HCM mẹ nhé.

hăm da là gì

Con bị sốt xuất huyết – Mẹ phải làm sao?

Đối mặt với dịch sốt xuất huyết đang lan tràn, các mẹ có con nhỏ cần có biện pháp bảo vệ con ngay từ hôm nay để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Chủ động loại bỏ nguồn dịch

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết có thể lên tới 2,5%. Ở nước ta, chỉ tính trong thời điểm giữa tháng 7 đã có tới 4200 ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội và con số này hiện tại vẫn đang không ngừng tăng lên. So với cùng kỳ năm ngoái, số bệnh nhân sốt xuất huyết ở thời điểm này đã tăng gấp 4 lần.

sốt xuất huyết
Số bệnh nhân sốt xuất huyết đang ngày càng gia tăng

Sốt xuất huyết thường xảy ra 3 mức độ khác nhau: Ban đầu, thường xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như vật vã, lừ đừ, li bì. Bệnh nhân có triệu chứng đau bụng vùng gan, nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc, đi tiểu ít….Sốt xuất huyết nặng xảy ra khi người bệnh có dấu hiệu thoát huyết tương nặng, ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều, có dấu hiệu xuất huyết nặng và suy tạng. Sốc sốt xuất huyết có biểu hiện suy tuần hoàn cấp, thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 với triệu chứng lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp kẹt, tụt huyết áp…

Khi thấy những triệu chứng ngay từ đầu, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến trung tâm y tế uy tín để việc điều trị, ngăn ngừa bệnh được kịp thời.

Ngoài ra, cha mẹ cần kiểm soát hoạt động của muỗi truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy muỗi, loăng quăng và muỗi trưởng thành bằng các biện pháp hiệu quả,  khả thi như: Thả cá vào tất cả các vật chứa nước trong nhà để diệt bọ gậy, loăng quăng. Vệ sinh môi trường sống thông thoáng, loại bỏ ổ chứa nước đọng tại các chum, vại, chậu… chứa nước ngoài sân vườn. Thu gom, hủy các chất thải quanh nhà, đặc biệt là những vật dụng có đọng nước giúp môi trường xung quanh không xuất hiện muỗi.

Sử dụng phương pháp tự nhiên chống muỗi

Để hạn chế muỗi, mẹ có thể dùng các loại tinh dầu trong nhà như tinh dầu sả, tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm… bởi mùi thơm của các loại tinh dầu này sẽ khiến muỗi “ghét cay ghét đắng”. Với việc pha loãng một vài giọt tinh dầu cùng nước ấm rồi cho vào đĩa của đèn xông, tinh dầu sẽ nhanh chóng khuếch tán vào không khí, giúp xua đuổi muỗi cũng như làm sạch không khí và thư giãn tinh thần. Với cách làm này, mẹ không còn lo con bị muỗi ghé thăm, giúp bảo vệ da con luôn mịn màng, đáng yêu.

con bị sốt xuất huyết
Dùng tinh dầu, trồng cây chống muỗi quanh khu vực nhà là những biện pháp được nhiều gia đình áp dụng

Ngoài ra mẹ có thể trồng cây ở khu vực dễ xuất hiện muỗi như cửa sổ, ban công, trước hiên nhà hay khu vực vườn chứa đất ẩm ướt bằng các loại cây như sả, cúc vạn thọ, hoa oải hương, cây bạc hà,  húng chanh, cây tùng thơm, hoa sen cạn, …

Không ít mẹ truyền tai nhau kinh nghiệm này để bảo vệ con khỏi sự tấn công của muỗi. Chị Huyền Chi (Thụy Khuê, Hà Nội) chia sẻ: “Đợt này Hà Nội mưa nhiều nên quanh nhà xuất hiện nhiều muỗi trong khi dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh khiến mình rất lo. Con còn nhỏ, không dám dùng thuốc xịt. Nghe hàng xóm mách, mình mua hoa oải hương và cây bạc hà về trồng, muỗi bớt hẳn làm mình đỡ lo hơn phần nào”.

hăm da là gì
Ngay khi con bị muỗi đốt, mẹ hãy bảo vệ con bằng các sản phẩm bôi da như Kem EmBé

Dùng sản phẩm chuyên biệt cho da con

Để đẩy lùi sự tấn công của muỗi, nhiều mẹ còn mách nhỏ nhau sản phẩm trị ngứa cho con bởi có cẩn thận và bảo vệ con đến mấy cũng không thể tránh khỏi sự tấn công của muỗi. Chưa kể đến việc làn da non nớt và nhạy cảm của con cộng thêm việc ngứa gãi do muỗi đốt dễ gây tổn thương da, nguy hiểm hơn còn dẫn đến sốt xuất huyết. “Nghe thời sự mấy ngày nay, thấy dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh làm mình cũng sợ, lo cho con và cho cả gia đình. Rồi mình tìm hiểu và mua sản phẩm Kem EmBé vì thấy đều có thành phần chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên an toàn, công dụng được đánh giá cao, hiệu quả, lại dùng cả cho trẻ sơ sinh mà không gây kích ứng da. Mình mua 2 tuýp về dùng. Hiệu quả bất ngờ, bé Tít (11 tháng tuổi) bị muỗi đốt sưng to và đỏ đến mấy, mình bôi vào cũng đều tịt rất nhanh. Con không còn ngứa ngáy khó chịu gì nữa”.

