Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

phòng cúm cho bé

Bí quyết giúp mẹ phòng cúm mùa đông cho bé

Hệ miễn dịch non nớt của bé rất dễ bị tổn thương do thời tiết khắc nghiệt của mùa đông khiến bé dễ mắc các bệnh đường hô hấp, đặc biệt là cảm cúm. Bởi vậy, cha mẹ không chỉ tìm cách giữ bé ấm trong mùa đông mà còn phải chú ý tới việc làm sao phòng cúm cho bé trong giai đoạn này.

Dưới đây là một vài “bí quyết” đơn giản giúp mẹ chủ động phòng cúm cho con trong những ngày đông giá lạnh. Các mẹ hãy cùng tham khảo và áp dụng để chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của con yêu nhé:

phòng cúm cho bé
Nước chanh mật ong giúp trẻ tăng sức đề kháng, phòng trống cảm cúm mùa đông

Nước chanh, mật ong

Đây là một trong những đồ uống hữu hiệu trong việc phòng tránh cảm cúm mùa đông cho bé. Vitamin và những kháng thể tự nhiên có trong chanh và mật ong sẽ là trợ thủ đắc lực giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể của bé, đồng thời giữ ấm cho bé trong những ngày đông giá lạnh đấy mẹ nhé. Mẹ hãy pha một thìa mật ong với khoảng 300ml nước ấm và thêm một vài giọt nước chanh để tăng vị ngọt thơm cho thứ nước giải khát tuyệt vời này nhé.

Những món có hàm lượng cao protein

Mùa đông là lúc hệ miễn dịch phải làm việc cật lực nhất. Một chế độ ăn uống với quá ít protein sẽ khiến hệ miễn dịch của bé suy yếu, không có khả năng chống bệnh tật, trong đó có cảm cúm.

Rửa tay thường xuyên

Đây là mẹo giữ vệ sinh cơ thể mà bé cần thuộc và làm theo hàng ngày. Bé rửa tay với xà phòng diệt khuẩn là cách để loại bỏ vi khuẩn và virus dẫn tới nhiều bệnh ở các bé.

Một chế độ ăn giàu kẽm

Kẽm là chất dinh dưỡng tuyệt vời để làm khoẻ hệ miễn dịch. Một chế độ ăn uống giàu chất kẽm hoàn toàn có khả năng tránh cảm cúm cho bé trong mùa đông lạnh. Mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé thông qua chế độ ăn hàng ngày với những món ăn từ rau củ xanh và hải sản hoặc cho bé uống bổ sung thực phẩm chức năng có chứa kẽm nhé.

cảm cúm trẻ nhỏ
Các loại nước ép củ quả giúp bổ sung vitamin tự nhiên, tốt cho sức khỏe của bé

Cho bé uống các loại nước ép củ quả

Nước ép củ quả là mẹo để làm khoẻ hệ miễn dịch ở bé. Nước ép củ quả giúp tống khứ những chất độc ra khỏi cơ thể bé. Nói cách khác, không chỉ trong mùa đông mà bất kể mùa nào trong năm, mẹ cũng nên thường xuyên cho bé dùng nước ép củ quả để bé luôn khoẻ mạnh.

Vận động

Ở bé, cơ quan như phổi luôn cần được “làm sạch”. Và các hoạt động thể chất ở bé chính là phương pháp tuyệt nhất để phổi khoẻ mạnh và “sạch sẽ”. Vận động giúp bé đổ mồ hôi liên tục và đây cũng là cách để bé tránh khỏi cảm cúm. Đổ mồ hôi cũng sẽ lấy đi những độc tố ra khỏi cơ thể của bé.

Ngủ đủ giấc

Hãy đảm bảo rằng bé cần được ngủ đủ giấc, thiếu ngủ hoặc ngủ giờ giấc thất thường gây hại cho bé nhiều hơn cha mẹ vẫn tưởng. Thiếu ngủ không chỉ khiến bé mệt mỏi, xanh xao, gầy sút cân mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé.

