Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

bệnh trẻ em 2

7 mẹo hay giúp mẹ trị ngay các bệnh thông thường ở trẻ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường rất dễ mắc một số bệnh thông thường như: cảm cúm, ho, sốt, tiêu chảy, táo bón… Những lúc trẻ bệnh chắc hẳn mẹ rất lo lắng. Nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm thường lúng túng khi tìm cách xử lí các vấn đề liên quan tới sức khỏe của con.

Dưới đây, kemembe.vn xin gửi tới các mẹ một vài mẹo vặt đơn giản giúp trị dứt những bệnh thông thường, dễ gặp ở trẻ để mẹ tự tin chăm sóc sức khỏe con yêu.

bệnh trẻ em
Đọt mồng tơi giúp mẹ trị táo bón cho trẻ dễ dàng mà không làm tổn thương hậu môn của trẻ

1.Mẹo trị táo bón cho bé yêu

Táo bón là tình trạng rất dễ gặp ở trẻ. Khi bé bị táo bón, mẹ có thể dùng đọt rau mồng tơi đã tước vỏ từ từ và nhẹ nhàng đẩy cho đọt rau đi vào hậu môn của bé, rồi lấy ra, đẩy vô, lập lại nhiều lần như vậy các bé sẽ dễ đi ngoài hơn. Hoặc mẹ cũng có thể dùng cọng thân cây xà lách nấu nươc scho trẻ uống. Mủ cây xà lách trị táo bón rất hữu hiệu.

2. Chữa chứng nấc cụt ở trẻ

Mỗi khi bé nấc, mẹ hãy ngắt 1 đoạn chiếu cói (tầm 0.5cm), cho 1 đầu vào miệng mình nhai nát đầu ấy rồi dán lên trán bé, chỉ 1 lát là bé hết nấc ngay.

3. Bé bị tưa lưỡi

Mẹ nên dùng gạc đánh tưa và nước muối sinh lý vệ sinh cho bé 2 lần/ngày. Bé bị tưa nặng dùng mật ong (nên hấp lên cho sạch) hoặc dùng rau ngót giã nát (có thể xay nhuyễn) vắt lấy nước, tẩm vào vải sạch và lau cho bé (nếu cho thêm mật ong vào nước rau ngót thì cho thật ít).

bệnh trẻ em 1
Lá kinh giới có tác dụng rất tốt trong việc trị rôm sảy cho bé

4. Bé bị rôm sảy

Để trị rôm sảy cho bé, mẹ có thể dùng lá kinh giới hoặc mướp đắng giã nhuyễn nấu nước tắm cho bé. Hoặc mẹ có thể lấy lá sài đất tươi giã nát, chè xanh cho vào miếng vải sạch lọc vắt lấy nước tắm, tuyệt đối không sử dụng phấn rôm bôi lên chổ rôm sảy.

5. Trị ho cho trẻ

Để trị dứt cơn ho cho trẻ, mẹ có thể dùng một miếng lê đã rửa sạch, để nguyên thêm chút mật ong, cho vào nồi cách thủy, rồi cho bé uống phần nước, phần bã mẹ có thể ăn. Hoặc cũng ó thể dùng lá khúc tần giã nát rồi vắt lấy nước cốt cho bé uống. Thoa dầu vào lòng bàn chân bé, xoa cho ấm và mang vớ vào trước khi ngủ để giữ ấm. Buổi sáng khi bé dậy có thể vỗ lưng cho bé nhằm giúp long đờm, hết đờm sẽ hết ho.

bệnh trẻ em 2
Tỏi nướng có vị ngọt thơm dễ ăn, giúp trị hắt hơi, cảm cúm cho trẻ nhỏ

6. Chữa cảm cúm, hắt xì cho bé bằng tỏi nướng

Nếu mẹ thấy bé có triệu chứng xổ mũi, hắt hơi nhẹ, mẹ có thể dùng tỏi nướng cho bé ăn trực tiếp hoặc nghiền nát và hòa nước cho trẻ uống. Tỏi nướng lên có vị ngọt và thơm nên các mẹ yên tâm không sợ cay nhé. Trẻ nhỏ thì ăn 1 tép thôi, trẻ lớn thì 2,3 tép ngày 2,3 lần tuỳ vào mức độ nặng nhẹ, đảm bảo ngay ngày hôm sau hết chảy mũi và hắt xì.

