Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

ăn dặm 6

Mách mẹ cách chế biến 7 món ăn dặm thơm ngon cho bé

Với ưu điểm đơn giản, dễ chế biến và giàu dinh dưỡng, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đang được rất nhiều mẹ Việt áp dụng cho con yêu. Dưới đây là công thức chế biến 7 món ăn dặm thú vị dành cho bé trên 1 tuổi mà mẹ có thể tham khảo và thực hành để mang đến sự mới lạ cho thực đơn của bé, kích thích bé ăn ngon hơn mỗi ngày.

ăn dặm 1

1. Súp mì Udon nấu rau củ

Món ăn này không chỉ đem đến sự mới lạ cho khẩu vị của bé mà còn cung cấp đủ chat sơ, vitamin và đường bột cho bé. Để chế biến súp mì udon nấu rau củ mẹ cần chuẩn bị khoảng 20g mì udon cùng 60ml nước súp rau củ (khoai tây, cà rốt, đậu Hà Lan…) và một chút bột gạo.

Cách làm: Đun sôi nước súp rau củ, sau đó cho mì vào, đun chín mềm. Tiếp tục cho bột gạo vào và đun thêm 5 phút tới khi bột chín là được.

ăn dặm 2

2. Cháo cá cơm + lá dâu non

Với món ăn này, mẹ cần chuẩn bị khoảng 4 muỗng cháo trắng, 20g cá cơm và 1 lá dâu tằm non.

Cách làm: Làm sạch cá cơm, đun cùng nước chè xanh để khử mùi tanh. Sau khi cá chín, nghiền cá thật nhuyễn. Tiếp đến rửa sạch lá dâu non và luộc chín, nghiền nhuyễn. Múc cháo trắng đã làm nóng ra tô nhỏ, sau đó cho thêm lá dâu và cá cơm lên trên để kích thích vị giác của bé thông qua hình ảnh. Mẹ có thể cho bé ăn từng loại một hoặc trộn đều lên để cho bé ăn.

ăn dặm 3

3. Khoai tây nghiền pate gan

Món ăn đơn giản với vị thơm bùi, béo ngậy của khoai tây và pate gan mang đến cho bé sự lạ miệng và nguồn dinh dưỡng dồi dào mà lại tiết kiệm thời gian chế biến cho mẹ. Mẹ chỉ cần chuẩn bị khoảng 40g khoai tây hấp chín, nghiền nhuyễn cùng 3 thìa café sữa, 1 lòng đỏ trứng gà và 1 chút pate gan.

Cách làm: Lòng đỏ trứng gà đánh tan với sữa rồi đem đun sôi trên lửa nhỏ. Mẹ lưu ý, cần đảo đều để tránh hỗn hợp trứng sữa bị bén nồi, mùi vị món ăn sẽ mất ngon. Sau đó, cho khoai tây, pate vào nồi trứng sữa và đun sôi, tắt bếp là đã hoàn thành món ăn ngon cho bé.

ăn dặm 4

4. Đậu phụ + nước sốt rau củ

Món ăn này không chỉ đơn giản, dễ chế biến mà còn thơm ngon, cung cấp đủ chat cho bé. Với món này, mẹ cần 3 thìa café đậu phụ non, 20gr ức gà, hành tây 10gr, nước dùng dashi 60ml, 1/2 thìa café bột năng, nước xì dầu.

Cách làm: Làm sạch hành tây, xắt nhỏ và luộc chín cùng nước dùng dashi, nghiền nát. Ức gà làm sạch, băm thật nhỏ và cho vào nấu cùng nước dùng dashi + hành tây. Nêm chút xì dầu cho gia vị đậm đà, cuối cùng, cho một chút bột năng vào để hỗn hợp sánh mịn. Riêng đậu, mẹ luộc chín và nghiền nhuyễn mịn. Khi ăn, mẹ đổ nước sốt lên trên đậu, trộn đều và cho bé thưởng thức.

ăn dặm 5

5. Súp bánh mì + táo

Với món này, mẹ cần 6 lát bánh mì gối, 1 miếng táo nhỏ, 100ml nước dùng gà.

