Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

trị hăm da ở trẻ

5 điều mẹ cần nhớ để da bé không bị hăm

Hăm da, hăm tã tuy không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng lại làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé, khiến bé hay quấy khóc, sụt cân, biếng ăn…Do đó, mẹ cần lưu tâm hơn nữa trong việc chăm sóc làm da nhạy cảm của bé để hạn chế tình trạng hăm da, giúp con yêu luôn thoải mái để phát triển toàn diện.

hăm da ở trẻ

Dưới đây là 5 lưu ý nhỏ dành cho mẹ, cần thiết với bất cứ cách trị hăm cho trẻ sơ sinh nào:

Thay tã thường xuyên

Vào mùa đông, bố mẹ thường cho bé đeo tã, đổng bỉm thường xuyên vì sợ con lạnh. Có không ít ông bố, bà mẹ vì ngại thay tã/ bỉm cho con mà để bé đeo cả ngày và nghĩ thế là bình thường. Nhưng trren thực tế, việc làm này của bố mẹ đã vô tình làm tổn thương da của bé. Bởi việc deo tã, bỉm lâu sẽ làm gia tăng thời gian tiếp xúc giữa da bé và các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé, gây kích ứng cho bề mặt da, từ đó dễ dàng dẫn đến chứng hăm tã. Vì vậy bố mẹ nên thay tã thường xuyên cho bé.

Chỉ nên dùng tã vải cho bé sơ sinh

Các mẹ nên lựa chọn sử dụng các loại tã vải có chất liệu 100% cotton tự nhiên, mềm mại, thô khoáng, không hóa chất, đặc biệt an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Tã vải thấm hút mồ hôi tốt, bề mặt tã thoáng khí, nhanh khô, tạo cho bé cảm giác thoải mái, an toàn. Ngoài ra, dùng tã vải, các bà mẹ còn tiết kiệm được chi phí gấp 10 lần so với tã giấy dùng một lần. Đây vừa là cách giúp mẹ phòng chống hăm da cho bé, không phải nghĩ đến việc chữa hăm da cho trẻ sơ sinh như thế nào mà vẫn tiết kiệm được một khoản chi phí chăm con đáng kể.

trị hăm da ở trẻ
Vệ sinh da sạch sẽ cho bé là biện pháp tốt nhất để chống hăm tã

Vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay tã

Sau mỗi lần thay tã, bố mẹ nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô toàn bộ cơ thể bé. Điều này sẽ giúp bé tránh được việc tiếp xúc với các chất thải bám từ tã lên làn da non nớt, giúp phòng tránh hăm da hiệu quả.

Bảo vệ da bé từ quần áo

Để đảm bảo an toàn cho làn da non nớt của bé, cha mẹ nên chú ý tới các loại bột giặt và nước xả vải đang dùng trong gia đình. Nên hạn chế hoặc ít nhất là không nên sử dụng nước xả vải cho quần áo của bé và cả gia đình khi bé đang bị tổn thương da. Vì làn da sơ sinh non yếu, dễ kích ứng với các thành phần hóa chất trong nước xả gây tấy đỏ hoặc hăm da.

kemembe
Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp để chống hăm cho bé

Dùng sản phẩm chăm sóc da, chống hăm cho bé

Cha mẹ cũng nên lựa chọn một sản phẩm chăm sóc da chuyên dụng như kem chống hăm cho trẻ sơ sinh. Mẹphải đặc biệt lưu ý tới thành phần của sản phẩm. Không nên lựa chọn các sản phẩm có chứa corticoid để sử dụng thường xuyên cho bé vì các sản phẩm này có thể gây ra tác dụng phụ không tốt và gây teo da ở trẻ sơ sinh.

Mẹ có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Được chiết xuất hoàn toàn từ nano curcumin – tinh nghệ siêu thẩm thấu và các thảo dược thiên nhiên được tinh chiết từ cúc la mã, dầu hạnh nhân, vitamin E… với công thức dạng kem dịu nhẹ, Kem EmBé thẩm thấu nhanh vào từng lớp tế bào da, mang đến tác dụng tuyệt vời cho làn da của trẻ. Sản phẩm không chỉ có tác dụng kháng viêm, chống hăm mà còn có thể sử dụng trong các trường hợp da trẻ bị mẩm ngứa do viêm hoặc côn trùng đốt. Kem EmBé – tiện lợi cho mẹ, an toàn cho bé – giải pháp hoàn hảo để chữa hăm da cho trẻ sơ sinh và bảo vệ làn da bé toàn diện.

