Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Điểm mặt 10 loài côn trùng nguy hiểm với bé cưng

Trẻ nhỏ thường hiếu động, ưa khám phá, hoạt động vui chơi bên ngoài và thường chưa biết cách đề phòng các loại côn trùng. Thế nên các mẹ cần lưu tâm đến các phản ứng của trẻ cũng như biết cách sơ cứu kịp thời khi trẻ bị côn trùng đốt. Đặc biệt là một số trường hợp vết đốt do một số loại côn trùng với độc tính cao, có khả năng đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của trẻ nhỏ.

Xem thêm:

10 loại côn trùng nguy hiểm với bé

Dưới đây là 10 loại côn trùng nguy hiểm phổ biến tại Việt Nam mà các bậc phụ huynh cần lưu ý:

con trung dot
Trẻ em thường là đối tượng tấn công chủ yếu của côn trùng

Muỗi: Đây là loại côn trùng phổ biến nhất và cũng là loài côn trùng nguy hiểm nhất. Bởi muỗi là loài trung gian truyền các dịch bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét… rất nguy hiểm. Theo thống kê, hàng năm trên thế giới có tới hơn 725.000 trường hợp tử vong do mắc sốt xuất huyết.

Ruồi trâu: Những vết đốt của loài côn trùng này thường gây cho trẻ cảm giác đau nhức dai dẳng trong nhiều ngày, có thể dẫn đến sốt cao và cp giật, rất nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của bé.

Bọ xít hút máu: Loài côn trùng nguy hiểm này mới phổ biến trở lại trong thời gian gần đây. Chúng có thể tấn công cả người lớn và trẻ nhỏ. Chúng truyền ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi vào cơ thể người qua những vết đốt, gây nên bệnh Chagas với những biểu hiện rất nguy hiểm và có thể phát tán khắp cơ thể thoogn qua đường máu. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể trở thành mạn tính gây nghẽn mạch máu dẫn đến tử vong.

Sâu róm: Loài côn trùng này thường phát triển mạnh vào mùa hè. Chúng thường không tấn công trực tiếp bằng những vết đốt mà chủ yếu là do da bé bị dính lông gai của sâu róm. Vết thương do lông gai của sâu róm gây ra có thể tạo cảm giác đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc.

Một số trường hợp trẻ bị côn trùng đốt dạng này có thể gây dị ứng toàn thân như nổi mề đay, mẩn ngứa. Hiếm gặp hơn với những triệu chứng khác bao gồm sưng hạch, nhức đầu, hạ huyết áp, sốt và co giật.

be bi con trung dot
Côn trùng đốt thường gây ra những tổn thương lâu lành trên da bé

Bọ chét, rận: các vết đốt của chúng gây đau nhói, sưng tấy, sốt, nổi mẩn đỏ.

Nhện: vết đốt của nhện thường khiến da phồng rộp, sưng đỏ và đau nhức. Đôi khi gây chóng mặt, sốt.

Rết: nọc độc của rết tuy không gây chết người nhưng khiến người bị cắn cảm giác cực kỳ đau đớn, những triệu chứng đi kèm bao gồm nôn mửa, và sốt.

Kiến lửa: vết đốt của kiến lửa mang lại cảm giác nhói buốt dai dẳng. Nọc độc của một số loài kiến lửa có thể gây chóng mặt, hoa mắt, thở gấp, sốc.

Ong: một số loại ong gây chết người chỉ với trên 10 vết chích như ong vò vẽ, ong đất. Trong trường hợp bị ong đốt quá nhiều vết đốt, hoặc nạn nhân có cơ địa mẫn cảm mạnh; nạn nhân sẽ bị tím tái, trụy tim mạch,… dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Sơ cứu khi bị côn trùng đốt

Tùy thuộc cơ địa từng trẻ, cũng như tùy loại côn trùng mà phản ứng của trẻ với các vết cắn, đốt sẽ khác nhau. Có thể trẻ bị côn trùng đốt sưng đỏ nhưng cũng có trường hợp chỉ mẩn ngứa nhẹ. Do đó, phụ huynh cần nhận biết đúng vết cắn, đốt của các loại côn trùng, theo dõi các phản ứng của trẻ để xử trí kịp thời.

Trường hợp nhẹ hoặc trung bình (sưng đỏ, ngứa khu trú tại vết cắn hoặc xung quanh vết cắn): nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra, rửa sạch vết thương với xà phòng diệt khuẩn. Sau đó sử dụng thuốc bôi chuyên trị côn trùng cắn giúp làm giảm sưng đỏ, dịu cảm giác ngứa, rát.

