Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Cách phòng tránh muỗi đốt cho trẻ

6 lưu ý khi bé bị muỗi đốt ở mắt bố mẹ cần chú ý

Bé bị muỗi đốt ở mắt sẽ rất khó chịu, khóc nhiều, thậm chí là gãi gây tổn hại đến mắt. Một số mẹo và các lưu ý sau đây sẽ giúp mẹ xử lý vết đốt nhanh chóng để bé hết ngứa, hết đau, giảm sưng đỏ.

Xem thêm:

1. Triệu chứng khi bé bị muỗi đốt ở mắt

1.1. Triệu chứng khi trẻ bị muỗi đốt ở mắt

  • Vị trí nơi muỗi đốt bị sưng tấy, đỏ. Không chỉ vậy, vùng da xung quanh vết đốt cũng đỏ hẳn lên do làn da quanh mắt rất mỏng và nhạy cảm.
  • Bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, cứ đưa tay lên gãi vào vết cắn của muỗi.
  • Nếu không phát hiện kịp thời thì vùng da mắt có thể bị sưng nhiều hơn, trầy xước, thậm chí là chảy máu do bé gãi tác động mạnh lên da.

Mẹ cần nắm được các triệu chứng để khi bé bị muỗi đốt có thể nhanh chóng xử lý cũng như phòng tránh việc bé bị muỗi đốt dễ dàng hơn.

1.2. Hình ảnh trẻ bị muỗi đốt ở mắt

Triệu chứng bé bị muỗi đốt ở mắt
Triệu chứng bé bị muỗi đốt ở mắt
Muỗi đốt ở mắt gây sưng, ngứa
Muỗi đốt ở mắt gây sưng, ngứa
Xuất hiện các vết sưng đỏ ở vùng bị muỗi cắn
Bé bị muỗi đốt vào mí mắt
Hình ảnh bé bị muỗi đốt ở mắt
Bé cảm thấy ngứa ngáy khó chịu

2. Các bước xử lý ngay sau khi bé bị muỗi đốt ở mắt

Ngay khi vừa xác định chính xác trẻ bị muỗi đốt ở mắt gây ngứa, sưng mí mắt, khó chịu bố mẹ nên áp dụng các bước xử lý sau:

  • Không cho bé chạm tay vào vết muỗi đốt, không để bé gãi gây trầy xước.
  • Dùng khăn chấm nước ấm để chấm vào vết muỗi đốt nhằm làm giảm sự ngứa mà nó gây ra.
  • Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể chườm lạnh cho vết muỗi đốt. Dùng khăn mềm, sạch bọc đá lạnh, sau đó bỏ đá ra, lấy khăn lạnh chườm vào vết muỗi đốt.
  • Mẹ không nên bôi thuốc tùy tiện mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Mẹ cũng nên dỗ bé ngủ rồi bôi thuốc vào vết muỗi đốt để tránh bé dùng tay làm thuốc dây vào mắt. 

3. Mẹo chữa muỗi đốt ở mắt

Khi bé bị muỗi đốt ở mắt, mẹ có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ sau đây để xử lý vết đốt, giảm ngứa, đau cho bé.

3.1. Mẹo dân gian 

  • Sữa mẹ: Đối với trẻ vẫn đang trong giai đoạn cho bú sữa mẹ, mẹ có thể thoa 1 ít sữa lên vết muỗi. Những khoáng chất tự nhiên có trong sữa mẹ sẽ làm tiêu tan cảm giác đau ngứa, làm xẹp vết đốt nhanh chóng mà không lo gây hại.
  • Nước bọt: Thoa nước bọt lên vết đốt. Nước bọt có kiềm cao nên giảm được cơn ngứa nhanh chóng.
  • Đá lạnh: Giúp làm tê liệt một số dây thần kinh trong thời gian ngắn làm bé không còn cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên không nên chườm đá lâu vì hơi lạnh có thể tổn hại mắt.
  • Chanh: Giảm ngứa nhanh và kháng khuẩn tốt, hạn chế vết đốt lan rộng. Mẹ dùng tăm bông chấm một ít nước cốt chanh và thoa lên vùng muỗi đốt cho bé. Tuy nhiên mẹ chỉ nên dùng cách này khi bé đã ngủ vì có thể nó sẽ làm bé cảm thấy cay mắt, khó chịu.
  • Trà túi lọc: Sau khi đã dùng có thể dùng để đắp lên vết muỗi đốt. Vì trong trà có chứa chất Tanin có tác dụng đẩy dịch ra khỏi vết thương. Mẹ nên dùng túi trà còn ấm nóng sẽ có tác dụng nhiều hơn.
  • Ăn chuối: Có thể thu hút muỗi đốt nhưng vỏ chuối lại có công dụng giảm sưng, viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay vẫn chưa được khoa học chứng minh và xác nhận là chính xác, bố mẹ nên cân nhắc khi dùng.
  • Tỏi: Để trị muỗi đốt và hạn chế việc thu hút muỗi. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không phải trẻ nào cũng chịu được mùi tỏi, tỏi có thể gây cay mắt, mẹ cần xem xét chọn lựa phù hợp với bé.
  • Giấm táo: Thoa lên vết cắn cũng làm giảm sưng tấy nhanh chóng.
Túi lọc ấm giúp làm dịu vết muỗi cắn
Túi lọc ấm giúp làm dịu vết muỗi cắn