trẻ tự lập

Bí quyết hay giúp mẹ rèn tính tự lập cho trẻ

Tự lập là một trong những đức tính cơ bản được các bậc phụ huynh chú ý rèn luyện cho con mình ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Tự lập giúp con bạn sau này khi trưởng thành có thể bản lĩnh hơn, tự tin hơn, vững vàng hơn, thành công hơn trong cuộc sống và đặc biệt là bé có thể tự lo cho mình. Hy vọng 5 phương pháp hay giúp bố mẹ dạy trẻ tính tự lập dưới đây sẽ phần nào giải quyết được hiệu quả vấn đề này.

trẻ tự lập
Tự lập là một trong những đức tính mà cha mẹ cần rèn cho trẻ ngay từ nhỏ

Tách trẻ ra khỏi mẹ dần dần

Nếu như trước đây, các mẹ vì thương con mà thường xuyên ôm ấp trẻ trong lòng cho tới tận khi cai sữa. Cá biệt, có những trường hợp trẻ bám mẹ tới tận khi đi học tiểu học gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống của mẹ, của bé cũng như của cả gia đình. Trẻ quen hơi mẹ thường rất khó hòa nhập với thế giới xung quanh và thường không tự tin khi tiếp xúc với người khác. Chính vì vậy hãy tách trẻ ra khỏi mẹ dần dần ngày từ khi 5-6 tháng tuổi bằng cách buổi tối nên để trẻ ngủ riêng, việc làm này không chỉ giúp bé sớm có tính tự lập mà còn tốt cho sức khỏe của bé nữa đấy, đồng thời bạn cần để bé tự nằm chơi ngay sau khi cho bé bú, ăn xong, lúc đầu bé có thể sự hãi, khóc nhưng dần dần bé sẽ quen và có thể tự chơi một mình được.

Hướng dẫn trẻ tự làm những việc vừa sức

Ngay khi các bé còn nhỏ, bạn có thể hướng dẫn trẻ tự chơi một mình với đồ chơi mà không cần bố mẹ bên cạnh (nhưng bạn phải trông chừng các bé đấy), để trẻ tự xúc cơm ăn, tự thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong, tự lựa chọn áo quần để mặc hàng ngày hay xếp áo quần của chính các bé,… với những việc làm này bạn cần kiên nhẫn, không được nóng vội và hướng dẫn bé từ từ theo nhữn mục tiêu nhất định, ví dụ tuần này bạn hướng dẫn bé tự ăn thì tuần sau bạn hướng dẫn bé chọn áo quần, xếp đồ chơi, tự lấy bàn chải và kem đánh răng… cần phải luôn tạo cho bé một trạng thái tâm lý vui vẻ, thoải mái thì mới có kết quả tốt được.

Khi bé lớn lên, bạn sẽ hướng dẫn bé tự chăm lo cho chính mình như tự đạp xe đến trường, tự giặt áo quần hay có thể tự tay làm những món ăn đơn giản khi không có mẹ ở nhà, thậm chí là giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà đơn giản… đây chính là những kỹ năng hết sức cơ bản và quan trọng giúp bé tự chăm lo cho chính mình mà không cần sự nhắc nhở của bố mẹ đâu đấy.

rèn trẻ tự lập

Phân công công việc cho từng thành viên

Trong gia đình nên phân công công việc cho từng thành viên để bé hiểu rằng mỗi người đều có trách nhiệm với công việc và hình thành thói quen làm việc, tính tự lập từ sớm. Bạn có thể giao cho bé nhiệm vụ lau bàn ăn, lấy chén bát ăn cơm, sắp xếp kệ dép gọn gàng mỗi ngày, xách những túi nhỏ khi đi siêu thị,… và nhắc nhở bé làm thường xuyên để hình thành thói quen tốt nhé. Khi bé đã quen việc rồi mỗi khi chuẩn bị dọn cơm dù đang chơi đùa hay làm việc gì bé cũng sẽ chạy tới phụ bố mẹ lau bàn ăn, lấy chén bát ngay đấy.

