Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

trẻ ăn dặm 3

Thực đơn ăn dặm giàu DHA cho bé khỏe mạnh, thông minh hơn

DHA là một acid béo thuộc nhóm omega-3, cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác, tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ phát triển dị ứng của bé. Nếu DHA được bổ sung sớm và liên tục sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho sự phát triển của bé. Vì thế, mẹ nên cân nhắc đến việc bổ sung DHA cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ tối đa cho sự phát triển toàn diện của con yêu.

Với các bé sơ sinh, ngoài việc bổ sung DHA thông qua các sản phẩm sữa bột, sữa công thức… mẹ cùng có thể tăng cường DHA thông qua các món ăn dặm giàu dinh dưỡng được kemembe.vn giới thiệu dưới đây nữa nhé:

trẻ ăn dặm 1

Bột sữa bí đỏ

Bí đỏ hay bí ngô chứa nhiều vitamin A, B, C, E, D và nhiều khoáng chất như silic, phốt-pho , đường tự nhiên. Trong khi sữa lại giàu vitamin, khoáng chất, DHA… và bột gạo chứa nhiều protein, chất béo, chất xơ, axit amin, vitamin B1, B3, B6. Sự kết hợp hoàn hảo giữa 3 thành phần giàu dinh dưỡng này không chỉ đem đến cho bé cưng nhà bạn một bữa ăn giàu dinh dưỡng mà còn ngon mắt, ngon miệng.

Để chế biến món ăn này, mẹ cần chuẩn bị: 40g bột gạo, 20g bí đỏ, 20g sữa bột, 1 thìa cà phê dầu ăn, 250ml nước.

Cách làm

Bí đỏ nấu chín, tán nhuyễn với 1/3 bát nước. Cho bí đỏ cùng bột gạo và 2/3 bát nước còn lại và bắt đầu khuấy đều tay khi nấu trên bếp để bột không bị vón cục. Sau khi khuấy xong bắt hỗn hợp lên bếp và nấu cho bột vừa chín. Nhấc xuống cho dầu ăn vào khuấy đều, để cho bột nguội bớt. Cho sữa vào từ từ, khuấy cho sữa hòa đều với bột. Bạn khuấy cho đến khi không còn thấy sữa nữa là món bột sữa bí đỏ đã hoàn chỉnh. Để nguội vừa ấm rồi cho bé thưởng thức.

trẻ ăn dặm 2

Cà rốt nghiền

Cà rốt không chỉ giàu vitamin A, C và muối khoáng tự nhiên mà còn là nguồn cung cấp carotene tự nhiên cho bé.

Cách làm

Cho cà rốt vào chảo hấp với vừa đủ nước cho đến khi cà rốt thật mềm. Lưu ý không nên dùng lại nước hấp cà rốt cho trẻ dưới 8 tháng tuổi vì nước có thể đã nhiễm nitrat. Xay nhuyễn cà rốt, thêm nước nếu cần để đạt được hỗn hợp sệt mịn.

Bột tôm dừa xiêm

Món ăn dặm được chế biến từ gạo lức, dừa xiêm và tôm tươi này sẽ cung cấp các vitamin nhóm B, A, D và E cùng các khoáng chất vi lượng như canxi, phốt-pho, i-ốt, kẽm, chất béo, chất xơ, axit amin…cho con yêu.

Để nấu bột tôm dừa xiêm cho con mẹ cần chuẩn bị: 20g bột gạo lức, 20g bột gạo thường, 40g thịt tôm băm nhuyễn và 250ml nước dừa xiêm.

Cách làm

Cho tôm băm nhuyễn và bột gạo vào nước dừa, khuấy tan, bắc lên bếp nấu sôi và khuấy đều cho bột chín. Nhắc xuống để ấm vừa rồi cho bé thưởng thức.

trẻ ăn dặm 3

Bột tôm và rau cải ngọt

Rau cải ngọt chứa nhiều protein, carotene, vitamin C. Trong tôm chứa nhiều vitamin A và D, các khoáng chất như canxi, phốt-pho, i-ốt, kẽm. Bột gạo chứa nhiều protein, chất béo, chất xơ, axit amin, vitamin B1, B3, B6.