3.2. Dùng kem bôi ngoài da

Những mẹo trên tuy có thể giảm ngứa nhanh chóng nhưng không phải trẻ nào cũng phù hợp vì còn tùy thuộc vào cơ địa của từng trẻ. Thay vào đó khi bé bị muỗi đốt ở mắt, mẹ có thể dùng sản phẩm dưỡng da chuyên biệt dành cho trẻ nhỏ như Kem EmBé Plus. Kem EmBé Plus đã được Bộ Y Tế chứng nhận, không có Corticoid, Paraben, an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Để giảm nhanh tình trạng sưng ngứa khi bị muỗi đốt và ngăn ngừa thâm sẹo, mẹ nên sử dụng thêm cho bé kem bôi da thảo dược chuyên biệt dành cho trẻ nhỏ như Kem Em Bé Plus. Kem Em Bé Plus có chứa tinh chất Nghệ Nano và các thành phần nhập khẩu châu Âu (chiết xuất thông đỏ Pháp, chiết xuất Sữa dê) cùng công nghệ Aminovector làm dịu nhanh vết ngứa chỉ sau 5 phút. Sản phẩm giúp hết ngứa ngáy, tan dần sưng đỏ vết muỗi đốt, không để lại sẹo, vết thâm. Ngoài ra, Kem EmBé Plus còn mang đến khả năng dưỡng ẩm, làm mềm da, dịu mát da. Dạng tuyp nhỏ gọn, dễ mang theo và dùng bất cứ lúc nào.

Kem EmBé Plus cải thiện vết muỗi đốt ở mắt bé

4. Biến chứng khi trẻ bị muỗi đốt ở mắt

Mọi người thường nghĩ muỗi đốt là vấn đề rất nhỏ và nhanh chóng khỏi, nó không gây hại gì nhiều. Nhưng thực tế đã chứng minh, muỗi đốt có thể gây nên biến chứng, dẫn đến nhiều hệ lụy không ngờ, thậm chí là tử vong nếu không có biện pháp phòng tránh, điều trị kịp thời. Đặc biệt, trẻ nhỏ nếu bị muỗi đốt ở mắt sẽ rất nguy hiểm:

  • Vết cắn từ muỗi có thể bị sưng to khiến bé đau rát, khó chịu, mắt không mở được.
  • Nếu bé gãi, cào vào vết đốt có thể dẫn đến nhiễm trùng có mủ gây ảnh hưởng đến mắt.
  • Tình trạng nặng là có thể ảnh hưởng đến giác mạc, các dây thần kinh mắt làm bé không thấy đường tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Thế nên, các mẹ không nên chủ quan mà coi nhẹ việc bé bị muỗi đốt ở mắt.

Những biến chứng khi bé bị muỗi đốt ở mắt
Những biến chứng khi bé bị muỗi cắn ở mắt

5. Các lưu ý khi bé bị muỗi đốt ở mắt

  • Xem xét vết muỗi đốt, vị trí đốt, tình trạng nặng nhẹ
  • Nhanh chóng xử lý vết muỗi đốt bằng các biện pháp khoa học, các dụng cụ có sẵn tại nhà không để tình trạng nặng hơn
  • Tuyệt đối không được để bé chạm vào vết thương, gãi gây trầy xước sẽ khó điều trị hơn
  • Nếu thấy da bé dễ bị kích ứng, tình trạng có thể nặng thêm, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ, không nên tự ý điều trị tại nhà

6. Cách phòng tránh việc bé bị muỗi đốt

Mùa mưa đang đến, muỗi sinh nhiều hơn. Thế nên, mẹ cần có những biện pháp phòng tránh ngay từ bây giờ thay vì để đến khi bé bị muỗi đốt rồi mới bắt tay vào chữa trị.