Cách làm: Lấy phần lõi bánh mì, xé thật nhỏ và cho vào nước dùng đun chín mềm. Dùng máy xay nghiền bánh mì ở dạng thô, lợn cợn cho bé tập nhai. Mẹ thái táo thật mỏng, cho vào hấp chín và nghiền nhuyễn. Khi ăn, mẹ để bánh mì ở dưới, táo ở trên, ăn chung hay riêng đều được, tùy theo sở thích của bé. Mẹ có thể thực hiện món súp bánh mì này cùng với nước cam hoặc sữa, phô mai với cách làm tương tự.

ăn dặm 6

6. Cơm sốt thịt gà + trứng

Món ăn này cũng rất thú vị với bé. Để chế biến món này, mẹ cần chuẩn bị: 1/8 củ hành tây, 1 thìa café rong biển, thịt gà 50g, trứng 1/2 quả, nước dùng dashi 1/4 ly, 1/2 thìa café đường, 80gr cơm, một chút nước.

Cách làm: Làm sạch gà, cắt thành từng miếng mỏng, hành tây cắt khoảng 5mm. Rong biển luộc chín và xắt thật nhỏ. Sau đó, cho ức gà, hành tây, nước dùng dashi, một chút tương vào nồi đun lửa liu riu cho chín. Khi mẹ thấy thịt gà săn chín thì đổ rong biển, trứng gà vào nấu cùng. Nước sôi bùng 1 phút, tắt bếp. Khi ăn, mẹ trộn nước sốt thịt gà lên cơm trắng cho bé thưởng thức. Thực đơn này lý tưởng với bé ăn dặm được thức ăn thô, lợn cợn.

ăn dặm 7

7. Súp cà rốt + cá hồi + đậu cove

Với món này, mẹ cần chuẩn bị: 10gr cà rốt, 20gr đậu côve, 20gr cá hồi tươi, nước dùng rau củ 80ml, một chút bột năng

Cách làm: Hấp chín cá hồi, sau đó đánh thật tơi và cho vào xào cùng chút bơ. Mẹ có thể thái thêm chút hành tây thật nhỏ và rắc vào cá cho thơm. Luộc chín đậu côve, cà rốt, nghiền nhuyễn. Cho hỗn hợp này vào nước đun sôi khoảng 3 phút, tiếp đến cho cá hồi vào đun sôi. Cho một chút bột năng để tạo độ sánh.

vo_chuoi_tri_vet_muoi_dot__kem_embe

Học ngay bí kíp trị muỗi đốt sưng ngứa của mẹ bỉm sữa

Trẻ bị muỗi đốt thường sưng ngứa và để lại vết thâm khá lâu trên da bé khiến các mẹ xót con vô cùng. Từ chính quá trình chăm sóc bé, nhiều mẹ bỉm sữa đã chia sẻ các bí kíp trị muỗi đốt sưng ngứa khá hữu hiệu cho bé.

Xem thêm: 

Muỗi đốt sưng ngứa là một phản ứng bình thường của cơ thể bé. Khi đốt, muỗi sẽ tiêm vào cơ thể một lượng “nọc” độc và xâm nhập vào máu của trẻ. Cơ thể sẽ sinh ra phản ứng miễn dịch – dị ứng tạo ra các histamine gây ngứa. Khi trẻ phản ứng bằng cách gãi nhiều sẽ làm cho da bị tổn thương, nhiễm khuẩn, sưng lên và có thể có mủ.

Để đối phó với tình hình này, trên các diễn đàn chăm sóc sức khỏe cho bé, các mẹ đã chia sẻ một số bí kíp rất đơn giản có thể áp dụng ngay:

1. Dùng sữa mẹ

Sau nhiều lần dùng mật ong, nước cốt chanh, nước ép tỏi bôi lên vùng da bé bị muỗi đốt không hiệu quả, mẹ Kubin (Phương Nga – 28 tuổi) đã áp dụng phương pháp dân gian được một số mẹ trên diễn đàn mách: Dùng chính sữa của mình thoa lên da bé. Quả thực phương pháp này rất hiệu nghiệm, không chỉ những vết muỗi đốt mờ dần, hết sưng ngứa mà muỗi cũng ít dám bén mảng tới bé.

