Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

thói quen của trẻ 1

Bí quyết rèn thói quen ngăn nắp ở trẻ

Trẻ nhỏ rất thích chơi đồ chơi nhưng đa số các bé đều chưa biết tự ý thức dọn dẹp gọn gàng sau khi chơi khiến mẹ mệt mỏi thu dọn lại cho bé. Hãy cùng Kem EmBé tìm hiểu một vài bí quyết rèn thói quen ngăn nắp cho trẻ dưới đây để áp dụng với bé nhận mình và cảm nhận sự thay đổi từng ngày của bé mẹ nhé.

thói quen của trẻ 1
Trẻ nhỏ thường rất thích chơi đồ chơi nhưng lại chưa biết cách tự dọn dẹp đồ chơi của mình

Không mua quá nhiều đồ chơi cho bé

Cha mẹ thường có thói quen mua nhiều đồ chơi cho con và để chung vào một thùng đồ chơi của bé. Việc có quá nhiều đồ chơi khiến bé không biết chọn món nào để chơi. Và đây cũng là lí do khiến trẻ thường vứt đồ chơi khắp nhà. Để khắc phục vấn đề này, mẹ hãy rà soát lại đồ chơi của bé, cất bớt một số món và lấy ra cho bé chơi luân phiên để bé luôn có đồ chơi mới mà không vứt lung tung.

Phân loại đồ chơi và để riêng ra từng thùng

Mẹ không nên để tất cả các món đồ chơi của bé chung một thùng mà nên dùng các rổ nhựa, hộp nhựa hoặc kệ… để phân loại đồ chơi của bé. Điều này sẽ tránh được tình trạng bé phải đổ cả thùng đồ chơi ra sàn để tìm được món đồ mình thích. Việc này cũng giúp bé có ý thức trong việc để đồ chơi vào đúng vị trí mà bé đã lấy trước đó.

thói quen của trẻ 2
Để khắc phục điều này, mẹ nên hướng dẫn bé cách sắp xếp và cất gọn đồ sau khi chơi

Thỏa thuận với bé trước khi chơi

Đặt ra một số yêu cầu với bé trong giờ chơi như: Sau khi chơi xong một món đồ chơi nào đó cần cất món đồ đó đi rồi mới chọn món đồ khác để chơi hay vẽ xong thì phải cấy giá vẽ, bút, màu… vào đúng vị trí rồi mới đi chơi trò khác…

Giải thích cho bé lí do vì sao phải cất đồ chơi gọn gang và hứng dẫn bé cách cất đồ đúng chỗ

Quan sát và lắng nghe

Hãy quan sát và lắng nghe bé xem bé thích điều gì, bé cần điều gì ở bố mẹ, bé muốn tự làm một mình hay cùng làm với bố mẹ… để biết cách đồng hành cùng bé và hướng dẫn bé. Điều mà che mẹ cần lưu ý khi dạy con là phải thực sự kiên nhẫn. Cha mẹ cần hướng dẫn bé một cách từ từ và hướng dẫn vài lần liên tục mới có thể tạo được thói quen cho bé. Cha mẹ hãy cùng thử áp dụng những cách này và cảm nhận sự thay đổi trong ý thức và hành động của con từng ngày nhé.

chăm sóc bé

Những điều mẹ nên và không nên làm khi chăm con dưới 2 tuổi

Việc chăm sóc và nuôi dưỡng một đứa trẻ không hề dễ dàng. Để đảm bảo cho con yêu khôn lớn và phát triển toàn diện đòi hỏi người mẹ cần có những hiểu biết nhất định. Một vài lưu ý trong việc nên và không nên làm gì khi chăm sóc trẻ giai đoạn 2 năm đầu đời sẽ giúp ích cho mẹ.

chăm sóc bé
Làm mẹ là một hành trình ngọt ngào nhưng đầy vất vả

Những điều mẹ nên làm để con khỏe mạnh

1. Mẹ nên chế biến một lượng thức ăn vừa đủ với nhu cầu ăn của trẻ. Khi trẻ không ăn hết, nên bỏ phần thức ăn thừa. Vì phần thức ăn đó bị vi khuẩn xâm nhập rất nhanh.

2. Nên để bé tập ăn một loại thức ăn trong khoảng một tuần rồi mới chuyển qua loại thức ăn khác. Điều này sẽ giúp mẹ phát hiện xem bé có bị dị ứng với loại thức ăn nào không.

3. Nên dùng khay đá đựng thức ăn lỏng cho bé. Mỗi ô trong khay đá chứa được khoảng 28g thức ăn. Khi thức ăn để vào tủ lạnh đã đông cứng, lấy viên thức ăn ra khỏi khay, cho vào bao nylon kín. Thức ăn của bé bảo quản theo cách này có hạn sử dụng là 2 tháng.

4. Nên hấp rau và trái cây cho bé ăn để giữ được lượng vitamin và chất khoáng nhiều nhất. Các mẹ nên phân biệt rõ giữa việc hấp và luộc nhé.