  • Xung quanh nhà, nơi sinh hoạt không nên để nước đọng tạo điều kiện sinh sản cho muỗi.
  • Cần phun thuốc diệt muỗi, tẩy trùng chăn màn trong nhà, nhất là chăn màn của bé.
  • Những nơi nghi ngờ có thể là nơi muỗi đeo đậu sinh sống cần được dọn sạch.
  • Sáng sớm và trời vừa chập tối cần mặc quần áo dài cho bé, không để nhiều phần da bé đưa ra ngoài dễ bị muỗi cắn.
  • Buổi tối ngủ nên mắc màn, không để bé nằm cạnh mé màn dễ bị muỗi đốt
  • Các thực phẩm dùng hàng ngày cũng cần lưu ý, tránh các thực phẩm có thể dẫn dụ muỗi như chuối, các loại kẹo ngọt, bánh ngọt, bánh quy mặn, khoai tây chiên, các loại đậu, nho, bơ,…
Cách phòng tránh muỗi đốt cho trẻ
Cách phòng tránh muỗi đốt cho trẻ

Bé bị muỗi đốt ở mắt sẽ không nguy hiểm gây hại nếu mẹ biết cách điều trị kịp thời. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thế nên, mẹ cần hạn chế tối đa tình trạng bé bị muỗi đốt, vì da bé còn non yếu, muỗi đốt có thể gây để lại sẹo, vết thâm không tốt về sau.

Kem bôi da thảo dược Kem EmBé Plus

Kem Em Bé Plus là phiên bản cải tiến của Kem Em Bé New vẫn giữ nguyên “Bộ tứ thảo dược”: tinh chất Nghệ Nano, chiết xuất Rau má, chiết xuất Cúc La Mã, dầu quả Bơ, nay còn được bổ sung thêm chiết xuất Thông đỏ Pháp, Sữa dê. Bên cạnh đó, sản phẩm được ứng dụng công nghệ Aminovector nhập khẩu Pháp giúp giảm ngứa nhanh chỉ sau 5 phút.

Sản phẩm an toàn cho trẻ sơ sinh, mang đến công dụng: 

  • Giảm ngứa nhanh, dịu da trong các trường hợp: mẩn ngứa, muỗi đốt, rôm sảy, hăm da, côn trùng đốt,…
  • Dưỡng ẩm, làm dịu mát da và ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi da bị tổn thương.

Kem EmBé Plus – Kem bôi da thảo dược đa công dụng

Hướng dẫn sử dụng Kem EmBé Plus

Bước 1: Làm sạch vùng da bị tổn thương

Bước 2: Thoa Kem Em Bé Plus  lên vùng da bị tổn thương ngày 3 – 6 lần. Các trường hợp mẩn ngứa và sưng đỏ nặng có thể dùng 4-6 lần/ngày.

Kem Em Bé Plus được cấp phép của Bộ Y Tế, được các dược sĩ khuyên dùng và có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, giá bán lẻ 80.000 đồng/tuýp 20 gram.

Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại Link

BỊ muỗi cắn gãi chảy máu gây sẹo, nhiễm trùng

4 điều mẹ phải thận trọng khi bé bị muỗi đốt gãi chảy máu

Bé bị muỗi đốt gãi chảy máu rất nguy hiểm, mẹ không nên xem nhẹ. Bốn lưu ý sau đây sẽ hướng dẫn mẹ cách xử lý để bé nhanh hết đau, hết ngứa nếu gặp phải tình trạng này.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân bé bị muỗi đốt gãi đến chảy máu

Khi bị muỗi đốt, vòi của nó xuyên qua lớp da để hút máu làm cho lớp biểu bì bị tổn thương. Đồng thời muỗi cũng tiêm một lượng nước bọt để “gây tê tại chỗ” ngăn ngừa máu đông để hút máu dễ dàng hơn.

Nước bọt của muỗi tác động đến hệ miễn dịch, lúc này cơ thể gửi kháng thể IgG và IgE để phản ứng lại gây ra cảm giác đau ngứa. Vùng da bị muỗi đốt sưng đỏ, nổi rõ trên da.

Trẻ nhỏ chưa có phản xạ đuổi muỗi và cách tự bảo vệ mình nên khi bị muỗi đốt trẻ chỉ có thể gãi để làm dịu cơn ngứa, cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng việc gãi, cào sẽ làm tổn hại đến biểu bì da, gây trầy xước thậm chí là chảy máu.

Như vậy, từ vết thương nhỏ bỗng chốc trở nên nghiêm trọng hơn chỉ do bé gãi mà cha mẹ lại không hay biết để ngăn chặn.