7. Bài thuốc trị mồ hôi trộm

Khi con bị ra mồ hôi trộm, mẹ có thể sử dụng 10g lá dâu khô với 5g rau má khô rửa sạch, cho cả vào ấm cùng 200ml nước đun kỹ, chắt lấy nước uống 2 lần/ngày trong 5 ngày liền. Mẹ cũng có thể lấy một nắm nhỏ lá lốt cắt nhuyễn, xào với thịt bò,cho bé ăn mỗi ngày một lần hoặc nấu canh hay xào với nấm.

dinh dưỡng bà bầu 1

Dinh dưỡng cho mẹ suốt 9 tháng mang bầu

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho phụ nữ mang thai. Trong suốt thai kỳ, việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ hợp lý giúp thai nhi không chỉ phát triển khỏe mạnh mà còn giúp trẻ phát triển trí não ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên ăn gì giúp mẹ khỏe con thông minh thì không phải bà bầu nào cũng biết. Một vài bật mí nho nhỏ dưới đây sẽ giúp mẹ bầu lựa chọn được những loại thực phẩm tốt cho thai kỳ của mình.

dinh dưỡng bà bầu 1
Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thai nhi

Tháng đầu tiên

Những ngày đầu tiên con đến với mẹ là những ngày mẹ mệt mỏi nhất. Vào những ngày này, mẹ thường xuyên khó chịu và có cảm giác chán ăn. Tuy nhiên, để con phát triển tốt nhất, mẹ vẫn cần cố gắng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con thông qua 3 bữa trong ngày.Trong giai đoạn này mẹ cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là tăng cường các loại thức ăn chứa sắt và protein như thịt lợn, thịt bò, cá,… Có thể bổ sung thêm bánh quy, đậu phộng, trái cây để tránh bị đói khi đi làm

Tháng thứ hai

Bắt đầu bước vào tuần thứ 5 của thai kì, cảm giác đau nhức, mệt mỏi càng tăng lên gấp bội. Mẹ phải làm quen với những thay đổi về thể chất kèm theo triệu chứng đau đầu, chóng mặt, nôn nhiều và có thể bị nghén. Điều cần làm nhất lúc này là mẹ hãy tranh thủ nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu không ăn được nhiều cũng không nên quá lo lắng vì giai đoạn này chưa cần quá nhiều dưỡng chất để nuôi thai nhi. Mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất thông qua việc ăn nhiều hoa quả, nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa như nước hoa quả, cháo, bánh mỳ…

Tháng thứ ba

Tháng này, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung thêm các chất xơ và vitamin có nhiều trong rau xanh, trái cây tươi và khoai, củ. Mẹ bầu cần bổ sung khoảng 300g rau củ để phòng chống chứng táo bón trong thai kỳ. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần sử dụng muối iốt thay cho muối thường nhằm cung cấp đầy đủ chất iốt trong quá trình tạo phôi và phát triển thai nhi, phòng tránh bệnh đần độn, suy giáp bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ. Đồng thời bổ sung ngay các thực phẩm giàu kẽm, chứa nhiều đạm và giàu sắt như hải sản (hàu, sò,… ), thit, tôm, các loại đậu, gan, phô mai,…

dinh dưỡng bà bầu 2
Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp mẹ bầu dễ hấp thu hơn nhé

Tháng thứ tư

Vào lúc này, nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi bắt đầu tăng lên rồi nhé. Mẹ cần chia nhỏ bữa ăn làm nhiều bữa để dễ tiêu hóa. Mẹ nên sử dụng những loại thức ăn chứa nhiều vitamin như: Vitamin A (trứng, gan, tôm, cá, rau ngọt, rau dền, đu đủ, bí đỏ,… ); vitamin B1 (ngũ cốc, bột mì, gạo,… ); vitamin B6 (thịt gà, ngô, ruốc thịt,… ); vitamin C (rau muống, bắp cải, cam, bưởi, xoài,… ); viatmin D (lòng đỏ trứng, dầu gan cá, cá,… ); vitamin E (quả đào, ngô, lúa mì, giá đậu,… ). Và không nên ăn những loại thức ăn chứa chất kích thích như bia, rượu, không hút thuốc lá.