Trong sữa mẹ có chất kháng viêm tự nhiên nên vết muỗi đốt sẽ giảm sưng ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý khi thoa sữa mẹ lên da bé, mẹ chỉ để từ 5 – 10 phút rồi rửa sạch lại với nước để tránh thu hút côn trùng bởi mùi thơm, béo của sữa trên da bé.

hocngaybikiptrimuoidotsungnguacuamebimsua
Sữa mẹ thật là nhiều công dụng mà

2. Vỏ chuối chín

Vỏ chuối chín không chỉ được dùng để tẩy trắng răng mà còn rất hữu hiệu đối với các nốt muỗi đốt. Mẹo làm giảm sưng ngứa từ vỏ chuối chín của mẹ Dâu Tây (Thu Hằng – 32 tuổi) sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trị muỗi đốt cho bé. Bạn chỉ cần lấy vỏ chuối chín chà vào nốt muỗi đốt rồi sau đó rửa lại với nước mát, những vết sưng sẽ giảm dần. Tuy nhiên, trường hợp này không phải lúc nào cũng hiệu quả, chỉ phù hợp với những vết muỗi đốt nhỏ và vỏ chuối không phải lúc nào cũng có sẵn trong gian bếp mỗi nhà.

vo_chuoi_tri_vet_muoi_dot__kem_embe
Chuối chín cái gì cũng hữu ích, đến vỏ chuối cũng không nên bỏ.

3. Bột nở

Một bí kíp đơn giản không kém mà ít mẹ biết để áp dụng là sử dụng bột nở (banking soda). Bạn lấy một chút bột banking soda thêm một chút nước cho sền sệt rồi thoa hỗn hợp này lên da bé. Mẹ Ruby – một tín đồ của các mẹo vặt thường ngày đã áp dụng phương pháp này và chia sẻ: “Trước đây mỗi lần bé bị muỗi đốt mình thường bôi nước bọt lên vùng đó, tuy nhiên chỉ được 1 – 2 lần đầu thôi. Những lần sau mình cũng thử nhiều cách nhưng không có đỡ nên đã tìm tài liệu tiếng Anh trên mạng và thấy có banking soda. Đúng là hiệu nghiệm mà cực rẻ.”

4. Kem EmBé

Nếu thấy trong nhà không có sẵn các thứ trên thì chắc chắn mẹ nên thủ sẵn Kem EmBé. Đây là một phương pháp mới nhưng lại vô cùng hiệu nghiệm và được nhiều mẹ áp dụng cho bé.

Khi phát hiện bé bị muỗi đốt, mẹ rửa sạch, tốt nhất nên dùng nước muối, thấm khô và bôi ngay một lớp mỏng kem EmBé. Mẹ xoa nhẹ nhàng để kem được thấm sâu và giảm ngứa ngay lập tức. Mẹ bôi lại cho bé 2 đến 3 lần, chắc chắn mẹ sẽ bất ngờ với kết quả, vết muỗi sẽ nhanh chóng xẹp xuống và không để lại vết thâm.

kebtrimuoidot
Mẹ hãy trang bị ngay 1 tuýp kem EmBé trong tủ thuốc để trị muỗi đốt cho bé

Là một trong những mẹ chăm tìm hiểu các phương pháp chăm sóc an toàn cho bé, mẹ Gấu Mỡ thường xuyên tìm hiểu trên các diễn đàn và trang mạng tin cậy. Và kem EmBé chính là thành quả của 2 tháng lăn lộn các trang mạng của mẹ Gấu Mỡ. Sản phẩm này chứa các chất chống viêm từ thảo dược thiên nhiên: Nano curcumin, tinh chất cúc La mã,….an toàn cho da bé. Không những hiệu quả với vết muỗi đốt, côn trùng cắn, mẹ Gấu Mỡ còn rất ngạc nhiên khi thấy kem EmBé còn rất nhiều công dụng khác như trị chàm sữa, hăm tã, rôm sảy và vết trầy xước.

* Mẹo phòng tránh cho con không bị muỗi đốt

Quần áo: Nên chọn quần áo có màu sắc tươi sáng để mặc cho bé trong mùa mưa, vì muỗi thường bị thu hút bởi các màu tối. Khi ở ngoài trời, nên cho bé mặc quần áo dài tay, nhất là vào thời gian chiều tối vì đây là lúc muỗi hoạt động mạnh nhất.

