Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

conbimuoidot_2

Sai lầm mẹ cần tránh khi con bị muỗi đốt

Bố mẹ thường thoa dầu gió, nước hoa, thậm chí là cả nước miếng vào để vết muỗi đốt mau lành. Tuy nhiên, đây lại là sai lầm nghiêm trọng, không cẩn thận bố mẹ lại còn làm vết muỗi đốt của con sưng và để lại sẹo thâm đó.​ Tham khảo những sai lầm mẹ cần tránh khi con bị muỗi đốt dưới đây để bảo vệ sức khỏe con yêu:

Xem thêm:

1. Hướng dẫn cách chăm sóc vết muỗi đốt trên da bé

Sai lầm mẹ cần tránh khi con bị muỗi đốt
Sai lầm mẹ cần tránh khi con bị muỗi đốt

Da của trẻ con thường mỏng manh, nhạy cảm và “thơm tho”, nên thường nằm trong “tầm ngắm” của lũ muỗi đáng ghét. Người lớn khi bị muỗi đốt thì không cần phải làm gì cũng tự khỏi và vết muỗi đốt cũng không gây khó chịu quá nhiều.

Tuy nhiên, trẻ nhỏ lại khác, bị muỗi đốt luôn khiến các bé ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không yên, ăn không ngon. Hơn nữa nếu chăm sóc vết muỗi đốt không đúng cách còn dễ gây nhiễm trùng Việc thoa dầu gió, nước hoa lên vết muỗi đốt của bé có thể gây kích ứng da và chưa chắc đã có tác dụng hiệu quả. Vậy khi bị muỗi đốt, mẹ nên làm gì?

bé bị muỗi đốt1

  • Cắt móng tay cho bé: Cắt móng tay cho bé, không để móng tay bé quá dài. Vì nếu bị muỗi đốt, bé sẽ rất ngứa và có xu hướng gãi và cào lên da dễ gây trầy xước hay nguy hiểm hơn có thể gây nhiễm trùng da.
  • Trong nhà nên dự trữ sẵn một tuýp Kem EmBé (kem bôi da trị muỗi đốt, rôm sảy, hăm tã với thành phần tự nhiên an toàn cho da bé). Khi bé bị muỗi đốt, mẹ chỉ cần rửa sạch vết muỗi đốt và bôi 1 lớp kem mỏng lên là được. Nếu nhà không có sẵn Kem EmBé thì mẹ dùng xà phòng rửa sạch vùng da bị muỗi đốt và đắp một lát khoai tây mỏng lên da.
  • Nếu nhà có gạc y tế, mẹ cho nước muối sinh lý vào ngăn đá tủ lạnh chừng 15 phút. Sau đó ngâm gạc y tế vào dung dịch nước muối lạnh đó và đắp lên vùng bị muỗi cắn để qua đêm. Nếu bố mẹ tự pha nước muối, thì pha theo tỷ lệ 9g muối – 1 lít nước sạch.
  • Nếu bé đã gãi và làm trầy xước vùng bị muỗi cắn, bố mẹ thoa Kem EmBé lên vì kem có chất kháng viêm sẽ ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
  • Nếu tình trạng ngứa của bé nghiêm trọng, các vết bị muỗi cắn sưng tấy quá to, đỏ rát, gây đau và dù dùng Kem EmBé mà kéo dài vài ngày không khỏi, bố mẹ nên cho bé đi khám. Thường bác sỹ sẽ kê thuốc chống dị ứng, thuốc kháng viêm uống cho bé.

