Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chia sẻ cách xử lý chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa (lác sữa) bệnh chàm sữa ở trẻ là một bệnh lý xuất hiện ở trẻ em dưới 1 tuổi, chủ yếu là khi trẻ được  tháng thì xuất hiện một cách phổ biến. Các bà mẹ luôn có tâm lý lo lắng, không biết chàm sữa ở trẻ sơ sinh có khó chữa trị hay không, việc chữa trị chàm sữa ở trẻ như thế nào để bé vẫn có thể phát triển một cách tốt nhất. Dưới đây là một số các giải đáp mà Kem EmBé đưa ra nhằm cung cấp những kiến thức căn bản về chàm sữa để chị em phụ nữ có thể chăm sóc sức khỏe con em của mình.

1. Nguyên nhân bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Rất nhiều các bà mẹ rất hay nhầm lẫn bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh với một số bệnh viêm da khác như chốc chàm, mề dây, vảy phấn trắng nên sử dụng các loại thuốc không phù hợp, dẫn đến da ngày càng bị viêm nhiễm mà không thể dứt hẳn.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là một dạng viêm da mạn tính, không lây. Nguyên nhân gây bệnh chàm ngứa ở trẻ em có thể là do di truyền, tiền sử gia đình có người mắc các bệnh như hen phế quản, viêm mũi dị ứng,…Thông thường, các biểu hiện của chàm sữa chỉ xuất hiện ở những năm đầu tiên, dễ biến mất khi trẻ được 2 tuổi. Tuy nhiên, một số trường hợp lại biến chứng ở các biểu hiện nặng nề hơn, dễ tái phát khi trưởng thành.

chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất nhiều trẻ gặp phải

2. Biểu hiện chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số biểu hiện dễ nhận biết của chàm sữa ở trẻ, các bậc phụ huynh nên lưu ý đến điều này để kịp thời đưa đến bác sĩ:

Chàm sữa thường xuất hiện ở hai bên má, ở khắp mặt, có thể lan sang các bộ phân khác như tay, chân. Biểu hiện ban đầu của chàm sữa ở trẻ chính là những mẩn đỏ, các mụn nước nhỏ li ti, da bé bị khô, có vảy bong tróc.

Khi bị chàm sữa, bé rất hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc, thường xuyên có cảm giác khó chịu vì ngứa ngáy. Các mụn nước rất ngứa, nếu gãi quá mạnh có thể dẫn đến vỡ tương, gây đau rát, thậm chí là chảy máu, để lại vết sẹo trên da mặt.

3. Bố mẹ cần lưu ý điều gì trong việc điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh?

– Không dùng thuốc kháng sinh liều cao bởi có thể bị sốc phản vệ do sử dụng thuốc, nếu các triệu chứng quá nặng thì các mẹ nên đến bác sĩ để có cách chữa trị chàm sữa phù hợp với trẻ nhỏ

– Hạn chế tắm bằng xà phòng, thay vào đó nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa hơn, tránh vi khuẩn.

– Trị chàm chữa ở trẻ sơ sinh bằng các loại thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, bên cạnh đó nên thay bằng cách chữa bệnh chàm sữa bằng thuốc nam để an toàn hơn cho bé.

– Nên cho bé mặc các loại vải mềm, bằng các chất liệu bông, tránh các loại quần áo áo, khiến da bé bị bí.

– Giữ môi trường khô mát, thoáng khí. Nên thay tả lót thường xuyên, tránh để lâu gây ẩm ướt.