Tháng thứ 5

Khi bắt đầu bước vào tháng thứ 5 của thai kì, mẹ nên hạn chế ăn thịt và nên chọn ăn những loại thực phẩm thô như bột gạo, bột mỳ để hỗ trợ và kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi nhé. Mẹ cũng cần nhớ không nên ăn nhiều đường trắng vì không có lợi cho sự phát triển tế bào ở đại não.

dinh dưỡng bà bầu 3
Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ theo từng giai đoạn để con yêu phát triển toàn diện nhất

Tháng thứ 6

Đây là thời kỳ thai nhi sinh trưởng rất nhanh, trong chế độ ăn uống cần có nhiều lòng trắng trứng gà, bổ sung thêm chất khoáng và vitamin. Khi ở tháng thứ 6, lượng canxi của mẹ được thai nhi hấp thụ nhiều, rất dễ bị thiếu. Nếu mẹ không đủ lượng canxi sau này đứa trẻ dễ bị đau răng, viêm lợi hay loãng xương, dễ bị gù lưng bẩm sinh. Chính vì vậy, mẹ chú ý phải cung cấp lượng canxi đầy đủ, đề phòng thiếu canxi. Mẹ cũng cần bổ sung viên sắt để tránh thiếu máu và cung cấp đủ lượng sắt và máu cần cho em bé trong bụng. Mẹ có thể booe sung các nguyên tố vi lượng này thông qua những thực phẩm giàu sắt, canxi và vitamin như khoai tây, cải trắng, các loại đậu, thịt nạc, gan, thịt gia cầm… Mẹ cũng nên tránh ăn nhiều chất muối, dầu béo có thể bị phù chân, cao huyết áp, các bệnh về tim mạch.

Tháng thứ 7

Tăng cường ăn đồ ăn nóng, đa dạng, nhiều gạo, ngũ cốc, các loại đậu với liều lượng vừa đủ, tránh để thai nhi quá to. Tiếp tục bổ sung chất sắt và các chất canxi, kẽm, phốt pho và iốt có trong đậu phu, trứng gà, rau cải, các loại cá, rong biển. Đảm bảo cung cấp đủ lượng mỡ có trong dầu thực vật và một ít dầu động vật.
Trong tháng này, phụ nữ mang thai nên ăn từ 4 – 5 lần trong ngày, mỗi lần ăn không nên ăn quá no, tạo điều kiện cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn.

Tháng thứ 8

Chọn những món ăn có giá trị cao như thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, hạn chế ăn đậu nành, khoai hồng đề phòng dạ dày bị chướng. Mẹ bầu cũng không nên lạm dụng chất bổ như nhân sâm, vitamin, gan cá. Đồng thời nên ăn nhiều rau xanh, hạn chế đồ ngọt, mỡ đề phòng thai quá to, khó khăn cho sinh nở.

Tháng thứ 9

Mẹ bầu vẫn áp dụng nguyên tắc ăn nhiều bữa trong ngày, nên ăn từ 5 bữa trở lên, mỗi lần ăn không nên quá no. Chú ý nên ăn các thức ăn thanh đạm, dùng dầu thực vật chế biến thức ăn, ăn nhiều các món phụ như hoa quả, rau hay các chế phẩm sữa và cũng không quên bổ sung đầy đủ các vitamin thiết yếu tốt cho mẹ và em bé trong bụng, chuẩn bị tốt cho người mẹ mang thai ở thời điểm cuối của thai kỳ.