2. Lưu ý cần tránh khi con bị muỗi đốt:

  • Không tự ý thoa nước miếng nước hoa, dầu gió lên vùng da bé
  • Khi vết muỗi đốt bị ngứa rát hay sưng, tuyệt đối không đắp lá lên vùng muỗi đốt
  • Không cho bé gãi, cào lên vết muỗi đốt, Vì sẽ làm nhiễm trùng vết thương
  • Đưa bé đi khám bác sỹ nếu bé có dấu hiệu khác thường sau khi muỗi đốt: sốt cao, triền miên, biếng ăn, nôn…
hamdadodongbimsaicach_1

Bé bị hăm da do mẹ dùng bỉm “sai bét”

Mua bỉm, đóng bỉm cho con được coi là kỹ năng thành thục của tất cả các bà mẹ khi trung bình bé sẽ dùng tới hơn 3000 chiếc bỉm trong 2 năm đầu đời. Tuy nhiên còn rất nhiều mẹ mắc những lỗi “nghiệm trọng” khiến bé bị hăm da có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và thậm chí ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản.

Những dấu hiệu thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường khi bé bị hăm tã, đó là: đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai, đỏ da ở vùng quấn tã. Chính vì thế, những trẻ sơ sinh có làn da mỏng manh sẽ có ít khả năng chống đỡ với những chất gây viêm hơn trẻ đã lớn tháng.

1. Những sai lầm “tai hại” của mẹ khiến bé bị hăm da

bé bị hăm tã 1

Dùng lại bỉm cũ

Con thay bỉm trước giờ đi tắm, tắm xong mẹ lại cho con mặc bỉm cũ.; Bỉm vừa mới thay nhưng lỡ dính ít phân, mẹ nhanh tay gạt đi để con mặc tiếp cho…TIẾT KIỆM. Đây là thói quen của rất nhiều chị em. Nhiều mẹ đã thừa nhận: Thấy bỉm còn quá sạch, quá mới nên thường cho con mặc một lúc buổi trưa khi đi ngủ, sau đó cởi ra, buổi đêm hoặc khi nào cần thì đóng lại bỉm cũ. Tuy nhiên, có một điều mẹ cần nhớ, một khi bỉm đã được mặc, dù bé tè ít hay nhiều, dù có dính phân một chút xíu thôi cũng đã tạo điều kiện cho rất nhiều vi khuẩn xâm nhập. Nếu mẹ cho con mặc lại, ngoài việc bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy thì nguy cơ hăm tã cũng rất cao.

Cho con mặc bỉm 24/24

Lợi ích của việc đóng bỉm, đó là NHANH – GỌN – TIỆN. Đây chính là lý do khiến nhiều bà mẹ ngày nay đã quá lệ thuộc vào món đồ sơ sinh này và sẵn sàng cho con mặc 24/24, hễ bẩn là thay mà không hề bận tâm tới tác hại của nó. Điều này rất nguy hiểm, gây tổn hại tới sức khỏe và làn da của bé.

Đặc biệt vào mùa hè nóng bức, mặc bỉm 24/24 sẽ khiến bé nóng hơn, gây cảm giác khó chịu, quấy khóc. Nặng hơn là bé sẽ bị hăm, loét nơi mặc bỉm, viêm da hay nhiễm khuẩn đường tiêu, thậm chí bị suy thận.
Mỗi ngày, mẹ nên cố gắng để con được “thả rông” ít nhất vài giờ để làn da bé được “thở” và tiếp xúc với không khí thoáng mát bên ngoài.

Để bỉm quá 8 tiếng

Quá bận rộn nên quên thay bỉm cho con hay tiết kiệm nên muốn để bé “mặc cố” thêm vài giờ đồng hồ là lỗi rất nhiều bà mẹ mắc phải. Trên lý thuyết, một miếng bỉm chỉ chứa nước tiểu, bé có thể mặc được nhiều nhất trong vòng 4 tiếng, với tã giấy là 2-3 tiếng, còn nếu bé ị thì cần phải thay ngay lập tức.