Với món này, mẹ cần 40g bột gạo, 20g cải ngọt băm nhuyễn, 20g thịt tôm băm nhuyễn 250ml nước và 1 thìa cà phê dầu ăn.

Cách làm:

Tôm băm nhuyễn hòa với 1/3 bát nước rồi đánh tan. Lấy phần tôm đã đánh tan trộn với với bột gạo, rau cải ngọt và 2/3 bát nước còn lại. Khuấy đều lên sau đó bắc lên bếp nấu chín. Nhắc xuống trộn đều với dầu ăn, để nguội sau đó cho bé thưởng thức.

trẻ làm việc nhà 1

8 nguyên tắc cha mẹ cần nhớ khi dạy con làm việc nhà

Làm việc nhà là phương pháp hay nhất để trẻ vận động cơ thể và hình thành nhiều tính cách tốt cho tương lai. Từ đó cha mẹ có thể giáo dục con biết quý trọng thành quả lao động của mình và của người khác. Các con sẽ có cơ hội được rèn luyện những kỹ năng sống cơ bản giúp con tự tin hơn. Thế nhưng, để dạy trẻ làm việc nhà sao cho tốt cũng đòi hỏi cha mẹ cần có sự kiên nhẫn và tuân thủ những nguyên tắc nhất định.

trẻ làm việc nhà 1
Dạy con làm việc nhà là cách rèn luyện tính tự lập và biết chia sẻ cho con

1. Dạy con từ rất sớm

“Tre non dễ uốn, tre già uốn nổ” là châm ngôn cha mẹ cần nhớ khi dạy con. Muốn hình thành thói quen tự giác cho con, cha mẹ cần dạy trẻ ngay từ sớm (bắt đầu từ lúc bé được 1 tuổi). Bởi càng dạy sớm, việc con làm càng nhanh chóng trở thành thói quen. Cha mẹ nên cho con bắt đầu với những nhiệm vụ khả thi đơn giản như bỏ rác vào thùng, thu dọn đồ chơi hay tự gấp chăn màn trong phòng ngủ của bé…

2. Không chê bai nếu con làm không tốt

Trẻ con luôn muốn được khen và động viên. Bởi thế, khi giao việc cho con mà con hoàn thành dù tốt hay chưa tốt, cha mẹ cũng nên dành cho bé một lời động viên hoặc khích lệ ở mức vừa phải để khơi dậy sự hào hứng cho con. Chỉ cần mẹ khen con làm tốt hoặc tỏ thái độ ngạc nhiên theo kiểu: “Ơ, con làm được à, ở tuổi con, mẹ chưa làm được đâu”… cũng đủ làm các bé vô cùng sung sướng và hãnh diện rồi.

trẻ làm việc nhà 2
Tuyệt đối không trả tiền cho con khi giao việc nhà cho bé

3. Không trả tiền công cho con khi con làm việc nhà

Mẹ chỉ nên dừng ở việc ngợi khen đúng cách, động viên đúng lúc và hướng dẫn bé làm việc nhà chứ không nên dùng tiền để trả công cho bé. Bởi nếu bạn trả công cho con khi con làm việc nhà, con sẽ mặc định việc đó là của bố mẹ, khi con thích hoặc cần tiền thì con sẽ làm, không thì thôi. Càng về sau, khi cơn lười biếng dâng lên, con sẽ càng tức tối, khó chịu khi phải làm việc nhà. Đến lúc đó mọi lời dạy bảo trở nên đã quá muộn.

4. Đảm bảo tính công bằng trong khi giao việc

Trẻ em thường có tâm lí so sánh ích kỉ. Vì thế khi giao việc cho con, tốt nhất nên đặt ra độ chục đầu mục công việc, yêu cầu mỗi thành viên trong gia đình chọn vài đầu mục. Cho con chọn trước, sau đó yêu cầu tất cả mọi người thực hiện cho đúng. Dĩ nhiên, cũng cần cân nhắc những công việc phù hợp với con.

Ví dụ: Nếu bố cũng đi đổ rác và quét sân thì con sẽ không cảm thấy khó chịu khi rửa bát. Hoặc tối nay con rửa bát thì tối mai mẹ rửa. Giao khoán hẳn một công việc cho bé thường sẽ khiến bé ghét công việc và bực bội.