5. Nên kiểm tra nhiệt độ thức ăn của bé bằng cách cho 1 thìa thức ăn chạm vào môi trên của mẹ. Thấy vừa miệng là được. Sau đó, mẹ nhớ rửa thìa lại trước khi cho bé ăn.

chăm bé dưới 2 tuổi

Những điều mẹ không nên làm

1. Không nên cho bé dưới 2 tuổi ăn các thức ăn như: đậu phộng, nho khô, bắp rang bơ, rau sống, trái cây chưa gọt vỏ.

2. Không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn củ cải đường, rau cải. Vì trong các loại rau này có nhiều chất nitrate tự nhiên, làm giảm huyết cầu tố của trẻ.

3. Không nên cho đường, muối, gia vị vào thức ăn của bé. Nếu mẹ cho bé ăn cùng gia đình, hãy lấy một phần thức ăn ra cho bé, rồi hãy nêm gia vị.

4. Không nên sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn cho bé. Vì ngay cả khi mẹ đã khuấy kỹ bát thức ăn vẫn còn có những chỗ dễ khiến bé bị bỏng.

5. Không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn trái cây nhiều acid như cam, quýt và dứa vì acid có hại cho hệ tiêu hóa non nớt của bé.

6. Không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn lòng trắng trứng vì bé đễ bị dị ứng và khó tiêu. Lòng đỏ trứng gà lại hoàn toàn tốt cho sự phát triển của bé.

7. Không nên hạn chế chất béo trong 2 năm đầu đời phát triển của bé chỉ vì mẹ lo sợ bé béo phì. Chất béo rất cần thiết cho sự phát triển của bé.

Không nên cho thức ăn loãng vào bình có lỗ núm vú lớn cho bé ăn đêm. Điều này nguy hiểm cho răng của bé và hình thành một thói quen ăn uống không tốt.

8. Không tự ý sử dụng các loại thuốc cho con nếu không có chỉ định của bác sĩ. Với các loại thuốc bôi da mẹ cần hạn chế tối đa thuốc chứa corticoid. Mẹ nên chọn các sản phẩm thiên nhiên như kem EmBé làm giải pháp cho các vấn đề viêm da trên da bé: Rôm sảy, hăm tã, chàm sữa, muỗi đốt.

thực đơn cho bé 1

Thực đơn hợp lý mỗi ngày cho bé từ 2 đến 3 tuổi

Đối với bé trong độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi, ngoài các bữa phụ như: cháo, súp, bún, phở, miến… trẻ đã có thể ăn được cơm. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn luôn băn khoăn liệu cho con ăn như thế đã đủ chất chưa, lượng cơm, thịt, rau củ cho mỗi bữa của bé như thế nào là hợp lí, cho con ăn như thế nào mới đúng…

thực đơn cho bé 1

Số bữa ăn hợp lí cho trẻ trong ngày

Với trẻ từ 2 đến 3 tuổi, mỗi ngày mẹ nên cho bé ăn 4 bữa gồm: 2 bữa chính và 2 bữa phụ. Hai bữa ăn chính của trẻ sẽ gồm cơm nát và thức ăn được chế biến từ thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, lạc, vừng, rau xanh và dầu mỡ. Hai bữa phụ bao gồm các món như: cháo, súp, bún, phở hoặc sữa. Ngoài ra, để tạo khẩu vị mới lạ và tăng cường vitamin, chất dinh dưỡng tự nhiên cho trẻ, cha mẹ có thể cho bé ăn thêm trái cây sau mỗi bữa ăn với lượng vừa phải theo nhu cầu của trẻ.

Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của con, mẹ nên chế biến thức ăn riêng cho con chứ không nên cho trẻ ăn chung thức ăn với người lớn. Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho bé ăn bánh kẹo, hoa quả, nước ngọt, bim bim… trước bữa ăn.

Lượng thực phẩm hợp lí trong ngày

– Tinh bột (cơm, bún, phở…): 150g đến 200g
– Thịt (mỗi bữa): 10g
– Rau xanh: 150g đến 200g
– Cá, tôm: 100g đến 150g
– Dầu mỡ: 40ml
– Sữa: 400ml đến 500ml

Thực đơn gợi ý

thực đơn cho bé 2-3 tuổi

dinh dưỡng cho bé 1

Bí quyết để trẻ ăn rau nhiều hơn

Tập cho bé ăn rau củ quả từ khi còn nhỏ không chỉ giúp bé yêu nhà bạn nhận được nhiều chất dinh dưỡng mà còn tránh tình trạng bé kén ăn khi lớn lên. Tuy nhiên, đa số các bé đều rất lười hoặc sợ ăn rau. Để khắc phục tình trạng này, mẹ hãy cùng Kem EmBé tìm hiểu một vài bí quyết đơn giản kích thích trẻ ăn rau nhiều hơn được đề cập trong bài viết dưới đây nhé.

dinh dưỡng cho bé 1
Rau củ rất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của trẻ