Bé bị muỗi đốt gãi chảy máu
Bé bị muỗi cắn gãi chảy máu

2. Bé bị muỗi đốt gãi chảy máu có gây nguy hiểm không?

Muỗi đốt thông thường, vết mẩn đỏ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp bé gãi đến chảy máu có thể sẽ có những nguy hiểm không lường như:

  • Gây nhiễm trùng tại vết muỗi đốt
  • Làm cho vết thương sưng, đỏ nghiêm trọng hơn
  • Vết thương lâu lành, thâm tím và có thể để lại sẹo thâm trên da

Do đó, khi bé bị muỗi đốt mẹ phải có biện pháp xử lý kịp thời, không để cho bé gãi đến mức chảy máu. Nếu không, tình trạng nặng sẽ ngày càng khó điều trị, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

BỊ muỗi cắn gãi chảy máu gây sẹo, nhiễm trùng
Bị muỗi cắn gãi chảy máu gây tổn thương cho làm da bé

3. Cách điều trị khi bé gãi chảy máu vết côn trùng cắn

Trong trường hợp nếu như bé bị muỗi đốt gãi chảy máu mẹ cần làm thực hiện những điều sau đây:

3.1. Xử lý ngay khi biết trẻ bị muỗi đốt

  • Không để cho bé tiếp tục gãi vào vết đốt
  • Xử lý vết thương ngay lập tức bằng cách khử trùng, tránh để vết thương viêm nhiễm.
  • Mẹ có thể dùng nước sạch hoặc dùng khăn thấm nước sạch, nước muối sinh lý lau qua vết thương, tránh để bụi bặm hoặc các chất khác dính vào vết thương.

3.2. Dùng các sản phẩm từ thiên nhiên để điều trị.

Mẹ nên bôi quanh vết đốt, không bôi trực tiếp lên miệng vết thương hở. Mẹ có thể dùng:

  • Sữa mẹ
  • Giấm
  • Chanh
  • Dùng khăn chườm đá lạnh hoặc bã trà túi lọc.
Bài thuốc thiên nhiên giúp điều trị vết muỗi cắn
Bài thuốc thiên nhiên giúp điều trị vết muỗi cắn

3.3. Bôi kem trị ngứa Kem EmBé:

  • Khi bé vừa bị muỗi đốt thì mẹ hãy thoa ngay Kem EmBé để giảm sưng ngứa. Kem EmBé có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên như Nano curcumin, tinh chất Cúc la mã, Vitamin E, tinh dầu hạnh nhân… sẽ giảm ngứa, giảm đau nhanh chóng. Chất kem mát của Kem EmBé sẽ làm vết sưng ngứa biến mất nhanh mà không để lại vết thâm, sẹo xấu xí trên da.
  • Khác với các loại kem cho bé như Muhi… không bôi được khi bé bị muỗi đốt gãi chảy máu, Kem EmBé đã được Bộ Y Tế chứng nhận an toàn, dùng được với vết thương chảy máu. Thành phần hoàn toàn là thảo dược tự nhiên nên không nguy hại cho trẻ nhỏ.
Bé bị muỗi đốt gãi chảy máu chỉ cần dùng kem EmBé
Kem EmBé làm dịu vết muỗi cắn nhanh chóng

3.4. Nếu không phát hiện kịp để bé bị muỗi đốt gãi chảy máu

  • Mẹ nên xử lý vết thương, khử trùng. Khi miệng vết thương đã khép lại và không còn chảy máu, mẹ hãy dùng kem bôi trị ngứa như Kem EmBé để vết thương mau lành và không để lại sẹo thâm trên da của bé.
  • Nếu vết chảy máu sưng nặng mà không khỏi thì mẹ cần đưa bé đến bác sĩ khám và điều trị.

4. Cách phòng tránh trẻ gãi chảy máu

  • Không để vũng nước đọng, nơi tối tăm nhiều đồ đạc ẩm thấp, phát quang bụi rậm, giặt giũ chăn màn thường xuyên… để muỗi không có nơi trú ngụ, sinh sôi.
  • Móng tay của bé cần được cắt, tỉa thường xuyên để tránh mất vệ sinh đồng thời hạn chế được việc bé gãi chảy máu.
  • Dùng thuốc diệt khuẩn khử trùng toàn bộ mọi thứ liên quan có thể khiến muỗi ẩn nấp và sinh sôi.
  • Bôi kem chống muỗi cho bé thường xuyên.
  • Luôn mang theo kem trị ngứa để kịp thời xử lý khi vừa bị muỗi đốt
  • Cho bé mặc quần áo dài, sáng màu.
  • Buổi tối bé ngủ cần được mắc màn, không để bé nằm cạnh mép màn.
  • Không để bé chơi trong các hốc, góc tối, nơi có thể là chỗ ở lý tưởng của muỗi.
  • Khi bé bị muỗi đốt tuyệt đối không để bé gãi, chạm tay vào vết ngứa mà mẹ cần xử lý ngay, kịp thời bằng các biện pháp dân gian tại nhà nhưng hợp với khoa học.
Giữ gìn môi trường sạch sẽ giúp hạn chế muỗi
Cách phòng tránh trẻ bị côn trùng cắn

Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên cách tốt nhất là mẹ hãy giữ nơi ở thoáng đãng, sạch sẽ. Cần quan sát, chú ý đến bé nhiều hơn để bé không bị muỗi đốt. Bé bị muỗi đốt gãi chảy máu mẹ cần bình tĩnh xử lý để vết thương mau lành cũng như không để lại sẹo, vết thâm trên da bé.