Giữ cho bé sạch sẽ: Khi bé có nhiều mồ hôi sẽ dễ bị muỗi tấn công. Tuy nhiên, muỗi cũng dễ bị kích thích bởi những mùi thơm, nên các bạn cũng tránh không nên sử dụng các loại phấn thơm, xà bông thơm cho bé.

Vệ sinh khu vực xung quanh: Khu vực đầm lầy, vũng nước hay các bụi cỏ rậm rạp là môi trường muỗi sản sinh mạnh, nên tránh để bé tới những khu vực này, đồng thời vệ sinh môi trường sống quanh nhà, thường xuyên phát quang bụi rậm, dọn dẹp rác rưởi.

– Cho bé ngủ trong màn: đây là việc rất đơn giản nhưng nhiều khi cha mẹ lại hay quên hoặc chủ quan.

Dinh dưỡng cho bé: Ăn nhiều thức phẩm giàu vitamin B1, như đậu xanh, các loại hạt và khoai tây sẽ làm cho máu của bạn có vị khó chịu đối với muỗi. Tuy nhiên, bạn nên tránh những thực phẩm có nhiều muối vì nông độ muối trong cơ thể cao sẽ làm tăng axít lactic – chất gây chú đối với muỗi.

giấc ngủ của trẻ

7 sai lầm của mẹ khiến bé ngủ không ngon

Mẹ nào cũng muốn con có những đêm ngủ ngon và sâu giấc. Thế nhưng mẹ lại không biết rằng có những sai lầm của chính mình khiến con yêu quấy khóc hay giật mình, tỉnh giấc ban đêm.

Dưới đây là một số thói quen không tốt của mẹ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà cha mẹ nên tránh mỗi ngày.

giấc ngủ của trẻ
Mẹ luôn mong bé có những giấc ngủ ngon mỗi đêm

1. Không lên giờ ngủ cố định cho bé

Trẻ được ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ cao lớn và phát triển nhanh hơn so với bạn cùng lứa liên tục thiếu ngủ. Thế nhưng hầu hết cha mẹ đều chưa biết cách hình thành thói quen ngủ đúng giờ cho con mà để bé thích ngủ lúc nào thì ngủ. Điều này rất bất lợi đối với sự phát triển của bé.

Các chuyên gia Nhi khoa khuyên, nên lập thời gian biểu cho chế độ ngủ của bé và bản thân cha mẹ buộc phải tuân theo nghiêm ngặt. Không nên chờ cho đến khi bé dụi mắt, ngáp ngủ… mới cho bé đi ngủ bởi đến lúc đó bé đã quá buồn ngủ rồi. Chỉ cần ngủ sớm 15 hoặc 20 phút thôi cũng tạo ra sự khác biệt rất lớn.

2. Bỏ qua những cái ngáp ngủ của bé

Cha me thường ít khi để ý tới những biểu hiện báo hiệu cơn buồn ngủ của bé như: Dụi mắt, cử chỉ chậm chạp, phớt lờ những món đồ chơi ưa thích… nên đã vô tình bỏ lỡ thời điểm vàng ru ngủ bé. Nếu bé không được ru ngủ khi mắt đã ríu rìu, cơ thể sẽ không tiết ra melatonin làm dịu cơn mệt mỏi dẫn đến việc bé liên tục quấy khóc, khó ngủ, ngủ không sâu… và stress.

sai lầm khi ru trẻ ngủ
Mẹ thường xuyên bế ẵm và đu đưa cho bé ngủ sẽ tạo thành thói quen xấu cho con

3. Bế và đu đưa để ru bé ngủ

Ông bà, cha mẹ thường rất thích cưng nựng bé và có thói quen bế, đu đưa bé trên võng hoặc ôm bé đu đưa trên tay để ru bé ngủ. Đây không phải là hành vi tiêu cực nhưng nếu mẹ làm thế thường xuyên, bé sẽ phụ thuộc vào vòng tay của mẹ. Có nghĩa, mẹ có nhẹ nhàng đặt bé vào nôi/ cũi để đi ngủ thì khi tỉnh giấc, bé sẽ khóc toáng, ngậu xị lên vì không còn được nằm trên bàn tay êm ái của mẹ. Thương bé, mẹ hãy để bé học cách tự làm dịu và ru ngủ mình mỗi khi thức giấc. Đừng cuống cuồng chạy đến bế bé và dỗ dành khi bé mới chỉ ọ ẹ làm nũng.