– Nếu bị chàm sữa ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh mà không kịp thời chữa trị có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Các bậc phụ huynh nên quan tâm đến sự tiến triển của bệnh chàm, nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để kịp thời chữa trị, phòng tránh bệnh có thể tái phát sau 2 tuổi.

chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Hạn chế tắm bằng xà phòng với trẻ

4. Sử dụng Kem EmBé – giải pháp cho bệnh chàm sữa ở trẻ

Kem EmBé là giải pháp tối ưu, giúp giảm nhanh các triệu chứng chàm sữa ở trẻ thông qua 3 cơ chế: Bù độ ẩm, Kháng viêm và Giảm ngứa. Kem EmBé – sản phẩm chăm sóc da đầu tiên tại Việt Nam kết hợp các thành phần: Nano Curcumin, Cúc La Mã, dầu hạnh nhân, lanolin, vitamin E. Cơ chế tác động của Kem EmBé được bào chế bằng công nghệ Nano hiện đại dễ dàng len lỏi sâu vào các tế bào da, tăng khả năng đẩy lùi các tổn thương trên da, giúp da bé giảm nhanh triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy. Đồng thời, với các hoạt chất thiên nhiên sẵn có trong Kem EmBé, làn da của trẻ không chỉ hết thâm sẹo mà còn được nuôi dưỡng, tái tạo và bảo vệ tối ưu, tạo điều kiện cho làn da bé luôn khỏe mạnh, hồng hào.

chàm sữa ở bé

Nguyên nhân và cách điều trị chàm sữa ở trẻ

Chàm sữa ở trẻ là một dạng viêm da mãn tính không lây nhưng khá khó chữa và dễ tái phát. Nếu sau 2 tuổi mà trẻ không khỏi bệnh chàm sữa thì khả năng đã chuyển sang chàm thể tạng. Bệnh chàm sữa ở trẻ con thường gặp ở các bé sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh dị ứng cơ địa như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng. Bài viết sau sẽ chia sẻ một số cách điều trị và chữa bệnh chàm sữa ở trẻ con khá hiệu quả

1. Dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh chàm sữa ở trẻ

Dấu hiệu bệnh chàm sữa ở trẻ con đầu tiên dễ nhận thấy nhất là da của trẻ trở nên thô ráp và bắt đầu xuất hiện những vảy nhỏ li ti. Những mảng da bị khô thường xuyên nổi mẩn đỏ, nhất là vùng mặt, cổ, khuỷu tay, khuỷu chân, mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân…

Bệnh chàm sữa khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó ngủ, quấy khóc, bú kém, muốn gãi thường xuyên, hay cọ mặt vào gối dẫn đến vỡ mụn nước, chảy dịch, dễ nhiễm trùng.

Cho đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ con. Các nhà khoa học chỉ thống kê được một số tác nhân có liên quan đến bệnh như: Người có cơ địa dễ bị dị ứng, gia đình có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết…

Bệnh chàm sữa ở trẻ con cũng có thể bộc phát do những thay đổi về quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể, do rối loạn tiêu hóa, dị ứng thức ăn, dị ứng do tiếp xúc với môi trường bên ngoài, dị ứng với bụi, nấm mốc, côn trùng, lông thú…

chàm sữa ở trẻ

Bệnh chàm sữa ở trẻ có thể gây cản trở sự phát triển của trẻ

2. Cách điều trị và chữa bệnh chàm sữa ở trẻ như thế nào?

2.1. Cách điều trị và chữa bệnh chàm sữa ở trẻ bằng dầu dừa

Theo lời khuyên của bác sĩ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị chàm sữa không nên vào bệnh viện để chữa trị vì sợ sẽ bị nhiễm trùng nặng hơn. Nên sử dụng phương pháp thiên nhiên điều trị sẽ tốt hơn. Một trong những phương pháp đó chính là dầu dừa.

Hàng ngày, sau khi tắm cho trẻ xong, bạn lau khô người cho trẻ. Nhất là vùng da bị chàm sữa. Sau đó thoa một lớp mỏng dầu dừa nguyên chất lên da trẻ. Để khoảng 15 phút sau lấy giấy thấm bớt lượng dầu còn thừa trên da. Trước khi cho bé đi ngủ nên thực hiện thêm 1 lần tương tự nữa. Các mẹ cần thường xuyên thực hiện bôi dầu dừa và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho da bé để nhanh chóng loại bỏ các biểu hiện của bệnh chàm sữa hiệu quả.