Khen ngợi, động viên các bé

Việc khen ngợi cần được xem như hành động công nhận trẻ đã hoàn thành công việc nào đó, cho dù chúng chỉ hoàn thành ở mức sơ sài nhất, đơn giản nhất. Hãy đưa ra những lời nhận xét tích cực sau mỗi việc mà trẻ đã làm, cần hạn chế việc dùng những từ khen ngợi quá đáng cho một hành động đơn giản sẽ làm phản tác dụng, thay vào đó là những lời động viên tích cực như: con đánh răng sạch quá, miệng con rất thơm vì con đã đánh răng, cảm ơn con vì đã lau bàn ăn, lấy chén bát giùm mẹ, cảm ơn con vì đã xách đồ cho mẹ, con đi vệ sinh đúng nơi quy định rồi đó, hôm nay con xếp áo quần ngay ngắn quá, kệ dép nhà mình gọn gàng là nhờ con đấy nhé.

Ngoài ra, có thể động viên trẻ bằng các phần thưởng vật chất như con tự ăn cơm mẹ sẽ cho đi công viên, tự đi dép mẹ sẽ cho đi siêu thị chơi, và đặc biệt không nên khuyến khích trẻ bằng tiền vì làm cho trẻ hiểu không đầy đủ về giá trị của lao động. Hãy khoe các thành tích của bé với mọi người, khen ngợi khi con bắt đầu làm tốt và tỏ ra tự hào khi bé sắp thành người lớn để chúng có động lực cố gắng hơn. Làm như thế sẽ giúp bé sớm có tính tự lập và không dựa vào cha mẹ.

trẻ học tự lập

Luôn bên cạnh trẻ nhưng hạn chế sự trợ giúp

Vì các bé còn nhỏ nên rất cần tình yêu thương, sự bảo bọc của cha mẹ, do đó dù bạn muốn con tự lập thế nào vẫn phải để các bé hiểu bố mẹ luôn bên cạnh, che chở, ủng hộ các bé để chúng cảm thấy yên tâm mà “làm việc” nhé, nếu không dần dần trẻ sẽ nghĩ bố mẹ không thương yêu, không quan tâm chúng đấy.

Tuy nhiên, bí quyết thành công để dạy trẻ tính tự lập là bố mẹ cần kiên nhẫn, hạn chế sự trợ giúp đối với trẻ khi không thật sự cần thiết, đừng vì thấy trẻ làm mọi thứ lộn xộn hơn hay không thể tự ăn được mà xắn tay vào làm thay cho trẻ là bạn đã thất bại rồi. Tốt nhất hãy luôn bên cạnh, hướng dẫn, động viên để trẻ có thể ngày càng làm tốt hơn, hình thành nhiều thói quen tự lâp hơn nhé.

Mỗi đứa trẻ có một tính cách, thiên hướng khác nhau nên cách dạy dỗ của bố mẹ cũng cần có sự linh động, hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao. Sẽ có rất nhiều cách thức, phương pháp khác nhau để dạy trẻ tính tự lập nhưng 5 phương pháp hay giúp bố mẹ dạy trẻ tính tự lập trên đây là những phương pháp đóng vai trò cơ bản, nền tảng để bạn có thể vận dụng linh hoạt, phát triển hơn nhằm mang đến kết quả tốt hơn. Chúc các bạn dạy trẻ tính tự lập thành công và hiệu quả nhé.

Không chỉ chăm sóc phái triển thể lực và trí thông minh cho bé. Mẹ cần phải chăm sóc cho làn da và sức khỏe bé. Sản phẩm với nguồn gốc thiên nhiên, Kem EmBé là lựa chọn tuyệt vời cho mẹ khi chăm sóc da bé trong các trường hợp: Rôm sảy, hăm tã, chàm sữa, muỗi đốt..Tinh nghệ nano và tinh chất Cúc la mã giúp giảm sưng ngứa, trị viêm hiệu quả và an toàn cho làn da bé!

quạt sưởi cho bé

Lưu ý khi sử dụng quạt sưởi cho bé trong mùa Đông

Quạt sưởi là giải pháp được nhiều gia đình lựa chọn để làm ấm không khí vào mùa đông nhằm đảm bảo sức khỏe cho bé sơ sinh. Nhưng để sử dụng nó an toàn thì không đơn giản.