5. Giao quyền cho con

Ở một số công việc nhà, khi con đã đủ lớn, cha mẹ có thể giao cho con quản hẳn việc đó như kiểu quản gia. Con có quyền chia sớt việc thành nhiều công đoạn nhỏ và giao cho mỗi người một phần, cách đó sẽ khiến con cảm thấy mình được tôn trọng và sẽ có trách nhiệm cao với công việc được giao.

Ví dụ: Chuẩn bị Tết, khi con đã lên cấp 2, mẹ có thể giao cho con việc lên kế hoạch sắm Tết. Mọi thứ nên được lập kế hoạch nghiêm chỉnh ra giấy, ghi tên người thực hiển rõ ràng.
Sau khi con làm xong, mẹ cho ý kiến chỉnh sửa, hỏi toàn bộ các thành viên trong gia đình. Sau đó cứ theo bản phân công mà làm và giao cho con làm tổng chi huy. Các cha mẹ đừng lo, lũ bé sẽ làm việc nghiêm túc và trách nhiệm lắm đấy.

6. Chia sẻ cùng con

Khi con lớn, việc nhà của con sẽ tăng dần. Các cha mẹ cần phải dành thời gian chia sẻ với con. Các công việc sẽ dần được chuyển giao toàn bộ cho chúng nhưng lâu lâu mẹ rửa bát hoặc quét nhà, phơi quần áo thì bé sẽ rất vui.

trẻ làm việc nhà 3
Hãy dành cho bé những lời ngợi khen đúng cách và đúng lúc để kích thích sự hứng thú và tự giác của con

7. Ghi nhận

Ở mọi nơi mọi lúc, khi nói đến việc nhà là nhấn mạnh tầm quan trọng của con. Tuy con có lúc lười biếng nhưng chắc chắn chúng đóng góp công sức rất nhiều. Vì thế, nếu chúng cứ âm thầm làm mà không được ghi nhận thì chúng sẽ chóng oải thôi.

8. Kiên nhẫn

Cha mẹ hãy chấp nhận bát bị rửa bẩn (lúc này có thể đổi phong cách một chút như: tráng bát nước sôi trước khi ăn cho đảm bảo), hay nhà lau không sạch hoặc quần áo lâu không được giặt trong một thời gian đầu… Nếu lâu lâu con lên cơn lười, mẹ đừng lao vào làm giúp con ngay mà cần có chút đàm phán, nhắc nhở. Thỉnh thoảng phạt. Như vậy con sẽ hiểu trách nhiệm việc nhà và biết không thể thể ỉ lại vào mẹ được.

lamdungthuoccorticoidboichobekhibimuoidot2

Mẹ Việt lạm dụng thuốc corticoid bôi cho bé khi bị muỗi đốt

Muỗi đốt khiến bé khó chịu và mẹ sốt ruột tìm phương án khắc phục. Đa số phụ huynh sử dụng các sản phẩm trị muỗi đốt dạng xịt hoặc bôi mà không quan tâm tới thành phần của thuốc. Thậm chí, nhiều mẹ lạm dụng thuốc corticoid bôi cho bé khi bị muỗi đốt. Liệu còn phương án nào tối ưu hơn? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Dùng thuốc corticoid – lợi bất cập hại

Các mẹ thường lạm dụng thuốc corticoid bôi cho bé khi bị muỗi đốt trong một thời gian dài mà không chú ý hoặc không quan tâm tới thành phần của sản phẩm. Corticoid là một chất kháng viêm và chống dị ứng mạnh nhưng chỉ nên được sử dụng trong một thời gian ngắn khi có chỉ dẫn từ bác sĩ.

lamdungthuoccorticoidboichobekhibimuoidot
Chỉ nên sử dụng những sản phẩm rõ thành phần, nguồn gốc, xuất xứ

Chị Lê Thị Thanh (Thanh Xuân, Hà Nội) có con trai 5 tuổi từng phải đối mặt trực tiếp với hậu quả của corticoid trong thuốc bôi trị muỗi đốt. Chị Thanh chia sẻ, chị từng sử dụng rất nhiều sản phẩm trị muỗi đốt cho bé, sau đó chị được giới thiệu 1 loại thuốc mỡ bôi thì vết muỗi đốt rất nhanh biến mất. Tuy nhiên sau 2 tháng sử dụng, bàn chân và tay của bé xuất hiện những mảng da khô và bong vảy. Chị Thanh tá hỏa cho bé đi khám da liễu mới biết con mình dị ứng corticoid.

