Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

me bầu

10 mẹo hay giúp mẹ bầu “thổi bay” ốm nghén

Ốm nghén là một trong những “cơn ác mộng” đối với các mẹ bầu trong suốt những tháng đầu và giữa thai kì. Vậy phải làm sao để giảm bớt những khó chịu của ốm nghén?

mẹ bầu 1
Những cơn ốm nghén dai dẳng luôn là nỗi ấm ảnh của mẹ bầu

1.Vận động nhẹ

Vận động nhẹ bằng một vài động tác thể dục đơn giản khi mới thức dậy hoặc vươn vai, hít thở khí trời vào buổi sáng không chỉ khiến bạn cảm thấy tĩnh tại, thoải mái mà còn giúp bạn cải thiện chứng ốm nghén, nôn ói vào mỗi sáng. Đồng thời, việc vận động cũng giúp bạn có cảm giác nhẹ nhàng, năng động hơn, tâm trạng phấn chấn hơn giúp truyền tác động tích cực sang con.

2. Ngửi dầu thơm

Miriam Eric – Bác sĩ bệnh viện Boston, tác giả cuốn sách Kiểm soát tình trạng nghén vào buổi sáng) cho biết.Lượng estrogen thay đổi sẽ khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các loại mùi. Tuy vậy, không phải mọi loại mùi đều có tác dụng tốt, mùi rác rưởi, thức ăn hoặc mùi nước hoa quá hắc từ đồng nghiệp chỉ khiến bạn mệt mỏi hơn mà thôi. Nếu bạn không thể mở cửa sổ hoặc ít có cơ hội ra ngoài trời, bạn có thể thử ngửi một số hương thơm có nguồn gốc tự nhiên. Bạn nên mang theo mình một lọ tinh dầu chanh, hoa hồng và thư giãn ở công sở vào buối sáng sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng ốm nghén.

3. Trò chuyện

Giao tiếp không chỉ là cách giúp bạn thoải mái mà nó còn khống chế cơn buồn nôn một cách khá hiệu quả. Không gì tuyệt vời hơn, kể những câu chuyện vui cho ông xã và cả hai cùng cười vui vẻ để xua tan sự khó chịu trong cơ thể.

om_nghen
Tìm kiếm nguồn thực phẩm an toàn là bí quyết giúp mẹ bầu giảm ốm nghén

4. Nạp thêm năng lượng

Uống khoảng 6-8 cốc nước mỗi ngày sẽ khiến cơ thể không bị choáng váng vì mất nước.Ngoài ra, bạn cũng không nên để dạ dày quá trống rỗng sau khi thức dậy lâu. Bạn cũng nên hạn chế những loại đồ ăn vặt chứa nhiều muối trong ngày vì chúng sẽ khiến cơ thể bạn mất nước và mệt mỏi khi ngủ dậy.

5. Tìm kiếm thực phẩm an toàn

Nếu bạn nghén tới mức không thể nạp được những món sáng chứa thịt, trứng… thì vài lát bánh quy, bánh mỳ, cháo chay… sẽ giúp ích cho bạn. Loại thực phẩm này không có nhiều mùi vị khó chịu lại chứa nhiều năng lượng an toàn. Tất nhiên, sẽ tốt hơn nếu bạn dùng kèm với nước chanh, nước cam hoặc các loại sữa.

6. Ăn từng chút một và tăng dần số lượng

Nếu bình thường bạn ăn khoảng 3 bữa một ngày thì bây giờ bạn nên chia làm 6 bữa/ngày. Không bao giờ để cho bạn bị đói cho dù đó là khoảng thời gian nào trong ngày. Bởi vì khi đói, axit trong dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn và khiến bạn gia tăng các dấu hiệu nghén (trong đó có cả chứng nghén vào buổi sáng). Nhấm nháp chút bánh quy khi thức giấc sẽ khiến bạn dễ chịu. Một bữa tối nhẹ trước giờ ngủ khoảng 1-2 giờ đồng hồ cũng có tác dụng ổn định lượng đường trong máu và giữ cho dạ dày “sống sót” qua một đêm.

mẹ bầu 2
Ăn chậm từng chút một và chia nhỏ nhiều bữa trong ngày giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn khi ốm nghén

7. Thêm một chút gừng

Một số nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, gừng là loại gia vị có tác dụng chế ngự cơn buồn nôn.Bạn có thể thả vào trong cốc trà ấm một lát gừng nhỏ, mỏng. Nếu không, bạn có thể nhấm nháp một viên kẹo gừng, mứt gừng, bánh quy có vị gừng… Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyến cáo rằng việc dùng gừng quá thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe.Vì hoạt chất gingerol có trong gừng gây mỏng mạch máu và góp phần hình thành nên tình trạng máu đóng cục. Tốt nhất bạn chỉ nên ăn 1-2 viên kẹo gừng mỗi tuần.