Mua bỉm trần cho con dùng

Thời buổi giá cả thị trường đang ngày càng tăng tốc chóng mặt, kinh tế eo hẹp khiến cho việc chọn mua bỉm luôn khiến các chị em phải đắn đo, đau đầu suy nghĩ. Trong hoàn cảnh như vậy, bỉm trần xuất hiện trên thị trường online như một giải pháp cứu nguy và được rất nhiều bà mẹ ca tụng. Bỉm trần được nhiều mẹ truyền miệng, rỉ tai nhau như là một “bí kíp” tiêu dùng tiết kiệm cho con vì có giá thành thấp. Với tâm lý ham rẻ, nhiều mẹ đã đổ xô đi tìm mua ở các đại lý, các cửa hàng online mà không cần biết tới xuất xứ, nguồn gốc hay chất lượng của sản phẩm.

Sử dụng bỉm trần cho con, chưa thấy tiết kiệm chi phí đâu nhưng mẹ đang liều lĩnh với sức khỏe của chính con mình. Thông thường, với những bé có làn da khỏe cùng sức đề kháng cao, có thể loại sản phẩm này sẽ không gây ảnh hưởng tới làn da bé ở mức nhận ra được cho bé. Tuy nhiên, với những trẻ có làn da nhạy cảm, việc sử dụng bỉm trần dễ khiến bé dễ bị hăm hơn so với các loại tã bỉm được sản xuất và đóng gói theo quy chuẩn an toàn và chất lượng. Thậm chí, trong một số trường hợp nặng hơn sẽ dẫn tới dị ứng, lở loét và hàng loạt các bệnh nguy hiểm khác như đã được đề cập ở trên. Trẻ sơ sinh thường có làn da vô cùng mỏng manh và yếu ớt, vì vậy, việc sử dụng bỉm trần hay tã trần cần được các ông bố, bà mẹ cân nhắc kỹ càng trước khi áp dụng và tốt nhất là không nê sử dụng

Dùng bỉm không đúng kích cỡ

Hầu hết tất cả các bà mẹ đều biết bỉm được chia theo từng mức cân nặng của trẻ, nhưng hiếm mẹ biết rằng cho con mặc bỉm cũng cần phân định theo giới tính. Với bé trai, các nhà sản xuất thường ưu tiên để nhiều những hạt thấm hút ở vị trí phía trước còn với bé gái, vị trí ưu tiên là ở giữa và phía sau mông miếng bỉm để phù hợp với cấu tạo bộ phận sinh dục từng bé. Chính vì vậy, mặc bỉm đúng kích cỡ và giới tính sẽ giúp trẻ được thoải mái, dễ chịu, vận động dễ dàng và không bị tràn.

Hầu hết các trường hợp hăm tã ở bé là bình thường, không cần đi bác sỹ. Nếu biết chăm sóc, bé có thể vượt qua sự khó chịu sau vài ngày mà không cần sự điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên, mẹ nên đưa bé đi khám khi phát hiện vùng da hăm có dấu hiệu bị nhiễm trùng (bị đau, phồng da nghiêm trọng, ra mủ vàng). Với vùng da hăm bị nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng kem bôi chống nấm hoặc kháng sinh. Mẹ cũng nên đưa bé đi khám nếu bé bị sốt hay vùng da hăm ngày càng nặng khi điều trị tại nhà.

2. Các cách phòng tránh và xử lý khi bé bị hăm da

hamdadodongbimsaicach

– Phương pháp tốt nhất tránh hăm là giữ cho vùng da mông của bé luôn khô ráo; vì vậy, bạn nên thay tã cho bé thường xuyên, ngay khi bé bị ướt hay đi tiêu. Không sử dụng tã là tốt nhất. Sau khi bé đi vệ sinh, mẹ dùng nước ấm rửa sạch cho bé rồi thấm khô bằng khăn bông, để thoáng một lúc rồi mới thay tã mới.Điều quan trọng nhất là phải lau khô rồi mới đóng bỉm tiếp.Thay bỉm thường xuyên cho trẻ, tránh tình trạng để lâu khiến vừa mất vệ sinh vừa tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập.