Vitamin C

Vitamin C là một trong những loại vitamin cần thiết bậc nhất cho cơ thể của bé. Mẹ hãy cho bé ăn nhiều rau củ quả tươi giàu vitamin C để tăng cường chức năng miễn dịch cho bé, tránh các loại bệnh đường hô hấp.

Bé bị muỗi đốt để lại vết thâm, làm sao đây?

Bé bị muỗi đốt để lại vết thâm mẹ nên xử lý như thế nào? Dưới đây là 4 bí quyết mẹ có thể áp dụng để cải thiện những vết thâm cho bé nhanh chóng nhé!

1. Nước chanh

Không chỉ giúp làm mờ các vết thâm do mụn, nước chanh còn giúp cho những vết thâm khi bị muỗi đốt nhanh chóng biến mất. Vitamin C tự nhiên có trong chanh tươi sẽ giúp da tẩy trắng tự nhiên mà không lo để lại sẹo.

bebimuoidotdelaitham
Dùng một lượng nhỏ nước chanh tươi để làm mờ thâm

2. Khoai tây

Một phương pháp trị thâm hữu hiệu cho bé khi bị muỗi đốt chính là khoai tây. Mẹ chỉ cần cắt khoai tây thành những lát mỏng, chà lên vùng da bé vừa bị muỗi đốt sẽ làm sáng vùng da này hơn

3. Chườm lạnh, chườm nóng

Nếu bé bị muỗi đốt chưa lâu và được mẹ phát hiện ran gay, các mẹ có thể sử dụng đá chườm ngay lên nốt muỗi vừa đốt để làm dịu cảm giác đau, ngứa. Sau đó, mẹ có thể lấy khăn chườm nóng để tan vết thâm do máu tụ tại nơi vừa bị muỗi đốt.

bebimuoidotdelaitham
Ngay sau khi bị muỗi đốt, mẹ nên chườm đá để giảm thâm da cho bé

4. Thảo dược

Cách tiện dụng, an toàn và hiệu quả nhất để làm mờ các vết thâm do muỗi đốt là mẹ nên sử dụng các loại kem chống muỗi từ thảo dược, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không nhất thiết phải cần đến những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, ngay cả với sản phẩm trong nước có đăng ký và chất lượng đã được kiểm định như kem EmBé.
Kem em bé với thành phần dược liệu thiên nhiên không chỉ giảm ngay cảm giác ngứa rát mà còn ngăn ngừa hình thành vết thâm do muỗi đốt. Kem EmBé với thành phần tinh chất nghệ nano siêu hấp thu được ví nhu khánh sinh tự nhiên có tính kháng viêm mạnh, làm giảm sưng tâý. Ngoài ra, tinh nghệ nano còn kích thích tái tạo tế bào da, giúp nhanh liền sẹo, ngừa vết thâm do côn trùng đốt.

bebimuoidotdelaitham
Kem EmBé chứa thành phần tinh nghệ nano giúp mờ vết thâm nhanh chóng và hiệu quả

Bên cạnh đó, kem EmBé còn chứa thành phần Cúc La Mã là thảo dược chứa các dược chất: Tinh dầu Volatide, Flavonoid tự nhiên và Chamazulence đặc hiệu giúp nhanh hết mẩn ngứa ở da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tinh chất Cúc La Mã được ví như corticoid từ thiên nhiên vừa có thành phần kháng sinh vừa kháng viêm mạnh mẽ. Do đó, bạn không cần sử dụng một sản phẩm chứa corticoid hay các thành phần dược chất gây hại đến làn da bé mà vẫn làm dịu được cảm giác ngứa, đồng thời ngăn vết thâm không hình thành trên da bé.
Vậy là các mẹ đã có được câu trả lời cho thắc mắc: Bé bị muỗi đốt để lại thâm, cần làm gì để khắc phục rồi ạ.

viêm phổi

Nhận biết viêm phổi ở trẻ nhỏ vào mùa đông

Trong thời gian gần đây, do thời tiết trở lạnh nên có rất nhiều trường hợp trẻ phải nhập viện do bị viêm phổi. Điều đáng lo ngại là nhiều trẻ phải nhập viện trong tình trạng nặng, đặc biệt là trẻ viêm phổi phải tiến hành thở máy. Tình trạng này khiến nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về tình trạng sức khỏe của con em mình. Thế nhưng, đa phần phụ huynh vẫn còn chủ quan và chưa biết cách chủ động nhận biết các dấu hiệu bệnh viêm phổi ở trẻ để kịp thời phát hiện và điều trị.