8. Vờ quên đi cơn nghén

Cảm giác buồn nôn thật không dễ để bỏ qua nhưng nếu bạn tập trung vào một thứ gì đó, bạn có thể tạm thời vượt qua triệu chứng khó chịu này. Bạn có thể đọc một mẩu truyện ngắn, chơi trò giải ô chữ trên tạp chí hoặc đơn giản là nói chuyện điện thoại với người thân….

9. Nghỉ ngơi

Bạn thử ngả lưng trên ghế, nhắm mắt lại, thở sâu và thả lỏng cơ thể.Những người mẹ có kinh nghiệm sinh nở đều gợi ý rằng, nếu bạn mất ngủ vào đêm hôm trước thì việc chợp mắt trong vòng 10-15 phút sẽ khôi phục lại sức khỏe nhanh chóng. Nhờ vậy, chứng nghén vào buổi sáng cũng được đẩy lùi.

10. Bổ sung thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Nếu chứng nghén buổi sáng khiến bạn mệt mỏi cả ngày kèm theo triệu chứng buồn nôn gia tăng làm cơ thể mất nhiều dưỡng chất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Một số loại vitamin (đặc biệt là vitamin B6) và một số thuốc hỗ trợ đường ruột có tác dụng làm dịu chứng nghén buổi sáng. Chứng nghén buổi sáng cũng chỉ xảy ra với bạn trong khoảng thời gian ngắn, nên việc dùng thuốc phải tuân theo chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ.

trẻ sơ sinh bị khô da mặt

Những điều mẹ nên lưu ý để bé có giấc ngủ ngon mỗi đêm

Giấc ngủ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Nhưng con hay bị giật mình, khóc đêm. Có những bí quyết này, chắc chắn có sẽ ngủ đêm rất ngon mẹ nhé!

giấc ngủ của bé
Được bú no trước khi ngủ sẽ giúp trẻ có giấc ngủ ngon và sâu hơn

Cho bé bú đủ no trước khi ngủ

Việc cho bé ti mẹ thật no trước khi đi ngủ là một bí quyết đơn giản giúp mẹ dỗ dành bé đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng và đảm bảo cho bé một giấc ngủ sâu, không bị gián đoạn mỗi đêm. Tuy nhiên, dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên mỗi lần ti mẹ, bé chỉ bú được ít thôi. Do đó, trong đa số trường hợp, khoảng 3 đến 4 giờ đồng hồ là bé sẽ thức dậy bú một lần, sau đó no nê lại ngủ. Mẹ nên canh giờ để cho bé bú. Và trong một số trường hợp, nếu thấy bé sơ sinh ngủ quá 5 tiếng mà không dậy đòi ti thì mẹ cần đánh thức con dậy, cho con ti nhằm đảm bảo cho bé đủ chất dinh dưỡng để phát triển.

giấc ngủ của bé 2
Làn da sạch và khô thoáng giúp trẻ thoải mái hơn khi ngủ

Giữ vệ sinh cho trẻ và chỗ ngủ của trẻ

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm. Vì vậy, nếu bé tè ướt hoặc bỉm đang quá tải chắc chắn bé sẽ bứt không yên và không thể ngủ ngon giấc. Hơn nữa, việc cứ phải thức dậy giữa đêm, khóc vì lạnh hoặc ướt sẽ khiến cho quá trình phát triển của trẻ bị chậm lại, trẻ cũng trở nên mệt mỏi hơn, khó chịu hơn và không thể linh hoạt, nhanh nhẹn như trẻ bình thường được. Vì vậy nhiệm vụ của mẹ là luôn đảm bảo cho con có được chiếc nôi êm ái, sạch sẽ, gọn gàng và bé luôn được khô ráo, ấm áp khi ngủ. Điều này không chỉ giúp con yêu có giấc ngủ ngon mà còn giúp bé tránh được các bệnh viêm da, hăm da hoặc cảm lạnh và tránh được nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn do nhiễm lạnh.