thực phẩm lợi sữa 1

Top 5 thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh

Không đủ sữa cho con bú đang là vấn đề nan giải của mẹ. Để cải thiện tình trạng này, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để cải thiện chất lượng sữa từ đó giúp bé phát triển tốt cả về thể chất và não bộ. Dưới đây là một vài gợi ý về các nhóm thực phẩm lợi sữa mà mẹ nên sử dụng sau sinh giúp kích thích lợi sữa.

thực phẩm lợi sữa
Các loại thịt đỏ như thịt bò có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của mẹ sau sinh

1. Thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn nạc…)

Sau khi sinh, rất nhiều mẹ gặp phải tình trạng mất máu, thiếu máu. Do đó, mẹ cần bổ sung vi chất sắt, protein, vitamin B12 để hổi phục sức khỏe và đảm bảo lượng sữa cho con. Để bổ sung sắt tự nhiên, mẹ có thể lựa chọn tăng cường lượng thịt đỏnhư: thịt bò, thịt lợn… Ăn nhiều thịt bò giai đoạn sau sinh sẽ giúp bạn nhanh hồi phục sức khỏe và đảm bảo dinh dưỡng cho nguồn sữa cho con bú mà không lo bị tăng cân.

thực phẩm lợi sữa 1

2. Các loại hạt họ đậu

Đậu và các cây họ đậu, đặc biệt là đậu đen và đậu tây dồi dào sắt và protein thực vật. Do đó, đây là nhóm thực phẩm lợi sữa tuyệt vời cho các mẹ trong thời kỳ cho con bú. Chúng không chỉ dồi dào lượng sắt mà còn chứa lượng protein thực vật và các vi khuẩn enzyme giúp bạn và con tiêu hóa khỏe mạnh.

thực phẩm lợi sữa 2

3. Rau họ cải

Các loại rau xanh, đặc biệt là các loại rau họ cải như cải bina, bông cái xanh… rất giàu sung vitamin A, C và sắt. Đây là những nguồn cung cấp vitamin và chất xơ tốt nhất cho cơ thể. Ăn nhiều các loại rau này là cahcs tự nhiên để mẹ bổ sung thêm các vi chất cho cơ thể, nâng cao chất lượng sữa cho con. Bỏi các vi chất này được tiết ra theo sữa mẹ, cung cấp cho bé những dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Thậm chí còn có tác dụng giảm nguy cơ tử vong, đặc biệt là đối với những bé sơ sinh.

4. Các loại hạt

Các loại hạt như hạt óc chó và hạnh nhân được biết đến như một thần dược, rất giàu Axit folic. Đây là vi chất cần thiết cho sự tăng trưởng của tế bào, rất cần thiết cho sự phát triển của bé cũng như sự hồi phục của các mẹ sau sinh. Bé được bổ sung đầy đủ axit folic sẽ phát triển toàn diện cả về thể chất và não bộ. Do đó, mẹ nên bổ sung thêm các loại hạt khô vào chế độ ăn hàng ngày để bỏ sung axit folic cho cơ thể.

thực phẩm lợi sữa 2

5. Các loại cá và cá hồi

Các loại cá, đặc biệt là cá hồi là một trong những thực phẩm tốt nhất dành cho các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú bởi chúng rất giàu hàm lượng DHA. Vi chất này đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển não bộ của trẻ. Trong sữa mẹ đã có chứa DHA nhưng mẹ nên bổ sung cá hồi 1 bữa 1 tuần với lượng vừa phải trong chế độ ăn để tăng lượng vi chất này. Thêm vào đó, DHA trong cá hồi còn giúp cải thiện tâm trạng cho các mẹ sau sinh.