Chọn lựa loại thuốc kháng viêm an toàn rất quan trọng do làn da của trẻ còn non nớt nên các bác sĩ thường khuyến cáo các bậc phụ huynh sử dụng các loại thuốc kháng viêm nhẹ, ít tác dụng phụ, được chiết xuất từ các thành phần thảo dược thiên nhiên, đặc biệt là nano curcumin.

kemembe
Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm kem bôi trị côn trùng có thành phần tự nhiên để an toàn cho bé

Nano curcumin là một hoạt chất có tính kháng viêm được chiết xuất từ củ nghệ vàng, tác dụng ngay tại vùng da cần điều trị. Nano curcumin dạng phân tử siêu nhỏ, siêu thẩm thấu, tác dụng nhanh vào các lớp tế bào da, mang đến tác dụng nhanh chóng và có thể giảm thiểu tối đa tác dụng phụ toàn thân so với các loại thuốc, kem bôi da có Corticoid thông thường. Hoạt chất nano curcumin này có rất nhiều trong thành phần của sản phẩm Kem EmBé.

Đây là loại kem bôi da dành riêng cho bé giúp khắc phục các tổn thương da do viêm da, hăm da, muỗi đốt, côn trùng đốt, mẩn ngứa… Sản phẩm được chiết xuất từ nano curcumin và các thành phần thảo dược thiên nhiên như: tinh chất cúc la mã, tinh dầu hạnh nhân và vitamin E. Kem EmBé hoàn toàn không chứa Corticoid và paraben, đảm bảo dịu nhẹ, an toàn với làn da em bé.

Trường hợp nặng: nếu nhận thấy trẻ có các triệu chứng như: khò khè khó thở, nôn, sốt kéo dài, phù nề toàn thân, nổi ban đỏ, tim đập nhanh, ngủ li bì…, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.

giúp bé thông minh

9 việc cha mẹ nên làm để con thông minh từ sơ sinh

Sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ không chỉ xuất phát từ quá trình học tập mà còn qua những hoạt động hàng ngày mà trẻ tiếp thu được nhờ thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác. Để giúp con phát triển trí tuệ toàn diện, cha mẹ hãy cùng tham khảo và thực hành những bí quyết dưới đây mỗi ngày nhé!

chăm trẻ thông minh

Tương tác với bé

Theo các nhà khoa học, các bé rất thích được quan tâm, âu yếm và chơi cùng cha mẹ và những người thân quen. Mặt khác, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những kết nối yêu thương cũng như sự tương tác giữa mẹ và bé sẽ cung cấp cho bé nền tảng cơ bản để phát triển kỹ năng tư duy cao hơn của mình. Do đó, cha mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn mỗi ngày để tương tác với bé, giúp bé thông minh hơn mẹ nhé.

Trò chuyện cùng bé

Lắng nghe, trò chuyện với bé hay thậm chí là đọc sách cho con nghe sẽ củng cố cũng như tăng cường khả năng giao tiếp và ngôn ngữ ở bé. Trẻ được nghe đọc sách từ nhỏ có thể phát triển mối quan tâm lâu dài trong việc đọc, học tập tốt và thành công trong cuộc sống khi trưởng thành. Đọc sách là một trong những hoạt động quan trọng nhất để giúp trẻ thông minh hơn.

Tạo điều kiện cho bé phát triển đồng đều cả hai bán cầu não

Bán cầu não trái với sở trường lý luận, logic và ngôn ngữ, trong khi bán cầu não phải thiên về sự sáng tạo và nghệ thuật. Để con được phát triển đồng đều, mẹ nhớ kích thích cả khả năng ngôn ngữ và sáng tạo của con bằng cách trò chuyện và cùng chơi với bé mỗi ngày.

giúp bé thông minh

Hãy để cho bé được vui chơi

Khi bé chơi đùa cũng là lúc bé đang tạo ra nền tảng cho các kỹ năng về trí tuệ, xã hội, thể chất cũng như cảm xúc. Khi bé chơi với các bạn khác cũng giúp bé học được cách kết hợp các ý tưởng, ấn tượng và cảm giác với mọi người xung quanh. Mẹ hãy tạo cơ hội và môi trường rộng mở để bé được vui chơi, tiếp xúc với mọi người nhiều hơn nhé.

Khuyến khích bé rèn luyện hằng ngày

Hoạt động thể chất không chỉ giúp bé khoẻ mạnh hơn mà còn giúp bé trở nên thông minh hơn! Các bài tập giúp tăng cường lưu lượng máu lên não và sản sinh các tế bào thần kinh mới. Nó không chỉ có lợi cho trí thông minh trong giai đoạn trưởng thành mà quan trọng hơn, còn có tầm ảnh hưởng lâu dài đến bộ não của trẻ đang trong giai đoạn phát triển.