Tìm hiểu nguyên nhân khi trẻ ngủ không ngon

Khi bạn đã đảm bảo được các yếu tố trên mà “thiên thần nhỏ” vẫn quấy khóc, khó ngủ mỗi đêm thì hãy dành nhiều thời gian hơn cho việc tìm hiểu nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon để tìm cách khắc phục sớm nhất. Bạn đặc biệt cần chú trọng những dấu hiệu bất thường về sức khỏe của bé kèm theo triệu chứng như sốt phát ban, nôn trớ nhiều, thở khò khè… Cần đưa bé đến bệnh viện hoặc phòng khám bác sỹ ngay nếu thấy những dấu hiệu này. Ngoài ra, bạn cũng cần nắm bắt được lịch trình sinh hoạt của bé, cần chú ý là một trẻ sơ sinh bình thường không bao giờ ngủ quá 5 tiếng mỗi lần. Nếu thấy bé có triệu chứng ngủ li bì, không thức dậy bú (mỗi vài giờ một lần) thì mẹ cũng cần quan tâm ngay.

giấc ngủ của bé 3
Hãy để ý, dỗ dành đúng lúc khi trẻ khóc đêm

Cần dỗ dành khi trẻ khóc đêm

Giấc ngủ của trẻ thường rất dễ bị tác động bởi các yếu tố xung quanh.Trẻ rất dễ tỉnh giấc giữa đêm khi bị lạnh, ướt, đói bụng hoặc giật mình khi nghe tiếng động.Những lúc như vậy trẻ rất dễ quấy khóc, điều này khiến nhiều bà mẹ có con lần đầu thường cảm thấy băn khoăn va flunsg túng khi xử trí. Tuy nhiên, nếu có kinh nghiệm hơn và quan sát kỹ thì mẹ sẽ biết vì sao bé khóc. Lúc này, mẹ hãy kiên nhẫn dỗ dành và vỗ về bé để bé nhanh chóng chở lại giấc ngủ.

Ngoài ra, 1 trong những nguyên nhân khiến bé hay bị tỉnh giấc ban đêm là làn da bé bị khó chịu: hăm tã, rôm sảy, muỗi đốt. Mẹ có thể dùng sản phẩm chăm sóc da, chuyên biệt cho bé có thành phần tự nhiên như kem EmBé để giấc ngủ của con không bị làm phiền.

kem trị côn trùng đốt

9 lưu ý giúp mẹ phòng tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) hay còn gọi là hiện tượng trẻ tử vong khi ngủ luôn là lo lắng thường trực của các ông bố, bà mẹ trẻ khi quyết định cho con ngủ riêng. Dưới đây là 9 lưu ý giúp cha mẹ có thể phòng tránh hôi chứng SIDS cho trẻ và giúp trẻ có giấc ngủ ngon, an toàn mỗi đêm.

trẻ sơ sinh 1
Nằm ngửa là tư thế tốt nhất giúp tránh nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh

1. Đặt bé nằm ngửa khi ngủ

Đây là tư thế an toàn nhất cho trẻ khi ngủ, đặc biệt là đối với những bé dưới 6 tháng tuổi. Việc cho trẻ nắm ngữa khi ngủ sẽ giúp hạn chế được nguy cơ đột tử cho trẻ tốt hơn so với việc để trẻ nằm nghiêng hoặc nằm úp bụng. Tuy nhiên, trong trường hợp bé tự nằm nghiêng hay lật sấp thì ba mẹ có thể để yên cho bé ngủ vì bé có thể tự lật ngửa trở lại khi thấy khó chịu.

2. Đảm bảo giường cũi và mặt phẳng nằm ngủ của bé chắc chắn

Giường cũi của bé phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và nệm của bé phải được phủ tấm ga vừa vặn. Không được để khe hở giữa nệm và thành cũi, tránh nguy cơ bé bị kẹp đầu vào khe cũi và đảm bảo sự thoải mái cho bé khi ngủ.

3. Không để đồ chơi, thú nhồi bông… trong cũi

Tránh để các vật dụng, chăm mền lùng nhùng hay đồ chơi bằng bông, vải trong cũi.Bởi các vật dụng này có thể gây ngạt cho trẻ khi trẻ lật dẫn đến nguy cơ đột tử trẻ sơ sinh.

trẻ sơ sinh 2
Luôn đặt cũi của bé trong tầm với của bạn để dễ dàng kiểm soát mọi bất thường trong giấc ngủ của con

4. Đặt cũi của bé cạnh giường bố mẹ

Để đảm bảo sự an toàn cho giấc ngủ của bé mỗi đêm, bạn nên đặt cũi của bé trong tầm với của mình để có thể kiểm soát được các diễn biến trong giấc ngủ của bé. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên để bé ngủ chung giường với cha mẹ vì trong một số trường hợp, bé có thể bị ngạt do cha mẹ sơ ý đè tay hoặc đè gối lên con. Đây cũng là mộ trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh tử vong khi ngủ.