2.2. Chữa bệnh chàm sữa ở trẻ  bằng lá trầu không

Bạn lấy lá trầu không rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Lấy nước này thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm sữa cho trẻ vào buổi tối, đợi cho nước lá trầu không khô lại thì cho bé đi ngủ. Để đến sáng hôm sau rửa mặt cho bé với nước sạch. Thực hiện cách này liên tục khoảng 3 – 5 lần có thể loại bỏ được chàm sữa. Bạn cũng có thể lấy một nắm lá trầu không, rửa sạch, cắt nhỏ rồi đun với nước sôi. Chờ cho nước nguội thì tắm cho trẻ.

2.3. Cách điều trị chàm sữa ở trẻ bằng trà xanh

Lấy một nắm lá trà xanh đun sôi với 1 lít nước. Đợi nước ấm thì pha loãng ra cho bé ngâm mình. Tiếp theo bạn lấy khăn lau thấm nước trà xanh và lau nhẹ lên vùng da bị chàm. Thực hiện cách này đều đặn hàng ngày để nhanh chóng giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra cho trẻ.

2.4. Cách điều trị và chữa bệnh chàm sữa ở trẻ bằng khoai tây

Chuẩn bị: 4-5 củ khoai tây tốt, sạch, có màu vàng, không xanh, không mầm. Đem 4 – 5 củ khoai tây đun sôi khoảng 1 phút để khử trùng. Sau đó đem khoai đi cắt lát và giã nhuyễn hoặc ép lấy nước cho trẻ uống. Còn bã khoai tây thì bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm sữa.

khoai tây chữa chàm sữa ở trẻ

Khoai tây điều trị chàm ở trẻ vô cùng hiệu quả

3. Hướng dẫn cách chăm sóc khi bé bị chàm sữa để bệnh không tái phát

– Nên cắt móng tay cho trẻ thường xuyên để tránh trầy xước da khi bé gãi.

– Lựa chọn cho trẻ những loại xà bông tắm dịu nhẹ với da, không được tắm quá lâu hoặc tắm với nước quá nóng.

– Nên dùng khăn bông lau nhẹ nhàng cho trẻ và dùng thêm kem dưỡng ẩm sau khi tắm.

– Cho trẻ mặc quần áo làm từ vải sợi bông hoặc vải mịn, quần áo rộng rãi, thoáng mát.

– Thông gió trong nhà thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn.

viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Cần làm gì khi bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh ngày càng phổ biến

Bệnh viêm da cơ địa cấp tính là một căn bệnh thường quen thuộc ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Theo các thống kê gần đây, trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này nhất do có sức đề kháng kém, da mỏng, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khí hậu, nhiệt độ. Nếu không điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh ngay từ sớm, có thể khiến bệnh kéo dài, khó điều trị và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ sau này. Vì vậy, khi phát hiện trẻ bị bệnh thì quý phụ huynh nên đưa trẻ đi khám và điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh sớm để tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra.

1. Biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Thông thường, bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thường phát bệnh từ khi trẻ được 2 – 4 tháng tuổi và đây cũng là thời kỳ có tỷ lệ trẻ mắc bệnh cao khiến trẻ bị xuất hiện các nốt ban đỏ, gây ngứa ngáy khó chịu. Để lâu, các nốt ban này chuyển thành mụn nước, vỡ ra gây khó chịu, khiến trẻ bị quấy khóc và dễ bị sụt cân.

Bệnh viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh, các vị trí dễ bị phát bệnh bao gồm má, cằm, trán. Ban đầu, vết chàm có ranh giới không rõ ràng, khó nhận biết. Tuy nhiên, để một thời gian, trên da sẽ có nhiều mụn nước, vỡ ra tràn dịch và gây lây lan ra nhiều vùng da khác.

Xem chi tiết: Biểu hiện viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu

2. Cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh nên muốn điều trị viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ dứt điểm cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em để có hướng điều trị phù hợp nhất.