viêm phổi
Thời tiết trở lạnh rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh về hô hấp, đặc biệt là viêm phổi

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là một dạng nhiễm trùng phổi, có thể do nhiều vi sinh vật khác nhau gây ra, bao gồm vi khuẩn, virus và ký sinh. Bệnh có thể xuất hiện khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Vào thời điểm này, dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng béo bở cho vi trùng, khiến chúng nhanh chóng sinh sôi, nảy nở, tạo thành những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn.

viêm phổi trẻ nhỏ
Ho và sốt cao liên tục là những biểu hiện đầu tiên của viêm phổi

Nhận biết viêm phổi

Viêm phổi thường bắt đầu sau khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng (nhiễm trùng mũi hoặc họng). Các triệu chứng của viêm phổi thường bắt đầu sau đó 2-3 ngày, bao gồm:

– Trẻ sốt cao và kéo dài trong 2 – 3 ngày liên tục
– Nhịp thở nhanh hơn bình thường
– Rút lõm lồng ngực: Đây là triệu chứng của trẻ đã bị viêm phổi nặng. Cách để cha mẹ phát hiện duy nhất là nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm vào khi trẻ hít vào. Nếu chỉ phần mềm giữa xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì không phải là rút lõm lồng ngực.
– Cơ thể tím tái: Tím tái là biểu hiện cơ thể trẻ, có thể nhận biết triệu chứng ở mặt, chân, tay cho đến toàn thân có biểu hiện da nhợt nhạt và tím lại thì đó là dấu hiệu của rối loạn hô hấp. Trẻ có hiện tượng này có nghĩa là đang viêm phổi nặng, nếu không được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời rất dễ để lại biến chứng, thậm chí là tử vong.

Ngoài ra, trẻ bị viêm phổi có thể gặp phải môt số triệu chứng khác như: Trẻ khó thở, thở khò khè; Đau ngực, có thể đau ít hoặc nhiều; Môi khô, kèm theo mệt mỏi chán ăn

cấp đông thực phẩm

Những điều mẹ cần lưu ý khi cấp đông thực phẩm ăn dặm cho con

Hiện nay, việc chế biến sẵn và cấp đông thức ăn dặm cho bé dùng dần đã và đang trở thành xu hướng của các mẹ công sở bận rộn. Việc này sẽ giúp mẹ cũng như mọi người trong gia đình tiết kiệm thời gian chế biến và nấu nướng. Nhưng liệu mẹ đã biết cách cấp đông và rã đông thực phẩm tốt nhất, sao cho đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng cho bé chưa?

Hãy cùng tìm hiểu môt vài lưu ý cần thiết khi cấp đông đồ ăn dặm cho bé để đảm bảo dinh dưỡng an toàn cho con yêu mẹ nhé:

cấp đông thực phẩm
Cấp đông thức ăn dặm cho bé giúp mẹ tiết kiệm thời gian hơn khi chăm con

Lợi ích của việc cấp đông thực phẩm ăn dặm cho trẻ

Không nói thì ai cũng biết, lợi ích hàng đầu của việc cấp đông thực phẩm là tiết kiệm thời gian chế biến và nấu nướng cho mẹ, đồng thời vẫn đảm bảo thành phần dinh dưỡng cho bữa ăn của bé. Bên cạnh đó, việc làm này cũng tạo sự tiện lợi cho người chăm sóc bé khi mẹ vắng nhà. Và nhờ đó mẹ cũng có thể yên tâm hơn khi không có nhiều thời gian để trực tiếp chăm con mỗi ngày.