– Khi bé đã bị hăm da, điều đầu tiên mẹ cần làm đó là làm dịu vùng da hăm cho bé. Mẹ có thể dùng kem EmBé để bôi cho bé sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Điều này sẽ giúp bé không còn ngứa ngáy, khó chịu và tổn thương trên da bé sẽ không bị lan rộng hơn. Với tác dụng kháng viêm từ tinh Nghệ Nano, tinh chất Cúc La Mã, vùng da bị hăm sẽ nhanh chóng se mặt và khỏi hoàn toàn chỉ sau 3 – 5 ngày. Ngoài ra, kem EmBé còn có hiệu quả trong điều trị rôm sảy – vết trầy xước – vết muỗi đốt – chàm sữa

Với công dụng đa năng, mẹ nên mua ngay một tuýp kem EmBé vừa RẺ vừa HIỆU QUẢ!

 

 

Mẹ và bé vui đùa, khỏe mạnh

5 bước đơn giản để trị hăm tã

Thường không gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng tình trạng hăm tã vẫn khiến bé rất khó chịu, quấy khóc, biếng ăn. Với 5 bước dưới đây, bé yêu sẽ không còn bị chứng hăm tã quấy rầy nữa.

Xem thêm:

Mẹo giảm hăm tã cho trẻ đơn giản, tại nhà

1. Xác định loại hăm tã

hamdadodongbimsaicach

Trước hết, mẹ cần biết bé bị hăm tã dạng nào.

  • Loại đầu tiên, nếu bị nhiễm khuẩn, bé sẽ có mảng hăm màu vàng cùng những mảng hăm chứa nước hay vết loét có mủ hoặc bị đóng vảy như sáp ong trên mông bé.
  • Loại 2, nếu hăm do nấm, nơi mảng hăm sẽ thường có màu đỏ tươi, xuất hiện dấu hiệu hăm tã nổi mụn nhỏ màu đỏ lan tỏa từ rìa vết hăm. Mẹ cũng sẽ thấy những mẩn đỏ nổi lên ở những vùng như bẹn, cổ hoặc những nếp gấp trên da bé.
  • Loại 3, da bé cũng có thể bị kích ứng bởi dính nước tiểu, phân thời gian lâu… nhưng với dạng hăm tã này, mẹ chỉ thấy những mảng hăm xuất hiện ở vùng mặc tã thôi.

2. Chọn kem bôi phù hợp

Với dạng hăm do kích ứng đơn thuần, mẹ có thể sử dụng các loại kem hăm tã có chứa kẽm đioxit hay mỡ khoáng hay mỡ cừu. Đối với 2 dạng hăm còn lại, mẹ không nên để lâu mà nên đưa bé đến bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác. Bác sĩ da liễu hay bác sĩ nhi sẽ cho mẹ câu trả lời và giúp mẹ chọn ra một loại thuốc thích hợp cho bé. Còn đối với hăm da do nhiễm trùng, có thể bé cần đến một số loại kháng sinh. Trong khi với loại hăm do nấm cần được điều trị với thuốc chống nấm để trị tận gốc.
Một gợi ý cho mẹ đó là Kem EmBé- sản phẩm được nghiện cứu bởi hội đồng khoa học Việt Nam với thành phần tự nhiên như tinh nghệ Nano và tinh chất Cúc La Mã, kem EmBé trị hăm tã hiệu quả và an toàn cho trẻ sơ sinh