Hầu hết bệnh viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân dị ứng với các thời tiết hay các loại len dạ, bông vải trên quần áo, tã lót của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý chọn loại trang phục phù hợp theo mùa, chọn chất liệu quần áo thân thiện với da, không gây kích ứng và giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ. Đồng thời, bố mẹ cũng cần bôi kem dưỡng ẩm có tác dụng cung cấp dưỡng chất cho da, làm mềm da, cắt móng tay, móng chân sạch sẽ để chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em bao gồm cả đông y lẫn tây y phụ huynh có thể cho bé thăm khám kịp thời tại các bệnh viện uy tín để có được phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ với đặc điểm thể chất của bé.

viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Cần bôi kem dưỡng da chuyên dụng cho trẻ mỗi ngày

3. Làm gì khi trẻ bị viêm da cơ địa

Đối với trẻ sơ sinh, việc chữa bệnh viêm da cơ địa dứt điểm là một điều hết sức quan trọng cho cuộc sống của trẻ sau này. Ngoài việc chú ý đến việc cho trẻ dùng các loại thuốc điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em, cần có chế độ ăn uống hợp lý để tăng sức đề kháng cho trẻ. Trong quá trình trị bệnh, cần có sự kiên trì, bền bỉ lâu dài, kết hợp giữa điều trị và chăm sóc sẽ chữa dứt điểm viêm da cơ địa ở trẻ em, phòng tránh bệnh tái phát và xảy ra các biến chứng.

Ngoài ra dưỡng da cho bé tránh các hiện tượng viêm da các mẹ nên chọn và sử dụng Kem EmBé – sản phẩm chăm sóc da cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kem EmBé là sản phẩm của  Công ty Dược mỹ phẩm CVI, ứng dụng đầu tiên và thành công công nghệ nano cho dòng sản phẩm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với các thành phần chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên như Cúc La Mã, Tinh nghệ Nano, Vitamin E… giúp dễ dàng len lỏi sâu vào các tế bào da, tăng khả năng đẩy lùi các tổn thương trên da, giúp da bé giảm nhanh triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy, hết thâm sẹo do viêm da gây ra tạo điều kiện cho làn da bé luôn khỏe mạnh, hồng hào.

trị rôm sảy bằng lá kinh giới

Trị rôm sảy bằng lá kinh giới có hiệu quả không?

Để trị rôm sảy ở trẻ nhỏ có rất nhiều cách, trong đó chữa rôm sảy bằng lá kinh giới là một trong các biện pháp được rất nhiều bà mẹ tin dùng nhờ sự an toàn và hiệu quả mà nó mang lại. Các chuyên gia cho rằng, đối với làn da mỏng manh và nhạy cảm của trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ thì các mẹ nên lựa chọn các cách an toàn nhất để trị bệnh. Chính vì thế mà các bà mẹ có xu hướng tìm tới các bài thuốc dân gian bởi nó có tính hiệu quả và độ an toàn cao hơn.

1. Công dụng lá kinh giới trong việc trị rôm sảy

Cây kinh giới rất quen thuộc với mỗi người, đặc biệt ở các vùng nông thôn thì hầu hết gia đình nào cũng trồng rau kinh giới. Loại rau này cao tầm 30-40cm, thân vuông, có lông mịn ở thân và mọc đứng. Lá kinh giới mọc đối, phiến thuôn nhọn, có độ dài 5-8cm, rộng 3cm, mép lá có răng cưa, cuống lá dài 2-3cm. Kinh giới ra cả hoa và quả.

Theo Đông y thì lá kinh giới là một vị thuốc, có mùi thơm dễ chịu, có vị cay, đặc biệt lá có chứa 1% tinh dầu cùng nhiều hoạt chất giúp chữa bệnh rất tốt, có công dụng cầm máu và tiêu độc rất hiệu quả. Đặc biệt theo nghiên cứu y học hiện đại thì lá kinh giới chứa nhiều kháng sinh tự nhiên giúp sát khuẩn và làm sạch da rất tốt. Đặc biệt khi dùng lá kinh giới để tắm cho bé sẽ giúp điều trị và phòng tránh bệnh rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt, thậm chí còn giúp làm đẹp da ở người lớn.