Thực phẩm nên cấp đông trong bao lâu là tốt nhất

Thực phẩm cấp đông nên được sử dụng càng sớm càng tốt để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng và độ an toàn cho hệ thống tiêu hóa của trẻ. Nếu mẹ không có thời gian và bắt buộc phải làm nhiều một lần để trẻ ăn dần thì cũng không nên để thực phẩm cấp đông quá 1 tuần mới cho bé sử dụng. Ngoài ra, mẹ cũng nên dán giấy ghi chú lên hộp thực phẩm để có thể dễ dàng phân biệt loại thực phẩm và thời gian sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho bé.

Không cho nước vào thực phẩm cấp đông

Đối với các loại rau củ mẹ không nên cho nước vào trước khi cấp đông, vì khi rã đông thực phẩm này trở nên lỏng hơn. Chưa kể cho nước vào khiến chúng bị loãng và mất đi vị ngon.

thực phẩm cho bé
Mẹ nên dùng khay chia ngăn, có nắp để chứa riêng từng loại thực phẩm cấp đông

Quy trình cấp đông thực phẩm

Mẹ nên chuẩn bị khay có nhiều ngăn và có nắp đậy hoặc túi zip để chứa riêng từng loại thực phẩm cần cấp đông. Trước khi cấp đống, đối với các loại củ bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ, rau làm sạch thái nhỏ. Sau đó mẹ cho vào hấp chín tất cả các loại rau củ. Khi thực phẩm chín, mẹ cho vào máy xay xay nhuyễn từng loại, phân loại và cho vào ngăn cấp đông, ghi chú. Đối với các loại thịt, hải sản, mẹ hấp chín và xay nhuyễn, cấp đông tương tự rau củ.

Những thực phẩm nên và không nên cấp đông

Không phải thực phẩm nào cũng cấp đông được mẹ nhé. Mẹ có thể cấp đông các thực phẩm như: Cháo, cơm nát, các loại mì (mì udon, bánh mì); Các loại củ quả như: cà rốt, bí đỏ, khoai tây, su su, bí, củ cải…; Các loại rau như: cải bó xôi, bông cải, rau dền…; Các loại thịt như: thịt gà, thịt bò, heo, cá, tôm, cua, mực…; Các loại nước dùng như: súp rau củ, dashi… Và không thực hiện cấp đông đối với các loại thực phẩm như: Cà chua; Đậu hũ; Sữa bò; Trái cây và các loại rau sống.

thực phẩm tốt cho bé
Mẹ cũng nên ghi chú loại thực phẩm và thời gian sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con yêu

Các bước rã đông thực phẩm đúng chuẩn

Nếu rã đông thực phẩm không đúng cách cũng sẽ làm thực phẩm biến chất, mất dinh dưỡng và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ. Dưới đây là các cách rã đông thực phẩm đúng cách.

Rã đông thực phẩm bằng lò vi sóng

Cách rã đông tốt nhất với thực phẩm ăn dặm của trẻ là cho vào lò vi sóng khoảng 5 phút trước khi mẹ chế biến thực phẩm cho trẻ. Lò vi sóng sẽ rã đông rất nhanh, đặc biệt là thịt. Trong điều kiện làm nóng khô và nhanh bằng lò vi sóng, thực phẩm sẽ giữ được mùi vị tươi ngon như ban đầu.

Mẹ lưu ý, khi rã đông, mẹ đổ thực phẩm ra một chén nhỏ, sau đó đổ thêm khoảng 10ml nước vào chén và cho vào lò vi sóng để thực phẩm mềm và sánh hơn.

Rã đông thực phẩm bằng phương pháp hấp

Nếu không có lò vi sóng, mẹ có thể hấp thực phẩm trong xửng hấp hoặc nồi cơm điện có xửng hấp. Cách này tuy không giữ được chất dinh dưỡng tốt hơn lò vi sóng nhưng cũng là giải pháp thay thế an toàn trong việc rã đông thực phẩm ăn dặm.

Chế biến thực phẩm ngay sau khi rã đông

Sau khi ra đông mẹ cần phải chế biến thực phẩm ngay. Vì thực phẩm ăn dặm là thực phẩm chín, nếu để lâu sẽ bị vi khuẩn tấn công, chất dinh dưỡng mất dần, không tốt cho sức khỏe, hệ tiêu hóa của trẻ.