4. Cho bé chuyển từ cũi ra giường quá sớm

Đây là một sai lầm cổ điển của các bậc cha mẹ! Con vừa tròn 2 tuổi, nhiều mẹ đã vội chuyển ‘địa-bàn-ngủ’ của bé từ cũi ra giường. Nhưng ngay đêm chuyển đổi đó, bé trằn trọc cả đêm không ngủ, thức dậy khi đèn phòng tắt hoặc tỉnh giấc khi có tiếng động nhẹ…

Tại sao lại như vậy? Bởi vì trước 3 tuổi, nhiều trẻ em chưa sẵn sàng để ngủ một mình trên chiếc giường to lớn. Bé không nhận thức và điều khiển được ranh giới khác nhau giữa giường và cũi. Chờ đến khi con bạn 3 tuổi hãy nghĩ đến chuyện chuyển con ra giường ngủ. Nếu bé vẫn gặp khó khăn khi ngủ một mình ở giường, bạn có thể dành cho bé thêm thời gian để thích nghi.

5. Đặt bé ngủ ở bất kỳ nơi nào có thể

Nhiều nhà khoa học khẳng định: việc trẻ phải ngủ trong tình trạng chuyển động – ngủ trong xe đẩy hoặc xe hơi – khiến giấc ngủ không sâu, khó phục hồi giấc ngủ hơn do sự kích thích chuyển động.

Do vậy, để bé ngủ sâu và đẫy giấc, không khóc quấy giữa các giấc thì cha mẹ nên đặt bé ngủ ở một nơ quen thuộc với ánh sáng dịu nhẹ, yên tĩnh.

trẻ ngủ ngon
Cho bé ăn quá nhiều trước khi ngủ cũng khiến bé khó ngủ ngon

6. Cho bé ăn vào ban đêm

Đang đêm, nhiều bé bị mẹ lay dậy để cho bú, làm bé tỉnh giấc khi đang say ngủ. Thói quen này khi đã được hình thành sẽ khiến bé quen giấc, sau này khi cai sữa, bé vẫn giữ thói quen tỉnh dậy giữa đêm để ăn.

Để khắc phục thói quen này, mẹ chỉ nên cho bé bú đêm khi bé khóc đòi và sau khi bú xong, để bé tự ngủ lại chứ không nên bế ẵm ru ngủ, bé sẽ bị lệ thuộc vào hành động đó của cha mẹ.

7. Bật đèn sáng khi bé ngủ

Cha mẹ thường có thói quen bật đèn sáng khi bé ngủ để tránh cho bé khỏi bị sợ hãi khi ở 1 mình trong bóng tối. Thế nhưng, đối với trẻ em và trẻ sơ sinh, ánh sáng mạnh sẽ làm suy yếu thị lực và làm tê liệt sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh. Chính vì thế mà khi các bé đang ngủ, cha mẹ không nên bật đèn, trừ những trường hợp thật cần thiết.

Trên đây là những sai lầm cha mẹ thường mắc phải trong việc chăm sóc giấc ngủ của trẻ. Để giúp bé ngủ ngon giấc và lớn lên thông minh, khỏe mạnh cha mẹ cần tinh tế hơn trong việc nhận biết các tín hiệu về giấc ngủ của con và điều chỉnh lại các thói quen của mình.

bebimuoidotmeboithuocgi

Bé bị muỗi đốt, mẹ bôi thuốc gì?

Mùa hè tới, mùa mưa về ở hai miền Bắc Nam chính là mùa muỗi sinh sôi nảy nở. Hàng loạt chia sẻ về cách trị muỗi đốt cho con, thương con vì bị muỗi đốt kín chân tay. Lo lắng chính là cảm xúc của các mẹ đang nuôi con nhỏ trong “mùa muỗi” này!

1. Hoang mang trong ma trận thuốc trị muỗi đốt.

Khi con bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn, có khoảng 15% số các mẹ sử dụng các phương pháp dân gian, trị muỗi đốt từ thảo dược cho bé, hơn 70% các mẹ ra nhà thuốc hỏi có thuốc gì trị muỗi đốt: nhanh lành, mau khỏi, không để lại vết thâm. Và số còn lại áp dụng các phương pháp khác hoặc không sử dụng phương pháp gì.