Rau kinh giới trị rôm sảy hiệu quả

Rau kinh giới trị rôm sảy vô cùng hiệu quả

2. Hướng dẫn cách dùng rau kinh giới chữa rôm sảy

Để chữa rôm sảy cho bé bằng lá kinh giới thì các mẹ có thể thực hiện theo các bước sau:

– Đầu tiên các mẹ cần chuẩn bị lá kinh giới còn tươi, đem nhặt sạch hết lá, bỏ thân, đem lá đó rửa thật sạch với nước hoặc có thể ngâm rửa với nước muối loãng cho hết bụi bẩn cũng như vi sinh vật bám trên lá mà không nhìn rõ.

– Cho lá kinh giới vào trong nồi, cho thêm 3-5 lít nước vào đun sôi, sau đó có thể cho thêm ít muối trắng vào giúp da bé mát hơn.

– Chuẩn bị một chậu tắm sạch, đợi cho nước rau kinh giới bớt nguội rồi đổ nước ra chậu cho bé tắm. Lưu ý cho bé tắm ở phòng kín gió, đảm bảo nhiệt độ 27 độ C là tốt nhất.

– Trước khi tắm kiểm tra nhiệt độ nước phù hợp, tránh quá nóng hoặc quá lạnh, đặt thêm một khăn xô mềm dưới đáy chậu để tránh bé bị trơn trượt.

– Đặt bé trong chậu, dùng khăn mềm, tốt nhất là khăn xô nhỏ mềm đem lau nhẹ nhàng toàn cơ thể bé, nhất là ở vùng da bị rôm sảy, lau nhẹ nhàng để tránh làm trầy xước.

– Sau khi tắm với nước lá kinh giới xong thì bạn cần tắm lại cho bé bằng nước ấm sạch, sau đó thấm khô người rồi mới cho bé mặc quần áo.

3. Những lưu ý khi trị rôm sảy bằng lá kinh giới

– Đảm bảo chọn lá kinh giới sạch, trồng ngay tại vườn là tốt nhất, tránh trường hợp dùng lá kinh giới mà có nhiễm thuốc trừ sâu hoặc hóa chất sẽ càng làm tăng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn, sinh vật gây hại thêm cho làn da của bé. Chính vì thế tốt nhất mẹ cần ngâm và rửa kinh giới với nước muối loãng trước khi dùng.

– Sau khi đã tắm xong bằng lá kinh giới cho bé thì các mẹ cần chú ý phải tắm lại bằng một lượt nước ấm nữa nhằm mục đích để tráng sạch bột lá kinh giới bám trên da của bé, tránh tình trạng gây bít tắc lỗ chân lông trên da của bé.

– Các mẹ chỉ nên chữa rôm sảy bằng lá kinh giới cho con bằng cách tắm 2-3 lần/tuần là đủ, không nên quá lạm dụng bởi da trẻ nhạy cảm nên dễ bị kích ứng.

– Ngoài ra nếu như trẻ mà bị rôm sảy nặng, trên da đã xuất hiện trầy xước hoặc là mưng mủ hay sưng tấy…thì các mẹ không nên tắm lá cho bé, vì có thể sẽ khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn.

trị rôm sảy

Tắm bằng lá kinh giới cho con từ 2-3 lần/tuần

4. Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên

Kem EmBé là kem bôi da chống viêm thảo dược cho bé đầu tiên tại Việt Nam hội tụ đầy đủ các thành phần thảo dược có tác dụng rất tốt với làn da mỏng manh của trẻ và đã được nhiều bà mẹ tin dùng. Với sự xuất hiện trên thị trường gần đây nhưng Kem EmBé đã nhận được hàng ngàn những phản hồi tích cực về hiệu quả đặc biệt “dịu cơn ngứa, hết nhanh rôm sảy”. Kem EmBé với các thành phần chính hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn cho trẻ như Nano curcumin, Tinh chất Cúc la Mã, Kẽm, Vitamin E…giúp đẩy lùi các tổn thương trên da, giúp da bé giảm nhanh triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy, hết thâm sẹo mang đến làn da mịn màng, trắng hồng cho bé.