5. Cho trẻ bú mẹ và thực hiện tiêm chủng đầy đủ

Theo nghiên cứu, cả hai điều này đều có thể giúp giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.Bởi sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho sức đề kháng của trẻ và tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu giúp trẻ nâng cao sức đề kháng với bệnh.

6. Tránh để bé bị nóng, bức bí khi ngủ

Không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo khi ngủ. Việc cha mẹ lo xa, mặc cho bé thật nhiều quần áo vào ban đêm có thể sẽ khiến bé bị nóng, ra mồ hôi…dẫn đến cảm lạnh và gây ra đột tử khi ngủ. Theo kinh nghiệm phổ biến, bạn chỉ cần mặc cho bé nhiều hơn một lớp so với quần áo mà bạn mặc để giữ ấm.

trẻ sơ sinh 3
Ngậm núm vú giả khi ngủ cũng có thể giúp bé dễ ngủ và có giấc ngủ sâu hơn

7. Cho bé ngậm núm vú giả

Đối với những giấc ngủ ngắn trong ngày của bé, mẹ có thể cho bé ngậm núm vú giả để bé dễ ngủ. Việc này cũng có thể giúp giảm nguy cơ xảy ra đột tử ở trẻ sơ sinh.

8. Không nên sử dụng những sản phẩm chống hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Những sản phẩm được quảng cáo là chống hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh như: lèn đệm, đệm đặc biệt cho bé hay bộ định vị tư thế ngủ cho bé… thực tế chưa được chứng minh công dụng như quảng cáo mà nó còn tiềm ẩn nguy cơ gây ngạt thở cho bé và dẫn đến chứng đột tử khi ngủ ở trẻ.

9. Tránh khói thuốc lá

Trong khói thuốc có chứa rất nhiều chất độc hại được chứng minh là có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ .Việc hút thuốc khi mang bầu cũng như sau khi sinh làm tăng nguy cơ gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Do đó, bạn nên loại bỏ khói thuốc lá khỏi môi trường sinh hoạt của bé.

tac_sua

Mẹo hay giúp mẹ mới sinh không còn tắc sữa

Tắc sữa hay tắc tia sữa là tình trạng rất hay gặp phải ở các mẹ mới sinh.Không những thế, tắc tia sữa nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp có thể khiến mẹ bị viêm tuyến vú, áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ. Những mẹo hay dưới đây sẽ giúp mẹ không còn phải đau đớn vì tắc sữa.

tac_sua
Tắc tia sữa là nỗi ám ảnh của đa số các mẹ mới sinh

1.Lá đinh lăng

Đinh lăng là một vị thuốc nam có tính năng giải độc, chống mệt mỏi, tăng sức dẻo dai, đặc biệt rất tốt cho sản phụ phục hồi sau sinh. Để chữa tắc tia sữa với lá đinh lăng, các mẹ hãy dùng lá đinh lăng rửa sạch, sao vàng rồi hạ thổ. Sau đó, lấy lá này đun nước uống hàng ngày, thay trà hoặc nước lọc sẽ giúp tia sữa hết tắc.

2. Xơ mướp khô

Dùng xơ mướp già đun với 10 cái gai bồ kết và một củ hành khô, lấy nước uống. Sau đó, lấy lược thưa chải từ cuống vú xuống đầu vú chừng 100 lần rồi nhờ người mút mạnh đầu vú. Đây cũng là một mẹo dân gian rất hữu ích dùng để chữa tắc tia sữa.

3. Xôi nếp nóng

Dùng xôi nếp nóng bọc vào trong khăn vải mềm hoặc khăn xô của bé rồi chườm hai bên bầu ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.

tac_sua_2
Củ hành tím cũng có khả năng chữa tắc tia sữa hiệu quả

4. Hành tím

Dùng củ hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm, lấy các lát hành đặt lên hai bầu ngực (trừ đầu ti), phủ khăn giấy mềm, băng lại.Mỗi ngày đắp hai lần kết hợp với xoa bóp ngực, sau khoảng 4 ngày sẽ hết tắc hoàn toàn.

5. Đu đủ non

Lấy trái đu đủ non xắt lát mỏng đem nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu ngực. Giữ cho tới khi miếng đu đủ nguội hẳn rồi bỏ đi và lấy tay mát xa bầu ngực cũng có thể giúp mẹ bớt tức ngực và chữa tắc tia sữa.

Trên đây là một số mẹo dân gian chữa tắc tia sữa dễ làm bằng chính nguyên liệu sẵn có trong nhà giúp mẹ có thể thực hành nhanh chóng mà hiệu quả.