Cho bé nghe nhạc và tiếp xúc với âm nhạc nhiều hơn

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nghe nhạc có thể tăng cường trí nhớ, sự tập trung, động lực và học tập. Nó cũng làm giảm căng thẳng, nhân tố mà có thể phá hoại đến sự phát triển bộ não của trẻ. Việc học chơi một nhạc cụ nào đó cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy về tỷ lệ; lập luận mang tính chất không gian, thời gian, tạo nền tảng cho toán học trừu tượng.

Nếu có thể, cha mẹ nên cho bé làm quen với piano trước. Sau khi đã có thể đọc các nốt nhạc và chơi cùng lúc trên 10 nốt, thì việc bé học bất cứ loại nhạc cụ nào khác sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Vì vậy, cho dù là nhạc cụ nào thì việc bắt đầu cho bé học khi còn nhỏ là điều hết sức quan trọng.

Hãy là tấm gương cho con

Trẻ em thường học bằng cách mô phỏng lại hành vi của người lớn. Nếu bé thấy bố mẹ chăm chú đọc sách, viết văn, chơi nhạc hay thực hiện những hoạt động sáng tạo khác, bé sẽ bắt chước theo. Và như vậy, quá trình đó sẽ giúp bé trở nên thông minh hơn.

giúp bé thông minh

Cho bé ăn uống đúng cách

Những thực phẩm có lợi cho sức khỏe sẽ giúp phát triến sự thông minh ở trẻ. Một chế độ ăn giàu protein (trứng, cá, thịt, đậu, lạc, …) giúp bé nâng cao sự tập trung, tỉnh táo và tư duy nhạy bén hơn. Carbohydrate đóng vai trò như nguồn năng lượng cung cấp cho não để tư duy tốt hơn. Nó chứa trong các thực phẩm nguyên hạt và hoa quả. Tuy nhiên, đường và carbohydrate đã qua chế biến lại có ảnh hưởng xấu đến khả năng chú ý, sự tập trung và mức độ hoạt động của bé. Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất cũng rất quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.

Đưa bé ra ngoài chơi

Cha mẹ có thể tham khảo một số nơi như bảo tàng và các địa điểm du lịch. Khi bé đã đủ lớn, hãy dẫn đến những nơi bé có thể học hỏi, khám phá những điều kỳ thú chẳng hạn như công viên, khu vui chơi. Những chuyến đi du lịch trong nước hay nước ngoài cũng là những lựa chọn tuyệt vời dành cho cha mẹ.

Không chỉ chăm sóc bữa ăn cho bé, mẹ hãy chú ý tới sức khỏe làn da của bé nhé. Làn da nhạy cảm sẽ khiến bé khó chịu, biếng ăn nếu gặp phải bất cứ vấn đề nào. Mẹ hãy chọn Kem EmBé – sản phẩm chống viêm thảo dược, an toàn, chuyên biệt cho làn da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là giải pháp cho các vấn đề trên da bé: Rôm sảy, Chàm sữa, Hăm da hay Muỗi đốt nhé!

trẻ uống sữa công thức

Lưu ý khi mẹ cho trẻ uống sữa công thức

Ngày nay, rất nhiều ông bố bà mẹ lựa chọn cho con sử dụng sữa công thức kèm theo sữa mẹ hoặc thay cho sữa mẹ. Thế nhưng, việc cho con uống sữa công thức như thế nào cho đúng cách hay sử dụng sữa công thức cho con cần lưu ý những gì thì chưa hẳn mẹ nào cũng biết.

Dưới đây là một vài lưu ý cần thiết cho mẹ khi sử dụng sữa công thức cho con để đảm bảo sức khỏe của bé:

sữa công thức
Trẻ sơ sinh uống sữa công thức có thể ăn ít bữa hơn bình thường​

Trẻ sơ sinh uống sữa công thức cần phải ăn ít hơn

Nếu trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thì thời gian giải lao giữa các bữa ăn là tương đói ngắn. Nhưng với trẻ uống sữa công thức thì giờ giải lao giữa các bữa ăn sẽ dài hơn, có thể lên đến 3 hoặc 4 giờ, ngay cả khi em bé còn nhỏ và thời gian ngủ có thể dài hơn. Bởi sữa công thức làm từ sữa bò khó tiêu hóa hơn sữa mẹ, tạo cho bé cảm giác no bụng có thể kéo dài nhiều giờ. Do đó, mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều bữa để đảm bảo khả năng tiêu hóa và sức khỏe đường ruột của con.