Trong khi dịch sốt xuất huyết đang tràn lan, đề cao các biện pháp bảo vệ bé là việc làm các mẹ không thể lơ là. Chỉ thoáng chốc chủ quan, không chỉ các bé chịu khổ, mà bậc cha mẹ cũng sẽ để lại nhiều ân hận. “Phòng hơn chống” nên các mẹ hãy sử dụng tích cực những cách thức hữu hiệu để loại trừ nguy cơ sốt xuất huyết “bén bảng” tới các bé yêu.

Đừng mơ đến chuyện con hết biếng ăn, suy dinh dưỡng nếu các mẹ cứ nấu cháo kiểu này

Hôm sang nhà chị gái chơi, em ngã ngửa khi quan sát chị ấy nấu cháo cho con. Toàn mắc sai lầm tai hại thế này, bảo sao cháu em 11 tháng nặng có 7kg, suy dinh dưỡng cấp độ II, biếng ăn, còi cọc

 

  1. Đổ thêm nước lạnh vào khi đang ninh xương, thịt

Đây là lỗi rất phổ biến mà em cá là nhiều mẹ mắc phải. Trong thịt, xương chứa nhiều protein và chất béo, khi đang đun nấu với nhiệt độ cao mà đổ thêm nước lạnh vào sẽ khiến các chất này nhanh chóng kết tủa, khiến cho thịt, xương cũng khó nhừ, dinh dưỡng và mùi vị đều bị biến đổi và giảm chất lượng.

Do đó, các mẹ nhớ nhé, tuyệt đối không chế nước lạnh vào nồi xương, thịt đang ninh.

  1. Nêm nhiều gia vị khi con bắt đầu ăn dặm

Cái hôm sang nhà chị gái, em đến phát ngấy khi thấy chị ấy nêm mắm, hạt nêm và dầu ăn cho con cùng lúc. Sai lầm tai hại!

Các mẹ lưu ý này, trẻ bắt đầu tập ăn dặm nghĩa là bé bắt đầu học khái niệm thực phẩm từ nguyên bản, và do thận trẻ còn non nên hạn chế gia vị ngay từ thời gian đầu là cần thiết. Vi mặn, ngọt tự nhiên trong thịt, rau củ là đủ dùng mà không hại bé. Tới giai đoạn 9-11 tháng thì mẹ hẵn nên nêm thêm 1 xíu xiu gia vị vào thôi nhé.

  1. Khuấy đảo thức ăn liên tục trong nồi

Em để ý thấy chị gái em chuyên gia đổ thức ăn chung vào một nồi, sau đó khuấy liên tục vì sợ cháy. Sai to rồi này, khuấy đảo thức ăn liên tục không chỉ khiến đồ ăn dễ nát, nhũn mà còn làm giảm giá trị dinh dưỡng. Hơn nữa, đồ nát quá sẽ khiến món ăn kém hấp dẫn, làm bé chán gét và gây bất lợi cho sức khoẻ của bé.

  1. Cho sữa vào cùng lúc với thực phẩm khác

Nếu các mẹ muốn thêm sữa vào các món cháo, súp,… cho đồ ăn dặm của bé thêm phần béo, ngậy và giàu dinh dưỡng, hãy nhớ rằng không nên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần, làm protein trong sữa bị phân rã và vitamin bị phá hủy. Tôt nhất là nên nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau trong nước trước, sau đó mới đổ sữa vào, đun tiếp đến sôi và bắc ra ngay để bảo toàn lượng dinh dưỡng từ sữa cho bé.

Em có đứa cháu ruột, con chị gái, 11 tháng chỉ nặng có 7kg. Mỗi ngày chỉ uống 300ml sữa. Bữa nào cũng bỏ mứa dù mẹ nó chịu khó xay nấu, đổi món cho con lắm. Hôm trước, em sang nhà chơi, đúng lúc chị ấy đang nấu cháo cho con, em mới ngã ngửa. Dào ơi, nấu cháo kiểu này thì bảo sao cháu em cứ còi cọc, cả năm không tăng cân là phải.

Nói thì bà ấy còn ngang, bảo là hội mấy chị bạn đều nấu như vậy. Em bực quá! Tuy không phải là chuyên gia cao siêu gì, nhưng từ lúc mang bầu, em đã chịu khó mày mò, tìm tòi, nhờ các bác sĩ ở viện dinh dưỡng tư vấn cách nấu cháo và cho con ăn khoa học. Trộm vía, con em ăn tốt, ngủ tốt, đạt cân nặng chuẩn.

Đoán nhiều mẹ cũng suy nghĩ như chị em, nên em tổng hợp các sai lầm khi nấu cháo cho con ở đây, để các mẹ tham khảo mà rút kinh nghiệm nhé!