Triệu chứng trẻ bị côn trùng cắn sưng mắt

Bé bị côn trùng cắn sưng mắt các mẹ phải hết sức cẩn thận

Bé bị côn trùng cắn sưng mắt có thể gây ra các phản ứng dị ứng toàn thân như nổi mề đay, sưng phù nề, co thắt phế quản, và nhiều biểu hiện nguy hiểm khác, thậm chí là đe dọa tới tính mạng. Chính vì vậy khi bé bị côn trùng cắn sưng mắt các mẹ phải hết sức cẩn thận.

Xem thêm:

1. Triệu chứng bé bị côn trùng cắn sưng mắt

1.1. Những biểu hiện cần lưu ý

Bé bị côn trùng đốt sưng mắt
Triệu chứng bé bị côn trùng đốt sưng mắt

Tùy thuộc vào loại côn trùng cắn là loại nào mà các triệu chứng sau sẽ khác nhau. Thông thường côn trùng cắn và đốt được chia thành 2 nhóm là nhóm có độc tố và nhóm không chứa độc tố trong vết cắn.

Đối với nhóm có độc tố thì sau khi bị cắn, trẻ sẽ có những biểu hiện như:

  • Cảm giác châm chích hoặc đau, tấy đỏ và sưng tại chỗ.
  • Ngứa thường không phải là mối quan tâm
  • Có thể có cảm giác nhói, phản ứng dị ứng trầm trọng (sốc phản vệ) trong trường hợp bị dị ứng với nọc độc của con trùng.
  • Một số loại côn trùng đốt gây phù nề, khó thở, ngứa phát ban.

Đối với nhóm côn trùng không gây độc, trẻ sẽ có các biểu hiện như:

  • Ngứa nhiều
  • Khó chịu cường độ cao như nổi sẩn mề đay

Tuy nhiên thông thường sau khi bị côn trùng cắn trẻ thường có các biểu hiện chung như:

  • Đỏ rõ rệt trong khu vực vết cắn và xung quanh cả hai mắt
  • Cảm giác đau đớn
  • Sưng phù mắt
  • Sự xuất hiện của mủ trong mắt bị ảnh hưởng

1.2. Hình ảnh bé bị côn trùng cắn sưng mắt

Một số loại côn trùng khi chích vào mắt gây phù nề
Một số loại côn trùng khi chích vào mắt gây phù nề
Bé bị côn trùng cắn sưng mắt, kèm theo ngứa phát ban
Bé bị côn trùng cắn sưng mắt, có thể bị ngứa phát ban
 Một số côn trùng đốt khiến bé bị khó thở
Một số côn trùng đốt khiến bé bị khó thở

2. Côn trùng cắn sưng mắt có nguy hiểm không?

Mắt là phần rất quan trọng và chỉ một vài sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến mắt của trẻ. Vậy nên bố mẹ cần phải thận trọng khi xử lý, cần phải điều trị nhanh chóng để tránh gây nhiễm trùng.

Biến chứng nguy hiểm của việc bé bị côn trùng đốt sưng mắt
Bé bị côn trùng cắn sưng mắt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra:

  • Gây phù nề mạnh: vùng da mắt rất mỏng và có nhiều dây thần kinh tập trung. Chỉ một chút nọc độc nhỏ cũng có thể gây phù nề mạnh và sưng đỏ.
  • Làm đỏ và tăng khối lượng mô trong mí mắt có thể lớn và thậm chí đóng hoàn toàn mắt, làm mất đi cơ hội nhìn thấy trẻ;
  • Vết cắn gây ngứa, cố gắng gãi khu vực bị ảnh hưởng, có thể gây nhiễm trùng. Nguy hiểm hơn có thể tổn hại đến giác mạc.
  • Xé rách do kích ứng niêm mạc mắt.
  • Chất độc, virus, vi khuẩn từ côn trùng cắn vào mắt có thể gây ảnh hưởng đến mắt, thậm chí gây hỏng mắt hoặc ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe.