Sử dụng không đúng cách, quạt sưởi sẽ khiến không khí trong phòng khô nóng. Đặc biệt, nếu thường xuyên sử dụng quạt sưởi trong phòng kín sẽ khiến khí nóng ô nhiễm cứ luẩn quẩn không thoát ra ngoài. Nếu hít phải khí nóng ô nhiễm bé có thể bị khô mũi, khô miệng, nẻ mặt, khó thở. Bởi vậy, khi sử dụng quạt sưởi, mẹ cần tuân thủ một số lưu ý để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bé.

quạt sưởi cho bé
Quạt sưởi là giải pháp được nhiều mẹ lựa chọn để sưởi ấm cho bé vào mùa đông

Những lưu ý khi sử dụng quạt sưởi cho bé sơ sinh

– Bật quạt sưởi trong phòng khoảng 10 phút khi chuẩn bị giường cho bé ngủ.
– Không đặt quạt sưởi chiếu trực tiếp vào người bé. Nên để cách xa giường khoảng 3m.
– Dùng chiếc gối làm lá chắn ánh sáng ở phía trên đầu bé nếu như đặt quạt ở phía đầu giường ngủ.
– Không bật – tắt đột ngột quạt sưởi. Không để ở mức sưởi lớn nhất, nên để ở mức trung bình.
– Khi bé ngủ được khoảng 2 tiếng thì mở hé cửa, độ rộng khoảng 1 gang tay. Điều này rất cần thiết vì quạt sưởi hoạt động sẽ đốt hết ôxi trong phòng. Nếu không mở hé cửa bé sẽ thiếu không khí để thở, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.

bảo vệ bé yêu
Mẹ cần tuân thủ những lưu ý nhất định để đảm bảo an toàn cho con

– Khoảng 2 tiếng mẹ nhỏ nước mũi cho bé lần. Dù để hé cửa bé sẽ vẫn bị khô mũi.
– Trước khi ngủ mẹ nên bôi kem chống nẻ cho bé (bôi lượt mỏng). Và tiếp tục bôi 1 lần nữa vào ban đêm.
– Thỉnh thoảng mẹ phải kiểm tra xem bé có bị nóng quá không, bằng cách sờ vào gáy bé. Nếu gáy ướt vì ra nhiều mồ hôi thì nên bỏ bớt chăn. Mình thường dùng 1 chiếc khăn sữa đặt trên mặt gối, khi khăn bị ướt mồ hôi của bé thì mình thay cái khăn khác. Khăn ướt tiếp xúc với bé lâu sẽ dễ gây cảm lạnh.
– Sử dụng kem dưỡng ẩm để tránh bé bị khô da và sần. Mẹ có thể sử dụng kem EmBé – sản phẩm chuyên biệt cho trẻ sơ sinh, giúp làm ẩm da, cung cấp độ ẩm cho da, phòng tránh chàm sữa trong mùa đông.

chữa đầy hơi ở trẻ

Mẹo hay giúp mẹ chữa đầy hơi, ợ hơi cho bé sau khi bú

Mẹ vẫn biết, trong khi bú bé có thể bị đầy hơi, khó chịu do nuốt phải không khí. Vì thế, việc vỗ ợ hơi cho bé đúng cách là việc làm rất cần thiết, không chỉ giúp bé hết khó chịu mà còn tránh được một số biến chứng có thể có do ợ hơi, đầy hơi ở trẻ.

chữa đầy hơi ở trẻ

Việc vỗ ợ hơi cho bé tốt nhất nên được thực hiện ngay khi bạn chuyển bé bú từ ngực này sang bên ngực còn lại hoặc khi bé bú được nửa bình sữa. Mẹ nên thực hiện vỗ ợ hơi cho bé ngya cả khi bé đang buồn ngủ. Để vỗ ợ cho bé, cách tốt nhất là bạn vỗ nhẹ lưng hoặc mát-xa nhẹ nhàng cho bé. Việc này thực sự quan trọng sau khi bé bú.

Bạn nên chuẩn bị thêm một chiếc khăn xô nhỏ hoặc khăn tay để phòng trường hợp bé bị trớ sữa. Khi bạn vỗ ợ hơi cho bé, hãy bế bé lên để bé tựa vào vai của bạn, bé cũng rất thích được bế ở vị trí này. Vỗ nhẹ nhàng, đồng thời xoa lưng của bé. Hãy luôn sẵn sàng khăn mềm để hứng và lau khi bé trớ nhé!

Và để hiểu đúng nhất về phương pháp và quy trình vỗ ợ hơi cho bé, các mẹ hãy cùng kemembe.vn tham khảo video hướng dẫn của chuyên gia dưới đây nhé.