Chị Lan Phương (Hoài Đức, Hà Nội) cũng sử dụng một loại thuốc trị muỗi đốt dạng xịt cho con gái. Chị Phương rất tin tưởng khi sử dụng sản phẩm này bởi nó được quảng cáo trên truyền hình. May mắn cho chị và con gái khi đưa bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ phát hiện những nốt phỏng nhỏ do muỗi để lại như thủy đậu, chị Phương mới biết đó là tác dụng phụ của thuốc xịt

Corticoid kẻ thù vô hình với làn da bé.

Theo TS. Bác sĩ Nguyễn Như Lan (Bệnh viện Da liễu Trung ương): Corticoid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Những tác hại khi dùng corticoid thường gặp ở những trẻ dùng corticoid liều cao hoặc dùng dài ngày, có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến thượng thận và làm trẻ chậm phát triển. Với những thuốc bôi ngoài da như thuốc chữa chàm thể tạng hoặc thuốc trị muỗi đốt cũng có thể gây hại cho trẻ với hậu quả thường gặp nhất là teo da.

lamdungthuoccorticoidboichobekhibimuoidot2
Corticoid – con dao hai lưỡi khiến da lành thành mẩn ngứa nghiêm trọng hơn và nhiều tác dụng phụ khác

Bên cạnh đó, corticoid có thể gây ra hội chứng Cushing ở trẻ em với biểu hiện dễ tăng cân, béo phì không cân đối, tích tụ mỡ ở phần bụng và mặt, sau gáy và cổ, còn phần tay chân thì lại gầy và dường như không thay đổi so với trước đây.

Corticoid còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể nên trẻ dễ bị nhiễm trùng (lao phổi, nấm da, zona, thủy đậu…), loãng xương (xương bị mất chất vôi, mỏng dần nên rất dễ bị gãy), làm trẻ chậm phát triển chiều cao, dẫn đến bị lùn.

Do đó, để tránh bị lạm dụng thuốc corticoid bôi cho bé khi bị muỗi đốt, việc đầu tiên mẹ nên làm là vệ sinh vết muỗi đốt, tránh để bé gãi làm vết ngứa lan rộng. Bên cạnh đó, mẹ có thể sử dụng các phương pháp chống muỗi tự nhiên để hạn chế muỗi đốt bé như: trồng xả quanh nhà, đốt vỏ bưởi, vỏ quýt, vỏ bưởi để tránh muỗi, bổ sung cho trẻ vitamin B2 qua bột gạo, bột mì, nấm, khoai tây, các loại đậu,…

lamdungthuoccorticoidboichobekhibimuoidot
Nhà có trẻ nhỏ không thể thiếu kem EmBé

Ngoài ra, để trị muỗi đốt cho bé, bạn có thể sử dụng sản phẩm thoa ngoài da để làm dịu vùng da sưng, ngứa. Kem em bé có thể là gợi ý an toàn và phù hợp với làn da nhạy cảm của bé yêu. Nhờ thành phần chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như tinh chất nghệ siêu hấp thu: nano curcumin, tinh chất cúc la mã cùng các thành phần dược liệu có tính kháng viêm, tiêu sưng tốt, làn da của bé sẽ nhanh chóng phục hồi đồng thời ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn tại các vùng da bị tổn thương. Đặc biệt trong những ngày lạnh hanh như hiện nay, sử dụng Kem em bé cho bé yêu nhà bạn còn có tác dụng làm mềm, dưỡng ẩm cho da bé. Như vậy, không cần tới corticoid, các mẹ vẫn giữ cho da bé mịn màng, khỏe mạnh.

giấc ngủ của bé 1

Làm sao để chuyển đổi thói quen từ ngủ cũi sang ngủ giường cho con

Trong nhiều gia đình, việc chuyển đổi cho con từ việc ngủ cũi sang giường trở thành một “cuộc chiến” thực sự giữa bố mẹ và con cái. Bố mẹ muốn con cái tự lập, để cả con cùng bố mẹ đều có không gian riêng. Trong khi, các bé lại vẫn muốn được ngủ ở cũi, cùng phòng với bố mẹ. Với những mẹo đơn giản dưới đây, bố mẹ sẽ giúp quá trình chuyển từ ngủ ở cũi sang ngủ ở giường của bé trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

giấc ngủ của bé 1
Việc chuyển đối thói quen cho bé từ ngủ cũi sang ngủ giường thường gặp những khó khăn trong thời gian đầu