3. Xử lý khi bé bị côn trùng cắn sưng mắt

3.1. Xử lý ngay lập tức khi bị cắn

  • Loại bỏ côn trùng ra khỏi vết cắn

Mẹ dùng kẹp nhỏ hoặc tăm bông, dụng cụ y tế chuyên dụng nhẹ nhàng lấy côn trùng ra khỏi vết đốt. Tuyệt đối không được bóp, vỗ, đập mạnh vào côn trùng. Vì lúc này vòi của công trùng vẫn đang cắm vào da, các tác động đó có thể làm cho nọc độc hoặc nước bọt côn trùng đi sâu vào da hoặc lan ra xung quanh khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng.

  • Rửa sạch vết cắn bằng nước sạch

Mắt là vị trí rất quan trọng nên mẹ tuyệt đối không dùng xà phòng hay nước muối, nước chanh. Mẹ hãy lấy khăn hoặc bông tăm nhúng vào nước sạch và nhẹ nhàng làm sạch vết cắn.

  • Không tự ý điều trị khi chưa hỏi bác sĩ

Sau khi xử lý mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có cách điều trị phù hợp, nhất là khi bị ong đốt, rệp cắn, kiến cắn…

3.2. Đưa đi khám bác sĩ

Bác sỹ thăm khám cho bé bị côn trùng đốt sưng mắt
Khi bé bị côn trùng đốt sưng mắt cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để  được thăm khám kịp thời
  • Đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất

Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ nhanh chóng xử lý, tránh vết đốt lan rộng và các tác hại nguy hiểm đến mắt.

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị

Mỗi loại côn trùng cắn sẽ có cách xử lý khác nhau. Vì thế, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về những cách định dùng để điều trị. Bác sĩ sẽ tư vấn rõ ràng dựa trên tình trạng vết đốt, thể trạng và cơ địa của bé.

Bé bị côn trùng cắn sưng mắt sẽ rất nguy hiểm nếu mẹ không xử lý đúng cách và kịp thời. Vì vậy mẹ hãy thận trọng khi gặp trường hợp này và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chữa trị.

Những lưu ý khi trẻ bị côn trùng cắn sưng môi

Điều trị côn trùng cắn sưng môi bằng phương pháp tự nhiên

Côn trùng cắn sưng môi không chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu mà còn khiến trẻ cảm thấy cực kỳ mất tự tin. Trẻ bị côn trùng cắn vào môi xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn và không còn đau ngứa? Mười một cách sau đây sẽ giúp các mẹ bảo vệ con yêu.

Xem thêm:

1. Dấu hiệu, triệu chứng bị côn trùng cắn sưng môi

Mỗi loại côn trùng cắn vào môi thường đi kèm những dấu hiệu, triệu chứng riêng.

  • Ong đốt: Sau khi bị ong đốt trên môi, bố mẹ có thể nhận thấy vùng môi của trẻ bị sưng to, viêm, đỏ lên kèm cảm giác đau nhức. Một số trường hợp có thể kèm theo xuất huyết trên da.
  • Muỗi: Khi muỗi đốt, nước bọt của chúng sẽ khiến vùng da bị sưng đỏ, cứng, kèm theo cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Nếu bị ngứa và sưng vùng môi thì rất có thể bị mỗi đốt.
  • Kiến lửa: Kiến lửa đốt vào môi có thể khiến vùng da bị đỏ, sưng to rõ rệt kèm theo cảm giác ngứa kéo dài, có thể kéo sang vùng da xung quanh. Nếu trẻ bị vết côn trùng cắn bị sưng đỏ, rất có thể trẻ bị kiến lửa cắn.
  • Rệp: Dấu hiệu khi bị rệp cắn tại môi là hình dạng vết cắn khá gần nhau, nốt sưng nhỏ màu đỏ với quầng màu đỏ xung quanh vết đốt. kèm theo cảm giác đau đớn nhiều hơn khi bị muỗi đốt.
Côn trùng cắn sưng môi và cách xử lý
Bị côn trùng cắn sưng môi và cách xử lý

2. Nguyên nhân gây sưng môi khi bị côn trùng cắn

  • Khi côn trùng đốt vào môi, chất độc hoặc nước bọt của chúng tiếp xúc trực tiếp với vùng da và máu. Cơ thể sinh ra các phản ứng để chống lại sự xâm nhập gây sưng, viêm tại khu vực này.
  • Các loại công trùng có răng hoặc gai nhọn khi đốt vào môi nếu không được xử lý đúng cách sẽ làm dính lại trên vùng da bị đốt, gây nên các vết sưng kèm cảm giác đau nhức khó chịu.
  • Trẻ nhỏ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu và đưa tay lên gãy, gây ra những tổn thương và khiến môi bị sưng.
  • Môi là một trong những khu vực nhạy cảm trên cơ thể do vùng da ở đây khá mỏng. Hệ thống dây thần kinh đặc biệt nhiều để chúng ta có thể cử động dễ dàng khi nói chuyện, ăn uống,… Nên khi bị côn trùng đốt tình trạng sưng sẽ nặng nề hơn những khu vực khác của cơ thể.
  • Ngoài ra, khi bị côn trùng cắn vào môi, nhiều bố mẹ vì nôn nóng muốn các vết cắn mau khỏi mà tự ý sử dụng các loại thực phẩm, gia vị gây kích ứng để bôi lên. Điều này khiến tình trạng sưng đau tại môi thêm nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây sưng đỏ ở môi
Nguyên nhân gây sưng đỏ ở môi