Những tip hướng dẫn dưới đây hi vọng có thể giúp những người làm mẹ có cái nhìn đúng đắn và đầy đủ nhất về lợi ích của từng loại thực phẩm, từ đó, lựa chọn những loại thực phẩm tốt nhất cho mình.

ran_da_bau

Mách mẹ “bí quyết”chế kem chống rạn da khi mang bầu bằng nguyên liệu tự nhiên

Kem chống rạn da “tự chế” từ thiên nhiên an toàn cho mẹ và bé sẽ là “bí quyết” hay để mẹ chăm sóc bản thân ngay từ khi mang bầu và hạn chế tối đa rạn da xấu xí “đến gần” mẹ!

phụ nữ mang bầu
Rạn da luôn là nỗi ám ảnh của các mẹ bầu và sau sinh

1. Kem dưỡng ẩm từ hoa cúc

Sử dụng 5 đến 10 bông hoa cúc ngâm trong nước sôi khoảng 1 giờ.Sau đó, lọc bỏ bã hoa cúc và thêm 1/2 thìa cà phê glycerin vào, khuấy đều.Trộn đều hỗn hợp trên với bơ thực vật tan chảy và dầu long não tạo thành một dạng kem sệt. Để kem này trong tủ lạnh khoảng 5 ngày rồi đem ra sử dụng như kem dưỡng da bình thường.

2. Dầu dừa

Loại dầu thực vật tự nhiên với hương thơm ngọt ngào này luôn là bí quyết làm đẹp của phụ nữ mọi thời đại. Sử dụng dầu dừa thoa đều lên da vùng bụng, đùi, ngực…mỗi ngày ngay từ tháng đầu tiên của thai kì cũng sẽ giúp bạn phòng tránh tối đa hiện tượng rạn da.Thành phần dưỡng ẩm trong dầu dừa sẽ cung cấp nước và làm mềm da từ bên ngoài, tăng độ đàn hồi cho da, giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các vết rạn.

ran_da_1
Các mẹ có thể chủ động khắc phục vấn đề này bằng việc tự chế kem chống rạn từ thảo dược thiên nhiên​

3. Kem dưỡng ẩm từ quả lê

Xay nhuyễn một quả lê rồi trộn đều với 4 thìa canh dầu oliu, 4 thìa dầu lô hội, 6 viên vitamin E dạng con nhộng tạo thành hỗn hợp mềm mịn.Dùng hỗn hợp này thoa đều lên da trong vòng 30 phút rồi bỏ đi và dùng khăm mềm, ẩm lau lại trên da.Sử dụng loại mặt nạ này cho da từ 2 đến 3 lần mỗi tuần sẽ giúp mẹ bầu hạn chế rạn da.

4. Kem dưỡng ẩm ca cao

Ca cao là một trong những nguyên liệu được dùng nhiều nhất trong mỹ phẩm chống khô, rạn da.Bên cạnh đó, ca cao cũng là lựa chọn tuyệt vời cho việc dưỡng ẩm và làm mềm da nhờ thành phần giàu hydrat để cung cấp nước cho làn da. Bạn có thể dùng 1 chén ca cao hòa tan, 2 viên vitamin E dạng con nhộng, 2 thìa dầu dừa và 4 thìa sáp ong. Trộn lẫn hỗn hợp và đun nóng, sau đó để nguội và cất vào tủ lạnh dùng dần. Hãy chăm chỉ bôi kem hàng ngày để có được kết quả tốt nhất.

ran_da_2
Thường xuyên thực hiện các động tác massage dành cho bà bầu cũng gíup mẹ giảm rạn da

5. Mát xa

Dùng bàn chải mềm, miếng vải mềm hay đơn giản là miếng xơ mướp (có thể dễ dàng mua ngoài chợ) nhẹ nhàng mát xa lên vùng da đang có dấu hiệu bị căng. Bạn nên bắt đầu mát xa đều đặn từ những tháng đầu tiên của thai kì. Cách làm này đặc biệt hữu ích vì chúng tăng tuần hoàn máu – chống lại tình trạng da khô và rạn hữu hiệu nhất.

Trên đây là các cách chữa rạn da hiệu quả cho bà bầu, các phương pháp chữa rạn da này đã được trải nghiệm và ứng dụng qua thực tế. Những cách trên cũng giúp cho các bà bầu có cái nhìn tổng quan về cách chữa bệnh rạn da hiệu quả nhất mà đơn giản có thể thực hiện tại nhà.