3. Giữ bé khô ráo

Vùng da bị hăm luôn phải được giữ khô ráo. Điều này sẽ có tác dụng giúp tổn thương mau lành hơn. Mẹ là không sử dụng những loại khăn giấy ướt để lau những vùng hăm vì các loại khăn này chứa cồn và một số hoá chất không tốt cho da bé. Thay vào đó, mẹ nên sử dụng nước ấm và sữa tắm hay xà phòng cho trẻ sơ sinh để vệ sinh cho bé. Trong thời gian điều trị hăm tã, mẹ nên để thoáng, không mặc tã. Nếu mẹ muốn mặc tã cho bé, hãy nới lỏng tã hơn bình thường một chút để da bé được “thở” và khô thoáng
Một gợi ý cho mẹ đó là Kem EmBé – sản phẩm được nghiện cứu bởi hội đồng khoa học Việt Nam với bộ đôi kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên tinh nghệ Nano và tinh chất Cúc La Mã, kết hợp với kẽm oxit, panthenol giúp chống viêm, tạo màng bảo vệ đồng thời kích thích lên da non và mau làm lành da, da bé sẽ nhanh chóng trơn láng trở lại. Kem EmBé không chỉ trị hăm tã hiệu quả mà còn rất an toàn cho trẻ sơ sinh.
Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay tã, mẹ nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô và bôi một lớp Kem EmBé mỏng lên vùng da bị hăm tã và toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục bé và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy. Bên cạnh đó, mẹ nhớ lưu ý cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé.

4. Lưu ý với phấn rôm

hamta_2

Nếu mẹ sử dụng các loại phấn rôm cho bé nên bôi lớp mỏng, không tạo thành những mảng phấn dày sẽ khiến cho da bé dễ bị hăm hơn và tình trạng hăm tã càng tăng nặng. Mẹ hãy nhớ đừng để phấn dính vào da mặt của bé.
Nếu mẹ sử dụng các loại phấn rôm cho bé, hãy nhớ đừng để phấn dính và da mặt của bé. Bột phấn rôm thường chứa thành phần talc dễ gây tổn thương phổi nếu bé hít phải. Một số loại phấn rôm được làm từ tinh bột ngô và nấm men rất thích thích “nhấm nháp” loại bột này. Chính vì vậy, mẹ nên tránh dùng phấn rôm làm từ bột ngô khi bé đang bị hăm do nấm men.

5. Biết khi nào cần đưa bé đến gặp bác sĩ

hamta_1

Nếu vết hăm kéo dài 4 – 5 ngày mà không có tiến triển tốt hơn. Hoặc bé có tình trạng sốt, mê man, mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

8 mẹo dân gian chữa hăm da cho bé hiệu quả nhất

Chữa hăm da bằng các nguyên liệu dân gian đang là xu hướng ưa chuộng của nhiều mẹ trẻ bởi những lợi ích về sự an toàn, không tác dụng phụ. ​Kem EmBé xin giới thiệu công thức chuẩn xác khi sử dùng các mẹo dân gian để chữa hăm cho bé.

Xem thêm:

1. Chữa hăm bằng lá Trầu Không

Trầu  không có tính ấm và vị cay nồng, vào ba vị kinh phế, tỳ, vị. Lá trầu có tính năng hạ khí, tiêu viêm chỉ khai, sát trùng (vi khuẩn và kí sinh trùng) trừ phong thấp, phòng bệnh lam sơn chướng khí kích thích tiêu hóa và thần kinh.

Tác dụng dược lý: lá Trầu Không có tác dụng theo dược lý hiện đại như: kháng khuẩn, giảm đau tiêu viêm, dãn mạch, kích thích thần kinh trung ương và gây hưng phấn.

hamda

Cách dùng: Các mẹ lấy khoảng 3 – 4 lá Trầu Không rửa sạch và đun sôi để nguội. Tiếp đến, dùng khăn sạch giặt ướt với nước Trầu Không đã nguội, nhẹ nhàng thấm lên các nếp gấp và vùng da bị hăm của bé. Mẹ nên làm liên tục một ngày ba lần trong vòng một tuần, thêm vào việc mặc đồ thoáng mát cho bé, chắc chắn sau 1 tuần, hăm da sẽ giảm rõ rệt