Trong số phụ huynh tìm thuốc bôi mỗi đốt cho con cũng có tới 90% trong đó vô tình sử dụng thuốc có chứa corticoid bôi cho bé. Họ không có hiểu biết chuyên môn để biết thuốc đó có thành phần gây hại hay không cũng như không được các dược sĩ tại hiệu thuốc tư vấn. Bởi đa phần những thuốc chứa corticoid này bán rất đắt hàng do tác dụng nhanh, mẹ chỉ cần bôi cho bé khoảng 2 – 3 ngày là khỏi.

bebimuoidotmeboithuocgi
Các mẹ hoang mang trước việc sử dụng thuốc trị muỗi cho bé

Tuy nhiên ít ai biết nếu sử dụng lâu dài, những thuốc này sẽ gây tác dụng phụ đáng ngại đối với trẻ nhỏ như teo da, tăng nguy cơ nhiễm trùng và còn có thể gây ức chế tuyến yên, tuyến thượng thận, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

2. Gạch tên một số thuốc chứa corticotid

Với những thuốc chứa thành phần corticoid thường chỉ dùng cho những dạng viêm da nặng hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ. Do tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc nên những loại thuốc này thường chỉ được chỉ định dùng trong 3 – 5 ngày hoặc nhiều nhất là 1 tuần và không nên dùng trong nhiều đợt. Các phụ huynh cần nhớ tên một số loại thuốc sau:
– Eumovate
– Gentrisone
– Phenergan
– Fucidin
– Beprosone
– Silkron
– Remos IB.

bebimuoidotmeboithuocgi
Mẹ nên tránh những loại thuốc bôi da chứa corticoid

Trong đó, Remos IB là loại gel trị ngứa, viêm da và côn trùng đốt có chứa corticoid. Bởi vậy chỉ khi nào bé bị muỗi đốt gây sưng, viêm, tấy đỏ mẹ có thể dùng trong 1- 2 ngày để giảm viêm – sưng ngứa rồi chuyển qua bôi thuốc khác mà không nên dùng lâu.

Bên cạnh đó, còn một số mẹ sử dụng thuốc mỡ tetracycline tra mắt để bôi thuốc cho con. Tuy nhiên thuốc này không được chỉ định cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi. Ngoài ra, còn một loại thuốc thường được các mẹ gọi là thuốc 7 màu – Silkron cũng chứa corticoid cũng hay được phụ huynh mua để trị hăm da, mẩn ngứa cho mẹ. Khi dùng thuốc này, chỉ sau 1 – 2 ngày là hết đau, ngứa. Các mẹ thấy hay, thấy “tốt” là chia sẻ nhau để tìm mua mà không màng gì đến tác dụng phụ hay thành phần của thuốc.

3. Bé bị muỗi đốt nên dùng thuốc gì?

bebimuoidotmeboithuocgi
Kem EmBé – Sản phẩm trị muỗi đốt chuyên biệt cho bé

Để đảm bảo an toàn cho bé, các mẹ nên lựa chọn sản phẩm bôi da phù hợp. Đặc biệt đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, không nên sử dụng các loại thuốc dạng xịt sẽ dễ ảnh hưởng đến đường hô hấp của bé. Việc lựa chọn một sản phẩm đảm bảo được các tiêu chí: an toàn, dịu nhẹ, hiệu quả là điều mà mẹ nào cũng muốn để chăm sóc da bé yêu nhà mình.

Được các dược sĩ và hàng triệu bà mẹ Việt tin dùng, kem EmBé không chỉ là giải pháp cho làn da bị muỗi đốt, côn trùng cắn mà còn giảm tình trạng chàm sữa, viêm da, khô nẻ, hăm da.

Nhờ thành phần thảo dược thiên nhiên từ tinh chất nghệ nano – nano curcumin và tinh chất cúc La mã với tác dụng chống viêm, giảm sưng ngứa và cải thiện tình trạng thâm da. Bên cạnh đó trong kem EmBé còn chứa các thành phần dược chất thiết yếu khác chăm sóc da bé nhẹ nhàng mà an toàn.

Như vậy mẹ đã có câu trả lời cho băn khoăn: Bé bị muỗi đốt mẹ bôi thuốc gì rồi. Hãy chia sẻ cũng các mẹ khác để có thêm bí kíp chăm sóc da cho bé các mẹ nhé.