Lợi ích từ việc cho bé ăn rau

Rau không chỉ tốt đối với người lớn mà còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ. Rau củ chứa nhiều chất xơ, có tác dụng loại bỏ các chất dư thừa, bao gồm cả những chất gây ung thư quyện trong bã thức ăn ra khỏi cơ thể. Ăn nhiều rau cũng giúp trẻ tránh được bệnh béo phì, do lượng calo và chất béo có trong rau rất thấp. Không những thế, rau còn là nguồn cung cấp nước, các vitamin như A,C,D,E… và khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ như iot, magiê, natri, kali, canxi, florua…

Bí quyết giúp trẻ ăn rau nhiều hơn

1. Cho bé cùng chọn lựa thực phẩm

Đây là thói quen vô cùng tốt cho bé, mẹ có thể cùng bé vào siêu thị và lựa chọn các loại rau củ quả mà bé yêu thích, bên cạnh đó mẹ cũng có thể giới thiệu cho bé những tác dụng tuyệt vời từ các loại củ quả đó. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ để bé tự lựa chọn loại rau củ mà bé thích ăn trong ngày chẳng hạn, như vậy, bé sẽ có thêm sự hào hứng hơn với bữa ăn có rau củ của mẹ.

2. Tạo hình món ăn ngộ nghĩnh, bắt mắt

Cách này sẽ tạo sự hấp dẫn và thích thú cho bé khi ăn. Mẹ không tốn nhiều thời gian để thúc ép bé ăn mà chỉ cần đầu tư hình thức trang trí để món ăn thật hấp dẫn. Mẹ có thể kết hợp nhiều loại rau củ với màu sắc khác nhau để trang trí món ăn thành những hình dạng dễ thương như mặt trời, trái tim, chữ cái tên của bé, bông hoa, mặt cười, nhân vật hoạt hình…

rau củ cho bé
Những câu chuyện hoặc trò chơi sẽ có tác dụng với bé

3. Kết hợp rau củ với món khoái khẩu của bé

Để bé thích ăn rau củ hơn, các mẹ nên chế biến rau củ kết hợp cùng với những món ăn giàu dinh dưỡng mà bé thích như trứng, thịt băm, cá, thịt bò, mực…

4. Làm mới thực đơn mỗi bữa

Cách này không chỉ tạo sự mới lạ cho vị giác của bé mà còn giúp bé làm quen với nhiều loại rau củ khác nhau và bổ sung được nhiều dưỡng chất tự nhiên khác nhau, tốt cho sức khỏe.

5. Trò chơi rau củ

Bé rất thích chơi, vì vậy các mẹ hãy kết hợp những trò chơi rau quả để bé làm quen và thích thú để ăn thực phẩm này.

6. Kể chuyện, câu đố có rau củ quả

Một bí kíp khác giúp các bé yêu thích rau củ hơn là mẹ chơi trò kể chuyện cho bé nghe. Trong mỗi câu chuyện, mẹ hãy cố gắng thêm các loại rau củ vào để câu chuyện thêm sinh động như, muốn môi đỏ như bạch tuyết bé phải ăn táo, muốn có mái tóc dài óng ả như nàng công chúa tóc mây bé phải ăn thật rau xanh, hoặc muốn khỏe như siêu nhân bé phải ăn rau cải bó xôi, chân vịt,… nhờ vậy mà bé sẽ có thêm động lực sử dụng rau, củ quả hơn đó.

7. Cha mẹ làm gương cho bé

Để bé có thể yêu thích và ăn các loại rau củ thì trước hết, cha mẹ cũng cần phải tích cực sử dụng các loại thực phẩm đó, nhờ vậy mà bé cũng sẽ yêu thích “lây” món ăn từ cha mẹ.

8. Động viên, khen ngợi

Đừng quên khen ngợi bé khi bé ăn một loại rau củ nào nhé, dù là bé ăn trông ngon lành hay ăn trong gượng ép. Ban đầu, bé có thể không thích loại rau củ đó nhưng nhờ sự động viên của cha mẹ, bé sẽ thấy thích thú và dần yêu thích hơn. Sau một thời gian ăn quen, bé sẽ không còn ghét loại rau củ đó nữa.

dinh dưỡng cho bé 2
Cho bé nấu ăn cùng mẹ cũng là cách tạo thêm hứng thú cho bé khi ăn rau

9. Cho bé nấu ăn cùng mẹ

Mẹ có thể cho bé cùng nhặt rau, rửa rau củ quả… để bé tò mò muốn được thưởng thức những món ăn mà mình đã góp công chế biến cùng mẹ.

10. Mẹ cần thật kiên nhẫn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ không nên vội cất thức ăn khi nhìn thấy bé tỏ thái độ chán ghét, lắc đầu không chịu ăn. Mẹ phải thực sự kiên nhẫn trong cuộc chiến “bé và rau củ” này. Để bé yêu thích món ăn mẹ có thể “biến hóa” mỗi ngày như tạo ra các loại bánh trái cây, có thêm chút ngọt béo bé sẽ yêu thích hơn đó hoặc thay vì mẹ cho bé ăn rau xay cùng cơm thì để bé tự bốc ăn chẳng hạn. Chỉ cần mẹ kiên trì thì nhất định sẽ thành công thôi.