2. Chữa hăm bằng lá Khế

Mẹ chỉ cần lấy nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát với một chút muối, cho thêm nước sôi để nguội vào và chắt lấy nước. Sau đó, mẹ lấy mảnh vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá Khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé (tương tự với nước trầu không).

hamda_1

Lưu ý: không nên để khăn ngấm sũng nước, nên vắt khô vì khi khăn quá nhiều nước khi thấm vào vùng hăm, nước chảy ra sẽ khiến vết hăm bị lở loét và tình trạng hăm se trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Chữa hăm bằng lá chè

Trà xanh/ chè tươi là một trong những thảo dược đa năng, trị hăm cũng là một công dụng của trà xanh dù là trà túi hay trà xanh nguyên chất. Với trà túi, các mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hay bỉm của trẻ để tinh chất tannin có trong trà giúp hút ẩm, cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương bởi hăm.

hamda_2

Còn với trà xanh, có thể dùng nước trà xanh đặc phun trực tiếp vào vùng hăm của bé sau đó thấm khô. Mẹ cũng có thể dùng nước trà xanh để tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch. Trà xanh có chứa chất Lyzozym giúp sát trùng da và thổi bay những vi khuẩn gây bệnh bám trên da của tbé.

4. Chữa hăm tã bằng cây Mã Đề

Cây mã đề chữa hăm cho bé khá tốt mà cách thực hiện vô cùng đơn giản. Mẹ dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch sau đó, ngâm qua nước muối và để ráo. Mẹ vò nát lá mã đề và thoa nhẹ nước lên da bé, nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và làm lành những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.

5. Chữa hăm bằng cây cỏ sữa

Mẹ lấy chừng 5-7 cây cỏ sữa loại lá nhỏ, rửa sạch, giã nát hoặc đun sôi lên lấy nước bôi vào chỗ da bị hăm.

6. Chữa bằng búp Ổi non

hamda_4

Các mẹ cũng có thể lấy búp ổi hay lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa chỗ hăm cho bé.

7. Chữa hăm bằng dầu olive

hamda_5

Sau khi tắm rửa sạch sẽ, mẹ hãy xoa một lớp dầu oliu mỏng vào mông và đùi em bé hay các vùng da hăm để làm lành vùng da và bảo vệ da khỏi bị sưng đỏ.

8. Chữa hăm bằng cây cỏ roi ngựa

Mẹ lấy cỏ roi ngựa phơi khô, hoặc sao khô rồi cho vào nước sôi hãm như hãm chè tươi 10 – 15 phút. Sau đó, mẹ lấy miếng bông mềm hay tã vải màn thấm nước cỏ roi ngựa chấm vào các vết hăm cho bé, chờ cho vết hăm để tự khô, ngày làm 2 đến 3 lần.

hamda_6

Tuy nhiên, da bé rất nhạy cảm nên mẹ nhớ lưu ý khi sử dụng các loại lá tắm cho bé cần tìm nguồn nguyên liệu sạch, biết rõ nguồn gốc, không có thuốc trừ sâu, vì nếu không lại vô tình gây hại đến da bé. Để đảm bảo an toàn mẹ nên ngâm lá với một chút muối loãng.

Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng biện pháp đơn giản hơn và cũng an toàn tuyệt đối cho bé, đó là Kem EmBé – sản phẩm được nghiên cứu bởi hội đồng khoa học Việt Nam, với thành phần tự nhiên, an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh, hiệu quả trong điều trị RÔM SẢY- HĂM TÃ- VẾT MUỖI ĐỐT- VẾT TRẦY XƯỚC.

Hy vọng với những cách chữa hăm bằng mẹo dân gian trên sẽ giúp mẹ có thêm cách chăm sóc bé, để bé có làn da khoẻ mạnh. Like page “Kem EmBé – trị muỗi đốt, rôm sảy, hăm tã” để cập nhật thêm những bí quyết nuôi dạy trẻ!