Không nhất thiết phải làm ấm sữa trước khi cho bé bú

Pha sữa với nước ấm và làm ấm sữa trước khi cho bé bú là thói quen cố hữu của các mẹ. Thế nhưng, việc làm này chưa hẳn đã tốt. Hâm nóng chai trước khi bé uống không có lợi cho sức khỏe. Nó đơn giản chỉ là vấn đề về hương vị – một số bé thích sữa ấm, trong khi những bé khác thích lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng. Cho bé làm quen với việc uống sữa ở nhiệt độ bình thường sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều công sức trong thời gian dài. Vì vậy, bạn nên xem xét việc cho bé uống sữa nguội hoặc ở nhiệt độ phòng ngay từ khi bắt đầu, và xem thử phản ứng của trẻ để điều chính cách pha sữa cho con.

Nếu bé không thích, và bạn cần phải hâm nóng sữa cho trẻ, thì nên lưu ý: đừng dùng lò vi sóng làm nóng sữa. Bởi lò vi sóng làm sữa nóng không đều, có thể làm bỏng da bé. Thay vào đó, mẹ có thể làm ấm chai trong một cái bát hoặc nồi nước nóng (không phải đang sôi) hoặc sử dụng một chai thiết kế đặc biệt cho việc làm ấm sữa.

uống sữa công thức
Mẹ có thể dùng máy hâm sữa chuyên dụng hoặc dùng nước nóng để làm ấm sữa cho con

Nên đổ bỏ sữa thừa

Các mẹ thường tiết kiệm, giữ lại phần sữa thừa để đếm bữa sau hâm lại cho bé uống. Thế nhưng, đây là thói quen hoàn toàn không tốt cho bé. Bởi nếu bé uống không hết sữa, vi khuẩn từ nước bọt của bé có thể sinh sôi trong bình sữa, không tốt cho bé khi uống lại. Nếu bạn cảm thấy tiếc số sữa phải bỏ đi thì hãy cân đối lại lượng sữa pha cho bé trong mỗi bữa và có thể pha sữa mới cho bé uống thêm khi bé đói.

Thành phần dinh dưỡng trong các loại sữa công thức là như nhau

Bố mẹ thường cảm thấy khó khăn khi chọn sữa công thức cho con vì thịt trường sữa công thức quá đa dạng với nhiều thương hiệu khác nhau, nhiều loại và mức giá để lựa chọn. Thế nhưng, tin tốt dành cho bạn là thành phần dinh dưỡng trong các loại sữa công thức hầu như là như nhau.

Công thức sữa công thức được quy định bởi Cục Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì đòi hỏi các nhà sản xuất phải bao gồm 29 chất dinh dưỡng cụ thể trong mỗi khẩu phần, từ protein, chất béo cho đến sắt và canxi. Một số nhà sản xuất bổ sung thêm axit béo DHA và ARA, cần thiết cho sự phát triển trí não của bé. Thêm nữa, Viện hàn lâm Nhi khoa Mĩ cũng khuyến cáo các bà mẹ tăng cường cho con uống sữa có nhiều chất sắt hơn trong năm đầu tiên của bé. Ngay cả đối với các loại sữa công thức chuyên biệt dành cho trẻ sơ sinh thiếu cân, trẻ không dung nạp được lactose hoặc bị trào ngược thực quản thì những quy định áp dụng cho các loại sữa ấy cũng tương tự. Vì vậy, cho dù bạn đang cho trẻ uống bất kì loại sữa công thức nào cũng nên yên tâm vì chúng đều chứa thành phần dinh dưỡng cần thiết.

Sữa công thức làm cho phân của bé sẫm màu và có mùi nặng hơn

Bố mẹ thường lo lắng khi thấy một số bất thường trong chất thải của bé như: có mùi nặng hơn, đậm màu hơn, và rắn hơn… Tuy nhiên, những vấn đề này là hoàn toàn bình thường khi trẻ uống sữa công thức và mẹ hoàn toàn không cần lo lắng vì vấn đề này.

trẻ làm việc nhà

Lưu ý khi dạy trẻ làm việc nhà

Làm việc nhà là phương pháp hay nhất để trẻ vận động cơ thể và hình thành nhiều tính cách tốt cho tương lai. Nếu được bố mẹ hướng dẫn và giao nhiệm vụ làm những việc nhà phù hợp với độ tuổi từ ngày còn nhỏ, trẻ sẽ có thêm rất nhiều cơ hội để học hỏi, phát triển các kỹ năng, rèn luyện sự khéo léo, tính bền bỉ và tinh thần trách nhiệm. Tuy nhiên, việc dạy con làm việc nhà như thế nào cho đúng cách và hiệu quả lại không hề đơn giản. Nó đòi hỏi cha mẹ phải có những kỹ năng và tuân thủ những quy tắc nhất định.