3. Xử lý khi bị sưng môi do côn trùng cắn

3.1. Đá lạnh làm dịu ngứa và sưng viền môi

  • Chuẩn bị: 1, 2 viên đá lạnh, chiếc khăn mềm sạch
  • Cách dùng: Dùng chiếc khăn mềm sạch để gói đá lạnh lại và chườm nhẹ vào vùng môi bị sưng khoảng 8–10 phút. Có thể lặp lại sau vài giờ nếu muốn làm giảm vết côn trùng cắn sưng môi nhanh chóng.
  • Chú ý: Tránh lăn đá trực tiếp lên môi vì sẽ gây tê cóng.
Làm dịu vết sưng tấy bằng đá lạnh
Đá lạnh làm dịu vết côn trùng cắn

3.2. Bột nghệ làm lành vết thương

  • Chuẩn bị: 1 thìa đất sét hấp thụ dầu, 1 thìa bột nghệ, nước lạnh
  • Cách dùng: Trộn bột nghệ và đất sét hấp thụ dầu đã chuẩn bị lại cùng một ít nước lạnh để tạo thành 1 hỗn hợp sền sệt đắp lên môi.
  • Chú ý: Không nên đắp 1 ngày quá 2 lần để tránh gây kích ứng cho da.
Bột nghệ làm lành vết thương sưng tấy nhanh chóng
Bột nghệ làm lành vết thương sưng tấy nhanh chóng

3.3. Dùng nước ấm làm dịu vết côn trùng cắn sưng môi

Khi bị côn trùng cắn môi, mẹ có thể dùng nước ấm để làm giảm sưng tấy cho trẻ.

  • Chuẩn bị: Nước ấm, 1 chiếc khăn mềm sạch
  • Cách dùng: Đem chiếc khăn đã chuẩn bị ngâm vào nước ấm rồi vắt khô, đặt lên môi khoảng 8-10 phút để thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm sưng môi.
  • Lưu ý: Không nên dùng nước quá nóng vì sẽ khiến việc vắt khăn thật khô trở nên khó khăn hoặc gây bỏng.
Nước ấm làm diụ vết sưng tấy ở môi
Nước ấm làm diụ vết sưng tấy ở môi

3.4. Tinh dầu tràm trà

  • Chuẩn bị: 1 thìa gel lô hội, 2-3 giọt tinh dầu tràm trà nguyên chất.
  • Cách dùng: Trộn đều tinh dầu tràm trà với gel lô hội lại với nhau để massage nhẹ nhàng từ 1-2 phút sau đó rửa sạch bằng nước lạnh.
  • Lưu ý: Nên thực hiện mỗi ngày 1-2 lần để phát huy hiệu quả giảm sưng cho môi.

3.5. Bị sưng môi do côn trùng cắn bôi dầu dừa 

  • Chuẩn bị: 1 thìa dầu dừa nguyên chất.
  • Cách dùng: Bôi trực tiếp dầu dừa vào vùng môi bị sưng, để trong vài giờ sau đó rửa lại sạch
  • Lưu ý: Không nên quá lạm dụng dầu dừa để quá lâu trên môi vì có thể gây bí da, khiến tình hình thêm nghiêm trọng.
Dầu dừa làm dịu vết sưng, ngứa tại chỗ
Dầu dừa làm dịu vết sưng, ngứa tại chỗ

3.6. Baking soda

  • Chuẩn bị: 1 thìa Banking soda, nước lạnh
  • Cách dùng: Hòa baking soda và nước sau đó đem chấm vào vùng môi bị sưng, sau 10 phút rửa lại với nước lạnh.
  • Lưu ý: Nếu trình trạng sưng không giảm có thể lặp lại cách dùng trên sau 3 đến 4 giờ.
Baking soda làm diu vết côn trùng cắn sưng môi
Baking soda làm dịu vết côn trung cắn sưng môi

3.7. Mật ong làm dịu vết côn trùng cắn sưng đỏ

  • Chuẩn bị: 1 thìa cà phê mật ong, bông gòn tiệt trùng.
  • Cách dùng: Dùng bôi gòn bôi mật ong lên vùng môi bị sưng, giữ 20 phút sau đó rửa lại với nước sạch. Có thể lặp lại 2-3 lần trong ngày.
  • Lưu ý: Nên bôi nhẹ nhàng, tránh chà xát quá mạnh làm vết sưng thêm nghiêm trọng hơn.
Mật ong sát trùng vết côn trùng cắn
Mật ong sát trùng vết côn trùng cắn