1. Chuyển đúng thời điểm

Nhiều bậc cha mẹ thường có xu hướng cho con ngủ giường và ngủ phòng riêng từ rất sớm. Tuy nhiên, việc làm này chưa hẳn đã là tốt và rèn được tính tự lập cho bé. Việc mẹ chuyển bé từ ngủ cũi sang ngủ giường quá sớm, đặc biệt lại là giường ở phòng riêng không chỉ khiến bé sợ hãi, quấy khóc mà còn không đảm bảo an toàn cho con.

Lời khuyên dành cho các mẹ là cứ giữ các con ngủ trong cũi nếu điều đó an toàn và bé ngủ ngon. Còn nếu con bạn cố gắng trèo ra khỏi cũi của mình, đã đến lúc đổi sang một chiếc giường cho bé.

2. Mua giường ngủ to

Bạn có thể khuyến khích và tạo sự hào hứng cho con yêu, để bé tự giác ngủ giường bằng cách đề nghị con chọn một chiếc giường theo ý bé. Bạn cũng có thể đưa bé đi chọn bộ đồ giường mới, và chính những đồ chăn – ga – gối mới ấy sẽ giúp con bạn yêu quý nơi ngủ mới của mình hơn rất nhiều.

3. Phòng trường hợp bé ngã

Vì vẫn quen ngủ trong cũi, bé tập đi không quen với việc ngủ trên một chiếc giường không có thành che chắn. Vì thế, điều quan trọng là bạn phải có biện pháp an toàn trong trường hợp bé chẳng may lăn ra khỏi giường. Ví dụ, bạn có thể đặt gối trên sàn nhà, vì giường cách mặt đất không nhiều nên chỉ cần đặt một vài chiếc gối bên cạnh giường để tránh việc bé có thể lăn và rơi xuống sàn. Thêm vào đó, những đề xuất khác như đặt một tấm nệm trên mặt đất, hoặc sử dụng gối ôm để chặn bé xung quanh giường cũng được gợi ý.

bé ngủ
Mẹ nên thiết lập một số yếu tố bảo vệ quanh khu vực ngủ của bé để đảm bảo an toàn cho con

4. Chặn cửa

Sau khi được sang ngủ giường, các bé thường thích khám phá những giới hạn mới của sự tự do. Để ngăn chặn những lần lang thang đêm muộn khi bạn đã ngủ say nếu bé ngủ riêng, bạn hãy tạo một chốt chặn ở cửa phòng để bé không thể mở ra đi lung tung. Ngoài ra, việc đặt chút đồ chơi trong phòng cũng giúp thu hút bé ngồi chơi ở trong phòng hơn.

5. Cho con lên giường ngủ khi đã mệt

Việc đảm bảo con bạn cảm thấy mệt mỏi và muốn đi ngủ có thể sẽ giúp bé nhanh chóng chìm vào giấc ngủ dù ở trong môi trường ngủ mới. Hãy chắc chắn bé nhà bạn đã rất mệt mỏi và kiệt sức, bằng cách chơi thêm một số trò chơi trước khi đi ngủ, tắm nhiều hơn bình thường trong những đêm đầu tiên thay đổi. Lúc ấy đặt con lên giường nằm, bé hẳn gần như đã ngủ ngoan ngoãn rồi.

6. Hãy nhất quán

Nhiều bà mẹ chia sẻ rằng việc kiên định và nhất quán là rất quan trọng đối với quá trình tập ngủ giường cho bé đang tập đi. Hãy nhớ, khi chuyển cho bé ngủ giường, bạn nên thường xuyên kiểm tra để đảm bảo con vẫn đang trong ngủ trên giường trong vài đêm đầu tiên. Tuy không phải là một thử thách thú vị vì nó đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn, nhưng sự kiên định là “chìa khóa” then chốt cho một quá trình chuyển đổi từ ngủ ở cũi sang giường nhanh chóng và dễ dàng.