Hãy cùng kemembe.vn tham khảo một vài lưu ý hữu ích duwois đây để vệc dạy con làm việc nhà trở nên dễ dàng và thú vị hơn mẹ nhé.

trẻ làm việc nhà
Dạy trẻ làm việc nhà là một trong những bí quyết rèn tính tự lập cho con

Để trẻ bắt chước

Ở giai đoạn từ 18 tháng tuổi trở lên, trẻ rất tò mò, muốn tham gia làm mọi thứ, kể cả việc bắt chước người lớn làm việc nhà. Thế nhưng, việc làm của bé lúc này thường tạo ra nhiều rắc rối hơn là sự hữu ích. Trẻ có thể được khuyến khích làm việc nhà từ rất sớm, thậm chí từ lúc 18 tháng tuổi. Ở độ tuổi này, Thế nên, để dạy và khuyến khích bé làm việc nhà,mẹ có thể hướng dẫn bé tìm hiểu về các chi tiết đồ vật, phân biệt các loiaj củ quả… Và nếu bé có lỡ làm sai, bố mẹ cũng cần kiềm chế, không la mắng hay chê trách, hãy cứ để trẻ tham gia một cách tự nhiên và giải thích những lỗi sai của bé nhé.

Biến việc nhà thành trò chơi

Với con trẻ, không gì thích thú hơn mọi thứ đều là trò chơi. Bố mẹ có thể cùng đóng vai, chơi với con tạo cho con có thói quen làm việc nhà. Bạn có thể giả vờ mình là chú cún con trong rạp xiếc, một con robot trong phim hành động, một siêu nhân trong truyện tranh để lượm rác, thu dọn búp bê, xe tăng.

Trẻ rất giàu tưởng tượng và chấp nhận những tưởng tượng dễ dàng. Bạn hãy để cho trẻ được tưởng tượng chiếc thùng rác là một con thú đang đói ăn, đôi giày là con ngựa chinh chiến đường xa cần phải được tắm rửa và nghỉ ngơi… Hãy sáng tạo những công cụ mới dành cho việc thu dọn. Phổ biến nhất có lẽ là sử dụng những chiếc xe đồ chơi để chất hàng hóa mang đi cất…

dạy trẻ làm việc nhà
Trẻ sẽ cảm thấy mình thực sự có ích nếu được giúp bố mẹ làm những việc nhà vừa sức

Khen ngợi kịp thời

Việc khen ngợi cần được xem như hành động công nhận trẻ đã hoàn thành công việc nào đó, cho dù chúng chỉ hoàn thành ở mức sơ sài nhất, đơn giản nhất. Hãy đưa ra những lời nhận xét tích cực sau mỗi việc mà trẻ đã làm. Ngoài ra, có thể động viên trẻ bằng các phần thưởng vật chất như con tự ăn cơm mẹ sẽ cho đi công viên, tự đi dép mẹ sẽ cho đi siêu thị chơi, và đặc biệt không nên khuyến khích trẻ bằng tiền vì làm cho trẻ hiểu không đầy đủ về giá trị của lao động. Hãy khoe các thành tích của bé với mọi người, khen ngợi khi con bắt đầu làm tốt và tỏ ra tự hào khi bé sắp thành người lớn để chúng có động lực cố gắng hơn. Làm như thế sẽ giúp bé sớm có tính tự lập và không dựa vào cha mẹ.

Phân công công việc cho từng thành viên

Trong gia đình nên phân công công việc cho từng thành viên để bé hiểu rằng mỗi người đều có trách nhiệm với công việc và hình thành thói quen làm việc, tính tự lập từ sớm. Bạn có thể giao cho bé nhiệm vụ lau bàn ăn, lấy chén bát ăn cơm, sắp xếp kệ dép gọn gàng mỗi ngày, xách những túi nhỏ khi đi siêu thị, … và nhắc nhở bé làm thường xuyên để hình thành thói quen tốt nhé. Khi bé đã quen việc rồi mỗi khi chuẩn bị dọn cơm dù đang chơi đùa hay làm việc gì bé cũng sẽ chạy tới phụ bố mẹ lau bàn ăn, lấy chén bát ngay đấy.