3.8. Muối epsom làm giảm các triệu chứng côn trùng cắn sưng môi

  • Chuẩn bị: 1 thìa muối epsom, 1 cốc nước ấm, 1 chiếc khăn mềm sạch.
  • Cách dùng: Hòa tan muối epsom với nước ấm, nhúng khăn sạch vào nước ấm để chấm lên vùng môi bị sưng khoảng 15 phút.
  • Lưu ý: Có thể lặp lại cách trên 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi bớt sưng môi.
Muối Epsom giảm vết côn trùng cắn sưng đỏ
Muối Epsom giảm vết côn trùng cắn sưng đỏ

3.9. Bị côn trùng cắn môi – Dùng ngay lô hội 

  • Chuẩn bị: 1 nhánh lá lô hội tươi.
  • Cách dùng: Lấy phần gel lá lô hội ở bên trong và thoa lên vùng môi đang bị sưng đau khoảng 8-10 phút. Lặp lại khoảng 2 lần mỗi ngày.
  • Lưu ý: Nên thoa nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương vùng môi đang bị sưng.

3.10. Chiết xuất cây phỉ

  • Chuẩn bị: 1 thìa chiết xuất từ cây phỉ, 2 thìa muối, bông gòn.
  • Cách dùng: Trộn chiết xuất cây phỉ và muối lại với nhau sau đó dùng bông gòn chấm lên môi khoảng 30 phút, rửa lại bằng nước sạch.
  • Lưu ý: Có thể lặp lại 1, 2 lần mỗi ngày đến khi môi hết sưng.
Tinh dầu cây Phỉ
Tinh dầu cây Phỉ

3.11. Dùng kem EmBé khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy

    • Kem EmBé là sản phẩm lành tính dành cho trẻ nhỏ khi bị muỗi đốt, bị côn trùng cắn sưng môi, tê tay… Kem EmBé đã được Cục an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế chứng nhận an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
    • Kem EmBé được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên như tinh nghệ nano (Nano curcumin), tinh chất Cúc la mã, vitamin E, Kẽm oxyd… Kem EmBé có công dụng sát khuẩn, dịu da, giảm sưng viêm do muỗi, côn trùng cắn. Dùng Kem EmBé sẽ làm dịu nhanh chóng vết ngứa, đau đớn, làm mềm da và ngăn ngừa thâm sẹo.
    • Đặc biệt, sản phẩm không chứa paraben hay corticoid nên không gây dị ứng, kích ứng cho làn da của trẻ.
    • Cách dùng: Dùng bông gòn tiệt trùng vệ sinh vùng môi bị sưng sau đó bôi Kem EmBé, dùng mỗi ngày 2-3 lần.
Kem EmBé giảm sưng, tấy nhanh chóng
Kem EmBé giảm sưng, tấy nhanh chóng
  • Thời gian dùng: Nên dùng ngay khi vừa có dấu hiệu sưng môi do côn trùng đốt.
  • Khuyến cáo: Không dùng cho người dị ứng với các thành phần của sản phẩm.

4. Lưu ý khi điều trị vết côn trùng cắn ở môi

  • Những trường hợp bị côn trùng cắn ở môi có kèm theo một số biểu hiện nặng như viêm sưng, mưng mủ, sốt cao, … Nếu sau khi áp dụng các biện pháp giảm sưng nhưng không có tiến triển, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
  • Khi phát hiện bị côn trùng đốt vào môi, bố mẹ cần nhanh chóng lấy côn trùng ra khỏi vết đốt, vệ sinh và sát trùng thật sạch vết thương rồi mới bôi thuốc.
  • Một số loại côn trùng đốt có thể gây phản ứng nghiệm trọng hoặc sốc phản vệ cho người có cơ địa dị ứng nên khi bị côn trùng cắn sưng môi, bố mẹ cần theo dõi và nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.
  • Khi có ý định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra bố mẹ cần xác định rõ nguyên nhân, loại côn trùng đốt là gì và tình trạng sưng như thế nào để có cách điều trị phù hợp.
Những lưu ý khi trẻ bị côn trùng cắn môi
Những lưu ý khi trẻ bị côn trùng cắn vào môi

Trên đây là một số phương pháp xử lý khi bị côn trùng cắn sưng môi. Hy vọng những phương pháp trên có thể giúp bố mẹ cải thiện tình trạng sưng đau này một cách nhanh chóng giúp bé không còn khó chịu.