Để đặt hàng Online (Giao hàng và thu tiền tại nhà) quý khách click vào link dưới 

Hoặc Xem ngay ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN KEM EM BÉ CHÍNH HÃNG

  

Xem thêm:

4. Tham khảo thêm – Thông tin sản phẩm Kem Em Bé

4.1 Thành phần

Kem EmBé chứa thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, được kiểm nghiệm chặt chẽ, không gây kích ứng và không chứa những hoạt chất gây tranh cãi như paraben, corticoid.

Thành phần:

  • Nano curcumin
  • Tinh chất Cúc La Mã
  • Kẽm Oxyd
  • D-panthenol & Allatonin, Vitamin E
  • Lanolin, dầu hạnh nhân

4.2 Công dụng

– Chống viêm, kháng khuẩn

– Giảm sưng đỏ, mẩn ngứa

– Dưỡng ẩm, làm mềm da

– Tạo màng bảo vệ da

– Tái tạo tế bào da, ngăn ngừa thâm sẹo.

4.3 Đối tượng sử dụng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp các vấn đề về da như: chàm sữa, mụn sữa, hăm da, rôm sảy, mẩn ngứa, muỗi đốt, côn trùng cắn…

4.4 Một số câu hỏi về sản phẩm Kem Em Bé

  • Kem Em Bé giá bao nhiêu ? Bán ở đâu?: Kem Em Bé có giá bán lẻ 80.000 đồng / tuýp 20gr. Sản phẩm được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
  • Kem Em Bé có tốt không ? Kem Em Bé với thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên tuyệt đối an toàn đối với trẻ sơ sinh. Đặc biệt, thành phần Nano Curcumin (Nghệ Nano) siêu hấp thu giúp nhanh chóng lành các tổn thương trên da của trẻ. Kem EmBé dùng rất tốt cho các vấn đề về da ở trẻ nhỏ. Sản phẩm được đánh giá cao nhờ những tác dụng hiệp đồng dưới đây :

+ Tinh chất nghệ vàng (Nano curcumin): chất kháng viêm tự nhiên giúp giảm viêm ngứa, giúp làm lành những tổn thương trên da, ngăn ngừa thâm sẹo.

+ Tinh chất Cúc la mã: làm dịu nhanh ngứa ngáy, sưng đỏ, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi vùng da bị thương tổn.

+ Vitamin E: Duy trì độ ẩm, sự mềm mại của làn da.

+ Kẽm Oxyd: Thẩm thấu nhanh, giữ được độ mềm mịn của làn da. Kháng khuẩn nhẹ, làm săn da, tạo lớp màng bảo vệ da.

+ D-panthenol, Allantoin, tinh dầu hạnh nhân: thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, duy trì độ ẩm cho da tạo điều kiện giúp da bé nhanh phục hồi.

Do vậy, nếu con bị bất kỳ vấn đề gì về da, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm dùng cho trẻ.

CAM KẾT TỪ NHÃN HÀNG

Kem Em Bé là sản phẩm được đặc chế dành riêng cho các vấn đề về da ở trẻ nhỏ, kể cả trẻ sơ sinh. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tâm sức vào các chương trình nghiên cứu về da để tạo nên sản phẩm chăm sóc đột phá dành cho mọi loại da (kể cả da nhạy cảm). Đối với chúng tôi, tính an toàn trong sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu.
Kem Em Bé không gây kích ứng, và phải trải qua những chuỗi kiểm định nghiêm ngặt, để đảm bảo an toàn 100%. Đồng thời, không bao giờ chứa những hợp chất đáng nghi ngại như parabens, hay corticoid. Kem EmBé cam kết đem lại cho bé một làn da khỏe mạnh, sản phẩm sử dụng hiệu quả và an toàn với thành phần 100% từ thiên nhiên.

Đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi, vì Kem Em Bé chính là giải pháp mà mẹ đang tìm kiếm !

  • Mẹ click TẠI ĐÂY để xem danh sách nhà thuốc bán sản phẩm Kem EmBé chính hãng
  • Click VÀO ĐÂY để đặt mua Kem EmBé chính hãng giao tận nhà hoặc điền vào PHIẾU ĐẶT HÀNG bên dưới.