Con xuất hiện vết muỗi đốt – mẹ coi chừng sốt xuất huyết

Thời điểm mưa bão nhiều là dịp muỗi có điều kiện sinh sôi nảy nở. Đây cũng là lúc chúng ta dễ mắc sốt xuất huyết, nhất là trẻ em. Để có biện pháp phòng và tránh sốt xuất huyết hiệu quả, kịp thời nhất, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân, triệu chứng, từ đó mới có thể bảo vệ con khỏi những tác nhân gây hại.

Xem thêm:

1. Có biểu hiện này, mẹ coi chừng con bị sốt xuất huyết

Khi thấy con xuất hiện những vết muỗi đốt trên da, kèm theo đó là những cơn sốt nóng lạnh, mặt ửng đỏ, cha mẹ cần chú ý bởi rất có thể con đã bị sốt xuất huyết. Tại thời điểm này, biểu hiện bệnh chưa rõ ràng nên cha mẹ chưa cần làm các xét nghiệm. Đến ngày thứ 2, khi con tiếp tục sốt cao, liên tục, cha mẹ cần tìm các dấu hiệu xuất huyết trên cơ thể bé như xuất huyết dưới da trên bụng, tay chân, mí mắt, cổ.

sốt xuất huyết
Cha mẹ nên chú ý đến con ngay khi có những biểu hiện của sốt xuất huyết

Trong trường hợp không thấy dấu xuất huyết tự nhiên, cha mẹ có thể làm dấu xuất huyết nhân tạo, tức là làm dấu dây thắt bằng cách lấy máy đo huyết áp đo cho em bé, giữ mức huyết áp trung bình giữa huyết áp tối đa và tối thiểu trong 5 phút, sau đó xem trên tay có dấu xuất huyết dưới da hay không? Dấu “dây thắt” dương tính là có 5 nốt xuất huyết dưới da trở lên trên một diện tích da là 1cm2.

Đến ngày thứ 3, khi dấu hiệu sốt xuất huyết trở nên rõ ràng hơn, con vẫn sốt cao, cảm giác khó chịu, có thể xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, máu răng. Khi gặp những biểu hiện này, cha mẹ cần đưa con đến làm các xét nghiệm máu, để test nhanh con có bị sốt xuất huyết hay không.

Trong thời gian này, mẹ cần lưu ý kỹ về các triệu chứng của bé để báo bác sĩ tập trung vào các dấu hiệu, sớm nhận ra bệnh. Đồng thời đưa trẻ đến khám bệnh hàng ngày và bất cứ khi nào trẻ có dấu hiệu khác thường như: Lừ đừ, ói nhiều, đau bụng nhiều, chảy máu nhiều, tay chân mát lạnh. Chẩn đoán sớm, sẽ giúp việc điều trị sốt xuất huyết đạt kết quả tốt nhất.

2. Chăm sóc trẻ đúng cách khi mắc sốt xuất huyết

Khi trẻ bị mắc sốt xuất huyết, nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm, khả năng tử vong cao. Vì vậy, ngay khi mới chớm những biểu hiện trên, mẹ cần thay đổi bằng việc cho trẻ ăn những thức ăn mà trẻ thích, chia làm nhiều bữa nhỏ và không kiêng khem. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa…

Bổ sung cho trẻ các thức ăn giàu dinh dưỡng

Ngoài ra, cho bé uống thêm nhiều nước để vù vào số điện giải bị mất do sốt cao, giúp thành mạch máu bền vững, giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể.

Mẹ cũng cần theo dõi và cho bé nhập viện kịp thời khi bé sốt trên 2 ngày mà không tìm được nguyên nhân, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị và có những biện pháp hạ sốt đúng cách.

Bên cạnh đó, mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc Aspirine hoặc Ibuprofen vì có thể gây chảy máu dạ dày. Không cho bé ăn, uống những thực phẩm có màu đen hoặc đỏ bởi có thể gây nhầm lầm với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ.

3. Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Trong thời gian dịch bệnh bùng phát mạnh, cha mẹ không nên cho trẻ hoạt động ở các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng; Nên buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi và dùng một số biện pháp diệt muỗi như sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi; vệ sinh nơi ở sạch sẽ để đuổi và diệt muỗi. Các vật dụng đựng nước sạch dùng trong sinh hoạt nên được che đậy, tránh muỗi đẻ trứng và nên thay nước hàng tuần để diệt lăng quăng.

cách trị hăm cho bé

Khi thấy con có những vết đỏ do muỗi cắn, mẹ cần bảo vệ con bằng cách rửa sạch vùng da tổn thương và bôi sản phẩm chuyên biệt, an toàn, dịu nhẹ cho da bé. Cha mẹ có thể tham khảo một vài sản phẩm như Kem EmBé để dùng cho con.

Được chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên với bộ đôi Nano Curcumin kết hợp cùng tinh chất Cúc La mã,, Kem EmBé có tác động toàn diện trong việc chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, dưỡng ẩm, tái tạo tế bào da và ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả. Chất kem làm mát da con và giảm ngay các triệu chứng sưng đỏ do muỗi đốt, đồng thời tạo được lớp màng bảo vệ để da con luôn khỏe mạnh, sáng hồng.